Hôm nay,  

Món Quà Mùa Đông & Số Trời Định Sẵn

15/01/201900:00:00(Xem: 11038)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5595-20-31401-vb3011519

 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.

 
***
 

1. Món quà mùa Đông

Năm nay mùa Đông bắt đầu vào hạ tuần tháng 12, nhưng cái lạnh đã đến sớm mang theo tuyết giá, đông đá trải dài từ Tây sang Đông, lan xuống cả vùng trung Đông, trung Tây nước Mỹ; những tiểu bang miền Nam nắng ấm cũng bị ảnh hưởng. Tin tức thời tiết cập nhật hằng ngày cho biết thời tiết thất thường, mọi người khi đi ra ngoài trời đừng quên mang theo áo ấm, dù che... sẽ dễ bị bệnh, mất vui trong những ngày lễ "Holidays".

Những người sống ở những tiểu bang "sunshine" nóng ấm, không còn "khoe khoang": năm nay được nhìn thấy hoa tuyết lửng lơ ngoài khung cửa, trên kiến xe có đông đá, nhiệt độ xuống gần 40 F rồi đó nha!

Dù kinh tế có thăng trầm, thời tiết có thay đổi thất thường, nhưng trong lòng mỗi người vẫn rộn rã không phân biệt giàu sang quyền quí hay nghèo khổ bần hàn.

Lễ Tạ Ơn, vào ngày thứ năm, thứ tư của tháng 11 qua nhanh, mỗi người đều có dự tính cho mùa lễ; mà ngộ thiệt, sau mùa lễ đều nghe người ta than thở, "bị vỡ kế hoạch". Sau lễ Tạ Ơn, người ta sắp hàng dài trước cửa hàng "đại hạ giá", để hâm nóng cái không khí hội hè mỗi năm, để mua hàng mới thay hàng cũ, làm quà cho người thân, bạn bè thân hữu.

Những người làm nghề "services", có một mùa bận rộn, phải làm thêm "over times", theo luật định thì đương nhiên được công ty, hảng xưởng trả thêm tiền phụ trội. Những đứa con lên tiếng: mùa nầy có nhiều việc, nên càng thêm bận rộn,... Tôi đề nghị thội thì năm nay "án binh bất động", mọi người ở đâu thì ở đó... chờ quà!

Cũng như mọi người, tôi xem mấy tờ "flyer" quảng cáo, lên "online" tìm hàng giảm giá,... Đây rồi, cái máy "chính hiệu" USA, chỉ còn 50% so với ngày thường, tôi tức tốc lên xe đến cửa hàng, chỉ còn lại một cái duy nhất. Tôi lấy ngay, để lên xe đẩy ra tính tiền. Người thu ngân "scan" vào cái "stamp" mã số trên máy, số tiền hiện ra... Cô thu ngân nhìn mặt tôi rồi hỏi:

- Ông lấy cái nầy ở đâu vậy?

Tôi chỉ ở đàng kia kià. Rồi cô quay qua hỏi thêm một cậu đồng nghiệp gì đó không nghe rõ. Cuối cùng tôi trả tiền, vui mừng vì mua được món hàng "clearance 50% off".

Nhưng chỉ hơn mươi ngày sau, tôi chở cái máy trả lại, vì nó dở chứng không chịu chạy, lưng tôi muốn vẹo, khi vận hành nó! Trong khi xếp hàng chờ tới lượt mình, nhìn lên tường phía sau của những nhân viên nhận trả hàng có hàng chữ: "Our goal are to service our customer".

Dù làm rất vất vả, nhưng họ luôn luôn vui vẻ và không quên những câu: Thanks, see you again, you have a great day,... Lâu ngày thành quen tai, thiếu những câu nói "đầu lưỡi" giống như khi nấu ăn không có gia vị, nhạt nhẽo lắm!

Theo tài liệu mà tôi đọc qua, là vì những hàng bị trả lại, các công ty mất nhiều tỷ Mỹ kim.

Sau khi trao đi, nhận lại... tới ngày, tôi trân trọng mở những gói quà của những người khác màu da, chủng tộc mang những ý nghĩa khác nhau làm ấm lòng kẻ tha hương! Đặc biệt: Edward, người láng giềng của chúng tôi ngoài bánh, rượu còn có thêm một tờ vé "Lotto", nhà tôi ra chợ cà số thì trúng được $10.00, rồi mua tiếp... nhưng số hên không đến lần thứ hai!

Từ khi đầu tóc tôi không còn đẹp đẽ trở nên trơn tru, khi đi đâu tôi thường đội nón, và cũng nhận được những cái nón mới từ những người thân quen. Những cái nón mà tôi nhận, thường từ các chiến hữu với hàng chữ: "Tổ Quốc-Danh Dự - Trách Nhiệm" ở phía trước mà tôi luôn luôn trân trọng giữ gìn.

Hôm nay tôi lại có thêm hai cái nữa: Một cái màu xanh lục, phiá trước có hình cái đầu của con đại bàng, mắt sáng quắc với cái mỏ màu vàng và phía dưới có ba chữ USA màu cờ Hoa. Đây là món quà của Rudy. Theo lời ke,å thì cô có người cháu từng đóng quân ở Nhật, Nam Hàn. Cô từng du lịch qua các nước Châu Á, và rất yêu thích.

Một cái khác nữa là của bà Ann, màu đỏ "bordeau", bên trên có hàng chữ HARVARD, hàng dưới "16 H 36", mà bà nhờ đứa cháu, vừa được nhận vào học năm rồi, mua dùm.

Đại Học Harvard, thuộc nhóm "Ivy League" nổi tiếng, được biết đến năm 1636, năm 1638 được mang tên Harvard University, là tên của một nhà tu, nhà chánh trị, John Harvard, đã hiến tặng hơn 400 cuốn sách cho nhà trường. Trường có nhiều ngành khác nhau, nhưng luật là nổi tiếng hơn hết. Trường nầy có tới 8  cựu sinh viên là Tổng Thống Mỹ: như Franklin, Roosewelt, Kennedy, Obama... và nhiều tài năng nổi tiếng khác. ĐH Harvard là niềm ước mơ của mọi người, nhiều sinh viên Việt Nam được nhận vào trường. Gần tôi cũng có một cháu, con của anh Tùng, chủ nhà hàng Hy Vọng, ở Calle Ocho, Miami Florida cũng được nhậân vào trường ĐH nầy, xin chúc mừng.

Ngày xưa chúng tôi phải "xếp bút nghiên theo việc kiếm cung", luôn luôn ước mơ trở lại trường học. Ngày nay các em các cháu giỏi ngoan được nhậân vào các trường Đại Học danh giá; là món quà vô giá dành cho đấng sanh thành, cho dòng giống Tiên Rồng, là món quà nồng ấm trong mùa Đông lạnh lẽo. Xin cám ơn các em, các cháu.

 
2. Số Trời Định Sẵn

Những năm đó, chúng tôi lưỡng lự giữa đi và ở. Trong dịp đi Vía Bà, núi Sam, chúng tôi qua bên kia đường, lên lăng Thoại Ngọc Hầu, lần đường leo núi. Chỉ "bò" lên được môt đọan ngắn, nhưng  đôi chân rã rời, thở không còn hơi. Tôi vừa mở miệng than mệt, thì nhà tôi đưa tay lên miệng ra dấu:

 - Núi rừng linh thiêng, không được than thở, ngồi nghỉ một chốc lát, sẽ hết mệt thôi!

Tôi định cãi lý, nhưng chung quanh có nhiều người, họ cũng ngồi thở dốc mà đâu có than thở gì! Hỏi ra mới biết, người ta ngồi chờ để xem quẻ của ông thầy mù. Nhà tôi đề nghị:

 - Sẵn dịp mình chờ để xin quẻ nhe!

Trên triền núi gió thổi vù vù, mát lạnh; xa xa những vầng mây trắng tự do bay giữa bầu trời vô tận, kéo theo cái bóng râm, đi khắp mọi nơi; đôi khi dừng bước nghỉ ngơi nơi đồi núi... rồi tự tan biến, khi thời tiết thay đổi.

Bên kia là đồi Bạch Vân cheo leo đơn đôc, nhìn xuống là những xe cơ giới đang khai thác đá. Xa hơn là chợ Bến Đá, có con đường thẳng dẫn vào Nhà Bàn, Bảy Núi huyền bí.

Cái am của ông thầy mù, một phần dựa vào vách núi, phần còn lại được xây bằng những cây vuông, tròn được tô điểm bằng những hàng chữ đỏ vàng lạ mắt. Tới lượt tôi được gọi vào, bên trong am đèn nhang sáng rực. Ông thầy bói mù đang ngồi trên bộ ván trải chiếu bông, đầu không tóc, mặc áo lam như một nhà sư, đôi mắt đeo kiến râm của người mù.

Ông hỏi tôi muốn xem gì? Tôi kể, là gia đình tôi viếng miếu Bà xong, rồi leo núi, vô tình biết được ông thầy nên vô xem thử... xin thầy cho vài lời chỉ dạy.

Ông bảo tôi đưa bàn tay cho ông. Sau khi lật ngược lật xuôi, hết sờ, tới nắn lần theo đường chỉ tay. Tôi cảm thấy như có một dòng điện truyền vào, làm tôi thẫn thờ. Nhà tôi ngồi kế bên, thúc vào lưng làm tôi bừng tỉnh.

Sau đó ông thầy mù cho tôi lời tiên tri:

 
Số trời định sẵn, dễ thay!

Năm dài tháng ngắn, nắng mai chiều tàn

"Tâm, trí, mạng đạo", dọc ngang

Bàn tay năm ngón, hèn sang, rõ ràng

Lửng lơ mây trắng, nhẹ nhàng

Phút giây bỡ ngỡ miên man nhớ hoài

Số trời định sẵn, dễ thay!
 

Đúng là số trời định sẵn, chúng tôi đến định cư ở tiểu bang California, xin ghi lại để cùng chia sẻ với những người đi trước, đi chung, đi sau:

Nước Mỹ rộng lớn, diện tích gần 10 triệu cây số vuông, trải dài từ bờ Tây của Thái Bình Dương đến bờ Đông của Đại Tây Dương; dành độc lập từ Vương Quốc Anh từ năm 1,776, đây rồi! Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng tôi vẫn có những giây phút đầu tiên bỡ ngỡ. Tôi tự vỗ vào mặt, xem có thật hay không?

Người xưa dạy rằng: "trường đời..." Tất cả phải đi học lại để cập nhật kiến thức, để hội nhập vào xã hội mới.

Tuổi trẻ: có căn bản, thông minh, chuyên cần, có nhiều hoài bảo... đây là nơi chấp cánh cho những tài năng.

Những người ở tuổi "nửa chừng xuân", theo các nhà khoa học thì bộ não đã được định hình, nên có nhiều khó khăn đang chờ sẵn mà họ phải vượt qua.

Những thực tế đầu tiên, mà họ gặp phải:

 - Tờ giấy xanh dollars: luôn được so sánh giá trị tương đương với tiền Đồng VN, hay qui ra vàng, mấy chỉ, mấy phân.

 - Đơn vị đo lường,  Trọng lượng: ounces, pounds tương đương bao nhiêu: grams, kilograms; Chiều dài: inches, feet, miles tương đương bao nhiêu: tấc, thước, cây số

 - Nhiệt độ: Quen dùng nhiêt kế bách phân (centigrade thermometer) hơn là nhiệt kế F (fahrenheit thermometer), mà người sống ở Mỹ thường dùng.

 - Quan trọng hơn trong giao tiếp hàng ngày, là ngôn ngữ: Người Mỹ nói tiếng Anh giọng Mỹ, khác với giọng Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi, Châu Á,... dù cho chữ viết giống nhau, làm khó khăn hơn cho người mới định cư!

Theo kinh nghiệm: những người đến trước dễ hòa nhập hơn, vì họ có gì đâu để so sánh, băn khoăn chỉ có một con đường tiến bước, với vô vàn khó khăn và họ đã có những thành tựu đáng trân trọng.

Thông thường phải mất 5 năm để người nhập cư tự lập: trả bills, tự lái xe đi đây đó, mua sắm...; 5 năm kế tiếp mới cảm nhận được cuộc sống mới, có cái nhìn xa trông rộng; nhưng có một số người lại muốn "đi tắt, đón đầu", khư khư giữ lấy cái "áo mão" ngày xưa thì đều không thành công.

Làm tôi nhớ đến chuyện xưa: trước khi được gắn trên cầu vai cái "Alfa" vàng, thì phải vượt qua "8 tuần huấn nhục", học làm người lính vô cùng vất vả. Theo nhà văn võ hiệp Kim Dung: trước khi luyện tập "công phu thượng thừa" phải tự phế võ công trước đó, cho trinh nguyên như tờ giấy trắng, thì sẽ rút ngắn thời gian tập luyện; bằng trái lại dễ bị "tẩu hỏa nhập ma", thân tàn ma dại!

Hợp Chủng Quốc Mỹ giàu mạnh, là quê hương của di dân; không phân biệt màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán, mọi người đều có tiếng nói và cơ hội vươn lên.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Nhạc sĩ Cung Tiến