Hôm nay,  

Khôn - Dại

24/07/201800:00:00(Xem: 14076)
Tác giả: Hồ Nguyễn

Bài số 5448-20-31256-vb3072418

 
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài viết mới nhất của tác giả cho thấy bút pháp cho thấy tác giả đã tự  vượt chính mình thêm một đoạn dài. Mong ông tiếp tục viết.

 
 ***
 

Khôn mà chi, dại mà chi

Khéo phương ứng xử đường đi an bình.

Nhà hàng của chúng tôi trên Buffalo nằm ngay trạm xe Bus. Hàng ngày những người khách chờ ngoài trạm xe thường vào hỏi xin dùng nhà cầu. Gặp tôi thì tôi gật đầu, nhưng nếu gặp cậu cả nhà tôi thì không. Cậu còn in thông báo:

"Nhà cầu chỉ dành cho khách hàng của tiệm thôi". Thấy vậy tôi bảo:

- Thôi con ạ! Người ta cũng như mình. Nhiều khi cần dùng mà không có thì không được.

- Nhưng mà chúng vào đây, đã đái rồi còn vảy. Con cứ phải lau chùi mỗi khi chúng nó dùng xong. Nhất là mấy đứa trẻ, chúng không chỉ dùng mà còn mở nước chảy suốt, lại vẽ bậy bạ trên tường!

Bữa đó có ông già vào xin dùng toilet. Nó chỉ cái thông báo trên cửa. Ông già đứng cạnh cửa đái luôn ướt quần rồi chan chảy xuống nền nhà. Chưa hết, bữa khác một đám trẻ mở cửa bước vào, rồi cùng nhau đẩy hết đám cây cảnh, bonsai trưng bày trên cửa sổ làm đổ bể tùm lum rồi bỏ chạy. Gọi được cảnh sát đến thì chúng đã biến mất tiêu rồi.

*

Căn nhà của chúng tôi trước đây, (nay đã bán) thì phía bên phải có bà Mỹ trắng. Đất nhà bà trải dài ra tuốt ngoài hồ. Phía bên trái lại là một ông người Mỹ da màu. Đôi lần một tuần vào mỗi buổi chiều sau khi đi làm về, ông thường lấy chiếc Jetski ra chạy quanh ngoài hồ.

Thỉnh thoảng thấy bà cũng càm ràm gì đó nhưng tôi không để ý lắm. Một hôm thấy có xe cảnh sát đến lúc ông da màu đang lướt sóng ngoài hồ. Ông Police đi tới đi lui trong khuôn viên nhà bà Mỹ trắng rồi nói:

- Nếu không muốn người ta chạy qua chạy lại thì phải cắm bảng no tresspassing.

Rồi viên cảnh sát bỏ đi.

Ít bữa sau thì thấy tấm bảng treo trên cầu ao (dock). Ông da màu vẫn dùng Jetski chạy quanh vô tư lự, không lưu ý gì đến bảng cấm. Vài hôm sau ông cảnh sát đến gặp người đã màu nói gì đó, rồi ông này ngừng không lái tàu ngoài hồ nữa.

Độ vài ba tuần lại thấy cảnh sát quay đèn chạy đến đậu tại nhà bà Mỹ 2-3 xe, rồi kẻ chụp hình, người đo đạc ghi chép...Tôi ngó sang thì thấy sơn đen ngoằn ngoèo trên khắp các bức tường và garage. Mấy bữa nữa thì thấy thợ đến sơn sơn, phết phết các chỗ ấy lại.

*

Chắc mọi người còn nhớ vụ án mạng xảy ra ở Minnesota năm nào. Chuyện rất lớn về một người Hmong đi săn rồi bắn chết hai ba người Mỹù. Cứ theo truyền thông ở đây đưa tin thì mình hiểu như thế này: Ông Hmong này vốn yêu rừng, thường xuyên đi săn bắn và xâm nhập vào các khu đất có chủ. Một hôm ông tiến vào khu đất kia thì chủ nhà ra ngăn cản. Có sẵn vũ khí trên tay nên ông Hmong bắn luôn vào những người cản đường làm cả nhà nọ vừa chết vừa bị thương. Ông ta đã bị kết án tù chung thân.

Sau này có người bà con của ông Hmong này đi nghỉ hè ở Florida, ghé tiệm ăn rồi kể lại thì chuyện hơi khác một tí:

-Ông ta hay đi săn thì đúng, ông ta cũng có một miếng đất rừng gần đất của nạn nhân. Một bữa ông bắn trúng con nai trên đất nhà ông, chú nai bị thương chạy sang đất nhà người Mỹ. Ông theo dấu máu đi tìm thì gặp gia đình người Mỹ đã bắt được con nai bị thương này. Đôi bên tranh cãi rồi ông Hmong bị đả thương. Ấm ức vì nghĩ mình bị hiếp đáp nên mới dùng súng bắn vào những người này và gây thảm họa.

*

Cả ba sự kiện trên đây từ những việc rất nhỏ như: chuyện xảy ra trong quán ăn, lớn hơn một tý là chuyện bà Mỹ trắng, và tày trời như thảm họa xảy ra cho ông Hmong nọ và gia đình người Mỹ ở Minnesota.

Cả ba trường hợp trên, nếu xét về lý lẽ thì bên bị nạn đều đúng và được pháp luật bảo vệ. Nhưng pháp luật không cột buộc được tất cả hành động và phản ứng nhất thời của con người, nó chỉ dành cho những người có lý trí, có sự bình tĩnh để nhận định sự kiện...

Lằn ranh giữa đúng và sai, giữa phải và trái, nhiều khi rất mờ nhạt khi lý trí không còn kiểm soát được mình, hay những người nhỏ nhen, kém ý thức đạo đức, sẽ phản ứng khác thường.  Khi ấy chúng ta là những người bị tổn thất, mặc dù làm đúng. Thế nên trong đời sống, đôi khi chúng ta không nhất thiết phải hành động, phản ứng theo lý lẽ mà cần phải tương nhượng để mọi chuyện được tốt đẹp, vừa giúp người vừa giúp mình.

Một chuyện khác còn nóng hổi vừa xảy ở Florida hôm 19-07-18. Một ông chắc là bị sao đó mà trên xe có treo bảng ưu tiên, được đậâu xe vào chỗ dành cho người tàn tật (handicap). Khi ông tiến vào bãi đậu thì chỉ có một chỗ ưu tiên, nhưng có người đậu rồi.

Máy quay phim an ninh cho thấy: Ở chỗ đậu này, trên xe bước xuống là hai cha con người đàn ông da màu, sau đó tiến vào phía cửa tiệm, còn lại người đàn bà vẫn ngồi trong xe. Người đàn ông "handicap" bước đến nói gì đó với người đàn bà, người đàn bà xuống xe và hình ảnh cho thấy có cuộc cãi vã... Người đàn ông da màu trở lại, với tướng tá cao to, vạm vỡ. Chỉ vài giây chứng kiến cuộc cãi vã của vợ liền dùng cả hai tay xô mạnh, người đàn ông "handicap" té ngồi xuống sân. Bị xô té, ông handicap liền rút súng bắn liền 2 phát. Ông da màu trúng đạn, té xuống và sau đó lìa đời...

Ở Florida có luật "standing-on-your-ground", cảnh sát nói người bắn trong trường hợp này không bị truy tố. Nhưng dư luận và tập thể người da màu đâu chịu để yên, chắc họ sẽ làm mọi điều để áp lực và người gây cái chết từ nay trở đi sẽ chẳng bao giờ có được những ngày yên bình. Trong khi ấy phía bên kia thì mẹ góa và 3 đứa con mồ côi cha chỉ vì một hành động nông nổi nhất thời.

*

Sau cơn khủng hoảng nhà đất vào năm 2008. Chúng tôi  (tôi và một số bạn hữu) bắt đầu đầu tư vào bất động sản. Mỗi khi mua xong được một căn nhà, tôi thường ghé chào và thăm hỏi ba người láng giềng: Hai người bên cạnh và một người phía trước. Sau đó đưa cho mỗi nhà ít phần ăn của nhà hàng mình, coi như một món quà của người hàng xóm mới. Món quà như vậy tôi nghĩ không đáng giá bao nhiêu về vật chất, nhưng có giá trị về mặt tinh thần, nó thể hiện sự quí trọng của mình với khu xóm, láng giềng.


Khi đôi bên có sự hiểu biết, trân trọng nhau thì chính mình có hai điều lợi:

- Họ là những người trực tiếp trông coi, ngó chừng căn nhà của mình. Có chuyện gì xảy ra thì họ sẽ gọi cho mình ngay để mình biết và xử trí.

- Những căn nhà mình mua để đầu tư thời điểm này là nhà cũ dù bất cứ từ nguồn nào. Vì vậy thế nào cũng phải sửa chữa. Ít thì dọn dẹp, lau chùi, sơn phết...Nhiều thì tháo, đóng, đào, bới... Nếu cái gì cũng làm theo đúng đòi hỏi của các cơ quan công quyền thì vừa mất thời gian vừa tốn phí nhiêu bạc. City thì đâu có đủ nhân viên chạy rông suốt ngày ngoài đường. Họ thường chỉ đến khi có ai gọi phàn nàn về: Những tiếng ồn, thấy chuyện lạ đáng nghi ngờ, an ninh bị đe dọa, nghi ngờ chuyện bất hợp pháp... Nên những người láng giềng đã có cảm tình với mình thì họ chẳng gọi, chẳng phàn nàn (complain) gì sất. Từ đó khi sữa chữa mình có thể phiên phiến đi được. Thí dụ:

- Thay cái cửa sổ thì theo luật phải có giấy phép. Khi xin phép thì cơ quan công lực sẽ đòi hỏi: Loại cửa gì, hãng nào sản xuất, áp lực gió bao nhiêu, số tiêu chuẩn (code) của tiểu bang, cách ráp vào (install) nếu mình không phải là Lisenced Contractor...

Trong khi ấy mình có thể chạy ra Home Depot mùa đại một cái đúng cỡ về rồi tháo cái cũ ra, ráp cái mới vào chừng 1 tiếng là xong. Tuy nhiên, nếu người láng giềng họ không thích, hay không biết mình đang làm gì? Họ có thể gọi Code inforcement (cảnh sát kiểm soát nhà đất) đến và rất nhiều rắc rối xảy ra.

Ấy là nói về những việc sửa chữa nhỏ nhặt mà tiếng Việt bây giờ gọi là "tiểu tu". Còn trung tu và đại tu là việc khác. Thí dụ xây thêm phòng tắm, phòng ngủ... Cần phải xin phép để chính quyền có hồ sơ lưu trữ (record), để tránh những phiền toái về lâu dài.

Bàn đến việc cho mướn nhà. Bây giờ thì không ai, hay rất ít người để bảng FOR RENT trước nhà nữa, sợ bị kẻ gian đột nhập vì biết nhà còn trống chưa có người ở,  mà quảng cáo trên mạng on-line. Có hình ảnh, rộng bao nhiêu, mấy phòng ngủ, phòng tắm, địa điểm, giá tiền và điều kiện dọn vào... Có những câu hỏi và trả lời như sau:

- Khu đó Đen hay Trắng?  (Is Black or White in that area)

- Có Đen, Có Trắng.  (Some Black, some white)

-  Có an toàn không?  (Is that safe?)

- Chưa có chuyện gì xấu xảy ra cho tớ và người thuê trước.  (Nothing bad happen for me or previous tenant yet)

Đến khi gặp mặt thì chính ông ta cũng là người da màu. Rồi nói ra đầy dẫy những điều kỳ thị.

Thống kê mới đây cho thấy, gần một nửa dân số Hoa Kỳ là người da màu, trong đó có người Việt chúng ta. Có rất nhiều người vẫn phàn nàn, hay tỏ ra khinh thường người Mỹ gốc Phi Châu, rằng: Họ lười biếng, đẻ nhiều, ngồi hưởng trợ cấp, gây nhiều tội ác...Thế ông TT Obama, Martin Luther King người gi? Và còn biết bao người tài năng, đức độ gốc Phi Châu sống và làm nhiều điều lợi ích cho đất nước, cho nhân loại đấy thôi.

Có ông Tenant kia cứ gọi phàn nàn về người Mỹ da màu ở cạnh nhà, rằng: Ông ta khó tính, hay càm ràm, và lúc nào cũng có khuôn mặt hình sự! Hỏi ra thi ông thuê nhà này cứ cuối tuần là tổ chức ăn nhậu, rồi đánh bài ồn ào cả đêm, xe cộ nhiều nên đậu cả sang nhà người ta! Cuộc sống như vậy mà bảo người ta phải vui vẻ, không nhăn nhó sao được!

Nói đến những người đi thuê nhà ở Orlando thì phần lớn là người da màu: Không chỉ từ Phi Châu mà cả từ Haiti, Cuba, Mexico...Họ mới di cư sang Hoa Kỳ nên việc hội nhập còn non trẻ và nói tiếng Anh cũng quờ quạng như mình. Trong số đó thỉnh thoảng mới có một trường hợp bị đuổi nhà (eviction) vì không trả tiền hoặc vi phạm hợp đồng vì ở quá đông người, không chịu dọn dẹp sạch sẽ.... Còn đa số đều là những người có trách nhiệm và làm đúng theo hợp đồng.  Để có được những điều này thì người chủ nhà cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình: Giúp đỡ tận tình khi họ cần đến, biết chăm sóc, bảo trì căn nhà như trong hợp đồng đã ký kết, hoặc làm tốt hơn nếu có thể. Có làm tốt thì tình liên đới giữa chủ và người thuê càng bền vững và người thuê nhà sẽ ở đó lâu dài.

Chúng ta thường thấy có rất nhiều người giữ phép lịch sự khi xếp hàng chờ ở những nơi mà dịch vụ ấy có đông người chờ đợi.  Theo lẽ thường ai đến trước đứng trước, nếu không chắc chắn thì hỏi, và sẵn sàng nhường cho những người đáng được nhường.

Khi lỡ đụng chạm nhau nơi này nơi khác, rất nhiều người đã nói ngay lời xin lỗi, dù họ có lỗi hay không. Như vậy thì người kia dù lúc ấy có bị thương tổn chút xíu cũng dễ dàng bỏ qua. Ngược lại dù chúng ta có phải mà vội cau có, to tiếng thì phía bên kia cũng dễ dàng phản ứng lại, rồi cãi vã gây gỗ dẫn đến mích lòng.

Có nhiều người ngại ngùng khi ở trong khu có nhiều người da đen, hoặc ở cạnh nhà những người này. Riêng tôi vì không ngại ngùng nên có duyên với họ. Hồi xưa ở Buffalo hai người hàng xóm là người Mỹ gốc Phi Châu. Ở với họ hơn 10 năm không có điều tiếng gì, Lúc chia tay ra đi tình cảm đôi bên vẫn thắm thiết.

Căn nhà tôi đang ở cũng nằm giữa hai nhà người Mỹ đen. Một ông già góa gần 80 tuổi, thấy ông lui cui một mình nên có món gì ngon, bà (bề trên) nhà tôi thường nấu dư ra và bưng sang cho ông một phần. Ông thì rất xăng xái về việc trông chừng nhà cho khi chúng tôi đi vắng, thấy chuyện nghi ngờ thì điện thoại hỏi ngay.

Khách lạ mà ấm ớ, ông gọi thì cảnh sát sẽ đến liền.

Ông bên kia thì cao to, có con cháu đầy nhà. Hồi mới mua căn nhà này, tôi mời cả nhà ra tiệm ăn đãi một bữa, rồi thỉnh thoảng tôi đi câu được mớ cá ngon, hay hoa trái trong vườn... thường đem biếu ông. Bù lại ông siêng cắt cỏ sân giùm, mỗi lần cắt xong rồi xén các góc cạnh kỹ lưỡng.

Rất nhiều lần tôi đẩy máy ra thì ông bảo: Để đầy tớ làm cho, tớ là dân chuyên nghiệp, nhìn cậu làm tớ ngứa mắt lắm. Đưa tiền đổ xăng ông ấy không lấy, nên lại phải kiếm mua quà cho con ông ta.

Hơn 3 năm ở đây tôi thấy vẫn an bình và có những người hàng xóm hết sức tận tình, tốt bụng.

Hồ Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
24/07/201820:11:20
Khách
"Bán anh em xa, mua láng giềng gần" là châm ngôn (?) hay phương châm (?) của Ông Bà mình để lại. Tôi nhớ khi còn nhỏ, mỗi lần Mẹ tôi nấu chè, luôn sớt ra một bát và bảo tôi mang sang nhà cạnh bên để chia sẻ một chút vị ngọt ngào của tình xóm giềng.
24/07/201818:23:20
Khách
Cám ơn tác giả đã chia sẻ về lối sống và cách cư xử với tha nhân qua bài viết này. Phải chi ai cũng theo gương "bác Hồ" thì đỡ biết mấy!
24/07/201816:25:01
Khách
Chào Ông Hồ Nguyễn
Cách cử xử của Ông đối với hàng xóm làm tôi nhớ lại hồi nhỏ đi học có đọc quyển “Đắc Nhân Tâm Bí Quyết Của Thành Công” do Ông Nguyễn Hiến Lê dịch từ cuốn “How to win friends and influence people” của tác giả người Mỹ Dale Carnegie.
Nếu ai cũng có cuốn này và nhớ hết những điều chỉ dẫn thì cuộc sống trên đời này sẽ là màu hồng.Cuốn này được in lại bên Mỹ sau khi mất nước và có bán tại tiệm sách Tú Quỳnh ở Wesminster,CA hay nhà sách Tự Lực cũng ở Westminter,CA
Thăm Ông và gia đình khỏe.Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và đã nhận giải thưởng đặc biệt. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước, khi ông còn ở Việt Nam. Ông đã định cư tại Mỹ, nhưng thỉnh thoảng cũng về Việt Nam đi xây nhà cho người nghèo quê cũ.
Tác giả là cư dân Greenville, South Carolina, có ba cuốn sách Việt ngữ và Anh ngữ đã xuất bản. Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, Sao Nam Trần Ngọc Bình đã nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Các ông già Noel đang xuất hành khắp nơi. Đã tới lúc nghĩ trước tới món bánh giống cây củi mùa đông.
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2015.
Nhạc sĩ Cung Tiến