Hôm nay,  

Chút Tình Với “20 Năm Viết Về Nước Mỹ”

06/08/201900:00:00(Xem: 10589)
Chút Tình Với “20 Năm Viết Về Nước Mỹ”
Tác giả: Song Lam
Bài số: 5756-20-31563-vb3080619
 
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài mới viết của bà báo tin vui: Từ vùng Đông Bắc của nước Mỹ, Song Lam sửa soạn bay về dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai mươi.

***
I.

Về lại Cali năm nay, tôi nghĩ mình chắc sẽ có nhiều nỗi vui mừng, xúc động. Chủ Nhật 11 tháng Tám này, sẽ là ngày họp mặt  năm thứ hai mươi của  chương trình giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ tại thành phố Westminter, Nam California.
Con số hai mươi (20) thật tròn, con số mùa Xuân của đời người, nhưng lại là chặng đường nỗ lực không nhỏ cho một sinh hoạt văn hóa hiếm hoi của người Việt hải ngoại. Hai mươi năm của sự miệt mài, bền bỉ để giữ vững tiếng Việt, văn hóa Việt trên xứ người.

Việt Báo Daily News là một nhật báo Việt ngữ tại California do nhà văn Nhã Ca là chủ nhiệm sáng lập từ năm 1992. Báo ấn hành hàng ngày, quanh năm không nghỉ. Chương trình giải thưởng Việt Báo “Viết Về Nước Mỹ” được khởi động từ mùa hè năm 2000, với bài viết đầu tiên “Năm Nay Tôi Tám Mươi Chín Tuổi” của ông Nguyễn Gia Mai. Cụ ông này đi bộ đến tòa soạn giao bài viết tay của ông. Từ đó tới nay, liên tục không ngày nào không có bài viết mới.

“Hai mươi năm, sáu ngàn bài viết. Và sẽ còn hơn nữa. Nhưng bên cái còn, còn bao nhiêu cái mất”. Trương Ngọc Bảo Xuân đã viết như thế trong bài “Hai Mươi Năm Viết Về Nước Mỹ” được đăng trong báo Xuân Kỷ Hợi 2019. “Cái còn” ở đây là sẽ còn thêm nhiều tác giả, và tác phẩm nối tiếp, duy trì chương trình. Và “cái mất” ở đây là những thân hữu, những nhà văn, những tác giả buổi đầu tiếp sức cho chương trình đã “giã từ” chúng ta.

Năm nay, 2019, “Viết Về Nước Mỹ” đã có đúng hai mươi hai cuốn Tuyển Tập. Bộ sách lịch sử ngàn người viết này đã được đặt trang trọng ở thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ, và đang tiếp tục được phát hành bởi Amazon. Đây là niềm hãnh diện của chúng ta, những người dân miền Nam Việt Nam di tản từ 1975 đi tìm tự do, phó mặc cho định mệnh sống chết, dù cách này hay cách khác. Từ nhiều năm trước, chương trình “Viết Về Nước Mỹ” cũng đã được vinh danh tại Quốc Hội Hoa Kỳ.  Bà dân biểu Loretta Sanchez đích thân mang văn bản tuyên dương đến tòa báo.

Hai mươi năm, Chúng ta sẽ không thể nào tưởng tượng nổi đã có tới hơn tám trăm triệu lượt người đọc Viết Về Nước Mỹ, chỉ tính riêng trên Việt Báo online, mỗi ngày liên tục có một bài viết, mỗi ngày có thêm một tác giả mới. Điều này thật sự diệu kỳ!

Tự nhiên, tôi nghĩ đến thật nhiều đến những người đã góp công gầy dựng chương trình. Bây giờ, họ không còn trẻ nữa. Vậy mà, như con ong làm mật, mỗi ngày họ vẫn làm việc ân cần, chăm chút từng câu văn, theo dõi từng câu chuyện mà những tác giả tay mơ như chúng tôi gửi gắm. Rồi còn còm cõi edit, sửa lỗi chính tả, sửa  mo-rát, lên khuôn…Ôi, trăm ngàn nỗi khó nhọc, để trao gửi cho người đọc những tin tức, những bài viết nóng hổi tình người.

Ở “Viết Về Nước Mỹ”, người viết và người đọc là một. Năm 2003, nhà thơ lão thành Du Tử Lê nói, “Viết Về Nước Mỹ đã phá vỡ bức tường ngăn cách giữa người viết, và người đọc”. Mỗi sáng ở Cali, bên tách trà, tách cà phê nóng hổi, người lớn tuổi ngồi bên nhau đọc tin tức thế giới, chính trường nước Mỹ, kinh tế Việt nam trang một, và giở trang hai đọc “Viết Về Nước Mỹ”. Trang mục này là nỗi lòng, là “chuyện nhà đem ra kể” (BX) để mong được sự chia xẻ, cảm thông với đồng hương về quá trình lịch sử đau buốt của thời cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm khi buổi đầu đặt chân đến xứ người.

“Viết Về Nước Mỹ” cũng mang đến những thông điệp quí báu về đời sống, về văn hóa xã hội Việt, những vươn dậy diệu kỳ của “người di tản buồn”, những thành công vượt trội của người Việt ở xứ người. Cũng có thể, “Viết Về Nước Mỹ” cũng chia xẻ những kinh nghiệm quý báu về nghề nghiệp, công việc làm, về pháp luật Hoa Kỳ, những câu chuyện cảnh giác trong đời sống thường ngày…

“Viết Về Nước Mỹ” cũng đã, và đang chuyên chở trăm người trăm chuyện không ai giống ai, chuyện thuốc men, bệnh tật, chuyện tuổi già an vui “tuổi hạc” với con cháu hay khắc khoải nỗi buồn lo… Nhưng, tất cả mọi tác giả, mọi câu chuyện đều muốn hướng tới cái chung, là giúp nhau sống tốt đẹp hơn, vui hơn, không những cho cá nhân mình, mà còn xây dựng một quan niệm sống cho đời con, đời cháu.

Dĩ nhiên, tác giả không chỉ là cư dân ở Cali. Họ ở khắp nơi. Có thể ở Pháp, ở Canada, ở Úc. Nhưng lớp tác giả này ít ỏi. Mặc khác, chúng ta thấy họ có thể ở Kansas, Texas, Minesota (Trung Mỹ) hay ở New York, New Jersey, Massachussetts (Bắc Mỹ). Và, mỗi năm một số tác giả sẽ tề tựu ở Cali tham dự Lễ phát Giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ”.

Tại những buổi họp mặt hàng năm, điểm đặc biệt mà chúng tôi yêu thích nhất là tất cả quý chị em phụ nữ tham dự dù già hay trẻ đều tha thướt trong những tà áo dài truyền thống Việt nam. Ban tiếp tân mặc áo dài đồng phục, mỗi năm một màu áo khác nhau. Tôi đã đọc được nỗi vui tươi trên gương mặt mọi người, vì chúng ta đang vinh danh, cổ xúy, trong công tác duy trì truyền thống văn hóa Việt, nhất là Ngôn ngữ Việt, như Tình Ca Phạm Duy từng hát: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À.a.ơi.. Tiếng ru muôn đời…”.


II.

Với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, tôi là người thiệt thòi vì đến muộn.  Chương trình đã phát triển mạnh mẽ từ năm 2000, nhưng vì sống ở mãi vùng Đông Bắc xa xôi, mãi 13 năm sau, mới biết là có sinh hoạt này.

Số là năm 2012, có người bạn gửi một số quyển sách mà tôi nhờ mua ở nhà sách Tự Lực ở Nam Cali, lại có gửi kèm theo vài tờ báo Việt ngữ mà tôi không hề mong đợi. Trong số đó có tờ Việt Báo, và tôi, từ đó, đã trở thành thành viên của gia đình “Viết Về Nước Mỹ” cho đến nay.

Xin được nói đôi chút về mình: Vốn yêu thích văn chương từ nhỏ, nên khi lên đại học, tôi chọn học ban Văn chương Việt nam. Ra trường đi dạy môn Ngữ văn ở các trường trung học ở Saigon hơn hai mươi năm trước khi định cư ở Hoa Kỳ.
Vì cuộc sống bộn bề khi chúng tôi “tay trắng tay trơn” bận lo toan cơm áo gạo tiền, nuôi con ăn học, tôi đã bỏ quên sở thích, và nỗi đam mê của mình.


Trôi nổi qua nhiều bang ở miền Đông-Bắc Hoa Kỳ này gần ba mươi năm, tôi không tìm được nơi nào có một tiệm sách đúng nghĩa. Đa số chỉ là những quầy hàng bán băng nhạc CD, DVD, và cho mướn phim bộ. Sách báo tiếng Việt chỉ lèo tèo
Tôi, -lúc đó- cũng không hiểu là người Việt ở đây đa số cũng ít ai muốn bỏ tiền ra mua sách mua báo.

Vùng Đông-Bắc bên này có bốn, năm tháng thật lạnh, tuyết phủ, cảnh trời ảm đạm, buồn thiu. Có lẽ, từ đó nỗi cô đơn gần như luôn thường trực trong tôi, và cảm giác lẽ loi giữa người bản xứ khiến tôi mang bệnh trầm cảm, mất ngủ gần mười năm -cho đến bây giờ, tôi vẫn còn dùng thuốc nhưng doze nhẹ hơn-. Tôi biết mình bị xáo trộn tâm lý hay bị ức chế điều gì đó, nhưng không rõ nguyên nhân.

Bà Elizabeth H. Blackburn, người đã đoạt giải Nobel sinh học đã chỉ ra rằng con người sống thọ, và khỏe mạnh không phải hoàn toàn do ăn uống tẩm bổ hay vận động tích cực mà cũng do giữ được tâm lý cân bằng. Và điều này thật đúng với tôi khi tham gia “Viết Về Nước Mỹ”.

Như đã nói, tôi yêu văn chương Việt từ nhỏ, từng có bài được chọn đăng trên nhật báo Tiền Tuyến, Tin Sáng phát hành tại Saigon trước 1975, nên văn chương với tôi là hơi thở. Bà Elizabeth cũng khẳng định rằng: “Trong cuộc sống đam mê quyết định tâm thái con người, khi có nỗ lực đạt mục tiêu, não bộ sẽ ở trong trạng thái phát triển.”

Khi tham gia “Viết Về Nước Mỹ” từ bảy năm qua, tôi thấy mình vui hơn trước, tự tin hơn trước, và qua trang viết, tôi cảm thấy mới thực sự là mình. Tôi thấu hiểu được cuộc đời chìm nổi, sự phấn đấu vượt qua số phận, và có thể làm được những điều quá sức của mình. Trong khoảng thời gian này, mỗi năm lui tới Cali, cùng bạn hữu sinh hoạt với chương trình “Viết Về Nước Mỹ” tôi như được hồi sinh.
Qua bài viết, tôi tìm được những người bạn vong niên đã “thất lạc nhau” từ sau biến cố 1975, tìm lại tình thầy trò khi các em học sinh cũ của tôi từ hơn bốn mươi năm trước nay đã thành danh nơi xứ người. Đó là tình yêu và hạnh phúc của riêng tôi. Và, tôi gặp lại những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng một thời, mà khi còn trên ghế nhà trường, tôi chỉ gặp họ trong trang sách.

Tôi có sự quan hệ tốt đẹp với họ vì “quan hệ con người với con người quan trọng hơn dinh dưỡng” (theo Elizabeth H. B). Hơn nữa “Nhân tố quyết định tuổi thọ, đứng số một là quan hệ tốt giữa người với người”

Chính sinh hoạt Viết Về Nước Mỹ đã đem lại cho tôi tình bạn trân quý mà trước đây tôi chưa hề có được.

“Ở đời thiếu bạn tri âm
Như cây thiếu nước, như trầm thiếu hương”.
(Ca dao)

Bạn tri âm kiểu Bá Nha – Tử Kỳ ngày xưa, bây giờ thật hiếm có trên đời. “Bạn” mà bản thân tôi tìm được ở Cali là bạn văn, bạn đồng nghiệp cũ từ ba, bốn mươi năm trước ở Saigon, ở Cần Thơ, hay Quảng Ngãi. Người bạn tôi tìm lại được có thể là những người lính trận trong chiến tranh Việt nam, là người đồng lứa, đồng cảm với tôi ngày xưa khi còn ở tuổi mới lớn, ngơ ngác với tình yêu…

Chúng tôi gặp nhau mỗi năm một lần tay bắt, mặt mừng, chuyện trò rôm rã, hỏi han sức khỏe, thông báo tin gia đình, con cháu học hành… Trước ngày họp mặt phát giải thưởng, chúng tôi có ngày tiền đại hội gặp nhau ca hát, chọc phá nhau ríu rít như thưở “ngày xưa còn bé”. Chúng tôi tạm quên cuộc sống khó nhọc riêng tư, quên luôn tuổi tác già nua đang rình rập bên mình. Chúng tôi từ N.J, Kansas, Oregon, San Jose, hay từ Paris, Canada về lại Nam Cali như trẻ nít được quà. Tuổi già xế bóng đầu non, nhưng mỗi người đều còn có trái tim hực hỡ lửa nóng (dù trái tim già nua có đôi khi trật nhịp) vì nghĩ rằng:

“Rồi mai đây, trăng tà soi bóng /  Ngó quanh lại, còn ai?
(Lam Phương
–Tình đẹp như mơ).

Khi “Viết Về Nước Mỹ”, người viết còn rất vui với độc giả. Nếu không có độc giả, sẽ không có tác giả - Mỗi bài viết của trang online đều có comments cuối bài. Có những bài gây tranh cãi giữa độc giả với nhau kéo dài hàng tháng, cũng có những bài viết gây xúc động dài lâu với người đọc vì tác giả đem đến một thông điệp xác đáng. Có những comments thật xúc động, an ủi cho chính tôi, thật nhiều nụ cười, và cũng thật nhiều suy nghĩ.

Trong một bài viết cách đây nhiều năm tôi có ý định “bay” về Cali, dọn nhà lần thứ mười cho chẵn số vì quá say mê sinh hoạt ở Tiểu Saigon, muốn tham gia đời sống náo nức với đồng hương. Tôi cũng ao ước đem chút hơi tàn, sức mọn của mình chuyển tải cái hay cái đẹp của tiếng Việt cho các thế hệ mai sau. Tôi muốn gầy dựng một lớp về Ngữ học, làm việc trong viện Việt học.

Đó chỉ là hoài bão thôi, chứ “mộng ước chưa thành” vậy mà độc giả comment tha thiết như vầy: “Đừng đi nhé, Song Lam. Nếu muốn viết văn, viết báo cứ ở đây, rồi chỉ cần một cái click chuột là xong. Hay là…có ai ở dưới đấy?”.

Dễ thương quá đi, lời tâm sự chân thành. Tôi tưởng tượng như độc giả này đang nắm tay tôi giữ chặt, không cho đi! Còn rất nhiều sự “giao lưu” giữa người viết, và người đọc. Thêm một lần, xin cám ơn những độc giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ.

Tác giả, và độc giả là một, là bằng hữu sớm chiều, dù chưa hề gặp mặt, chỉ đổi trao qua lời comments qua trang online Việt Báo. Trang mục này bổ ích biết bao. Với tôi, đó là thứ thuốc Collagen hay Fucoidan giúp tôi yêu đời, yêu người, vui sống.

III.

“Viết Về Nước Mỹ” có được hai mươi năm thành công là nhờ sự đồng hành của độc giả với tác giả. Và trên hết là tâm huyết của Ban chủ biên Việt Báo miệt mài với công việc ban đầu từ năm 2000. Xin cho chúng tôi, những người viết không chuyên, nói lời cảm ơn chân thành nhất. Quý vị đã mở một “sân chơi văn hóa” để chúng tôi được chia xẻ, được cảm thông những nỗi niềm riêng tư, những nhận định về thế giới quan, nhân sinh quan…

Từ đó riêng tôi thấy vui hơn, quên đi “những căn bệnh tiêu hóa khó chữa” hay những “bệnh viêm cả đời không khỏi (theo Elizabeth H. B).

Bây giờ, trời đã sang Xuân. Mùa Hè rực rỡ đang đến gần với nắng vàng, hoa thắm, người viết xin gửi đến quý vị sáng lập, thực hiện chương mục “Viết Về Nước Mỹ”, quý bạn đọc, quý bạn văn.. một tình yêu đằm thắm của người không còn trẻ nữa, chỉ còn chút lập lòe chữ nghĩa, và sự yêu dấu âm thầm!

Chúc mừng hai mươi năm “Viết Về Nước Mỹ”, và ước mong có được hai mươi năm sau nữa.

Cherry Hill, N.J.

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
12/06/202109:31:23
Khách
tadalafil goodrx <a href="https://elitadalafill.com/">cheap cialis</a> what is tadalafil
15/05/202108:04:35
Khách
can i buy cialis in uk: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">п»їhow much does cialis cost with insurance</a> generic cialis daily pricing
https://cialisbnb.com/# cialis without presciption in usa
29/03/202108:54:49
Khách
tadalafil 40 mg from india https://elitadalafill.com/ what is tadalafil
27/03/202122:59:08
Khách
sildenafil 50mg united states https://eunicesildenafilcitrate.com/ sildenafil uk over the counter
26/03/202109:05:41
Khách
warnings for vardenafil maximum dose https://vegavardenafil.com/ vardenafil buy
09/08/201921:34:48
Khách
Rất cảm động khi đọc bài của chị SL. Mong anh chị có thể dọn về CA để có thể sống trong niềm vui và hạnh phúc trong tuổi về chiều . Luôn chúc sức khỏe đến chị và gia đinh ❤️
06/08/201922:20:22
Khách
Thật là xúc dộng khi biết chị Song Lam đã bị trầm cảm, khó ngủ... rồi cũng nhờ viết cho mục VVNM mà chị như được hồi sinh. Nghe mà thật mừng cho chị! Chị dùng chữ "sân chơi văn hoá" thật chính xác, lại rất gợi hình: muôn vàn người dập dìu vào ra, cùng múa bút, cùng tâm sự mọi chuyện vui buồn trong đời sống ở Mỹ, lồng trong những kỷ niệm xa xưa... Cùng với chị Song Lam và cùng với các anh chị em đã tham gia viết bài, xin tri ân và cám ơn công khó của toà soạn, của những người có công trong việc tổ chức, các giám khảo chấm bài, các vị có công duy trì và cả những vị hảo tâm bảo trợ cho mục Viết Về Nước Mỹ. Xin đa tạ.
06/08/201909:14:39
Khách
Bài viết thấm đẫm tình nhân ái. Sao nghe như đâu đây vang vọng tiếng reo vui!
Em kính chào chị.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,798,096
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Lễ Phục Sinh 2017 là ngày Thứ Năm, 24-11 chính thức là ngày 16 Tháng Tư, nhưng Mùa Mục Sinh đang bắt đầu. Mời đọc bài của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010:
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Nhạc sĩ Cung Tiến