Hôm nay,  

Tháng Tư: Những Chuyện Khó Quên

18/04/201900:00:00(Xem: 13203)
Tác giả: Ngọc Hạnh
Bài số  5665-20-31471-vb5041819

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình  tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”

 ***

Người ta nói, “Đời là vô thường.”  Cho nên hầu hết những việc vui buồn, thăng trầm trong cuộc sống sẽ nhạt nhòa, phôi pha theo thời gian năm tháng. Ít ai vương vấn, nhớ mãi chuyện ngày xưa. Nhưng cũng có những việc, những sự kiện, xảy ra dù năm dài tháng rộng vẫn nằm nguyên trong trí nhớ, mà có thể nói đến mãn đời không thể xóa bỏ được. Bây giờ đã là Tháng Tư Đen, tháng Tư đau khổ của một dân tộc từng được ca tụng là “Con Rồng Cháu Tiên,” tôi lại bị nỗi nhớ nỗi đau về những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.

Đối với tôi, dù hiện tại đang sống trên đất nước tràn trề tự do, nhưng hình ảnh gầy gò xanh xao của nhà tôi và các tù nhân khác lúc đi thăm anh lần đầu tiên ở trại cải tạo hãy còn đậm nét như in, dù việc xảy ra đã hơn 40 năm.

Năm ấy chánh quyền Bắc Việt sau khi tóm thâu miền Nam Việt Nam, đã ra lệnh các sĩ quan, công chức cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải tâp trung đi “học tập cải tạo” cho biết đường lối, nếp sống mới của nhà nước mới….

Nhà tôi là sĩ quan biệt phái nên phải tuân theo “lệnh nhà nước,” chuẩn bị hành lý đi học tập 10 ngày. Tôi sắp xếp hành trang cho nhà tôi, một ít quần áo, thức ăn loại có thể để lâu đươc. Tôi để vào, anh lấy bớt ra, bảo chỉ 10 ngày, không cần mang theo nhiều.

Tôi theo anh đến trình diện tận trường Tabert Saigon. Sĩ quan Cọng Hòa và gia đình đứng nhốn nháo, lớp trong nhà, lớp ngoài đường, tay trong tay, nhìn nhau bin rịn không muốn chia xa. Công an mặc sắc phục đứng rải rác đó đây như ngầm “hù dọa” những con người từng chiến đấu bảo vệ tự do cho quê hương mình.

Nhà tôi đi rồi các con buồn hiu, không đùa giỡn như trước. Đến buổi cơm mẹ con nhìn nhau, như no ngang, thức ăn nghẹn ở cổ. Chi bếp giúp việc cho chúng tôi 14 năm đã nghỉ từ đầu tháng. Lương giáo chức chúng tôi không nuôi nổi người làm, mà cũng không dám nuôi. Nghe đồn miền Bắc không ai nuôi người giúp việc vì sẽ gặp lắm chuyện rắc rối. Chị bảo “cho cháu ở lại với cậu mợ và các em, cháu không lấy tiền công…” tôi thấy thương lắm nhưng cũng phải để chi đi.  

Mười ngày trôi qua, lại đến 1 tháng, rồi 2,3 tháng… chẳng thấy tín tức gì, các vợ tù nhân cải tao ruột gan teo tóp. Trường Taberd chỉ là nơi tập trung. Ban đêm hàng chục xe nhà binh bố phủ bít bùng chở họ đến nơi nào không ai biết. Các bà tìm nhau hỏi thăm, mặt mày ngơ ngác, héo hon. Người có con mọn chỉ sống nhờ lương chồng càng khổ hơn nữa. Bạn bè cùng cảnh ngộ nhìn nhau chảy nước mắt. Mới bị đổi tiền, ai cũng xơ xác như nhau. Vật dụng trong nhà từ từ “ra đi không trở lại “. Chợ trời đông ngẹt người là người, bán đủ mọi mặt hàng, quần áo, tivi, nồi niêu soong chảo, chai,lọ, xe đạp, máy hát... Kẻ đứng người ngồi, chen chúc, nhốn nháo, nhếch nhác giống như cảnh nước Nga thời kỳ dân chúng lật đỗ Nga Hoàng trong các phim ảnh.

Tôi vẫn bám trụ gượng gạo đi dạy, dù lương giáo chức được điều chỉnh lại còn rât thấp nhưng nếu không dạy sẽ không có hộ khẩu, bị đưa đi kinh tế mới không có trường cho con học, tối tối  nghe dế hợp ca, chuột rắn diễn hành. Điều này do bạn bè chuyền tai nhau nhưng đủ sức thuyết phục, làm mọi người hãi hùng… Các học sinh tôi ngoài giờ học chữ còn học đan nón, vót tre trúc để làm màn tre trúc xuât khẩu, làm thủy lợi, trồng rau, trồng chuối trong sân trường…Tôi cũng phải học vót tre, đan nón… cùng với các em.  

Mãi đến bảy tháng sau ngày trình diện, nhà tôi gởi thư về cho biết “nhà nước” cho phép gởi quà với trọng lượng ấn định ghi trong thư... Bưu điện mở cửa trong giờ tôi đi dạy, lúc tôi về thì bưu điện đã đóng cửa. Cũng may có người em họ xưa là trưởng ty, nay thất nghiệp, em đem quà ra bưu điện sắp hàng với hàng trăm gia đình tù nhân khác chờ đến lượt mình gửi quà đi. Có lẻ quần áo nhà tôi đã tả tơi sau mấy tháng bị hành hạ lao động cực nhọc còn gì.

Tôi dạy Trung học đệ II cấp. Phần lớn nữ giáo chức trong trường có chồng đi cải tạo. Cô Cúc đồng nghiệp trẻ mới đổi về trường ít lâu, con mới 2 tuổi, chồng đã đi học tập. Lúc đi dạy cô đem con gởi, hết giờ đón con về. Chị giúp việc cô cho nghỉ từ khi đổi đời, căn nhà lầu 2 tầng rộng mênh mông của mẹ chồng cho nay chỉ còn 2 mẹ con cư ngụ, dia đình ở xa, chung quanh chỉ còn bạn bè, đồng nghiệp. Tầng trên có chút ít đồ đạc, tầng dưới trống từ trước ra sau, bàn ghế vật dụng cô bán dần, đề đi chợ và đi thăm chồng. Cứ đầu tháng vào giờ giải lao cô nhắc tôi chuẩn bị hồ sơ để nộp đơn. Bao giờ trong cặp 2 chị em ngoài sách, tập để dạy học còn có đơn, giấy tờ phường khóm chứng nhận để xin chồng được tự do. Nếu trong 1 tháng không có tin tức gì là xem như đơn đã bị vứt vào sọt rác, tất cả giấy tờ hồ sơ nôp lại như lúc đầu..  

Tuy có con mọn nhưng Cúc vẫn đi làm thủy lợi như các nhân viên khác. Nhà tôi ở quận nhất, nhà Cúc ở bến Chương Dương, địa điểm thủy lợi ở xa tít bên kia bên đò Thủ Thiêm, ngoại ô thành phố. Chúng tôi phải có mặt ở địa điểm thủy lợi vào 6 giờ sáng để làm việc cho mát. Phương tiện di chuyển lúc ấy khó khăn, Cúc rủ tôi đến nhà ngủ để hôm sau cùng nhau đến nơi tập trung làm thủy lợi.  Khi chúng tôi đến địa điểm, một số học sinh đã có mặt. Theo công tác quy định, học sinh mỗi lớp 10 đến lớp 12 phải đắp con đường cao 2m từ mặt ruộng, bề ngang tù 4-5m, bề dài 6-8m Nhìn khoảng ruộng mênh mông, nước ngập trên mắt cá chân, tôi ngao ngán nhưng ông trưởng toán mừng vì đất mềm, đở vất vả. Hiệu trưởng, giám học, thầy cô giáo đều tham gia công tác. Tôi bước xuống ruộng. Chân phải đặt xuống kẹt trong bùn nhão, rút được chân phải ra chân trái lại

bị kẹt trong bùn.. Là chủ nhiệm lớp, tôi có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh hoàn tất công tác lớp mình. Nay bước đi chưa xong làm sao đào đất? Cũng may học sinh lớp 11 phần đông cao lớn. Các em giao cho tôi bình nước lạnh và mấy cái ly nhựa. Tôi có phận sự mang nước cho các em giài khát. Đào đất, đắp đường để các em lo. Các cậu giỏi lắm, hoàn thành xong phần việc  lớp mình còn giúp lớp bạn để cùng về một lúc. Nếu không nhờ các em học sinh dễ thương hôm ấy chắc cô giáo bị kiểm thảo.  

Khi đi tôi đi với cô Cúc, lúc về tôi về với cô Bich Hà. Chồng Hà là Luật sư nhưng tôi chẳng biết thời gian ấy anh ở đâu. Nhà chỉ có mẹ già, Bich Hà, chị vú lâu năm và 4 trẻ vi thanh niên. Trẻ bé nhất khoảng 3 tuổi. Thời trước Hà lái xe hơi đi dạy, đôi khi dùng Honda. Sau tháng 4 năm 1975, Hà đi dạy bằng xe đạp, thỉnh thoảng mới dùng xe gắn máy... Với 1 lương công nhân viên và 4 con dại nhưng lúc nào cô cũng tươi cười, tôi không bao giờ nghe Hà than khổ. Tôi thấy Hà giống người thiếu phụ trong Chinh Phu Ngâm:

“Nay một thân nuôi già dạy trẻ/Nỗi quan hoài mang mễ biết bao/Nhớ chàng trải mấy sương sao/    Xuân từng đổi mới,đông nào còn dư….  (CPN -Xin thưa mấy chục không sờ đến sách giáo khoa, tôi chỉ nhớ đại khái, chưa chắc đúng hoàn toàn)  

Sau 1975 chương trình giáo dục đổi mới, đổi đến…khác người! Các giáo viên sau giờ dạy phải ở lại trường soạn “giáo án,” làm việc đủ 8 tiếng 1 ngày. Trước kia giáo sư đệ nhị cấp dạy 16 giờ 1 tuần. Vị nào vừa dạy lớp thi, vừa làm chủ nhiệm như cô Bích Hà chỉ dạy 14 giờ một tuần. Sau những giờ đó ai muốn dạy thêm trường tư hay làm gì thì tùy ý. Nay mọi sự thay đổi. Trường có thông lệ họp tổ các bộ môn mỗi tuần. Họp xong ai cũng về muộn. Trời tối thui, đường xá vắng tanh.. Lâu lâu có chiếc xe lam chạy qua cổng trường đã đầy khách. Tổ Pháp văn của Bich Hà xong trước, tổ Việt Văn của tôi bao giờ cũng về trễ. Dù trể Hà luôn luôn chờ để đèo tôi về khi bằng xe gắn máy, khi bằng… xe đạp, từ quận tư Khánh Hội về quận I Saigon, xong mới về nhà Hà ở Bà Chiểu, Gia định.  Biết Bích Hà có con mọn tôi cũng sốt ruột lắm nhưng Hà không đèo về thi chẳng biết bao giờ tôi mới đến nhà,  ban ngày tôi còn đi bằng 2 chuyến xe lam và chờ rất lâu, ban đêm thì vô phương... Trước kia nhà tôi đưa đón. Hà thương bạn nên “cưu mang”, đèo đi về ngày 2 lượt. Cả năm tôi mới được đổi về trường Trung Học Đệ II cấp quận I gần nhà, đi 1 chuyến xe lam là đến nơi. Bich Hà dịu dàng, nhanh nhẹn, hay giúp đỡ người khác. Ai có tâm sự chuyện trò với Hà là phiền muộn vơi đi nhiều lắm. Giáo sư Bùi bich Hà và gs Nguyễn trung Hối thường đứng lớp thay mỗi khi tôi đi thăm nhà tôi ở trại cải tạo hay ở vùng quê  tỉnh nhỏ miền Tây. Về sau, khi được trả tự do nhà tôi phải về thôn quê, không được ở thành phố.

Nhớ lần đầu đi thăm nhà tôi nơi trại cải tạo Tây ninh. Khoảng 3 giờ sáng, chị bạn chồng là giáo chức, cùng tôi và con trai lớn 13 tuổi đã thức dậy ra xe đò dù xe khởi hành 5 giờ. Hành khách chật như nêm, trể là hết chỗ. Có người phải đứng suốt từ Saigon đến Tây ninh, quà ôm vào lòng, không có chổ để. Đến Tây ninh các vợ tù phải đi bộ khoàng đường dài, xe không được đến gần khu cải tạo. Những hôm giấy phép cho thăm 8 giờ sáng là phải đến khu cải tạo từ chiều hôm trước, ngủ qua đêm trong chòi lá dân cất gần khu cải tạo để làm rẫy. Tuy chòi lá nhưng cũng rộng, có 2 bộ ván thô và dụng cụ làm bếp. Nền nhà là đất khô, thân nhân tù ai đến trước được nằm trên ván, ai đến sau nằm trên nền đất. Ban đêm gió lạnh thổi vi vu, tối ếch nhái, ểnh ương kêu uềnh oanh nghe thật buồn thảm, vậy mà người tù đã phải chịu đựng hàng đêm. Vất vả cả ngày nhưng các bà chỉ găp chồng chừng một vài tiếng là chia tay. Thật là “dùng dằng nửa ở nửa đi, bước đi một bước thì quay lại nhìn…”.Tuy nhọc nhằn vì đường xá xa xôi nhưng tôi tự an ủi rằng nỗi khổ của tôi so với các người vợ phải ra tận miền Bắc thăm chồng bị đi đầy ra ngoài đó thì thật chẳng thấm vào đâu,  

Sau biến cố 1975, gia đình tôi dù có phương tiện ra nước ngoài nhưng nhà tôi thương Mẹ già hơn 80 tuổi, không nở bỏ đi. Do vậy mà bị đày đọa hàng bao nhiêu năm trên chốn núi rừng. Lúc học tâp về, nhà tôi nói muốn rời Việt Nam “bằng mọi giá” dù Mẹ chồng tôi đã già yếu hơn trước…  

Nay thì các đồng nghiệp phần lớn đều định cư ở các nước tư do, Mỹ và các nước phương Tây. Ai nấy nếu không được công thành thì danh cũng toại. Chị Bùi Bích Hà không theo nghề dạy học mà là nhà văn, nhà báo. Cô giữ mục “Bạn gái nhỏ to” trên đài phát thanh (?)và là Chủ nhiêm, chủ bút tờ nguyêt san “Phụ Nữ Gia Đình”, con gái Út cô theo nghiêp bố làm luật sư ở ?. Giáo sư Nguyễn Trung Hối nay là nhà văn, anh định cư Hoa Kỳ đã bao nhiêu năm rồi. Cơm gạo xứ tự do làm ngòi bút anh trong sáng nhẹ nhàng hơn. Cô Cúc cũng đã cùng chồng đến Hoa kỳ sống đời tự do thoải mái. Cô có thêm câu con trai thứ 2, con trai lớn cô đang học đại học.  Tôi quên hỏi bạn về số phận căn phô lầu ờ bến Chương Dương. Tuy ít cơ hôi gặp gỡ bạn bè nhưng tôi vẫn nhớ những ngày thứ Sáu quý báu trong nhưng năm cơ cực, khi mà các bạn thay tôi đứng lớp để tôi đi thăm nhà tôi trong trại tù.

Từ ngày sang Mỹ sống đến nay, mỗi năm gần đến tháng 4, là nhưng sự đau khổ ngày xưa lại làm cho tôi buồn đau đớn.  Trong khi công đồng, báo chí Việt hải ngoại khắp nơi rầm rộ tổ chức thắp nên để nhớ hận về những ngày tháng Tư thương đau ấy, đã đưa đẩy hàng triệu dân Viêt nam rời khỏi quê hương, tôi lại bâng khuâng đau khổ nhớ về những chuyện ám ảnh ngày xưa, nhớ họ hàng, làng nước bên quê nhà, nhớ ngôi nhà xưa và vườn cây ăn trái trĩu quả của ngoại.

Hôm nay tháng Tư Đen lại về, theo gợi ý của một người bạn nhà báo và cũng để cám ơn các đồng nghiệp, bạn bè thân mến ngày xưa đã giúp đỡ tinh thần hay vật chất, an ủi tôi trong những năm tôi lầm than, cơ cực, tôi ngồi ghi lại những việc đã qua.

Tôi thật cám ơn giáo sư Bùi Bích Hà nhiều lắm, cầu mong bạn luôn nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Tôi cũng cám ơn các em học sinh thân yêu đã học hành tử tế, đã giúp tôi, cô giáo khổ đau tay yếu chân mềm mà hoàn thành các công tác lao động thủy lợi cho tôi. Tôi cũng xin cầu nguyện cho các em hoc sinh cũ của tôi tuổi còn trẻ đã bị đẩy đi rồi bỏ mình nơi chiến trường Campuchia hay chết thảm trong bỉển cả mênh mông trên đường vượt biển.

Nhờ đại gia đình, bạn tốt, con ngoan và các hoc sinh thân yêu giúp tôi thêm nghi lực vượt qua những khó khăn ngày ấy cho nên tôi mới tồn tại trong cuộc sống đọa đày để rồi có được diễm phúc sống trên đất nước tự do này... Tôi đã thành người vô sản chuyên chính khi chính quền mới tóm lấy quê hương tôi. Ruông vườn, nhà cửa ông bà để lại, tôi không còn làm chủ nữa. Đến xứ Mỹ với bàn tay trắng, chúng tôi phải làm lại cuộc đời từ đầu nhưng nghĩ lại cũng còn may mắn hơn nhiều đồng bào di cư tư miền Bắc. Các vị ấy di cư đến 2 lần. Tôi thành thật câu mong các bà vợ gia đình cải tạo sẽ quên đi quá khứ nhọc nhằn đầy lo âu, sợ hãi, mà sống bình an, hướng về tương lai tươi sáng hơn. Tôi cũng uớc ao và cầu mong thật nhiều sao cho nước nhà Việt Nam an lạc, thái bình, dân chúng ấm no, thương yêu đùm bọc nhau như truyền thống dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa…

Viết trong Tháng Tư buồn.
Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
20/04/201914:17:14
Khách
Một bài viết hay cả về nội dung và lời văn cho ngày tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng Tư sắp đến.

Trung tướng cộng sản Trần Độ: “Tại sao khi chiếm được miền Nam năm 1975, một nửa đất nước trù phú như vậy , mà chỉ vài năm sau đã đưa cả nước vào tình trạng nghèo đói ngắc ngoải như vậy?”

" Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài. Nó tàn phá cả một dân tộc, huỷ hoại tinh anh của nhiều thế hệ “.

Đại tá điệp báo cộng sản Phạm Xuân Ẩn: Tất cả những lời nói về giải phóng trong "hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm qua" sản xuất ra được cái này, cái xứ sở nghèo nàn, rách nát bị cai trị bởi một bọn lý thuyết gia ít học, tàn bạo và độc đoán !

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Ngày 30/4/1975, từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, chưa kịp hoàn hồn, tôi đã bị Sài Gòn đánh chiếm bằng văn hóa, bằng văn học, bằng sách vở, âm nhạc...giải phóng tôi thoát khỏi ngục tù của dốt nát, của u mê, của cuồng tín ngớ ngẩn một thời, “bắt” tôi vào trường tự nguyện “học tập cải tạo” đến giờ chưa chịu thả ra.
18/04/201913:16:22
Khách
Bài viết nhắc lại những kỷ niệm năm xưa với lời văn mang mác nhẹ buồn về những chuyện không thể quên chứ không “khó quên”.
Hơn bốn mươi năm qua, lâu lâu đêm ngủ tôi vẫn giựt mình thức dậy vì nằm mơ thấy lại chúng đập cửa vào nhà tôi đánh tư bản mại sản.
Và chỉ hơn mười năm sau, chúng lột xác trở thành những tên tư bản đỏ giàu có gấp trăm lần. Hỡi những ai còn mơ mộng chúng sẽ thay đổi, chúng sẽ hoà giải, hoà hợp nên tỉnh thức đừng quá...ngu nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến