Hôm nay,  

Xém Chút Thành Hồ Đồ

10/11/201800:00:00(Xem: 12934)
Tác giả: Trương Ngọc Bảo Xuân

Bài số 5543-20-31350-vb7111018

 
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.  Sau đây, thêm một bài viết mới.

 
***
 

Hôm Chúa nhựt, cô Ba có hẹn 11 giờ ra tiệm, uốn tóc.

Sợ cuối tuần hay kẹt xe, cô đi sớm. Tới nơi, coi đồng hồ trong xe, đúng 10 giờ rưỡi. Bầu trời quang đãng, sáng sủa.  Gió hơi lành lạnh. Ah... mùa thu tới rồi. Gần tiệm uốn tóc có nhà hàng cơm tấm, quán bán chè nổi tiếng nên giờ đó, chỗ đậu xe trong bãi gần gần thì đầy hết rồi. Cô phải lái ra xa xa, bãi đậu phía bên kia mới có chỗ. Đậu xe xong cô tà tà tới tiệm. Cửa tiệm còn đóng, cô dạo tới lui, vừa đi vừa nhớ chuyện xưa.

Tuy cô cũng có bằng cấp nghề này, nhưng tự cắt tóc cho mình thì rất khó. Có vài lần cô thử xây lưng vô tấm kiếng, ngó ngược ra sau lưng để tự cắt tóc. Xong rồi cái đầu coi như quỷ! Cho nên, khi muốn sửa sang lại mái tóc thì phải cần tới tiệm.

Cô thích người thợ làm tóc tên Thanh ở tiệm này vì nhìn cách y cầm đồ nghề, biết ngay là người thợ cứng tay nghề rồi.

Cô Ba nhớ lúc mới học ở trường thẩm mỹ, người thầy có nói:

-Nhìn bàn tay cầm đồ nghề thì biết người thợ giỏi hay không. Tay cầm kéo cầm dao hay tông đơ, phải cầm cho chắc chắn khi cắt tóc và biết nới tay khi tỉa. Những khi muốn nhấp nhấp đuôi tóc thì phải biết thả lỏng nhưng không được làm rớt kéo, rớt dao. Cây kéo luôn luôn để giữa khớp xương thứ nhứt và thứ nhì của ngón tay, lúc nào cũng giữ để mũi kéo không chĩa vô da đầu của khách.

Trời, mới vô học nghe vậy thấy sao mà khó hiểu, khó làm quá. Vậy mà, học kỹ lưỡng, chuyên cần tập luyện, lần lần cũng hiểu rõ những lời dạy của thầy. Rồi khi đi thi ráng thực hành, đừng để phạm những lỗi an toàn để bảo vệ khách. Sáng sớm đi thi, tới chiều có kết quả. Cầm cái bằng trong tay, sung sướng và tự tin, y như lời thầy cô đã nói:

-Ra trường xong phải ráng thi cho đậu. Cầm trong tay cái văn bằng đi làm, giữ đúng luật, không bị chủ và đồng nghiệp khinh thường và mình khỏi phải lo sợ. Đi làm lậu, lúc nào cũng hồi hộp, không biết Thanh Tra tới xét lúc nào và mỗi khi bị xét, phải chạy tứ tung tìm đường thoát ra khỏi tiệm.

Rồi thầy thêm câu này:

-Cũng thời làm việc như người ta, tại sao không cố gắng làm cho giỏi cho khéo?

Chính nhờ vậy mà trong khi chờ ngày đi thi, cô Ba đã xin vô tiệm ăn làm tạm thời chớ không a dua theo mấy nhỏ bạn cùng lớp, ỷ tay khéo nghề giỏi, vô làm chui trong tiệm uốn tóc, nhưng, chỉ được cầm chổi quét dọn làm vệ sinh hay khá lắm thì được cho sơn móng tay mà thôi. Nhưng, có điều hại cũng có điều lợi. Những đứa bạn làm chui chuyên sơn móng tay ấy, sau nầy ra nghề tụi nó đầy mình kinh nghiệm. Đó là vì, những tiệm làm nails đông khách, họ làm theo kiểu dây chuyền. Sau khi thợ chánh đắp bột xong, họ đẩy khách qua cho mấy cô thợ chuyên môn sơn móng tay hay trang trí cho móng để rảnh tay mà lãnh khách khác.

Không khéo không mau sao được khi mà, thay vì mình chỉ sơn cho người khách của mình, ngày được mấy người? còn thợ chuyên sơn móng tay, mỗi ngày họ sơn cho tất cả khách, tổng cộng có thể lên tới hai, ba chục người, đủ để rút kinh nghiệm và lẹ như gió rồi.

Trở lại tiệm. Vẫn còn đóng. À, chắc chưa tới giờ, chắc đúng giờ họ mới mở, vậy thì, đi vòng vòng khu này coi họ bán những gì ngoài thức ăn.

Cô Ba thấy có tiệm bán computer, đồ phụ tùng... chưa mở cửa. Có tiệm bán và sửa giày, tiệm giặt ủi và sửa quần áo. Ờ, vậy biết chỗ rồi nay mai khi cần nới eo áo dài thì chạy ra đây. Có quầy bán quần áo con nít người lớn. Cô thấy họ treo lên tường và từ trần nhà thả xuống những chiếc áo dài may sẵn thướt tha đẹp quá.

Nhớ “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” thân hình còn mỏng lét, đã vậy còn đính thêm sợi dây cột siết lại cho cái eo thắt nhỏ như eo con kiến con ong. Bây giờ, muốn nong vô áo thì phải tháo “ben” trước “ben” sau.

Có nơi bán đồ tạp hóa, văn phòng lo du học, du lịch, hôn nhân, bán vé máy bay... và ô kìa, thêm một tiệm uốn tóc nữa. Trong một khu mà có tới hai tiệm, nhưng chỗ này có làm nails. Trong tiệm đã đầy khách, những người thợ làm nails đang cắm cúi giũa móng tay móng chân, thấy thương.

Trở lại tiệm tóc, lạ thiệt nha, cửa vẫn còn đóng. Muốn cho bớt sốt ruột, cô đánh thêm vòng nữa, khám phá ra phía sau có một con hẻm. Ngộ quá. Con hẻm tráng xi măng rất sạch sẽ. Có nhiều tiệm nho nhỏ, bán đủ thứ, đặc biệt là môt quán cà phê sinh tố, đã có đông khách, đa số là thanh niên, chộn rộn nói cười thấy vui quá. Sáng ra quán uống cà phê gặp bạn bè, là một thói quen của nhiều người, đa số thuộc phái nam đây rồi.

Cô quành trở lại tiệm tóc, ủa sao lạ vầy cà? vẫn còn đóng. Bực mình, cô nghĩ, chẳng lẽ tiệm tóc mà cũng xài giờ giây thun sao ta? Trời ơi, đã rất lâu rồi cô Ba không đi dự bất cứ tiệc cưới nào đãi theo kiểu Việt Nam chỉ vì sợ cái tật đi trễ ít lắm cũng cỡ hai tiếng đồng hồ của người Việt.

Cô nghĩ, chẳng lẽ cái tật xấu nầy lây lan qua nghề làm đẹp nữa sao ta?

Hay là mình nghe lộn, Thanh nói “sáng thứ hai” mà mình nghe ra là “sáng mai?” Nếu vậy thì phải hẹn bác sĩ đi khám cái lỗ tai mới được.

Ngó qua bên ngoài tiệm cơm tấm có cái băng ghế cho những khách chỉ mua thức ăn đem về, ngồi đợi, nên cô cũng qua xề xuống ngồi. Một ông đang ở đó, tay cầm cuốn tạp chí đọc. Liếc vô quán thấy trên quầy có để một chồng tạp chí, cô bèn vô xin một cuốn.

Lật qua lật lại cuốn tạp chí đọc gần hết rồi mới thấy cô Thanh  vừa đi vừa cười cười nói nói với một cô, tới mở cửa. Thở phào nhẹ nhõm, cô đứng dậy nối gót theo sau. Trong lòng cô Ba không được vui, đã đi trễ rồi còn thêm một người khách nữa, hẹn với mình 11 giờ, vậy chắc cổ tính làm cho hai người cùng một lúc hay sao? Tới chừng nào mới xong đây? Vả lại mình là  người tới trước mà, thấy Thanh bắt đầu giũ cái khăn choàng qua cho cô khách kia, cô Ba lên tiếng:

-Tui có hẹn 11 giờ, chắc tui tới sớm quá nên đợi nãy giờ hơi lâu.

Cả hai người cùng nhìn cô, rồi Thanh nói:

-Dạ đúng. Chị có hẹn 11 giờ nhưng bây giờ mới có 10 giờ thôi. Đổi giờ rồi chị ơi.

Cô Ba chưng hửng, rồi chợt nhớ ra, bật cười:

-Trời đất! Tui quên sửa giờ rồi. Đáng lẽ phải lùi lại 1 tiếng. Trời ơi, sao cái vụ đổi giờ này làm mình lộn xộn quá đi. Hồi đó còn đi làm thì người này nhắc người kia còn bây giờ hai vợ chồng đã hưu trí rồi, ngày giờ ít để ý. Thiệt tình!. Vậy là tui tới đây hồi 9 giờ rưỡi, đợi đúng 1 tiếng rưỡi!

Cô khách và Thanh cùng nói:

-Dạ. Trong cell phone nó đổi giờ sẵn cho mình mà.

Cô cũng cười:

-Tui có mở ra coi đâu mà biết. Khi có chuyện khẩn cấp mới xài  thôi.

Rồi cả ba cùng cười vui vẻ. Thì ra cô Thanh này hẹn khách rất đàng hoàng. Người khách đầu tiên lúc 10 giờ, xong người này thì mới tới lượt cô Ba hẹn lúc 11 giờ. Vậy mà cô Ba đã thầm trách oan cho Thanh.


Nhớ hồi cô Ba còn đi làm, vụ quên sửa đồng hồ nầy xảy ra một lần rồi. Mùa thu năm đó, 5 giờ sáng ra đường đi làm cô thấy sao trời còn tối quá, tối hơn mọi khi, sự việc xung quanh như hơi khác nhưng cũng chưa để ý gì cho lắm. Tới sở, vô bãi đậu xe, tối thui, vắng hoe.

Lấy làm lạ, nghĩ trong bụng, chắc đèn bị đứt bóng, xa lộ bị kẹt xe? Thường thường, đáng lẽ giờ đó học trò đi thi đã tới khá bộn rồi kia mà.

Cô leo 80 nấc thang để lên tầng làm việc ở lầu bốn. Văn phòng cũng còn tối hù. Ở đây họ để đèn tự động, đúng giờ nó mới sáng. Mở cửa văn phòng, cô vói tay bật công tắc đèn.

Để túi xách lên bàn, bỗng dưng ngọn đèn trong đầu cô cũng phựt lên. Trời trời!. Đổi giờ. Thôi rồi. Đổi giờ mà cô quên vì hôm thứ sáu cô nghỉ làm nên hổng nghe ai nhắc. Cả tuần lại đi chơi xa nữa, tối chúa nhựt về tới nhà quá trễ, lăn ra ngủ rồi chuông báo thức kêu dậy, xớn xác, đi làm.

Thế là sáng hôm đó cô ngồi trong văn phòng đợi cả tiếng đồng hồ!

Mới mấy tuần trước, một bạn đồng nghiệp đã chết bất đắc kỳ tử. Ngồi một mình trong văn phòng, mấy phòng xung quanh còn tối, vắng lặng, tuy không sợ ma nhưng sao thấy ớn ớn. Có lúc cô như thấy bóng của người bạn ấy đi lướt qua!

Mở computer, tìm tài liệu để đọc về vụ đổi giờ mà cô cho là “lãng xẹt” này. Đây là chuyện cô đọc trên trang nhà của nhật báo Người Việt:

 

- Chuyện đổi giờ có từ thời xa xưa, từ thời ông Benjamin Franklin (1706 - 1790), một trong những người sáng lập liên bang Mỹ, là người đầu tiên nảy ra ý tưởng điều chỉnh lại đồng hồ vào mùa hè để bảo tồn năng lượng và tận dụng ánh sáng ban ngày kéo dài hơn vào buổi tối. Tuy nhiên, mãi tới hơn một thế kỷ sau, nghi thức này mới bắt đầu được thực hiện.

Vào mùa Xuân, đồng hồ được kéo cho đi tới 1 giờ từ lúc 2:00 giờ sáng để thành 3:00 giờ sáng của ngày chúa nhựt, tuần lễ thứ 2 trong tháng 3. Vào mùa thu, đồng hồ sẽ kéo cho đi ngược lại 1 giờ từ 2:00 giờ sáng trở về 1:00 giờ sáng của chúa nhựt, tuần lễ thứ nhứt trong tháng 11.

Tại sao phải đổi giờ vào lúc 2:00 sáng?

Để giảm thiểu các công ăn việc làm khỏi phải gián đoạn; như các quán rượu, nhà hàng phải phục vụ khách hàng đến 1:59 sáng và hầu hết dân chúng đã ở nhà vào lúc 2:00 giờ sáng, ngoại trừ một vài chuyến xe lửa vẫn tiếp tục chạy.

Một số tiểu bang và lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ không tuân theo luật tiết kiệm ánh sáng ban ngày gồm: Hawaii, American Samoa, Guam, Puerto Rico, the Virgin Island, the Commonwealth of Northern Mariana Island, và Arizona.

Theo khái niệm thông thường thì daylight saving, người Việt quen gọi nôm na là đổi giờ, là việc dời một giờ có ánh sáng của ban mai, khi mọi người còn ngủ, lên chiều tối, khiến người ta có thể sinh hoạt thêm, nhờ còn ánh sáng.

Nhưng từ khi ý kiến này đưa ra thực hành thì ngày càng gặp nhiều lời chê bai lẫn tranh cãi.

Bên thuận biện luận, đổi giờ là thêm thời gian có ánh sáng ban ngày để tiêu tiền.

Chúng ta ra công viên, đi mua sắm, nhưng chúng ta không đi bộ ra đó. Đổi giờ khiến người ta tiêu thụ xăng nhiều hơn.

Mấy ai rõ điều này hơn chủ nhân mấy cây xăng, lý do tại sao hiệp hội Association for Convenience and Fuel Retailing, một tổ chức vận động hành lang cho giới kinh doanh tạp hóa (convenience store), thúc giục bắt đầu đổi giờ sớm hơn trong năm.

Năm 2010, ông Jeff Miller, chủ tịch hiệp hội hồi bấy giờ, nói rằng ngành kỹ nghệ này kiếm thêm khá nhiều triệu bạc.

Ví dụ kỹ nghệ đánh golf ước lượng rằng thêm một tháng daylight saving giúp thu lợi thêm từ $200 triệu đến $400 triệu.

Khác với huyền thoại nói rằng việc đổi giờ bày ra lúc ban đầu là vì lợi ích của giới nông gia (các sách giáo khoa đều dạy như thế.)

Ông Prerau nói: “Tôi chẳng hiểu vì sao việc này trở thành một huyền thoại trong khi thực tế lại hoàn toàn ngược lại” vì đổi giờ làm xáo trộn giờ giấc của nông gia.

Mới đầu giới nhà nông chống mạnh nhất, rồi đến các tổ chức tôn giáo, vốn hay lấy giờ cầu nguyện vào lúc mặt trời mọc.

Giới phụ huynh cũng than phiền là con em họ phải đi bộ đến trường lúc trời còn tối.

Một số người khác, trong đó có ông Bill de Blasio, Thị Trưởng New York, lý luận rằng daylight saving khiến gây thêm tai nạn giao thông vào ban sáng.

Tuy nhiên báo cáo của Bộ Năng Lượng vào năm 2008 khám phá rằng việc tăng thêm giờ cho daylight saving time áp dụng vào năm 2005 chỉ tiết kiệm được 0.5% tổng số điện tiêu thụ mỗi ngày.

Trái lại ông Matthew Kotchen, kinh tế gia Đại Học Yale, nhận thấy lượng điện tiêu thụ gia tăng 1% sau khi Indiana áp dụng daylight saving trên toàn tiểu bang vào năm 2006.

Giáo sư Kotchen viết: “Kết quả đối với Indiana là tiền điện phải trả nhiều hơn và các nhà máy phát điện phát ra khí thải nhiều hơn.”

Nhiều tiểu bang, trong đó có California và Rhode Island, đang xét lại việc bãi bỏ thông lệ này. (TP)

 

Đổi tới đổi lui phiền phức quá. Nếu có lợi không nhiều mà hại không nhỏ thì tại sao phải giữ? Hoa Kỳ là quốc gia rất coi trọng sinh mạng. Nếu tai nạn lưu thông xảy ra vì vấn đề này, làm chết người, dù chỉ một người thôi, cũng đủ là lý do nên bỏ cái thông lệ này cho rồi.

Chuyện xảy ra với cô, giờ lùi lại nên đi sớm hơn một tiếng, cũng không đến đổi gì, thà ngồi đợi còn hơn đi trễ. Chuyện cô bạn đồng nghiệp của cô lúc trước, kỳ đổi giờ vào mùa xuân, mới đáng nói.

Liên tiếp hai ba năm, khi giờ đổi phải đi trước một tiếng, năm nào cô ta cũng đi làm trễ, nói là cô quên đổi giờ, báo hại mọi người phải phụ với nhau chớp nhoáng sắp đặt phòng thi giùm cho y và bà xếp phải đứng canh thí sinh cho tới khi y xách bóp đi vô.

Cô lại nhớ ông xếp đãng trí. Năm nào cũng hai lần, thư ký phải dán tấm giấy ghi hàng chữ viết thiệt là lớn, dán ngay cửa ra khỏi văn phòng “NHỚ ĐỔI GIỜ”. Khi tan sở, mọi người về hết, ông xếp phải ở lại để đổi tất cả 10 cái đồng hồ.

Sợ tánh hay quên của ông, thư ký phải dán giấy để nhắc, bởi vì đã xẩy ra rồi. Lần đó ông quên, thứ hai vô làm tỉnh bơ. Ai nấy ỷ y giờ đã đổi rồi cho nên cứ tính theo cái đồng hồ, cà rịch cà tang uống cà phê trong khi tất cả thí sinh đã tụ vô phòng đợi. Họ nóng ruột, có người tới cửa sổ văn phòng hỏi sao giờ này mà chưa cho vô thi, thư ký  mới tá hỏa chạy vô báo tin! Mọi người phải lúng túng một lúc rồi nhanh như điện xẹt, sắp đặt mọi chuyện cho người ta vô thi mới kịp giờ. Từ đó về sau mới xuất hiện tấm giấy dán lên cửa ấy.

Không biết trong giới thương mại kinh doanh thì sao chớ cô Ba mong rằng tiểu bang California nắng ấm này, hãy bỏ chuyện đổi giờ rắc rối sớm chừng nào tốt chừng nấy, cho cô nhờ. Bởi vì, xém chút nữa cô đã trở thành kẻ hồ đồ rồi, do theo thành kiến, tưởng rằng cô thợ cũng theo lề thói “không đi trễ không phải là người Việt Nam.”

Xém chút thì cô Ba đã xớn xác trách người mà quên nhìn lại mình, coi mình có đúng hay sai?./.

Trương Ngọc Bảo Xuân

Ý kiến bạn đọc
12/10/202108:28:13
Khách
cialis generic <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20mg</a>
28/02/202101:53:49
Khách
https://genericviagragog.com best place to buy generic viagra online
21/02/202111:56:42
Khách
hydroxychloroquine high <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>vitriol</a> hydroxychloroquine sulfate 200
21/02/202110:42:19
Khách
saheal <a href=https://tadalisxs.com/#>tadalafil</a> define troche
16/11/201815:20:18
Khách
Cám ơn tất cả độc giả đã đọc bài này và cảm thông với tôi.
Chúc tất cả độc giả được nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ.
Trân trọng.
14/11/201821:08:28
Khách
Rất cám ơn TG bài viết mộc mạc dễ thông cảm he, mình tưởng chỉ có người dân ở xứ (Chuột Túi) mới xài giời dây thung chớ :-) ( Cộng Đồng ta nên suy nghỉ lại mà thay đổi giờ giây thung) :-) ! Còn cái vụ đổi giờ thì tui rất tán thành vì bang Victoria mùa đông nếu không đổi giờ tối thui. Ông Xã tui cũng bị cái vụ đổi giờ nầy bị đi sớm hoặc trể cũng mấy lần lúc ảnh trẻ, nhưng giờ thì Ok rồi vì tụi nầy đã dọn về bang Queesland bang nầy nắng ấm và cũng không cần phải đổi giờ :D .
14/11/201800:53:26
Khách
Tôi cũng thấy vụ đổi giờ rất mắc công mà chẳng thấy ích lợi gì hết ngoài việc ...đi sớm đi trễ một năm hai lần lãng xẹt hà, mà đó là đã sống trên nước Mỹ lâu hơn sống ở bên nhà. Tác giả viết rất dễ thương dễ mến dễ gần. Cám ơn tg.
13/11/201802:57:01
Khách
Tôi cũng rất ghét phải vặn tới vặn lui cái đồng hồ, phiền phức quá!
12/11/201822:47:36
Khách
Đổi giờ lợi hay không lợi không biết được. Chỉ thấy phải vặn lại 6 cái đồng hồ treo tường. Có cái treo cao phải bắt thang mới sửa giờ được. Có cái to hơn hai tay ôm phải vác xuống đất. Mai mốt già làm sao leo thang đây?
10/11/201822:12:23
Khách
Đồng y’ với tác giả. Mong một ngày nào đó không còn đối giờ nữa vì mỗi mùa thu, chỉ đến 6 giờ đã tối hu rồi. Rất bất tiện vì nhiều lúc cần đi chợ sau giờ làm không đi được vì cảm thấy không an toàn trong buổi tối.

Hồi trước Như Ý cũng có cái tật đến tiệc tùng 1-2 giờ trễ. Từ ngày sinh hoạt với những người ngoại quốc đến nay, tiệc nào em cũng đến đúng giờ. Phong tục hay của họ mình nên bắt chước. Được như vậy không ai phải chờ ai, bớt phiền toái trong khi chờ đợi. NY rất thích văn phong của tác giả. Văn và người như một. Thật thà. Tự nhiên làm cho người đọc dễ mến 🙂
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Nhạc sĩ Cung Tiến