Hôm nay,  

Thiên Đàng Ảo

17/10/201800:00:00(Xem: 15536)
Tác giả: Đoàn Thị

Bài số 5524-20-31331-vb4101718

 
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.

 
***
 

Sau năm 75 chuyện đi vượt biên xảy ra như cơm bữa, cột đèn đường có chân cũng muốn đi nói gì dân Miền Nam mang tội danh “ngụy” không bị đi tù cải tạo cũng bị hành hạ trấn lột đủ điều.

Từ ngày có chương trình HO, ODP, dân Cộng Hòa có anh chị em định cư bên Mỹ được bảo lãnh đi đoàn tụ gia đình sau năm mười năm chờ đợi.

Chị Thảo mẹ góa con côi, tuy được anh chị em bên Mỹ viện trợ bao nhiêu năm nay nhưng không ai chịu bảo lãnh chị đi Mỹ.

Để tự cứu mình, chị đưa cu Toán du học Mỹ, ăn ở có bác lo, tiền học đóng vài ngàn một năm, học đại tiếng Anh để có cớ ghi danh đại học, nhiệm vụ của nó phải ở lại Mỹ để bảo lãnh cho chị sau này.

Ba năm ĐH cu Toán học cầm hơi giờ rảnh đi kiếm vợ, trên răng dưới giày bố, ăn mì gói đu xe bus, tìm đỏ mắt cuối cùng nó thôi miên “chị Xuyến” làm tiệm Lee Sandwich, lớn hơn nó tám tuổi, nhan sắc hơi khiêm tốn nên sẳn lòng cứu “em nó” khỏi cơn bỉ cực và tự cứu “chị nó” khỏi ế.

Chị hạ bút ký giấy cưới chồng khiến thằng cu nhảy cỡn lên mừng rỡ, đúng là có “tin vui giữa giờ tuyệt vọng” vì thời gian du học sắp hết hạn mà nó vẫn chưa có mảnh bằng làm tin, vẫn tì tì tà tà học Anh văn.

Cưới nhau được mấy năm vợ chồng cu Toán vẫn chưa có con nhưng thằng cu đủ điều kiện đâm đơn thi quốc tịch, sở di trú nghi ngờ nó làm đám cưới giả nên ngâm dấm hồ sơ thằng nhỏ đến chua lè.

Thằng nhóc từng là đoàn viên TNCS Hồ tặc dư sức tạo chứng cớ ngon lành để trấn an sở di trú, năm sau  Linda  Xuyến cấn thai và sinh Nancy Nguyễn,  mấy ông kẹ di trú ngậm bồ hòn đành phải nhận đơn của thằng cu.

Chị Thảo má cu Toán mừng rên, con đường đi Mỹ của chị vừa được khai thông, vài năm chờ ngày đi Mỹ đủ để chị tập tành thành “giặc kiều” (việt kiều là mị danh vixi chế ra từ nghị quyết 36 của đảng CS chiêu dụ đồng bào hải ngoại áo gấm về làng khoe khoan làm giặc).

Bắt đầu bằng chức danh má giặc kiều dù con chị chưa có quốc tịch nhưng chị biết “giặc ranh” nhà chị sẽ có quốc tịch nay mai.

Bước đầu lột xác chị tiến hành sửa sang vóc dáng, tóc tai xén gọn theo kiểu một Diva nào đó chứ không bạ ca sĩ nào cũng bắt chước đâu nhé.

Xong phần gọt tỉa ngoại hình, chị đổi tên cúng cơm hy vọng cãi lại số mệnh, tên Thu Thảo do tía má đặt hơi quê mùa không “gây tiếng vang” nên chị lấy tên Thu Hà như cô ca sĩ có tiếng bên nhà.

Từ ngày chị đổi tên, cãi số, đánh bóng dung nhan mùa thu của chị, soi gương chị không khác chị em đồng hương hải ngoại về Sàigòn chơi bao nhiêu, mặt hoa da phấn láng mướt.

Bóp, ví, kiếng mát của chị toàn hàng “viu tông, xà neo…” (Vuitton, Chanel) bên hông chợ chồm hổm, VN là bô rác tiêu thụ hàng nhái, thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại của tàu cộng mà.

Dù chị đã ngoài sáu mươi chị cố gắng mang giày gót cao cả tấc, quần tây, váy đầm mặc hết…như rứa mới đúng “đẳng cấp” người về từ bên kia… đại dương (hú hồn chưa phải từ bên kia thế giới).

Chưa hết, muốn trở thành giặc kiều thứ thiệt, chị nghĩ chị phải bước ra khỏi giai cấp thường dân hiện tại, chị phải “có danh gì với đời”để đời biết đến danh tánh mình nữa chứ.

Ca hát chị không kham nổi, làm thơ, viết văn chị tập tành liền tù tì, có công mài sắt chắc chắn thơ văn của chị có ngày sẽ nổi như cồn.

Để lấy cảm hứng, chị sưu tầm văn học Phương Tây, nhưng lò luyện nghề nhanh nhất là nốt gót mấy cây viết mới lên ở hải ngoại.

Chủ đề “Nỗi lòng người đi”, nhớ nhà, nhớ gia đình cha mẹ, nhớ người yêu cũ, tâm trạng, tâm tình, tâm tư chi đó vui buồn lai láng…tràn ngập trên các trang mạng khắp nơi.

Đọc nhiều chị sẽ “nhập tâm” biết đâu chị sẽ hạ bút cho ra đời những tuyệt tác để đời, cái khó là chị chưa từng làm kẻ tha hương, chưa thật sự nhớ nhà da diết, viết được vài dòng nguồn cảm hứng của chị cạn kiệt, tắt tị.

Không văn thì thơ, thứ nào chả là văn chương, chị chuyển qua thi ca chủ đề “Quê hương nỗi nhớ khôn nguôi”, thơ tự do của chị xuất hiện trên vài Văn Đàn hải ngoại, thế là chị chắc mẫm mình có đường lên ngôi thi sĩ.

Chị tập tành đi uống cà phê sân vườn như giới nghệ sĩ bàn chuyện văn chương, mở trang FB với biệt danh “Thu Hà Phố”, đưa hình gia đình cu Toán bên Mỹ cho thiên hạ biết chị là má giặc kiều.

Không hiểu chị ăn nói làm răng mà đi đâu dân trong nước hay nghĩ chị là người Mỹ gốc Việt, đụng phải dân hải ngoại thứ thiệt về quê chơi, nếu bị hỏi khó “chị ở tiểu bang nào?”, chị đành thành thật khai báo chị là cư dân Sàigòn Lớn cũ hơn Chợ Sàigòn Nhỏ bên Cali đến cả trăm năm.

Thỉnh thoảng bạn bè ở ngoại quốc về VN chơi, chị đến họp mặt để giới thiệu sinh hoạt văn hóa chị vừa tham gia trên mấy trang mạng ở hải ngoại, đám bạn cũ chắc chắn sẽ phục chị sát đất.

Chị đoán không sai, vài cô bạn ở ngoại quốc không nhận ra chị, Thu Thảo ngày xưa đã thay da đổi thịt không còn mộc mạc như trước, rứa chị mới có cái phây bút mang tên “Thu Hà Phố”, giá chị bạo phổi đổi thành “Hà Nội Phố”chắc chị sẽ nổi tiếng toàn cầu.

Mấy năm trước, con dâu Linda và cu Toán về Sàigòn chơi, hai đứa nó hãnh diện vì chị chơi đúng điệu như dân Tây phương.

Hôm đó chị mặc váy đầm, xách bóp “viu tông” kiếng “xà neo”, ôm bó hoa to tổ bố ngoài phi trường Tân Sơn Nhất khiến thiên hạ tưởng chị chờ đón khách ngoại quốc hay tài tử điện ảnh, đến lúc chị trao hoa cho các con, đám tò mò “hố hàng” tản hàng ngay.

Có lần chị ngồi uống cà phê với bạn bè, một gã người Mỹ gốc Việt, mặc quần short áo thun vừa nhận ra cô bạn cũ trong bàn của chị.

Gã tới bàn hỏi cô kia :

- Xin lỗi có phải chị là “Thúy ô mai” Sư Phạm Sàigòn không?

Cô kia giật mình, nhíu mày :

- Xin lỗi, tôi không nhận ra anh là ai?

Gã nháy mắt:

- Huy Ròm ban Toán đây.

Thúy tròn mặt:

- Ông thay đổi nhiều quá, sau khi tốt nghiệp ông đi đâu biệt tích giang hồ, bây giờ mới xuất hiện, đừng nói ông là công dân, Úc, Tây, Mỹ về chơi nhe.

Gã gãi đầu:

- Làm gì có chuyện đó, thầy giáo lương ít quá tui bỏ nghề về Cà Mau làm lò than, lò gạch bi giờ khấm khá mới lên Sàigòn chơi.

Thúy lắc đầu:

- Xạo vừa thôi ông kẹ, ông trắng như bông bưởi, sổ sữa như ri không là dân Mỹ cũng Úc…

Gã đính chính:

- Tui nói thiệt mà, dân ta làm ăn khấm khá cũng phát tướng ngon lành chứ đâu chỉ mấy lão ở ngoại quốc, mà ở bển họ cày như trâu chưa chắc sướng như đại gia ở đây đâu.

Thúy rũ gã mang ly cà phê qua bàn nhập bọn và giới thiệu từng người cho gã, đến phiên mình không chờ Thúy giới thiệu, chị lên tiếng:

- Tôi cũng dân Sư Phạm nhưng cấp tiểu học, cô giáo lớp Mầm (Mẫu giáo), giờ nghỉ hưu chờ giấy đi Mỹ.

Gã tò mò :

- Chị đi Mỹ theo tiêu chuẩn nào ?

Chị cười tươi rói:

- Anh cứ gọi tôi là Thu Hà cho thân mật, vâng con tôi bảo lãnh.

Gã gật gù:

- Nếu được con bảo lãnh chỉ mất vài năm thôi nhanh lắm.

Bàn tròn cà phê hôm đó rôm rã chuyện thiên đàn xứ Mỹ do chị tường trình vì chị đã đi du lịch Mỹ vài tháng trước khi đưa cu Toán đi du học.

Huy Ròm ngồi nghe chị say sưa kể về Las Vegas, San Diego, Seattle, cầu Golden Gate…, những thành phố “đi qua đời chị”thúc đẩy chị đưa cu Toán qua đó để sau này chị thực hiện giấc mơ Mỹ.

Tội nghiệp gã chủ lò gạch, lò than chi đó há hốc tưởng tượng những thắng cảnh mà hắn nghĩ chưa chắc đẹp bằng xứ Cà Mau của hắn.

Chị có biệt tài tiếp cận và làm thân rất nhanh với “bạn của bạn của chị” ở hải ngoại trong những buổi cà phê sân vườn nên chị hay đệm tiếng tây u như ri “ô mai gốc, xôi cút”, bảo sao người tại chỗ không ngộ nhận chị là “giặc kiều”.

Đúng như gã chủ lò than kia phán, trường hợp con bảo lãnh cha mẹ nhanh lắm, vài năm sau chị lên đường đi Mỹ như nguyện ước, đúng là trời thương đưa chị đến thiên đàng xứ Mỹ.

Sau khi có thẻ xanh, số an sinh xã hội..., cu Toán bảo chị phải học lái xe, học làm Nail để mưu sinh vì nó một nách vợ con không đủ sức bảo bọc chị.

Điều đáng ngại nhất là chị lớn tuổi ngũ tạng bắt đầu rỉ sét có nguy cơ ra vào bệnh viện thường xuyên mà chi phí y tế ở đây cao ngút trời xanh.

Để có tiền sinh sống, rồi học lái xe, học Nail, mua xe, cu Toán đề nghị chị tạm thời xin một chân chạy bàn, rữa chén trong một quán ăn, hay đứng bán cho tiệm bánh, xôi chè...

Đêm về nghĩ đến những ngày sắp tới chị muốn ngả bệnh, chị phải cày trong vòng năm năm, thời gian tối thiểu để chị đâm đơn xin quốc tịch Mỹ, nếu chị thi đậu, lúc đó chị có thể xin tiền gìa để sống.

Chị đã ngoài sáu mươi, chân yếu tay run, lại ngại lao động chân tay, chừ phải chường mặt đi bưng bê trong quán ăn hay đứng bán bánh còn chi cái tước thi sĩ chị bỏ công gây dựng thời gian qua.

Lấy hết can đảm chị chọn đứng bán cho tiệm bánh, cũng là lao động chân tay như đứng sau quầy bánh mì, bánh ngọt, xôi chè…vẫn bảnh hơn chạy bàn.

Giời ạ đã đi làm thuê thì việc nào cũng là công việc chân chính đáng quý, chị xếp hạng ngành này nghề nọ làm gì cho rắc rối, mà chị có phải là nhân vật nổi tiếng đâu mà sợ người ta gièm pha.

Đứng quầy bánh được vài tháng quen việc chị tạm hài lòng với công việc không quá thấp kém này, mỗi tháng kiếm cả ngàn đô, với số tiền này mà sống ở Sàigòn thì khoẻ thật.

Với bản tính lanh lẹ dẻo mồm nên khách quen cũng mến chị, hỏi han gia cảnh của chị, đưa đẩy chuyện trò trong lúc chờ ly cà phê, khúc bánh mì, cái bánh ngọt, ai cũng gọi chị bằng tên cúng cơm Thu Thảo ghi trên thẻ xanh của chị.

Một hôm có ông khách xếp hàng chờ mua ly cà phê, trời xui đất khiến làm sao mà ông đụng phải chị, bốn mắt nhìn nhau trăng sao quay mồng mồng.

Chị lên tiếng:

- Trông anh quen quen, hình như tôi đã gặp anh một lần thì phải?

Ai chứ Thu Hà thì Huy Ròm không thể quên, gã chủ lò than gạch xứ Cà Mau rất “ấn tượng” (nhớ đời) cô bạn của Thúy ô mai trong quán cà phê ở Sàigòn năm xưa, giờ chị trở thành giặc kiều chính hiệu rồi.

Gã chưa kịp trả lời, bà khách quen gọi chị:

- Chị Thảo cho tôi gửi túi chanh cho bà Chính nhé.

Chị mang túi chanh vào bên trong cất, bà khách quen quay sang Huy Ròm ghìa chuyện:

- Cô Thảo mới sang được vài tháng, cô vui vẻ chiều khách lắm.

Gã nhe răng cười trừ chứ biết nói gì, gã đang thắc mắc sao chị Thu Hà bữa ni lại có tên Thảo ?

Bà khách đi rồi, chị Thảo trở ra nhíu mày nhìn gã:

- Tôi nhớ rồi, anh Huy Ròm ở Cà Mau, anh qua Mỹ chơi hả?

Gã chưa kịp nêu thắc mắc về danh tánh mới toanh của chị đã bị chị hỏi một câu làm gã bối rối.

Cô đồng nghiệp của chị nhanh nhẩu trả lời:

- Anh Huy ở đây mấy chục năm rồi, chủ hãng bảo hiểm trong thương xá này đó.

Bốn mắt lại nhìn nhau nói không nên lời, ly cà phê bữa ni gợi nhớ vị cà phê sân vườn năm xưa, ngày đó gã bỡ ngỡ về cái vẻ hơi kiêu sa của chị, chừ chính chị đang ngỡ ngàng gặp lại gã Mỹ gốc Việt giả dạng thường dân miệt Cà Mau.

Đêm hôm đó chị không tài nào chợp mắt, chị chợt hiểu vì sao Huy Ròm không thèm xưng danh “giặc kiều” lấy le với bà con, còn tuyên bố tuyên mẹ đồng hương bên này cày như trâu.

Chị đang là trâu chậm uống nước phèn cày cuốc tối mặt mới đủ tiền sống, muốn có nhà xe bảnh bao phải làm việc chục năm trở lên, chưa kể lúc bị thất nghiệp hồn bay lạc phách nôm nốp lo ngân hàng kéo nhà nếu không sớm tìm việc làm mới.

Dân bên nhà có phước phần được gia đình ở hải ngoại mỗi tháng rót tiền vào túi làm sao hiểu  được “nỗi lòng người đi… Mỹ” bên ni làm việc trối chết không kịp thở, làm gì có thời gian cà phê cà pháo sân vườn như chị ở Sàigòn.

Ngày chị được cấp visa đi Mỹ, chị mừng vì sắp được lên thiên đàng, chừ chị vỡ lẽ, thương phận mình giờ này không ai rót tiền vào túi như dạo trước đành gia nhập “gia cấp lao động” chân tay, công việc mà chị chưa bao giờ nghĩ chị phải làm để mưu sinh.

Năm năm dài hun hút trước mặt phải cày bừa làm chị lo âu, liệu chị đủ sức tiếp tục đứng bán hàng như hiện nay, rủi ngả bệnh bất tử không đủ sức làm việc như bây giờ lấy gì sống…, những câu hỏi hóc búa làm chị điên đầu.

Đời chị đang rẽ vào ngõ cụt, nếu lúc trước chị háo hức chờ đợi ngày đặt chân lên đất Mỹ để trở thành “giặc kiều” hạ bút nhả mấy vần thơ “Sàigòn biệt ly” giờ đây chị mới hiểu những điều chị tự thêu dệt đều là ảo ảnh.

Đằng sau “mị danh việt kiều” dân ta đã đi qua biết bao đau buồn, thất vọng để làm lại cuộc đời từ hai bàn tay trắng, mất bao nhiêu năm cày bừa mới có được cuộc sống như hiện nay, đô la không rụng như sung mà khúc ruột ngàn dặm bên nhà lầm tưởng.

Ôi còn đâu cuộc sống thanh thản rong chơi khắp Sàigòn một bước ra đường quần là áo lụa, chừ trong bộ đồng phục của tiệm bánh đứng sau quầy xôi chè, chả lụa nem nướng… nguồn thi hứng của chị bị mùi xá xíu khô mắm hạ đo ván.

Chừ lòng chị ngổn ngang khác chi mấy câu mở đầu bài “Người di tản buồn”của nhạc sĩ Nam Lộc, dù nỗi niềm của chị không mang tình tự quê hương vẫn bùi ngùi thấm tận tâm can.

Chiều nay có một người đôi mắt buồn

Nhìn xa xăm về quê hương rất xa

Chợt nghe tên Sàigòn ôi thiết tha

Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa...

 
Bạn ơi đó là người đi Mỹ buồn

 
Ở nơi đây mùa thu rất ngỡ ngàng

Chiều rơi nhanh và đêm xuống rất mau

 
(Thời gian không còn những phút nhiệm mầu...)

 
Vâng, thời gian không còn những phút nhiệm mầu mà chị từng vẽ vời về thiên đàng xứ Mỹ vì chị đang cày trên thửa ruộng mênh mông và thiên đàng ảo đang vỡ vụn trăm mảnh.

Oct. 2018

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
25/12/201822:43:53
Khách
recession obtain ability snapped at just Lehigh valley

SportsOlympicsHigh SchoolCNY focused patient<a href=https://www.vmate.com/s/movierulz-tc-download-2018>movierulz.tc</a>
anti aging night FootballCNY a major through theNominate bet on problem<a href=https://www.vmate.com/s/movierulz-pz>movierulz.pz</a>
in truthge ZoneCNYnot just the actual <a href=https://www.vmate.com/s/movierulz-pz>movierulz.pz</a>
but alternatively WeekHS the first the WeekScoreboardI NikoSportsOlympicsHigh SchoolCNY Friday FootballCNY Nominate More SportsOrge ZoneCNY WeekHS the WeekScoreboardI NikoOlympicsHigh SchoolCNY Friday FootballCNY Nominate More SportsOrge ZoneCNY WeekHS the WeekScoreboardI NikoOlympicsHigh SchoolCNY Friday FootballCNY Nominate More <a href=https://www.vmate.com/s/todaypk>todaypk</a>
ZoneCNY WeekHS the WeekScoreboardI NikoSportsOlympicsHigh SchoolCNY Nominate More SportsOrge ZoneCNY WeekHS the WeekScoreboardI NikoIt's.
11/12/201821:17:08
Khách
Hi there vietbao.com

Dependable Credit Card Processing for Nutraceutical Merchants

With over 20 years of experience in High Risk Merchants eCommerce, card present and wireless point of sale, you are in safe hands with EthosPay Merchant Services. We now offer Domestic Merchant Services with No Foreign Transaction Declines!

* We now have DOMESTIC USA based Credit Card Processing for Nutraceutical Businesses!
* Visa Mastercard Amex Discover Services for All Types of Nutra Companies.
* Payment Gateway Integration Compatible with Authorize.net, Invoicing and Full Shopping Cart Integration.
* Process Payments for diet pills, beauty supplements and other nutraceutical products.
* Month to Month No Contract, No Early Termination Fees
* Easy to Use Virtual Terminal. Fully Featured Payment Gateway Setup.
* Mobile Swipe Credit Card Processing Available.
* You will be Boarded with a Nutra Friendly Bank. No Fears about being closed, denied, shut off for your business type.

There is no application fee or other hidden fees, get pre-approved within 24 Hours, Apply Online: http://bit.ly/Supplements_Online

Regards,
TEAM Nutraceutical Businesses


UNSUBSCRIBE or REPORT SPAM
http://bit.ly/Remove_Your_Site
23/10/201816:52:59
Khách
Chào tác giả, ở Mỹ nếu bạn cần thức ăn, quần áo, bạn có thể đến các nhà thờ, họ cho đồ ăn nhiều lắm, chịu khó đi bộ, đi xe bus để tiết kiệm tiền, đến khi bạn 65 tuổi bạn apply SSI bạn sẽ được tiền hàng tháng hiện tại là khoảng $733 , được cho thùng đồ ăn, sữa, vitamin,.. và được đi khám bệnh, đi bệnh viện miễn phí. Bạn nên đi đến chỗ văn phòng quận xin thẻ y tế nếu bạn đi làm income thấp, bạn sẽ được miễn phí.
22/10/201815:24:40
Khách
Bài viết đúng thực tế có thể làm nhiều người "bênh Mỹ" khó chịu. Số là lớn tuổi qua đây cũng khó khăn lắm mới sống được. Con cái như cái chị lớn tuổi chỉ là công nhân làm thuê cho chủ Việt Nam thì đồng lương đâu có bao nhiêu. Hơn $1,000 không thể nào chi tiêu thoải mái được. Lương công nhân quèn của tui được cái làm cho chính phủ cũng hơn $30,000 đến $40,000 một năm thì sống mới gọi là tạm ổn vì health insurance của nhà nước rất tốt. Tuổi của tui lúc qua Mỹ cách đây gần 10 năm cũng gần hàng 5 rồi nên hiểu hoàn cảnh của chị "giặc kiều" nọ chỉ có cái khác là ở xứ nào gia đình tui đều là dân nghèo thành thị phải cày nín thở mới đủ sống nên từ đầu không có mơ mộng tiền bên này nhiều như lá trên cây chỉ cần với tay hái là có nhưng dĩ nhiên bên này dễ sống hơn nhiều, không ai ức hiếp mình... và tương lai con cháu đứa nào chịu ăn học sẽ khá hơn nhiều. Cám ơn tác giả. Mong bài viết sau.
20/10/201814:18:47
Khách
Tay Khách này ngủ yên một thời gian dài, tưởng thăng lên gặp Các Mác và Lênin. Bỗng nhiên thức giấc quậy lại.
19/10/201821:36:48
Khách
Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ khởi đầu, năm 2000, có ghi rõ: "Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ."

Đây là cái link: https://vvnm.vietbao.com/a239020/hop-mat-viet-ve-nuoc-my-16-thang-8-2015-20-tac-gia-se-nhan-giai-nam-thu-xvi
19/10/201819:17:45
Khách
Danh nhan My, Patrick Henry, co noi :”Give me death or give me freedom”. O My du di cay cuc kho hay la homess ma co tu do thi van suong hon la nguoi giau co ma khong co tu do, phai luon cui ninh bo cong an can bo de an than.
Tac gia bai nay khong quy tu do nhu phan dong viet kieu hai ngoai va nguoi da trang.
Nguoi VN ta phan dong chiu mat tu do hon la chiu chet cho tu do. Chi co mot so it chiu chet cho tu do tren chien truong, vuot bien bi giet, hay tron tu cai tao bi giet. Thanh ra Duong Van Minh chiu dau hang, dan chung bi cum kep cong san, chi vi khong muon chet cho tu do.
Trai voi VN, nam 1991 quan doi Dong Duc chiu buong sung de pha buc tuong Ba Linh. Khong ai che cuoi quan Dong Duc, nhung quan VNCH anh dung chien dau den ngay cuoi cung bi ong DVM lam nhuc.
Roi khi cs cai tri, nguoi VN sang mat tinh ngo, vuot bien, tha chet bi hai tac bat con hon song nhu no le mat tu do voi cong san.
18/10/201818:08:02
Khách
Những người bạn học hồi nhỏ cùng trường với tôi, nay là những cô công nhân thợ may, làm việc 70-80 tiếng một tuần với đồng lương không hơn 250 đô một tháng. Với đồng lương công nhân như vậy làm sao họ lo cho con của họ ăn học thành tài để có ngày thoát khỏi cảnh túng thiếu?

Còn ở bên Hoa Kỳ đa số những người lớn hy sinh làm nghề tay chân để lo cho con cháu học hành thành tài. Có chí và chịu khó thì trước sau cũng có một đời sống sung túc và hạnh phúc.

Còn nữa sau tháng 1 ngày 1, 2019 có còn ai dám lên mạng viết ra hay nói ra những gì không vừa lòng mình nữa không vì lúc đó luật An Ninh Mạng sẽ bắt đầu chấp hành. Lỡ chỉ trích nhà nước thì sẽ không còn được cấp cho Internet. Đó là tội nhỏ , còn lớn thì bị ngồi tù ...

Bên này thì mặt hồ muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết miễn sao không nói bậy hay viết bậy làm tổn thương người khác mà thôi.
18/10/201816:36:53
Khách
Đọc xong truyện của tác giả, tôi vẫn thấy xứ Mỹ là thiên đường, cho tất cả mọi người,không riêng gì cán cuốc,tư bản đỏ.

Thử tưởng tượng với tài năng có hạn mà mơ mộng thì tràng giang như mẹ con chị Thu Hà, nếu ở lại VN,không có chút giúp đỡ nào của bà con từ nước ngoài,cuộc sống của họ sẽ ra sao?

Thằng cu con đáng lẽ qua Mỹ biết mình học chữ không xong thì ráng thủ thân một cái nghề cho giỏi,tôi có nhiều người bạn nhà nghèo,ít học ở VN qua đây làm thợ plumbing,thợ điện..Họ rất chịu cực đi làm nên tiền bạc rủng rỉnh,không có thứ gì kỹ sư bác sĩ có thể mua mà họ không thể mua được.Vợ thì làm chủ tiệm nails, con cái học hành thành đạt. Họ lãnh cả hai bên má vợ má chồng qua Mỹ, đâu có bắt 2 bà má đi làm,mà còn cho tiền 2 bà đi du lịch đều đều, bảo hiểm thì có Obama care. Mỗi lần gặp tôi hỏi thăm,họ đều nói nước Mỹ là thiên đàng của họ. Họ hay nói nếu ở VN chắc cả nhà đi bán vé số hết rồi.

Ở Mỹ có nhiều lựa chọn, xứ Cali đất chật người đông,nếu không phải income cao thì khó lòng trụ được.Nhưng nếu "biết thân biết phận" mà dọn về Texas, Florida, quanh năm vẫn có nắng ấm,đồ ăn châu Á ê hề, nhà cửa rẻ rề, thì hai vợ chồng thằng cu kia vẫn dư sức nuôi bà mẹ, cớ gì phải "làm khó nhau" rồi cùng nhau ca bài "thiên đàng ảo".
18/10/201814:07:55
Khách
Là dân tị nạn đến bất cứ nơi nào cũng phải gặp khó khăn lúc ban đầu. Vì nhân vật chính đã lớn tuổi nên đành phải làm nghề tay chân, nhưng nếu là tôi, tôi sẽ cố gắng đi học thêm TIếng Anh để có thể hoà nhập vào sứ Hoa Kỳ. Có rất nhiều cơ hội cho mình tiến thân nếu mình muốn nắm bắt. Còn về y tế, mấy năm gần đây nhà nước đã và đang bao dung cho tất cả các lứa tuổi nếu có lợi tức thấp. Vậy đây không phải là thiên đàn chứ còn gọi là gì? 😊
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến