Hôm nay,  

Gà Gáy, Rạng Đông ở La’ie Point, Hawaii

05/10/201900:00:00(Xem: 13168)

Bài số: 5803-20-31609-vb9100719

 

Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.

 

1 La'le Point Hawaii

Cảnh rạng đông  và đàn gà nhởn nhơ ở La’ie.

 

2_ La'le Point Hawaii
Cảnh rạng đông  và đàn gà nhởn nhơ ở La’ie.

 

 ***

 

 Sống trên đất Mỹ đã hơn 30 năm nhưng chưa lần nào tôi có dịp đặt chân đến Hawaii. Cuối hè năm nay 2019, các con tôi tổ chức chuyến đi, thuê nhà airbnb ở La’ie phía đông bắc đảo Oahu, dự tính tắm biển nghỉ 3 đêm rồi xuống miền nam Waikiki 2 ngày, nơi có phi trường quốc tế và thành phố nổi tiếng Honolulu.

La’ie là thị trấn nhỏ của đảo Oahu, đồi núi chập chùng mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình. Khí hậu ẩm ướt miền nhiệt đới, mưa nắng đan nhau sáng chiều và khi mưa rơi thì lách tách nặng hạt. Cảnh tượng làm tôi nhớ Saigon vì ngày đầu ra phố, mưa bất ngờ ập đến làm ướt hết áo quần... thế nhưng mưa rào thường hay ngừng nhanh để nắng lên rực rỡ giống câu nói lạc quan mà tôi thuộc lòng khi còn bé “sau cơn mưa, trời lại sáng”.

Đầu thu, thời tiết chưa lạnh, hơi nóng cuối hè vẫn còn vờn quanh giấc ngủ nên ban đêm các phòng phải để quạt chạy. Khác nơi chốn, háo hức cảnh lạ đường xa lại thêm phía sau nhà đại dương dào dạt khúc nhạc buồn vì thế tôi thức sớm hơn lệ thường cho dù bầu trời còn âm u chưa tỉnh. Ngồi một mình ngoài hiên hóng gió mát, thoang thoảng hương hoa dại đủ mùi hòa theo gió biển thổi đến làm tâm hồn tôi ngây ngất... Bỗng nhớ có lần đọc ở đâu đó, người ta bảo xứ này là chốn thần tiên trên địa cầu! Đang tận hưởng không gian tranh tối tranh sáng thơ mộng, lời nhận định ấy quả đúng với tôi như một chân lý.

Sóng biển đập vào bờ tạo nên tiếng thời gian dồn dập, tiễn đêm đi đón ngày đến mỗi lúc một gần. Trời chưa sáng hẳn nhưng nghe đâu đây có tiếng gà gáy rồi nhiều con thi đua gân chiếc cổ dài, gáy vang chẳng khác tiếng kèn đánh thức thế gian vào lúc rạng đông... Thế là khoảnh khắc này với tôi không còn là hiện tại nữa, tuổi hoa niên hơn nửa thế kỷ ngẫu nhiên bừng tỉnh sống lại nơi quê người.

Hình ảnh quê hương in trong trí nhớ muôn thuở vẫn là mái nhà tranh, con đường làng tre trúc bao quanh, cảnh khói lam nương đồng lúc về chiều, cảnh lúa vàng trĩu cành khi được mùa và nhất là tiếng gà trống o o lúc ban mai, tiếng gà mái cục tác gọi đàn con chíp chíp chạy quanh sân...

Đã hơn 70 năm, bao nhiêu đổi thay suốt một đời, cậu bé ấy bây giờ đã già, quê cũ xa xôi cũng mờ dần theo năm tháng nhưng lạ thay, sống trên đất Mỹ chợt nghe tiếng gà gáy buổi bình minh lại là tiếng kèn thúc dục tôi trở về dĩ vãng vang vọng năm xưa.

La’ie tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng có một nơi mà du khách không thể hững hờ bỏ qua... Đó là La’ie Point, nơi quanh năm mỗi tháng mỗi ngày đúng giờ là ánh thái dương bừng sáng, đi lên từ chân trời phía đông biển Thái Bình.

La’ie Point, mỏm đất nguyên thủy nhìn ra biển bao la, thấp thoáng có 5 đảo nhỏ mang hình thù khác lạ nhô lên khỏi mặt sóng. Truyền thuyết kể rằng ngày xưa có con thằn lằn to như khủng long chuyên tuần tra nơi này... Một hôm nó bắt mẹ của hiệp sĩ Hawaii là Kona ăn thịt nên ông ta nổi nóng, xé xác con vật thành 5 khúc rồi tung ra biển tạo thành cảnh vật ngày nay.

Bóng đêm mờ dần, chúng tôi hẹn nhau đi bộ ra La’ie Point sáng nay để xem mặt trời mọc. Ly cà phê nóng trên tay mỗi người, chỉ 5 phút đã đến nơi, tôi thấy du khách tụ tập từng nhóm nhỏ quay mặt về phương đông để chiêm ngưỡng cảnh bình minh.

Gần 5 phút rảo bước trên đường làng, tôi mới hay nơi đây thanh bình như tranh vẽ! Gà trống nhởn nhơ giữa thiên nhiên đua nhau cất tiếng gáy lúc ban mai, gà mái cục tác gọi đàn con tíu tít chạy theo chân.

Đời người quả ngắn ngủi, thời thanh xuân qua nhanh để lại tuổi già với tâm hồn phức tạp hơn xưa, thích bầy tỏ nguyên lý đúng sai hoặc thắc mắc về chân lý đối với những sự kiện hiển nhiên thông thường...

Tôi tự hỏi con gà trống có khối óc nhỏ bằng trái nho nhưng sao có thể kết nối với ánh thái dương như chiếc đồng hồ tinh vi để mỗi sáng cất tiếng gáy gọi mặt trời và mọi sinh vật trở dậy theo giờ giấc đã định?

Người theo thuận lý bảo rằng con gà hữu ích giúp đời, đánh thức nhà nông sớm ra đồng canh tác, xã hội nhờ đó tiến bộ hơn lên. Kẻ theo nghịch lý diễn tả con gà trống gân cổ gáy với cái mào đỏ tía chẳng qua chỉ vì cái tôi quá lớn tựa như chú gà Gô-loa biểu tượng của nước Pháp! Khi thức dậy, nó bắt thế gian cũng phải theo kể cả ông trời. Vậy thì chân lý là thuận lý hay nghịch lý?

Xem ra sự tích Kona xé xác quái vật thành 5 mảnh, chúng ta dễ hiểu hư thực hơn tiếng gà gáy bởi vì ngàn thu sau, loài người cũng chỉ biết suy diễn theo trí tưởng tượng của họ. Đã không rõ chân lý, thôi đành nhìn sự kiện như thật mà không thật... hay là “như thị’!

“Như thị” 2 chữ ấy làm tôi nhớ đến truyện ngắn cùng tên của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Bắt nguồn từ câu văn bất hủ “yêu là cùng nhìn về một hướng” của St Exupery, tác giả thêm vào mẩu đối thoại dí dỏm... Vợ chồng kia yêu nhau đi xem xiếc, cùng nhìn lên không trung chờ cô gái đẹp biểu diễn pha nhào lộn. Vợ thắc mắc: “đu cao thế phía dưới chẳng có gì cả”. Chồng nhanh nhẩu: “có chứ, tại chiếc quần lót cùng màu da nên không thấy đó thôi”. Vợ ngạc nhiên: “ủa, em muốn nói phía dưới không có lưới an toàn mà anh đang nghĩ gì vậy?” Định nghĩa tình yêu như St Exupery quả là tuyệt vời nhưng đi vào tình tiết thì “như thị”... như thế mà không phải thế!

Hawaii quả là chốn thần tiên với nắng nóng, biển xanh. Đến nơi rồi mới biết đời sống ở đây quá đắt đỏ. Trái thơm, biểu tượng của Hawaii mà giá 6 đô-la một trái, đậu xe 80 đô một ngày vậy thì… “như thị”. Đúng thế mà không phải thế!

Tiếng gà gáy ở La’ie chẳng những đã làm tôi tỉnh giấc mà tỉnh cả người. Trở về nhà sau chuyến đi, tôi nhìn chân lý ở đời là “như thị”. Cái nhìn “như thị” là cái nhìn giải thoát “như thật”, có thật nhưng không thật. Hiểu chân lý là “lẽ thật” sẽ giúp tôi ngưng mọi thắc mắc ưu phiền do ảo tưởng gây ra. Nếu đã biết chân lý là “lẽ thật” nghĩa là đã hiểu cái không thật giống như mắt nhìn thấy ánh trăng nhưng tay nào có nắm bắt được đâu? Chân lý ở đời là muôn vàn lẽ thật suy diễn từ tri thức con người nhưng mãi mãi chỉ là hình ảnh ánh trăng dưới đáy hồ một đêm khuya.

 

Cao Đắc Vinh

Ý kiến bạn đọc
23/10/201912:30:51
Khách
Cảm ơn các anh Phan, Phước,Từ Huy... đã đọc và chia sẻ những cảm nghĩ chân tình. Thân chúc các anh mọi điều tốt lành.
11/10/201910:43:59
Khách
Thưa chú, hôm trước cháu đã đọc bài của chú rồi. Cảm giác mơ hồ giữa mộng và thực. Có một cái gì đó là lạ nhưng đã từng rất quen.
Từ Thức đi và về giữa hai nơi(?!)
Hôm nay đọc lại vẫn là cảm giác đó. Thôi thì... “như thị”
Kính.
07/10/201906:09:07
Khách
Như thị là một điểm đến của người theo đạo Phật, chúng sanh vì theo hình tướng mà quên đi cái như thị as is của vạn phàp nên sanh ra vô minh và tham sân si để luân hồi mãi mãi như vòng tròn khép kín. Già rồi mới tìm ra lẽ như thị của các pháp nếu không phải là tu đạo. Tôi cũng vừa đi hawaii về cũng ra ngồi thiền mỗi sáng ở bờ biển và cũng cảm nhận như thị cùng với tác giả. Cảm ơn tác giả nói lên cảm giác của người già. Chúng ta giờ đã đi qua quá khứ rất nhiều kg còn nữa, tương lai là ngõ cụt vậy chỉ còn hiện tại là chân lý của hạnh phúc. Đó là nhìn vạn pháp vận hành như thị của nó mà kg do tâm thức chúng ta gắn vào ba cõi duy tâm vạn pháp duy thức là vậy.
06/10/201913:03:26
Khách
Chúc mừng bác Vinh đi chơi xa về lại viết được một bài viết rất hay. Chúc bác Vinh luôn mạnh khoẻ để đi chơi tiếp và viết tiếp về chân lý. Người ta tôn vinh ông trùm phát xít Đức là thánh tổ của ngành tuyên truyền bên phía cộng sản vì ông ấy đã nói một câu rất chân lý về tuyên truyền nhồi sọ. Ông Hitler nói, "Cái gì sai nói hoài thành chân lý."
Thưa bác Vinh, hồi mới sang Mỹ. :Phan thấy câu nói, "Sao ăn cơm xong rồi mà anh không đi rửa bát?" là câu nói hoàn toàn sai. Nhưng ba mươi năm sau câu ấy thành chân lý thật đấy bác Vinh ạ! Phan đồng ý với bác chân lý là thuận lý hay nghịch lý... không có câu trả lời.
Chúc bác Vinh luôn an mạnh và sáng tác.
Phan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Nhạc sĩ Cung Tiến