Hôm nay,  

Cầu Cơ Bên Việt Nam, Gọi Hồn Trên Đất Mỹ

01/11/201900:00:00(Xem: 14612)

Bài số: 5825-20-31618-vb611119

 

Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79

Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất  của bà nhân mùa lễ hội Halloween.

Bài đăng hai kỳ.

 

*****

 

 

  Cuộc đời học sinh trải dài hơn 12 năm ngồi ghế nhà trường , chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều có muôn vàn kỷ niệm về ngôi trường mà mình đã miệt mài đèn sách , đã chia vui xẻ buồn cùng bạn bè từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành .

  Chúng tôi là những học sinh của một trong những trường Nữ Trung Học nổi tiếng SG : Trường Nữ Trung Học Trưng Vương . Trước khi vào chuyện , xin được tóm tắt sơ lược về ngôi trường của chúng tôi . Trường được tọa lạc cuối con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm quanh năm cây phủ rậm rạp , khung cảnh dù thật nên thơ nhưng không kém phần âm u , tĩnh mịch . Láng giềng của chúng tôi thì có Sở Thú đằng trước mặt , phía trái là Nha Khảo Thí và trường Nam Sinh Võ Trường Toản , phía phải là trường Nữ Sinh Nội Trú Saint Paul .   Điều này có nghĩa là nơi đây quang cảnh chỉ tấp nập vào những giờ công sở làm việc , hoặc những giờ tan học , nhộn nhịp đưa đón học sinh của trường chúng tôi và trường bạn kế cận . Ngoài ra thông thường chỉ khoảng sau 6 giờ chiều là cảnh vật nơi đây thật im lìm hoang vắng với con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm dài hun hút ngập đầy xác lá vàng rơi .

 Trước năm 75 , trường chúng tôi thường đóng cổng sau 6 giờ , khi những lớp học buổi chiều đã chấm dứt . Quang cảnh ồn ào náo nhiệt của một buổi tan trường thường rất nhanh chóng trôi qua để trả lại cho chúng tôi khung cảnh một sân trường tẻ lạnh ,vắng ngắt , Một lần ngồi một mình chờ người chị đến đón trễ , quanh tôi chỉ còn lác đác vài ba tà áo dài trắng lẻ loi , hôm ấy SG mưa phùn , khung cảnh trong sân trường âm u một cách kỳ lạ khiến tôi rùng mình , một cảm giác rờn rợn pha lẫn nỗi sợ hãi vô cớ khiến tôi hốt hoảng bước nhanh về phía những người bạn cũng đang chờ người nhà đến đón . Tôi tự nhủ nhất định sẽ không bao giờ ở lại trường trễ như thế này.

  Nhưng sau năm 75, do chương trình giáo dục thay đổi , ngoài giờ học tập buổi sáng , chúng tôi bắt buộc phải ở lại buổi chiều để thực tập lao động , đan mành trúc , làm đậu hũ v.v... để gây quỹ cho trường . Chúng tôi gần ba chục đứa ồn ào lao động trong dãy nhà tôn sau khu để xe  cho nên rất nhiều lần công việc xong xuôi thì trời đã về chiều , mặt trời đã xế bóng , khung cảnh sân trường thật  âm u, tĩnh mịch khiến tôi  bỗng nhớ lại  cái cảm giác ơn ớn lành lạnh mà ngày xưa tôi chợt bắt gặp nơi sân trường hoang vắng năm nào . Đang hoang mang sợ hãi , tiếng Kim Phụng cất lên khiến tôi giật bắn mình khi nghe nó hỏi :

  - Tụi mày có nghe chuyện nhỏ Thùy Nga nhìn thấy ma trên lầu hai , dãy lớp 10 không , hình như mới tuần trước thì phải

  Tất cả chúng tôi hơn mười đứa nhốn nháo dáo dác nhìn quanh vì trời đã chập choạng nhá nhem tối . Tôi bực mình la lên :

  - Trời đất . Kim Phụng ơi . sao tự dưng lại mang chuyện ma ra kể lúc này vậy , thôi thôi , tao không muốn nghe , không muốn biết , đi về tụi mày  ơi .

  Thế là lũ chúng tôi cắm đầu cắm cổ đạp xe mải miết ra khỏi cổng trường  . Tôi ngoái đầu quay lại nhìn con đường NBK đằng sau lưng trông thật âm u kỳ bí đến rợn người.

  Vài ngày sau đó , nhớ lời kể của Kim Phụng , dù rất nhát gan nhưng tội vẫn tò mò đi tìm Thúy Nga hỏi cho ra lẽ . Một buổi trưa hai đứa chúng tôi ngồi nghỉ dưới tàng cây phượng rợp mát nơi góc sân , nó đã  kể với tôi ;

  - Gặp ma hay nhìn thấy thấp thoáng bóng ma  trong trường mình thì nhiều đứa đã từng chứng kiến và đã kể lại  , nhưng riêng tao , chính mắt tao trông thấy một bóng trắng ngồi vắt vẻo trên thành cửa sổ , mà giữa buổi trưa nha mày !

  - Trời đất , tôi hoảng hốt kêu lên , giữa trưa , mày có hoa mắt nhìn lầm không đó , ma gì mà hiện ra giữa ban ngày ban mặt vậy !

  Thúy Nga vẫn lắc đầu cười  nhưng run  run giọng nói tiếp:

 - Không phải chỉ  một lần đâu nha , tao còn nhìn thấy thêm hai lần nữa ở nhà xe .

 Nhìn khuôn mặt thất thần của nó , tôi tin là nó nói thật , và khu để xe chính là nhà xác của bệnh viện Pháp ngày xưa. Nhiều lần  chúng tôi đã được nghe bác lao công già kể có những đêm bác nghe nhiều tiếng chân bước đi , đôi lần còn thêm tiếng khóc nỉ non , nhưng khi bác bước ra xem thì nhà xe vắng ngắt không một bóng người .  Hai đứa tôi vẫn ngồi yên vừa suy nghi mông lung và cái cảm giác ơn ớn lành lạnh khiến tôi khẽ rùng mình . Chợt Thúy Nga trầm giọng hỏi :

 - Tao có nghe người ta nói nếu mình gặp ma vài lần thì rất có thể linh hồn đó muốn nhắn nhủ hay báo cho mình một chuyện gì , nhưng làm thế nào để "hiểu " ý của họ đây ?

  Nghe nó dùng chữ " hiểu ", tôi bật cười và nói đùa :

  - Muốn hiểu họ thì mày chỉ có cách nói chuyện với họ ! có nghĩa là mày phải nói chuyện với ...ma ! mày nhắm có làm nổi không đó ?

  Nói xong , hai đứa chúng tôi cùng so vai , rụt cổ cười xòa và chạy vào lớp .

  Nhưng hai ngày sau , Thúy Nga tìm tôi trong giờ ra chơi , mặt mày nghiêm nghị , nó nói :

  - Tao đã tìm ra cách " nói" chuyện với người bên kia rồi mày ơi ! Mày có biết trò chơi " cầu cơ " không ?

  - Có , tao nghe kể nhưng chưa  tham dự bao giờ , tôi ngần ngại trả lời , có điều nghe nói trò chơi này cũng nguy hiểm lắm nghe mày , với lại tìm đâu ra được những dụng cụ của trò chơi này đây?

  - Chuyện nhỏ ! Chỉ cần mày cũng đồng ý tham gia cầu cơ với tụi tao là tốt rồi ,tao  đã rủ được 8 đứa , thêm mày và tao là 10 mạng . tao nghe nói đông  người quá  ma nó cũng... sợ không tới !

  Tôi bật cười vì câu nói của nó và thầm nghĩ " cái đám ...thứ ba học trò này có lẽ chẳng biết sợ là gì ! "

  Một tuần lễ sau , chúng tôi tụ họp sau dãy nhà để xe  vào buổi trưa sau giờ tan học . Lúc đầu Thúy Nga quyết định thực hiện trò chơi cầu cơ này vào buổi chiều , nhưng tôi nhất định khăng khăng phản đối . Cái cảm giác gai gai ớn lạnh cùng với hình ảnh sân trường âm u tĩnh mịch một cách ma quái kỳ dị trong buổi chiều tà hôm nào  mãi mãi tôi vẫn không thể nào quên được . Mười đứa chúng tôi ngồi quây quần sát bên nhau , " chủ trì " buổi cầu cơ là Bích Diễm , nó trịnh trọng đặt xuống đất những vật dụng cho buổi cầu cơ . Đó là một tấm giấy carton dầy ,  lớn khoảng ba , bốn lần quyển vở học trò ,cùng một đồng tiền cắc khá to , Bích Diễm nghiêm trang giảng nghĩa :

 - Trên tấm giấy này , góc phải có ghi chữ " Giáng  "và góc trái ghi chữ " Thăng  "là để báo sự việc hồn đến và hồn đi , trên đầu trang có dòng chữ ' Tiên ,  Thánh , Thần , Ma , Yêu , Quỷ ' để chỉ tính cách của vong hồn vừa ghé qua ...

  Nghe đến đây , Thu Thủy là đứa xông xáo nhất ghé tai tôi thì thầm :

 - Ê mày , nếu hồn chạy ra chữ quỷ thì tụi mình phải làm sao ?

  Quay sang nhìn nó , tôi suýt phì cười vì trên khuôn mặt cố làm ra vẻ nghiêm trang  là một ánh mắt mang đầy nét diễu cợt , có lẽ cũng như tôi , Thu Thủy vẫn không tin tưởng chút nào về trò chơi gọi hồn này .

  Tiếng Bích Diễm vẫn trầm trầm tha thiết :

 - Giữa trang giấy là 24 mẫu tự từ A tới Y , cùng 10 số đếm từ 1 tới 0 . Cuối trang có một hình vẽ trái tim là chỗ để đặt cơ vào .

 - Cơ , mày nói gì tụi tao không hiểu ?

  Một đứa trong nhóm buột mệng hỏi .

  Vẫn với một giong từ tốn , Bích Diễm nói :

  - Cơ đúng ra phải là một mếng gỗ khắc hình trái tim được làm từ ván hòm người chết , nhưng tao tìm không được , không sao vì thông thường  người ta hay dùng một đồng bạc cắc như thế này để thay thế cũng được . Cuối góc trái là chữ không và góc phải là chữ có . Bây giờ tụi mình bắt đầu cuộc chơi cầu cơ gọi hồn , tụi mày sẵn sàng chưa ?

  Dứt lời Bích Diễm đặt đồng bạc cắc vào vị trí có vẽ hình trái tim , nó và hai đứa bạn có lẽ đã được chỉ định  cùng đặt một ngón tay trỏ lên trên đồng bạc. Bỗng Minh Trang, một cô bạn  nổi tiếng nghịch ngợm nhất lớp hỏi:

- Đồng tiền này mày có dùng để... cạo gió bao giờ chưa, tao sợ mùi dầu Nhị Thiên Đường hay dầu Cù Là làm hồn không nhập vào được .!

  Vài tiếng cười lẻ loi cất lên, nhưng Bích Diễm cau mày và trả lời với một giọng cộc lốc :

  - Ai không tin, xin mời ra khỏi nơi đây lập tức.

  Tôi giật mình nhìn sững Bích Diễm, cô bạn nổi tiếng ăn nói dịu dàng nhất lớp sao hôm nay bỗng trở nên cộc cằn khó ưa. Tôi vội giảng hòa:

  - Thôi thôi, mình bắt đầu được chưa ?

  Bích Diễm hít một hơi dài và bắt đầu đọc lời khần vái. Chúng tôi tất cả đều im lặng chăm chú lắng nghe, dù không tin tưởng một chút nào vào trò chơi này, nhưng tôi phải thầm khâm phục bài văn tế gọi hồn này không biết do ai viết ra, và đã có từ bao giờ mà lời thơ  dù rất  đơn sơ giản di ,  nhưng  rất xúc tích và thật cảm động , cộng thêm giọng đọc da diết của Bích Diễm khiến tôi chợt cảm thấy xúc động lạ thường:

 

  ...Hoăc  hồn ở bờ sông, ngọn cỏ,

hoặc hồn nơi bụi chuối, cành đa,

hoăc nơi rừng rậm mịt mờ,

hoăc nơi cầu cũ, hoăc trời chốn xưa,

Ai qua đây xin nhớ nhập vào ....

  Bích Diễm vừa đọc xong bài khấn, nó lại hít một hơi dài, cất tiếng hỏi:

  - Nếu có " ai " đang hiện diện quanh đây, xin hãy nhập vào cho chúng tôi  có cơ hội được tiếp xúc .

  Đồng bạc cắc dưới ba ngón tay bắt đầu nhúc nhích. Chúng tôi nín thở chăm chú nhìn, tôi  cảm thấy không gian xung quanh như chợt rơi vào im vắng một cách kỳ lạ, cái cảm giác gai gai ớn lạnh khiến tôi khẽ rùng mình. Trên bàn cầu cơ , đồng bạc cắc bắt đầu chuyển động , nó chạy từ từ  đến chữ " giáng ", ngừng lại đó vài giây , xoay tròn và rồi chạy lui trở về vị trí trái tim lúc đầu như để thông báo với chúng tôi là trò chơi cầu cơ sẽ bắt đầu .

  Trong khi lũ chúng tôi bị khích động gần như nghẹt thở thì Bích Diễm vẫn bính tĩnh hỏi :

 - Xin hồn cho biết hồn thuộc đẳng cấp nào và là nam hay nữ ?

  Đồng bạc cắc lần này chạy nhanh hơn , nó ngừng ở chữ ma và chữ nữ !  Có vài tiếng kêu thảnh thốt của mấy đứa bạn , ngay cả chính bản thân tôi , dù đã biết đây là trò chơi nói chuyện với thế giới bên kia , vậy mà khi nhìn thấy chữ ma , một chút xíu nữa tôi đã buột miệng kêu lên " Chúa ơi " ! . Đúng là người dày dạn kinh nghiệm về cầu cơ , Bích Diễm thấy chúng tôi hoang mang giao đông cùng cực , nó vội lên tiếng hỏi:

 - Xin hồn cho biết bao nhiêu tuổi , và  danh tánh của hồn là gì ?

  Con cơ lại chạy vù vù trên giấy và ngừng lại ở con số 16. Tôi thảnh thốt, buột miệng hỏi:

  - 16 tuổi,  hồn từ trần lúc còn quá trẻ, bằng tuổi chúng tôi, vì sao ?

  - Vì chiến tranh, mất hơn 10 năm rồi.

  Trả lời xong, bỗng cơ khựng lại vài giây và bắt đầu chạy vòng tròn, chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau không hiểu chuyện gì. Tôi quay sang nhìn Bích Diễm chờ lời giải thích . Khuôn mặt nó lúc này trắng xanh, Bích Diễm nghẹn ngào :

 -Hồn đang khóc ! khi cơ chạy vòng tròn là cơ khóc , khi chạy ngang qua ngang lại là cơ cười .

  Nghe xong lời diễn giải của Bích Diễm, chúng tôi dường như bất động, nỗi thương cảm cho số phận bạc hạnh của cô gái đồng tuổi khiến chúng tôi quên luôn cảm giác rờn rợn từ lúc bắt đầu cầu cơ tới giờ  . Mấy phút sau, Bích Diễm đành lên tiếng nhắc chúng  tôi :

  - Bây giờ các bạn có thể đặt câu hỏi , câu hỏi có thể là những chuyện quá khứ , tương lai, hay có thể là những điều riêng tư mà chỉ có mình bạn biết.

  Thế là lũ chúng tôi bắt đầu lao xao , chộn rộn đặt những câu hỏi mà sau này ngồi nghĩ lại tôi vẫn không khỏi bật cười , vì lúc đó chúng tôi chỉ là những học sinh non nớt, những đứa " ăn chưa no , lo chưa tới " cho nên thậm chí một cô bạn tôi đã hỏi hồn có đẹp không , trước khi mất đã có người yêu chưa !!! .

  Tôi lặng lẽ chăm chú quan sát đồng tiền cắc , hay con cơ , chạy tới chạy lui trên hàng mẫu tự để ghép thành chữ mỗi khi trả lời câu hỏi của mọi người . Lúc đầu tôi vẫn nghĩ con cơ chạy là do những ngón tay đặt trên đó đẩy tới đẩy lui , nhưng khi nhìn cơ chạy thoăn  thoắt  vù vù tạo nên những dòng chữ nhanh đến nỗi tôi chỉ đọc mà còn không kịp , thì làm sao những cô bạn tôi có thể đẩy , chọn mẫu tự và ghép thành chữ nhanh như vậy . Đọc những dòng chữ mà cơ viết trên giấy để trả lời những câu hỏi của chúng tôi , tôi thầm nghĩ ma cũng đâu đến nỗi nào đáng sợ lắm đâu , có  khi còn ...dễ thương nữa là đằng khác !Đúng vậy vì khi Bích Diễm hỏi :

- Hồn mất sớm như vậy, hồn có một mơ ước nào chưa thực hiện mà hồn có thể chia xẻ, hay hồn có muốn chúng tôi làm diều gì cho hồn chăng ?

  Cơ dưới những ngón tay của các cô bạn tôi bỗng chạy qua chạy lai, Thu Thủy thì thầm bên tai tôi:

  - Chắc cơ đang cười, phải không mày ?

   Tất cả chúng tôi nín thở nhìn chăm chăm vào đồng tiền trước mặt, cơ chạy vùn vụt với những giòng chữ :

  -Hồi đó, tui mơ lớn lên tui được làm cô giáo dậy mấy đứa nhỏ trong làng quê tui.  Làng quê tui , làng Đồng Hới nghèo lắm ...

 Viết đến đây, bỗng cơ ngừng lại vài phút, rồi từ từ chậm chạp viết tiếp :

  - Hồi xưa đi học tui cũng hay ăn quà vặt như mấy cô ! cóc xoài ổi ô mai gì gì đó ...

  Có vài tiếng cười khúc khích từ trong đám bạn vang lên, nhưng riêng tôi thì không thể nào cười nổi. Dù có thân thiện,  nhưng  đây là một hồn ma bóng quế, âm dương cách biệt đôi đường, cho nên  tôi vẫn cảm thấy rờn rợn, gai gai người.  Bên cạnh tôi Thu Thủy cũng ngồi im lìm nhưng bàn tay nó đang xoắn chặt tà áo dài của tôi ,  chợt nó bật ra câu hỏi :

  - Nếu thực sự  cơ chạy không phải là do các bạn tôi đẩy , thì xin cơ hãy trả lời cho tôi câu hỏi này : trong cặp táp tôi có bao nhiêu quyển vở ?

  Bích Diễm hình như hơi bất ngờ vì câu hỏi có vẻ thách đố này , nó toan lên tiếng phản đối , nhưng cơ đã nhanh chóng chạy đến số 5 .

 - Vậy là cơ sai rồi, chỉ có 4 thôi ! Thu Thủy vừa  tự tin cười cười vừa mở cặp táp cho chúng tôi xem, nhưng nó khựng lại vì chợt nhớ sáng nay tôi vừa cho nó mượn quyển vở đại số, như vậy đúng là có 5 quyển vở trong cặp xách. Tôi thấy mặt nó tái mét, tay run run. Tất cả chúng tôi đều kinh hãi ,hoảng sợ. Tôi đưa mắt dáo dác ngó  quanh và tự hỏi không biết cô " ma nữ " này đang đứng hay ngồi , có gần chúng tôi hay không, ý nghĩ này khiến tôi lùi sát vào  hai đứa bạn bên cạnh .

 Tôi nhìn đồng hồ đã hơn một giờ rưỡi trưa , như vậy chúng tôi đã chơi trò cầu cơ này gần 2 tiếng . Sân trường bắt đầu nhộn nhịp vì những học sinh lớp chiều đã bắt đầu tụ tập , cười nói ồn ào . Cơ cho biết đã đến lúc cơ phải đi  . Trước khi cơ chạy đến chữ " thăng " , Bích Diễm còn nói lời từ biệt và còn hẹn ... tái ngộ !

  Trong khi phụ giúp Bích Diễm cất những dụng cụ cầu cơ vào cặp , Thu Thủy  nhẹ nhàng trách :

  - Nghe mày hẹn tái ngộ , tao hết cả hồn !

 - Ủa , chắc chắn tụi mình còn tiếp tục cầu cơ dài dài nữa mà,  dù sao gặp lại " người " cũ, quên, tao nói lộn. " ma " cũ thì vẫn tốt hơn ...ma mới, phải không nè !

 Nói xong nó nhìn chúng tôi cười ranh mãnh.

  Một tuần sau đó, chúng tôi lại hội họp với nhau để tiếp tục cầu cơ. Chúng tôi chọn địa điểm ngoài cổng sau , cuối con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc nào cũng thơ mộng nhưng rất âm u. Lần này tôi chẳng còn háo hức tò mò nữa, mà thay vào đó là một cảm giác hoang mang , nửa tin, nửa ngờ và dĩ nhiên cũng rất sợ hãi. Ngoài 10 đứa chúng tôi, lần này có thêm 2 người bạn mới , nhìn thấy Phương Lan , tôi ngạc nhiên hỏi :

- Sao mày lại có mặt ở đây , nhát gan như mày tao nghĩ mày đừng nên tham dự trò chơi này !

  Phương Lan đưa ngón tay lên môi ra dấu tôi đừng nói lớn, rồi nó thấp giọng thì thầm:

  - Tao phải năn nỉ mãi Bích Diễm mới cho tao tham dự , mày đừng nói gì nghe !

  Tôi nhìn nó tội nghiệp nhưng không quên nhắc :

  -Chỉ cần mày đừng có xỉu là tốt rồi ! Với lại nếu mày nắm tay đứa nào , làm ơn nắm nhè nhẹ, lần trước mày nắm tay tao mà như bẻ, cả tuần sau tay tao còn sưng !

  Buổi cầu cơ bắt đầu, cũng vẫn những thủ tục như lần trước, nhưng lần này Bích Diễm chỉ mới đọc nửa bài khấn, đồng tiền cắc đã bắt đầu di động , có nghĩa là cơ đã lên và hồn đã nhập. Khi Bích Diễm hỏi về thân thế và lai lịch , chúng tôi đinh ninh đó là hồn của cô gái lần trước, nhưng cơ chạy lòng vòng vài phút rồi ngừng ở chữ " thần " và  là một người nam. Tôi ngồi lặng im suy nghĩ, " thần " có nghĩa là sao , có hiền lành và không đáng sợ  bằng " ma " hay không ? Tôi suýt bật cười khi một đứa bạn đặt câu hỏi trong tương lai , bạn tôi sẽ có cuộc sống ra sao, thì hồn trả lời:

  - Rất có thể bạn sẽ có một cuộc sống giàu sang nhưng không vừa ý, nhưng bạn cũng có thể có một cuộc sống nghèo khó nhưng hạnh phúc!

(Còn tiếp)

 

 

Ý kiến bạn đọc
01/11/201918:38:17
Khách
Lê Như Đức thân mến ,
Có lẽ phải xin phép gọi bạn bằng ...em và xưng ...chị vì như lời LNĐ viết thì sau 75 Đức từ Lasan Tabert được ( hay bị ) chuyển sang TV mà theo PL được biết thì hình như mãi sau 80 TV mới thay đổi từ một cái tên thân thương suốt 20 năm "Trường Nữ Trung Học TV ...; trở thành " Trường Trung Học Phổ Thông Cấp 3 TV .
Hơn nữa , năm 75 PL đang học lớp 10 , cho nên tự nghĩ chắc chắn PL phải ... già hơn LNĐ rất nhiều .!

Vậy nhé , cảm ơn em đã viết về ngôi trường TV với nhiều mỹ cảm và cùng với nhiều kỷ niệm đẹp em dành cho TV của tụi chị , nhưng thật ra , sau biến cố tang thương 75 , nữ sinh TV cũng tiêu điều theo vận nước nổi trôi , không còn đẹp và yêu kiều như em viết đâu ! Chị còn học thêm 2 năm ( lớp 11 và 12 ), buổi sáng đạp xe tất tả đến trường, trưa nuốt vội vài củ khoai mì sùng sượng để ở lại buổi chiều thực tập lao động vinh quang , chẳng còn hình ảnh
...Em áo lụa xênh xang mùa học mới ,
Nhuộm hồn anh một màu trắng tinh khôi ...
( Thơ Nguyễn Tất Nhiên )
Cho nên chị rất cảm động những lời ...ca tụng của em về nữ sinh TV của một thời
Cho nên ngày đó nếu bất ngờ em bắt gặp hình dáng một người con gái gầy gò thất thểu mặt mày xanh xám từ trong trường bước ra , xin em đừng sợ và đừng ... bỏ chạy vì tưởng là ...ma , mà đó chính là một nữ sinh TV sau một ngày học tập và lao động vinh quang !

Như em viết , ma mà còn thương thì huống chi người !!!
Rất thân mến
Pha Lê
01/11/201918:09:00
Khách
Hồi nhỏ tui với mấy đứa bạn cũng hay chơi trò này. Nhưng sau vài lần đứa nào cũng sợ nên giải tán hết. Tui chỉ mong những người bên kia siêu thoát dễ dàng chứ họ quá lưu luyến cõi trần làm chi. Tội nghiệp lắm.
01/11/201913:16:59
Khách
Tôi học Taberd từ nhỏ nên đầu óc rất thanh thản cho đến khi việt cộng giải thể Taberd, tôi phải qua Võ Trường Toản học. Trường có nhiều nữ sinh làm tâm hồn tôi ngất ngây. Chưa hết, sáng sáng phải thức dậy sớm đi học vì trường Trưng Vương bên cạnh bị mấy bà giáo già khó tánh bắt các nữ sinh Trương Vương vào lớp và ra về trước một tiếng để khỏi phải chạm mặt những nam sinh Võ Trường Toản bô giai như…tôi.
Ôi thầy mẹ ơi! sao mà họ đẹp và yêu kiều đến thế. Tôi còn nhớ ngày đó tôi chỉ trời, khấn đất thề trước mặt các bạn tôi sau này nếu không đẹp thà tôi ở giá chứ không chịu lên xe hoa.
Năm sau, Võ Trường Toản bị giải thể cấp ba, tôi hồ hởi nộp đơn qua Trương Vương học với các bạn tôì.
Ôi thầy mẹ ơi! họ đẹp bao nhiêu thì lại thích chọc ghẹo tôi bấy nhiêu. Tôi sợ điếng hồn nên hai tuần sau xin chuyển về Nguyễn Bá Tòng, Gia Định học. Bạn tôi chịu đấm ăn xôi ở lại, được các em nháy mắt mỗi ngày, sung sướng hết biết. Lớp học có sáu nam sinh, còn lại toàn nữ nên y tả tình với tôi rằng cứ như gươm lạc giữa rừng hoa. Tôi học được một bài học nhớ đời: thứ nhất đẹp trai, thứ hai mặt dày.
Ma mà đẹp thì tay này chẳng sợ nữa đâu, nói chi người.
Happy Hallowen Trưng Vương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Nhạc sĩ Cung Tiến