Hôm nay,  

Chuyện Hai Căn Nhà Bỏ Hoang

30/10/201900:00:00(Xem: 13237)

Bài số 5823-20-31618-vb4103019

 

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween 

 

***

 

  Bà Phụng về ở khu này hơn một năm rồi mà hai căn nhà đó vẫn để hoang.  Một căn nằm trên con lộ chính, lưng chừng đồi.  Căn kia cách nhà bà khoảng năm trăm mét, nhưng nằm trên một con đường khác.  Thỉnh thoảng đi bộ bà hay ngừng lại nhìn, thắc mắc không biết lý do gì mà người ta để nhà rách rưới thê thảm trong khi thị trường địa ốc cứ leo thang vùn vụt.  Cửa chính của căn nhà đã bị xây bít lại, và những bậc tam cấp từ sân vào nhà cũng được phá bỏ.  Điều đáng tiếc nữa là căn nhà có một địa thế rất tốt, vì từ ban công sau nhà người ta có thể nhìn bao quát nửa vùng vịnh.  Nhiều lần bà mong có người hàng xóm nào đó ở ngoài sân để hỏi thăm, nhưng tháng này qua tháng khác bà vẫn chưa có dịp.  Bà không thể gõ cửa nhà người ta để hỏi chuyện riêng tư của người khác.  Rồi bà mong căn nhà được rao bán để nó không là một cái gai nhọn trong mắt láng giềng.  Thật vậy, vì giữa một khu xóm an bình, sạch sẽ mà có một căn nhà để hoang như thế quả là không đẹp mắt chút nào.

  Căn nhà lưng đồi nhìn tươm tất hơn, nhưng cửa nhà xe bị gãy đổ , được bít lại bằng những tấm ván ép.  Một buổi sáng bà đi bộ, thấy ông già ở căn nhà kế bên đang tỉa cây.  Thấy bà, ông giơ tay vẫy và chào “Good morning”.  Bà mỉm cười, chào đáp lễ rồi tiếp tục cuốc bộ.  Bỗng bà chợt nhớ đến thắc mắc lâu nay của mình nên ngừng bước, hỏi ông: 

 - Xin lỗi, tôi có thể hỏi ông vài điều không ạ?

 - Xin bà cứ hỏi.  Hy vọng tôi có câu trả lời cho bà. 

 - Dạ, tôi thấy căn nhà kế bên không ai ở đã lâu mà không thấy có bảng rao bán.  Nhà bỏ không, uổng quá!

Ông hỏi lại bà:

 - Vậy chắc bà mới đến đây?

  Bà nói bà dọn đến đây đã hơn một năm, thì ông gật gù:

 - À, vậy nên bà không biết chuyện gì đã xảy ra trong căn nhà này.  Năm ngoái ngân hàng đã cho lên “list” bán nó rồi, nhưng saú tháng qua rồi saú tháng khác lại đến, không ai dám mua căn nhà đó.  Bây giờ nghe đâu họ đã cho đấu giá.  Tôi mong cho có người mua, chứ ở kế bên căn nhà hoang, tôi cũng không thích thú gì.  Nhìn nó là lại nhớ đến chuyện không may của chủ cũ.

Bà Phụng đoán chừng chuyện không may đó có thể là một bi kịch, nên bà nhân cơ hội hỏi cho rõ ngọn ngành:

 - Ông có thể kể sơ qua cho tôi biết được không?  Nhiều lần đi ngang, tôi cũng thắc mắc và tiếc cho một căn nhà khá đẹp mà không ai ở.

Ông bảo:

 - Nếu bà không vội, mời bà vào trong này, chúng ta sẽ ngồi ngoài hiên nói chuyện.  Sẵn dịp xin làm quen với bà.   Tôi tên Eugene, ở đây đã bốn chục năm.  Vợ tôi mất cách nay năm năm vì biến chứng bệnh tiểu đường.

 - Xin chia buồn về bà nhà.  Tôi tên Phụng.  Tôi ở chung với con gái và chồng con nó.  Nhà phía trên kia, đi bộ chừng mười phút là tới.

Ông già thật tình:

 - Tôi không thích ở chung với con chaú bà ạ.  Môĩ tuần đến thăm nhau là tốt rồi.  Khi nào không còn đủ sức khỏe thì tôi sẽ bán nhà, vào ở trong viện dưỡng lão, khỏi phiền chúng nó.

  Bà Phụng hiểu là người Mỹ có đời sống rất riêng tư và tự lập.  Bà theo ông vào ngồi trong bộ ghế gỗ trước hiên nhà.  Ông xin phép vô lấy nước mời bà. Sau khi yên vị, Eugene thố lộ:

  - Tôi đã từng sang chiến đấu bên Việt Nam một nhiệm kỳ, và tôi cũng có mấy người bạn Á Châu trong những năm gần đây.  Tôi hiểu phong tục của Á Châu nặng tình gia đình, và con cái thường không muốn để cha mẹ mình vào viện lúc tuổi về chiều. 

Bà phụng gật đầu xác nhận:

 - Vâng, ông nhận xét rất đúng.  Nhưng bây giờ cũng có nhiều người già trong cộng đồng chúng tôi vào viện dưỡng lão vì con cái ai cũng phải đầu tắt mặt tối đi làm để trả tiền nhà.  Tuy có buồn, nhưng lại được chăm sóc đúng mức.  Chỉ cần con cái lưu tâm, thăm viếng thường xuyên là mãn nguyện lắm rồi, ông ạ!

  Ông già gật đầu:

 - Vâng, bà nói đúng.  Về già chúng ta chỉ cần món ăn tinh thần, bà nhỉ.

Rồi ông đổi giọng:

 -Bây giờ, tôi sẽ kể chuyện gia đình kế bên cho bà nghe nhé!

  “Họ mua căn nhà này cách đây khoảng  mười năm, lúc vợ chồng chủ cũ về hưu, dọn nhà đi tiểu bang khác.  Vợ chồng chủ mới là người Thái, có hai con nhỏ, một bé gái bốn tuổi và bé trai hai tuổi.  Người chồng tên Jimmy,  cô vợ tên Nancy.   Cả hai vợ chồng đều đi làm, nên mỗi sáng chồng chở con gái đến trường mẫu giáo, cô vợ ẵm thằng em và túi đồ ăn đến nhà bà giữ trẻ rồi buổi chiều đón cả hai đứa con về vì chồng cô làm tài xế chở hàng cho một hãng bán đồ nội thất ở Santa Clara, thường hay bị kẹt xe trên hai xa lộ l-880 va 237.   Theo tôi biết, cô vợ làm thư ký cho một văn phòng địa ốc lớn ở thành phố kế bên.   Họ có vẻ rất hạnh phúc.  Mỗi lần đi nghỉ đều sang cho tôi biết để ngó chừng nhà cửa cho họ.  Cuộc sống êm lặng đó kéo dài nhiều năm…Cho đến một đêm cách đây ba năm, tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì thấy mấy xe cảnh sát tới nhà họ, nhá đèn sáng trưng.  Tôi nghĩ nhà bên đó có tai nạn hay  đau ốm gì , nhưng không thấy xe cứu thương và chữa lửa như thường lệ.  Tôi bước ra nói chuyện với một trong mấy ông cảnh sát, và quá ngạc nhiên khi ổng cho biết đây là một ca bạo hành gia đình, domestic violence, người chồng đã đánh vợ.  Bà vợ té, đập đầu vào cạnh bàn, máu chảy lênh láng.  Vậy mà thằng chồng bỏ đi, không thèm ngó ngàng gì đến vợ con.  Nancy đành phải đưa hai đứa con ra xe, tự lái đến nhà thương.

  Sau khi cấp cứu, bác sĩ hỏi Nancy nguyên do nào bà bị thương.  Nancy - giống như phần đông phụ nữ Châu Á -  muốn giấu chuyện nhà, không muốn vạch áo cho người xem lưng, nên nói dối, bảo bị vấp té.  Tuy nhiên,  Danielle - đứa con gái – lúc đó đã hơn mười tuổi, nhất định khai sự thật.  Nó sanh đẻ bên Mỹ, được nhà trường giáo dục kỹ lưỡng về quyền lợi, về lẽ phải và sự trung thực nên nó không muốn nói dối.  Sau vài tiếng chờ Nancy ổn đinh và chắc chắn là cô không bị biến chứng nguy hiểm nào khác, bệnh viện kêu cảnh sát để báo cáo sự việc, vì luật pháp đòi hỏi họ phải cho chính quyền biết những hành động bạo hành trong gia đình, dù nạn nhân từ chối không thưa gửi .

 Ba xe cảnh sát hộ tống mấy mẹ con về, vừa để bảo vệ an toàn cho họ, vừa để bắt ông chồng về đồn.  Nhưng Jimmy đã cao chaỵ xa bay.  Không bắt được người chồng, hôm sau cảnh sát gửi lệnh, đòi anh ta phải đến đồn để trả lời về hành động hung hãn của mình dù vợ anh ta không kiện thưa, muốn bãi nại. 

Jimmy không đến đồn theo giấy mời, nên bị lệnh truy nã.  Cảnh sát cho anh ta vào hệ thống truy tầm, hễ gặp anh ta lúc nào là tóm cổ lúc đó.  Một ngày kia, Jimmy vượt đèn đỏ nhằm lúc có cảnh sát thường phục đi sau.  Thế là anh ta bị bắt vô tù, hai hôm sau gia đình phải “bail” ra chờ ngày xét xử.  Ông tòa thấy anh ta chưa hề có tiền án, nên cho án treo - probation – trong hai năm, và phải đi làm công ích bốn chục giờ.

  Nancy cho tôi biết gần đây chồng cô bắt đầu ghiền bài bạc.  Viện cớ trên đường về bị kẹt xe trầm trọng, nên anh ta vào mấy sòng bài chơi, chờ sau tám giờ mới lái xe về.  Bà biết mà, trong thung lũng hoa vàng này có ít nhất ba sòng bài.  Nào là Garden City, Bay 101 rồi mấy năm gần đây laị thêm M8trix.  Lúc đầu Jimmy chỉ vô sòng bài chờ cho hết kẹt xe, nhưng vi trùng đỏ đen tấn công anh một cách rất từ tốn, rất êm đềm.  Cho tới lúc anh ta nhận ra mình thiếu vắng một cái gì rất thân thương, không gặp là nhớ không chịu nổi.  Anh ta bị ghiền đỏ đen lúc nào không hay.  Từ một người chồng tốt, một người cha gương mẫu Jimmy đã biến thành một kẻ vô trách nhiệm.  Lương bao nhiêu anh ta đem đến tặng hết cho mấy sòng bài.  Càng thua anh ta càng nóng gỡ, và càng gỡ anh càng thua.  Chuyện cứ thế lập đi lập lại hai ba năm.  Nancy nhiều lần chạy sang khóc với vợ chồng tôi, và than thở là chồng đã bán hết nữ trang của cô để đánh bạc.  Cô nói cô sẽ phải khai phá sản và bán nhà trả nợ cho những người đã cho chồng cô vay tiền. 

  Một buổi chiều, Danielle hớt hải chạy sang gõ cửa nhà tôi và lắp bắp báo tin dữ, là cô vừa đi học về thì thấy cha mẹ cô đang cãi nhau dữ dội về tiền bạc.  Cô vô phòng trốn phong ba thì nghe hai tiếng nổ đinh tai.  Sợ hãi, cô hé cửa nhìn thì thấy mẹ nằm sấp trên sàn nhà, máu chảy lênh láng.  Cha cô vội vàng ra khỏi nhà, trong tay vẫn còn cầm khẩu súng nhỏ. 

  Tôi gọi cảnh sát.  Nancy đã chết ngay trong nhà, trước mặt đứa con gái mười bốn tuổi.  Cảnh sát liên lạc với thân nhân của họ để chăm sóc hai đứa trẻ bỗng trở thành mồ côi.  Ba hôm sau, Jimmy tự nạp mình tại đồn cảnh sát .  Anh ta bị tòa tuyên án hai mươi năm tù vì tội ngộ sát, “second degree manslaughter”.

  Căn nhà được nhà bank rao bán hai lần, nhưng có lẽ ảnh hưởng cái chết thê thảm của người vợ nên không ai trả giá.  Cha mẹ Nancy mới đây đến nhà làm lễ cầu siêu nhân ngày giỗ của cô.  Tôi nghe nói nhà bank đã bán đấu giá căn nhà này, và một cặp vợ chồng người Mỹ đã mua với một giá rất hời.”

 Kể xong, Eugene lắc đầu, thở dài “Người ta không bao giờ chịu tin là mình có thể bị bài bạc sai khiến. Đến lúc tỉnh ngộ thì đã quá muộn”.

Bà Phụng ngao ngán:

  - Ông ơi, người Việt chúng tôi có câu “Bài bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.”  Thật chẳng sai chút nào.  Hy vọng ông mau có hàng xóm mới để quang cảnh bớt hiu hắt.

  - Tôi cũng mong như vậy.

Bà Phụng vẫn còn một thắc mắc nữa nên hỏi tới:

  - Còn căn nhà trên đường “A”, gần nhà tôi.  Ông có biết vì sao nó cũng bị bỏ hoang?

  - Ồ, bà ở gần đó hả?  Ôi chà chà, cái nhà đó lại còn ghê hơn.  Tôi nghĩ nó bị “ma ám” nên cả hai chục năm rồi có ai ở được đâu! 

Bà Phụng trợn mắt:

  - Trời, ma ám?  Ông không dọa tôi đấy chứ?

  - Bà ơi, đời nào tôi dám doạ bà, một phụ nữ duyên dáng tôi mới được hân hạnh làm quen!  Tôi ít tin vào chuyện ma quái, nhưng từ khi những chuyện không hay xảy ra ở căn nhà đó tôi bắt đầu tin có những điều huyền bí mà khoa học không thể giải thích .  Để tôi kể bà nghe…

“ Hai vợ chồng nhà đó đến đây hai mươi mấy năm về trước.  Tôi không quen họ nên chỉ nghe tin từ cảnh sát và những người bạn mà thôi.  Đại để thằng chồng là một tay áp phe địa ốc, làm ra nhiều tiền nên cho vợ ở nhà chăm sóc con cái.  Nhưng nó lại là một tay “gia trưởng” hạng nặng,  một thứ “control freak”. Tháng nào y cũng rà soát hoá đơn điện thoại xem cô gọi cho những ai, nói dài bao lâu.  Rồi y hạch hỏi tại sao cô nói chuyện lâu thế, rồi ra lệnh là cô chỉ được gọi năm ba phút mà thôi.  Y còn không cho vợ giao thiệp với những người bạn của cô mà y không ưa! Khi hệ thống security camera vừa phổ thông một chút là y gắn máy hình khắp nhà để xem những lúc y  vắng nhà vợ làm gì, có mời ai tới chơi hay không.  Khi con đến tuổi đi học vợ muốn đi làm part time nó cũng không cho.  Sau bảy tám năm bị chèn ép vợ nó xin ly dị.  Nó bảo nếu cô ta ly dị nó thì cô nên chuẩn bị mồ mả cho cô và cha mẹ cô trước là vừa!

  Một đêm hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt, cô bắn chồng chết với khẩu súng anh ta thường đem ra múa may dọa nạt cô.  Bắn chồng xong, cô gọi cảnh sát báo tin chính cô đã ra tay giết chồng vì quá uất ức.  Gọi cảnh sát xong, cô tự vận cũng bằng chính khẩu súng đó. 

  Mấy năm sau, căn nhà đó có chủ mới.  Chủ mới sửa nhà cho khang trang trước khi dọn vào.  Nhưng hễ họ bắt đầu sửa chữa là có một tai nạn xảy ra! Đầu tiên là chuyện ống nước.  Nước cứ bị nghẹt không có lý do.  Khi họ sửa trần nhà thì trần nhà sập vô tội vạ.  Sửa nhà bếp thì điện cứ bị cúp liên tu bất tận.  Sửa sàn nhà thì thợ bị tai nạn.  Sửa phòng tắm thì tường bị mối ăn.  Cuối cùng chủ mới phải bán lại nhà, lỗ khẩm.  Người chủ sau cũng bị trục trặc như chủ trước.  Kết quả, nhà bank lấy lại nhà, để trống hai chục năm không bán được vì tiếng đồn nhà có ma”.

Nghe xong chuyện, bà Phụng hơi sợ, vì nhà bà ở gần đó.  Eugene trấn an bà:

  - Bà không nên ngại, vì hai con ma đó chẳng làm phiền lối xóm bao giờ.  Không ai thấy chúng xuất hiện lần nào, mà cũng không có dấu hiệu ma quái gì chung quanh.  Chắc chúng chỉ muốn giữ ngôi nhà để còn được tự do đánh nhau mỗi ngày hay sao đó!  Bà hãy tin tôi, cứ an tâm đi dạo, sẽ không bao giờ gặp ma đâu!

 Từ hôm đó bà Phụng có người cùng đi bộ mỗi buổi sáng sau khi đã làm tròn nhiệm vụ đưa hai cháu ngoại đến trường.  Eugène là khách mời mỗi khi gia đình bà có tiệc tùng đình đám.  Ngôi nhà kế Eugene đã có chủ mới, người Mỹ, và điều đáng mừng là họ ở đó đã ba bốn tháng mà không có chuyện gì bất thường xảy ra.  Eugene giải thích là cô Nancy hiền lành, nhẫn nhịn nên cô đã an lòng đi đầu thai.  Còn căn nhà kia vẫn để trống, vẫn hoang tàn làm nhức mắt xóm giềng vì hai “con ma” đó chết không yên,  còn sôi sục căm thù, chưa chịu tha thứ.  Bà Phụng thì “tuyên bố” nếu nhà bank đồng ý bà sẽ mời linh mục hay sư cụ đến dâng lễ hoặc cúng vái cho hai con ma được siêu thoát, trả lại vẻ đẹp cho khu xóm.

 

Huyền Thọai Thịnh Hương

 

Ý kiến bạn đọc
31/10/201920:05:17
Khách
Cám ơn chị Phương Hoa, ĐThi và Tới đã đọc và cho bình luận. TH là chúa sợ ma nên viết về ma không nhát được ai!
Happy Halloween!
31/10/201909:25:24
Khách
Những người càng sợ ma thì lại khoái nghe chuyện ma, kể chuyện ma, thậm chí viết chuyện ma. Không biết chị TH, tác giả có là 1 trong những người đó ko? Tuy nhiên đây là một câu chuyện ma thật xảy ra hằng ngày trên đất Mỹ.
30/10/201917:14:44
Khách
Chị Thịnh Hương viết chuyện ma mà em chả sợ vì - ma nữ - của chị hiền đến tội nghiệp. Bà bị chồng bắn hay bà bắn chồng đều là nạn nhân của sự bạo hành trong gia đình.
Bài này vui vì ngoài ma thật còn có - ma cũ Eugene - cùng ma mới Phụng đi bộ mỗi sáng, khi nào họ rũ nhau đi bộ đến hết đời chị viết tiếp nhé.
Chúc chị luôn vui, khỏe.
30/10/201914:23:16
Khách
K/G Việt Báo,
Có sự nhầm lẫn ở đây rồi. Tấc giả Huyền Thoại Thịnh Hương là "phe tóc dài" chứ không phải là "ông"

Chào HT Thịnh Hương,
Cám ơn bài viết "Ma" vừa đọc vừa... run trong mùa Halloween. Mừng bạn đã nghỉ hưu và trở lại với VVNM. Bài viết hay và tình cảm lắm, cho dù có kèm theo những cảm tình với....Ma, hihihi. Viêt tiếp đi nhé!
Thân mến
P.Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,784,353
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Nhạc sĩ Cung Tiến