Hôm nay,  

Như Giọt Mưa Sa, Như Tấm Lụa Đào

25/09/201900:00:00(Xem: 10460)

Bài số: 5794-20-31600-vb3092419

 

Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần  6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìà. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... pha trò và lê la! Bài mới của tác giả được ghi là viết cho “Ngày Phụ Nữ Bình Đẳng/26 tháng Tám.” Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

 

*** 

Cách đây 5 năm, khi con cái đã lớn, tôi bắt đầu quay trở lại làm việc. Tôi mở được một tiệm design và sửa quần áo trong Mall chính của thành phố. Bây giờ tôi thực sự tiếp cận với đủ hạng người, “Deal with public!”

Khi những người khách đàn ông một mình bước vào tiệm hoăc để lấy hàng, hoặc để sửa đồ, câu nói rất thường xuyên mà chúng tôi nghe đươc từ những vị khách này là: “Let 's me check with my wife!" Rồi sau một hồi dài “nói " chuyện với vợ, có những ông khách tiu nghỉu quay sang chúng tôi nhún vai nói: “I will be back with my wife!"

Nhiều lần tôi đã bắt gặp hình ảnh những đấng mày râu khệ nệ tay xách nách mang túi lớn túi nhỏ theo vợ đi shopping trong Mall với khuôn mặt chảy dài như ... đưa đám mà không một lời hay một thái độ phản kháng!

Ngay chính trong nhà thờ, một đôi vợ chồng trẻ đang ngồi dự lễ, bên canh họ là một em bé đang say giấc ngủ, bất chợt bé giật mình khóc ré lên, rất mau mắn, người bố quay sang bế vội em bé lên nưng niu, dỗ dành trong khi người mẹ vẫn thản nhiên ngồi xem lễ, đôi khi đứa bé vẫn oằn người khóc trên tay, người bố đành phải bế bé bước ra khỏi nhà nguyện trong khi cô vơ vẫn bình chân như vại không một chút mảy may chia xẻ cùng chồng.

Mục kích những “hoạt cảnh” như thế, tôi lại bắt đầu suy nghĩ vẩn vơ về hai chữ “Bình Quyền/ Equality”, nhưng hôm nay, có thể thế giới cần đặt lại vấn đề là  ai  cần bình đẳng với ai. Người phụ nữ có còn cần đòi hỏi sánh ngang bằng nam giới trong mọi lãnh vưc, hay ngược lại, người đàn ông hôm nay cần... đấu tranh chỉ mong giành lại chút quyền hạn trong gia đình mà chính mình là cột trụ.

Ở nước Mỹ này có một bảng xếp hạng vui vui về ngôi thứ của mọi người trong xã hội cần được tôn trọng và bảo vệ. Đứng đầu là trẻ em, thứ đến là các cụ già, thứ ba là phụ nữ, rồi đến... thú cưng, cuối cùng của bảng xếp hạng này mới là đàn ông!  

Ngay chính bộ luật Violence Against Women Act  (VAWA) của Liên bang cũng có một điều khoản rất bất công cho ngưới đàn ông là khi có sự bạo hành trong gia đình, (Family  Domestic Violence),  và nếu có dấu vết thương tích trên cơ thể ngưới phụ nữ, dù vết thương rất nhỏ như một vết xước, một vài dấu  đỏ trên cánh tay, thì lỗi sẽ hoàn toàn do ngưới đàn ông!

Vài tuần vừa rồi, trên mạng nổi sóng vì hình ảnh một người phụ nữ mập tròn, mặc áo thun đen, đại náo phi trường với lời lẽ cực kỳ khiếm nhã, vô học cùng với những hành động cử chỉ lỗ mãng, du côn khi bà ta đang check in chuyến bay.

Chỉ vài giờ sau khi  video clips này được tung lên mạng, người ta đã truy ra tông tích của người đàn bà hung hãn dữ dằn này. Bà ta là  nhân viên công quyền với một chức vụ khá cao trong một cơ quan hành chính của một quận ngoại thành Hà Nội. Có lẽ điều này đã lý giải hành động  hống hách, coi trời bằng vung, vừa ăn cướp vừa la làng của người đàn bà vô văn hóa nhưng có quyền lực trong tay này.

Tôi chỉ coi đoạn video clip về người phụ nữ này có một lần mà đã thấy xây xẩm, chóng măt vì hình ảnh thật đáng xấu hổ nhục nhã của bà ta tại phi trường là một nơi đầy những du khách ngoại quốc. Hình ảnh người phụ nữ VN đã bị bà bôi nhọ  một cách thảm thương trước những  cặp mắt du khách quốc tế.

Tôi  bỗng nhớ và chợt thấm thía câu nói ngày xưa của chị Bông "Đàn bà có quyền hành nhiều  khi làm hỏng bét đại sự". Có thật thế không khi những người phụ nữ có chức phận cao, có quyền hành lớn, nhất là quyền sinh sát trong tay, họ sẽ thay đổi, sẽ... biến chất. Bản năng nữ tính dịu dàng, thùy mị, đoan trang cùng đức tính chịu thương chịu khó  của họ sẽ  thay bằng những lời nói đanh thép, cùng những hành động có tính cách chỉ huy, sai khiến?  Rồi từ hình ảnh “như con mèo ngái ngủ trên tay anh,” họ ngẫu nhiên trở thành những Kim Mao Sư Vương, và lời nói như sư tử hống!

Viết đến đây tôi thấy lòng buồn vô hạn vì tôi cũng là một phụ nữ sinh ra trong thời đại mà người đàn bà không  còn bị tùy thuộc và chi phối vào người đàn ông trong nhiều lãnh vực, nhưng sau khi được giải phóng, được bình quyền cùng nam giới, phụ nữ  được những  gì và mất  những gì?

Dĩ nhiên địa vị sẽ được nâng cao hơn, quyền uy sẽ lớn hơn, nhưng điều này có nghĩa nhiều trách nhiệm, thêm bổn phận sẽ trút lên đôi vai mảnh mai  những phụ nữ này. Liệu họ còn thể giữ được sự bình quân trong cuộc sống, và sự thăng bằng, bình thản trong tâm hồn hay không khi  lúc nào cũng lo ngay ngáy giữ vững địa vị, củng cố quyền hành cho bằng nam giới! Rồi thiên chức làm mẹ, khi đã chọn con đường công danh sự nghiệp, lẽ tất nhiên những người phụ nữ này sẽ không còn khoảng thời gian dành cho gia đình và nhất là cho con cái. Điều mất mát lớn lao nhất mà sau này dù có tiền muông, bạc triệu cũng không thể nào tìm lại được, hay mua lại được, đó chính là những giây phút gần gũi  chăm sóc con cái.

 Buổi sáng của những người phụ nữ có chức quyền cao là sự tất bật, vội vã  thả con xuống trước cổng trường, phóng xe  thật nhanh, len lỏi vào dòng xe cộ đông đúc cho kịp giờ đến sở làm. Sẽ  không có những buổi sáng được đưa con đến trường, được nhìn ngắm các con tung tăng chân sáo vào lớp, người mẹ cảm thấy thật hạnh phúc  đôi khi nhận đươc những cái vẫy tay từ những bài tay nhỏ bé của các con khi nhìn thấy mẹ vẫn đứng  ngoài cổng trường với trông theo. 

Cũng sẽ không có những lần được đón con  trong buổi tan trường. được nghe con bi bô kể những việc con làm, những điều con học hỏi được trong ngày. Đây mới chính là yếu tố rất quan trọng để người mẹ có thể hiểu và gần gũi các  con hơn. Buổi tối  cũng sẽ không còn có những  bữa  cơm gia đình để cả nhà có thể quây quần bên nhau, cha mẹ con cái có thể chia xẻ  với nhau những buồn vui  xảy ra trong  ngày. Thay vào đó là những bữa cơm vội vàng, những câu nói giục giã, đôi khi còn có cả sự khiển trách la mắng nếu ngày hôm đó người mẹ có quá nhiều áp lực nơi làm việc, và dĩ nhiên những người con, nhất là khi bắt đầu lớn khôn, sẽ khép kín hơn và dần dần rời xa người mẹ vì không còn sư cảm thông, chia xẻ.

Câu chuyện về   bà Shinto, một phụ nữ trung niên người Nhật khá thành công trên thương trường kinh doanh. Bà chỉ có một cậu con trai. Khi cậu bé Mushika vừa được ba tuổi, bà Shinto quyết định quay trở lại công việc của mình vì bà đã ở nhà suốt  năm tháng dài khi cậu bé vừa mới chào đời.

Không muốn gởi con đến các trung tâm nhà trẻ, bà Shinto quyết định mang con tới gửi nhà một người bạn học ở cùng một dãy phố, bà Mikhai cũng có hai đứa con bằng tuổi cậu bé Mushika và bà quyết đinh ở nhà chăm sóc lo lắng cho các con, mặc dù ngày xưa bà là một trong những sinh viên giỏi và rất năng nổ. Vừa là bạn đồng môn lại vừa là bạn từ thời niên thếu nên bà Shinto biết rất rõ về tính tình cũng như phong cách của bạn mình. Đó là một người phụ nữ dịu dàng và là một người mẹ tuyệt vời.

Một năm trôi qua, mỗi sáng bà Shinto chở con sang nhà Bà Mikhai, bỏ  con tại đó và vội vàng phóng xe đi, nhưng từ tấm kính chiếu hậu, bà Shinto bao giờ cũng thấy con trai mình và bà Mikhai quấn quít vui đùa bên nhau. Nhiều lần do bận rộn công việc tại sở làm, bà Shinto không thể đón con và cậu bé Mushika thường ở lại nhà bà Mikhai có khi suốt cả tuần lễ." Vậy cũng tốt thôi, như thế con trai ta có thêm một mái nhà!", đó là ý nghĩ trong đầu bà Shinto, và cậu bé Mushika vừa được 4 tuổi.

Một buổi tối, khi bà Shinto và con trai cùng ngồi xem TV một chương trình về thế giới loài vật. Cậu bé thắc mắc hỏi mẹ về những điều mà cậu không hiểu rõ, bà Shinto say sưa giảng nghĩa cho con trai một cách thú vi, nhưng khi nghe những lời bà nói, cậu bé  chỉ khẽ lắc đầu và nói với mẹ rằng cậu sẽ hỏi bà Mikhai xem những điều  có đúng hay không!

Câu nói của cậu con trai duy nhất như một gáo nước lạnh tạt vào mặt khiến bà Shinto sững người bất động. Bà chợt nhớ ra mỗi buổi sáng chở con đến nhà Bà Mikhai, cậu bé tươi tắn, vui mừng. Nhiếu lần xe vừa ngừng trước cửa nhà bà Mikhai, cậu bé Mushika đã vội mở cửa, nhẩy phóc ra khỏi xe, quên cả chào mẹ, cậu bé chạy ào đến bên bà Mikhai, chỉ là một người bảo mẫu, ôm chầm lấy bà và cất tiếng cười vang. Buổi chiều khi đón con trai về nhà, cậu bé lên xe, ngồi im lìm nhìn ra ngoài đường, nhiều lần bà Shinto hỏi con trai vài câu nhưng cậu bé chỉ thờ ơ trả lời.

Đêm đó bà trằn trọc không ngủ, bà cảm thấy  đau khổ cùng cực, bà không hiểu trong tâm hồn cậu con trai non nớt ấy có chứa đựng một chút gì về bà, một người mẹ đã hy sinh, làm việc thật cật lực cốt chỉ muốn mang cho tất cả những gì cậu bé muốn.

Sáng hôm sau, để trách nghiệm tình thương của con trai với mình, bà Shinto quyết định nghỉ làm một ngày và hai mẹ con sẽ cùng ra công viên rượt bắt những chú chim bồ câu dễ thương, hoặc cùng đi ăn kem, cùng vào xem một phim nào đó. Nhưng bà chợt hụt hẫng khi nhìn thấy  thái độ ngỡ ngàng của cậu bé với ánh mắt thất vọng cùng cực khi cậu không được gặp bà MIkhai, cậu  bé chỉ lặng lẽ bước về phòng.  Khi nghe Con trai mình gọi điện thoại nói chuyện với bà Mikhai là cậu bé rất tiếc không thể sang nhà bà hôm nay, xin bà đừng buồn và chúng ta sẽ tiếp tục chơi trò xếp hình ngày mai, bà Shinto gần như muốn ngã khụy. Bà chợt nhận ra trong trái tim của cậu con trai  yêu quý không có một chút bóng dáng của bà.

 Với một giọng thật ngậm ngùi, Bà Mikhai kết luận câu chuyện của mình với một lời nhắn nhủ tha thiết:

- Mất tình thương, lòng tôn kính và niềm tin của những người con đối với bậc cha mẹ rất dễ dàng và cũng có thể rất nhanh chóng, nhưng để lấy lại, giành lại những điều đó thật khó khăn và đôi khi phải cần cả một khoảng thời gian dài. Chỉ  một năm tôi không gần gũi, chơi đùa, sinh hoạt với con trai, tôi đã mất nó, nhưng tôi đã phải cần tới hơn ba năm mới  lấy lại được tình thương, và nhất là niềm tin, từ cậu con trai của tôi. Hãy dành thời gian nhiều hơn, càng nhiêu càng tốt cho con cái, nhất là khi chúng còn bé dại.

Bây giờ tôi thật sự cảm nhận những cái “được” và những cái “mất” khi người phụ nữ đòi bình đẳng cùng nam giới còn nhiều điểm phức tạp, chênh lệch. Ngày hôm nay dĩ nhiên người phụ nữ không thể nào cứ cúi mặt, cắn răng chịu đựng sự chèn ép, lấn áp và đôi khi cả sự bạo hành từ người đàn ông giống  như câu “Thân em như tấm lụa đào / Phất phơ trước gió biết vào tay ai” để rồi tự an ủi “trong nhờ đục chịu.” Nhưng để được quyền hành lớn, chức vụ cao trong xã hội cho xứng ngang bằng nam giới, người phụ nữ sẽ phải hy sinh rất nhiều, hy sinh chính cả gia đình, con cái và đôi khi ngay chính cả bản thân mình.

Cho nên có lẽ thời đại ngày nay, người  phụ nữ xin  cứ hãy  bước ra ngoài xã hội góp tiếng nói, cũng như chung tay, chung sức cùng nam giới, nhưng xin hãy cư xử chừng mực, nhẹ nhàng, dung hòa  để vai trò người vợ và nhất là thiên chức làm mẹ trong gia đình sẽ còn tồn tại mãi.

Mượn câu nói của nhà hiền triết Socrates, để gửi đến những người phụ nữ hôm nay: All the beauty of life is made by the power of gentleness of women... (Tất cả vẻ đẹp của cuộc sống được tạo nên nhờ vào sức mạnh của sự dịu dàng từ người phụ nữ).

 August 2019

 

Pha Le

Ý kiến bạn đọc
28/09/201921:06:10
Khách
Chẳng trách được phụ nữ trẻ thời nay tại sao quá lấn lướt, vì đa số họ chịu khó học cao, thông minh, tài trí và năng động hơn phái nam rất nhiều.
Cứ chịu khó đi tham dự những buổi lễ ra trường của các sinh viên tốt nghiệp đại học 4 năm mà xem, hầu như là phái nữ chiếm hơn một nửa so với nam.
Còn lễ ra trường bậc Tiến sĩ Bác sĩ, thì ôi thôi phái nữ hầu như lấn áp tới 70 phần trăm là ít.
Cứ đà này trong tương lai, thì những cấp bậc lãnh đạo trong xã hội và trong các công ty sẽ phải giao cho đàn bà, vì đàn ông học thức cao không đủ.
Cho nên các thế hệ phái nam tương lai nếu không muốn bị đè đầu đè cổ, thì phải ráng mà chịu khó học cao học giỏi học nhiều hơn phái nữ. Thì lúc đó mới đòi được sự tôn trọng từ đàn bà.
27/09/201923:11:27
Khách
Cám ơn tác giả Pha Lê đã chỉ ra cái khó,cái khổ của cả hai bên.Tiếc là các đấng cha mẹ "in-law" có vẻ như không thông cảm được điều tác giả viết.
Thời này ai có con trai nên chuẩn bị tâm lý,dạy dỗ con từ thởu còn thơ,ráng mà nghe lời vợ,coi vợ là hạng nhất thì may ra đời con còn ổn.Còn cứ dạy con theo kiểu Á Châu "mẹ cha chỉ có một,không vợ này thì cưới vợ khác" thì đời các anh trai sẽ còn lận đận dài dài. Ly dị bên này đàn ông tổn thất nặng nề thế nào thì các ông cha bà mẹ cũng biết rồi.Cha mẹ thương con thì nên hạnh phúc khi nhìn con mình hạnh phúc,đừng vì cái ích kỷ của mình mà làm khổ cả đời con đời cháu.
Chuyện "mẫu hệ" trên thế giới đã có từ ngàn xưa.Nếu đàn ông đủ bản lĩnh,giỏi giang để lèo lái gia đình thì vợ họ đã không phải ra tay.Làm ra nhiều tiền hơn vợ chỉ là giỏi về một mặt,để "run" cả cái gia đình,nhà cửa,con cái không phải là chuyện đơn giản.Lo lắng,ôm đồm nhiều thì mệt chứ có sướng ích gì.Nếu anh không cáng đáng nổi thì để vợ lo cho,có gì mà phải hơn thua càm ràm.
26/09/201920:59:01
Khách
Bà bạn tôi góa bụa nhưng xui xẻo chỉ có 4 đứa con trai mà không được mống con gái nào. Nay cả 4 đứa đều có vợ và đứa nào cũng dọn nhà ở gần bên Ngoại . Vì vợ muốn thế.
3 đứa con trai nhỏ biết nghe lời vợ thì gia đình còn tồn tại, chỉ thằng con lớn là có hiếu, và có vẻ thương mẹ ngang bằng với vợ, thì gia đình nó hục hặc, và nay sau 7 năm thì vợ chồng nó đã ly dị.
Cho nên, các đàn ông trẻ thời nay mới là giới cần phải đòi bình quyền, chứ không phải là đàn bà.
25/09/201923:12:38
Khách
Phụ nữ sống ở nước Tây phương, thực ra phải nói là đã lấn lướt quá xa về cái gọi là bình quyền.

Tôi thấy tất cả các cháu trai, em trai, con trai của tôi cũng như của bạn bè, đứa nào muốn được yên ấm cửa nhà thì phải biết chiều theo ý vợ.
Làm cái gì, đi đâu, mua gì, thì cũng phải hỏi ý vợ. Và vợ thì quyết định mọi thứ cho dù người chồng làm lương gấp hai, gấp ba.

Có một Mục sư nói vui rằng: "Đàn ông Việt thời xưa khó khăn gia trưởng lấn áp hiếp đáp phụ nữ, nên đàn ông trẻ thời nay phải trả giá cho các cha ông của họ".
25/09/201912:37:40
Khách
Trích: “Đứng đầu là trẻ em, thứ đến là các cụ già, thứ ba là phụ nữ, rồi đến... thú cưng, cuối cùng của bảng xếp hạng này mới là đàn ông!”.
Bảng xếp hạng này không vui đâu chị. Nó là sự thật đó. Chỉ có điều thiếu gay sau phụ nữ.
Ngày hôm nay không còn mấy người như chị Bông. Lâu lâu hội họp, các bạn tôi thường giỡn xúi nhau đứng lên làm cách mạng lật đổ các bà. Tôi hỏi: “lật đổ rồi mình sống với ai? Sống với nhau hả? Thôi em chả dám đâu. Một tháng anh tắm chỉ hai lần, hôi như cú đấy.”
Bài viết vẽ lên được bức tranh của cả hai phe: bên thắng cuộc và bên đang ngất ngư. Tác giả rất công bình và thẳng thắn phê bình đúng sai của hai bên rất kỹ và rất vui.
Có một điều hơi thiếu đó là sự tham gia của hai đấng sinh thành của hai phe khuyến khích tranh đấu, giành thắng lợi:
“Sao mày sợ nó vậy. Ly dị đi cho nó biết thân. Vợ gì mà cứ sai chồng xoành sạch vậy”
“Tại sao mày cứ phải nấu cho nó sơi? Bắt nó một ngày nấu, một ngày rửa chén bát”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Nhạc sĩ Cung Tiến