Hôm nay,  

Diễn Hành Văn Hóa Việt ở New York

06/07/201900:49:00(Xem: 11654)
Tác giả: Trần Như Nguyện
Bài số: 5731-20-31538-vb7070619

Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.

T. Nhu Nguyen_NY 2019
Người viết và Police Band.
Xe hoa DHVN NewYork 2019
Xe hoa Văn Hóa Việt.
Xe hoa San Jose_NY 2019
Nhóm Cung Đình, San Jose.


***

“Đi New York tham dự Diễn hành Văn hóa Quốc tế 2019 là phải có bài "Viết về nước Mỹ" cho tôi đọc đó nhen! Quên  thì đừng nhìn mặt nhau.”

Trời ạ!  Đó là tin nhắn của cô bạn ở xa, một độc giả Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo Online. Thật khó ngờ giữa người viết và người đọc VVNM gắn bó đến mức này. Vâng, không thể phụ lòng bạn. Xin viết.

Ngày 8 tháng 6 năm 2019, lần đầu tiên trong đời tôi đến New York City để tham dự Diễn hành Văn hóa Quốc tế lần thứ 34 trên đại lộ 6th Avenue.

Muốn hình dung mức độ tối tân, thịnh vượng của New York, chỉ cần đối chiếu vài con số. Dân số New York hiện là   8 triệu 555 ngàn, so với Shanghai trên 24 triệu, nhưng  New York là thành phố dẫn đầu thế giới về nhiều mặt.   Tổng sản lượng (GDP) của  New York hiện trên 19,000  tỷ đô la, trong khi cả nước Nga với dân số 144 triệu 500 ngàn, GDP chưa được 1.600 tỷ.

Với quảng trường Times, quả cầu pha lê, tòa nhà One World Trade Center, trụ sở Tổng hành dinh của Liên Hợp Quốc và tượng Nữ Thần Tự Do, New York luôn là hình ảnh được quan tâm từ khắp thế giới, niềm tự hào thế kỷ của nước Mỹ.

Như mọi năm, Cơ quan Di dân Quốc tế (International Immigration Foundation) là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức cuộc  Diễn hành Văn hóa Quốc tế. Cuộc diễn hành năm nay được sự tham dự đông đảo của cộng đồng Việt tại khắp Bắc Mỹ.

Từ thành phố Houston - Texas, thế hệ nửa chừng xuân như tôi đã cùng  lên đường với cộng đồng, và tôi thấy mình như con nhỏ quê mùa lơ ngơ giữa biển người qua lại tại Times Square.

Mùa hè, dân bản xứ, du khách từ các quốc gia về đây đông hơn, vô tình được dịp ngắm những trang phục truyền thống Việt Nam mà các phái đoàn tỏa ra từ các hướng về trung tâm. Họ trầm trồ khen đẹp và xin chụp ảnh chung lưu niệm. Một bạn cùng chuyến đi thốt lên: "Quá xá là vui, khi  có dịp cho  chiếc áo dài mang bản sắc dân tộc Việt được góp phần vui đẹp với các sắc dân khác.

Theo số liệu 2014 của Cơ quan Kiểm tra Dân số của Mỹ, người gốc Việt ở Mỹ đã là 2,1 triệu - đông thứ 6 sau các nhóm di dân Mễ Tây Cơ, Ấn Độ, Trung Quốc, Phi Luật Tân và El Salvador. Năm nay, 5 năm sau, số người Việt tại Mỹ có thể đã là gần 3 triệu.

Từ các đại lộ New York, lá cờ vàng và lá cờ Mỹ cùng tung bay. Hàng ngàn đồng hương có mặt tham gia, cứ y như là một bộ sưu tập nét đẹp văn hóa Việt đang được nước Mỹ ghi nhận.

Diễn hành văn hóa quốc tế hàng năm là cuộc hội ngộ của nhiều nền văn hóa đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt năm nay, phái đoàn của cộng đồng Việt Nam lại được vinh dự dẫn đầu các di dân quốc gia khác như Tibet, Albanie... Từ Ban Tổ chức cho đến người tham gia đều mừng vui, nét mặt sáng ngời khi được thị trưởng thành phố New York, đoàn cảnh sát và Police Band dẫn đầu yểm trợ.

Đây cũng là lần đầu tiên DHVHQT 2019 đã thu hút số đông giới trẻ. Như sức mạnh biểu dương của 3 thế hệ, trên 40 phái đoàn từ khắp nơi các tiểu bang của nước Mỹ, Pháp quốc, Canada hội tụ. Một số gia đình không ngại đường xa, cả 3 thế hệ ông bà, con cháu cùng bước chung trên con đường mới là trân quý. Vài đồng hương đã rơi nước mắt khi nhận ra nhiều gương mặt non nớt có mặt với quốc phục truyền thống. Các em, thế hệ trẻ này sẽ là niềm hy vọng - chiếc cầu nối thay thế cho thế hệ đi trước trong tương lai.

Để biểu dương văn hóa Việt, một số phụ huynh của thế hệ Hậu duệ VNCH cũng có mặt gánh lấy trách nhiệm làm nhịp cầu nối cho các thế hệ 2, 3 hiểu về cội nguồn của mình. Con cháu HDVH hôm nay vẫn giữ chiếc áo tứ thân, khăn mỏ quạ, áo bà ba nón lá, khăn đóng, áo dài truyền thống trên con đường nhân bản. Các em nối bước cha ông giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp, cũng như thể hiện niềm hy vọng hưng phục quê hương.

Đẹp biết bao trong một số hình ảnh của Nữ quân nhân VNCH hải ngoại, Youth VACP Hoa Kỳ, Tuổi Trẻ Canada, các đoàn thể  với sắc phục truyền thống gây ấn tượng văn hóa đặc sắc như Nhóm Cung đình San Jose - California, cộng đồng người Việt Quốc gia Houston, Canada, VACA Philadelphia, Georgia, Nam California , Florida ...

Ca khúc trữ tình "Hello Việt Nam" của nhạc sĩ Pháp - Marc Lovoine chuyển ngữ thực sự chạm đến cảm xúc khi cất lên từ xe hoa giới trẻ:

One day I ' ll touch your soil

One day I ' ll finally know your soul

One day I ' ll come to you

To say hello ... Vietnam ...

Dẫu ánh sáng mặt trời đang sưởi ấm New York, song bóng dáng linh hồn Việt Nam trong nhịp tim người xa xứ dường như được cảm giác lan tỏa, ấm áp hơn.

Lá cờ vàng - linh hồn chính nghĩa, tượng trưng cho tinh thần dân chủ tự do đang tung bay trên tay các em giữa lòng New York. Phải chăng đây cũng là ước nguyện tự do - nhân quyền sẽ trở lại trên đất mẹ một ngày không xa? Nhìn rừng cờ của hai quê hương Việt - Mỹ, bỗng nhiên niềm cảm xúc chợt trào dâng trong trái tim của kẻ lưu vong như tôi, mà ngay cả ngôn ngữ phong phú cũng không thể diễn tả hết nổi.

Các học sinh, sinh viên vui mừng khi được trên chiếc xe hoa đặc biệt của giới trẻ. Hình thức trang trí cũng gởi gắm thông điệp ước mơ ngày mai qua hình ảnh hoa hướng dương hướng về mặt trời, cùng biểu tượng Nữ Thần Tự Do.

Thật cảm động khi nhìn các em vừa biểu diễn trên xe hoa, vừa tung tăng ca múa trên đại lộ thật là ngây thơ và dễ thương trong quốc phục 3 miền Nam - Trung - Bắc. Dù thế hệ sinh ra lớn lên trên đất người, nhưng giới trẻ vẫn không quay lưng với cội nguồn. Chỉ có trái tim nhân bản mới có thể khiến các em mạnh mẽ mỗi bước chân, hành động hơn là lời nói.

Khoảng cách quê nhà hầu hết không có nơi những người trẻ trí thức nói tiếng Việt lơ lớ nhập cuộc, thiết tha được "biểu diễn nét đẹp văn hóa nước mẹ trước thế giới". Mang trong mình dòng máu Lạc Việt, các em tự hào khi giấc mơ được biểu diễn văn hóa cội nguồn. Xuất thân thành phần trí thức, một số sinh viên, dược sĩ , kỹ sư trẻ từ Canada, các tiểu bang của Mỹ theo cha mẹ tham gia ngày DHVHQT. Hình ảnh đẹp ấy lọt vào ống kính các hãng thông tấn xã Pháp, Mỹ, Canada, RFA,VOA, truyền thông Việt tại Mỹ.

Mỗi lần diễn ra sự kiện lớn hoặc có điều gì ý nghĩa, tôi lại nhớ đến Việt báo, mong góp phần tạo nên trang sách quý giá trong kho tàng Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ.

Cám ơn nước Mỹ. Cám ơn New York - đia danh lịch sử với tượng Nữ Thần Tự Do, tay đưa cao ngọn đuốc chào đón những di dân đầu tiên tìm đến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Tri ân New York, nơi đã và đang nuôi dưỡng các nền văn hóa khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Trần Như Nguyện

Ý kiến bạn đọc
12/06/202414:04:09
Khách
<a href=https://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>generic cialis</a> eliglustat increases levels of duloxetine by affecting hepatic enzyme CYP2D6 metabolism
16/03/202314:12:51
Khách
<a href=http://buycialis.lol>cialis super active</a> Cycle 6 19 days, AF naturally, Femara 10 mg 3- 7, TI, no day 21 Progesterone
11/07/201904:05:36
Khách
Bài viết diễn tả đầy đủ và chất chứa tình cảm của người xa xứ đang hòa nhập vào đất nước mới. Cái lý và cái tình đan vào nhau làm ngòi bút của tác giả thêm tuyệt vời.
08/07/201917:47:21
Khách
Xin được vinh danh tất cả những cá nhân, hội đoàn con dân của đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã góp bao công sức, thời gian, tiền bạc để có thể tham dự Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế 2019 .

Và cũng cám ơn tác giả Trần Như Nguyện đã viết bài tường thuật cùng những hình ảnh rạng rỡ đính kèm .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến