Hôm nay,  

Facebook

13/07/201800:00:00(Xem: 10534)
Tác giả: Mai  Hồng Thu

Bài số 5438-19-31276-vb6071318

 
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

 
*****
 

Chơi Facebook lợi, hại, khiến phúc bay ra hay vào tùy cách sử dụng của riêng từng cá nhân.

Nhờ Facebook, tôi giữ liên lạc với người ở Việt Nam miễn phí, thường xuyên và nhanh hơn. Tôi có cơ hội nối rộng vòng tay cùng bạn văn Việt khắp năm châu. Tin tức Facebook lan tràn nhanh chóng và chi tiết hơn bất cứ phương tiện truyền thông nào nếu bạn biết kết nối đúng cách. Người ta tìm được thân nhân và bạn cũ qua Facebook và các mạng lưới xã hội khác. Mạng xã hội kéo chúng ta đến gần nhau.

Trong thời gian sinh hoạt cộng đồng Việt vùng Bay, chúng tôi dùng các mạng lưới xã hội để giữ liên lạc và chia sẻ những hình ảnh sinh hoạt chung. Bắt đầu từ myspace.com, chúng tôi kéo sang Facebook khi nó bắt đầu thịnh hành. Nhiều người đua nhau tham gia các trò chơi được giới thiệu trên Facebook như Candy Crush và Farmville. Họ thường xin tôi chia điểm nhưng rất tiếc tôi không tham gia. Có người còn bỏ tiền mặt ra mua điểm để được nhảy các bậc thang nhanh hơn, giảm bớt thời gian và tâm huyết tự làm. Họ bỏ tiền mua điểm để tậu thêm nhà và nông trại ảo ở Farmville rồi khoe mình giỏi.

Già trẻ lớn bé đều đua nhau chơi và ghiền game Facebook.

IT ở sở bắt đầu cấm Facebook trong giờ làm. Tuy trang Facebook chuyên môn cũng giúp học sinh liên lạc trao đổi bài tập và các bạn cùng ngành chia sẻ kinh nghiệm, hội họp bàn công việc. Facebook video call giúp ta giao tiếp tốt hơn, kể cả họp hành qua mạng với những người ở xa.

Chơi Facebook không cẩn thận dễ rước phiền phức không cần thiết. Tự do ngôn luận trên Facebook và các mạng lưới xã hội là con dao hai lưỡi. Người chơi dao cần học hỏi kinh nghiệm và kiến thức để phát huy chức năng hữu ích, giúp khả năng kết nối, giao tiếp trên không gian mạng được tốt hơn. Lúc Facebook mới thịnh hành, tôi thấy sự riêng tư cá nhân dễ bị soi mói nên rất dè dặt, không để ý nhiều.

Mọi hoạt động trên không gian mạng giúp người sử dụng khắp năm châu học hỏi nhiều kinh nghiệm đáng quý, xích lại gần nhau và trao đổi thông tin chớp nhoáng. Chọn lọc thông tin hữu ích đúng cách cũng cần nghệ thuật và kinh nghiệm được học hỏi, gạn lọc,và tích lũy hàng ngày. Khi quyết định chơi tiếp Facebook, tôi đặt ra những khuôn khổ nhất định để tránh phiền toái. Vài tháng đầu tôi vẫn ngờ nghệch chưa rành các chức năng của nó nên chỉ đăng thơ, truyện chia sẻ với bạn văn khắp năm châu.

Theo tôi, học xài Facebook thành thạo tốn rất nhiều thời gian và tâm huyết. Có người thường đăng liên tục bốn năm bài thơ, dán cả chục tấm hình selfie, ăn canh ăn cá, ăn gì ở đâu, cũng bày biện rồi chụp hình khoe, live stream, buôn bán tấp nập. Nhiều người, khi du lịch ở đâu, với ai, đi tiệc, tham gia chương trình gì cũng chạy lên Facebook báo cáo với cộng đồng mạng. Kẻ xấu nhờ vậy mà chờ dịp ai đó đi đâu xa nhà vài ngày là kiếm cách lẻn vào nhà trộm đồ hoặc tệ hại hơn là mướn luôn một chiếc xe Uhaul tới dọn hết đồ y tỉnh bơ như mình là chủ nhà. Một lần tôi đến một tiệm kem ngon nhất vùng xếp hàng chờ mua kem ăn với bạn, thấy một cô gái người Hàn cầm cây kem giữa trời nóng, xoay tới xoay lui nhiều lần để selfie, chắc là để đăng lên Facebook hoặc diễn đàn khoe. Khi đi xa, tôi chỉ thường dùng chức năng check in của Facebook báo bình an với gia đình và bạn bè, thỉnh thoảng mới dán hình.

Kẻ xấu lợi dụng Facebook giả dạng, mượn hình và đăng thông tin giả để gạt xin thẻ điện thoại hoặc mượn tiền người nhẹ dạ. Kẻ gian nói dối rất tầm thường nhưng đã có rất nhiều người cả tin bị lừa tiền, lừa tình qua Facebook. Tôi cũng bị lừa bấm vào link thử xem hình của người bạn thân lâu ngày không gặp. Kẻ giả mạo liền nhảy vào cướp Facebook của tôi và định đổi mật mã. Tôi nhanh trí thấy email nháy đèn báo động mật mã đang thay đổi và thông tin có ghi số vùng ở Việt Nam. Tôi lanh tay ngăn lại không bị mất trang Facebook của mình. Sau đó tôi vẫn thấy có nhiều kẻ giả mạo từ Việt Nam nhắn tin lừa tôi nhiều cách. Thỉnh thoảng tôi cũng đối đáp vài câu xem họ muốn gì. Nhưng sau đó tôi thấy phí thời gian nên không xài tin nhắn của Facebook trừ vài trường hợp đặc biệt. Tôi kỵ nhất là những người ngoại quốc gởi thư kết bạn. Tôi cũng không kết bạn với đồng nghiệp vì thấy không cần thiết. Bỏ hình và clip lên Facebook, Youtube để người quen miễn phí xem mọi lúc mọi nơi, cũng tiện lợi lắm.

Nhờ Facebook và Youtube mà nhiều người xấu có hành vi đáng chê bai và kết tội đã bị cộng đồng mạng, luật pháp, và đạo đức xã hội trừng trị thích đáng. Một lần tôi đi ăn chè Bamboo gặp một người quen đứng lớ ngớ nên mời cô ngồi chung. Cô đang giữ bàn trước chờ bạn, nhưng bị một nhóm người dành mất bàn một cách mất lịch sự và thản nhiên. Tôi đùa là sao cô không mách ngay để tôi quay phim bỏ lên mạng, nhờ xã hội mạng phán quyết giùm ai đúng ai sai. Một số người sẽ phải để ý hạnh kiểm trước công chúng nhiều hơn vì không biết sẽ được nổi tiếng bất cứ lúc nào. Truyền thông miễn phí và nhanh cực kỳ của các mạng lưới xã hội có một sức mạnh khó lường trước được. Những kẻ kỳ thị chủng tộc và ngông cuồng cũng bị tẩy chay một cách dễ dàng hơn. Tự do ngôn luận đúng và truyền thông miễn phí giúp chúng ta tìm lời công đạo hữu hiệu và nhanh chóng hơn.

Chơi Facebook phải biết nhấn like và comment hợp lý. Nhiều người thích like nhưng tôi thích comment hơn vì được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cụ thể. Nhiều người tìm đủ cách để được like và hỏi tôi tại sao không like ủng hộ. Tôi lịch sự vào like thử, thấy không vui vì khi nào tôi thích tôi mới like được. Tôi lặng lẳng hủy kết bạn với những người tạo áp lực khi mình không ủng hộ họ thường xuyên. Khổ nổi tôi lo tập làm thơ nên cũng đăng lên thường xuyên và cũng cần đáp lễ với những bạn đã ủng hộ mình. Tôi mở tên các bạn đã like và xem thử họ là người như thế nào, kết thân và thích tôi vì lý do gì. Khi bạn có trên 100 like thì số người đọc phải là gấp mấy lần vì không phải ai đọc cũng like. Dù like là cách ngắn gọn nhất để tỏ lòng khuyến khích, hợp ý nhưng vẫn tốn thời gian lắm.

Tôi cố gắng like đáp lễ họ nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều người post đủ thứ trên đời, quá trời post ào ào như mưa rào chưa kịp vuốt mặt đã có post khác. Để kéo xuống tìm post người quen, hoặc vào từng trang của họ tốn quá nhiều thời gian nên tôi đành ngậm ngùi bỏ cuộc và mong họ thông cảm. Tôi càng cảm động khi họ vẫn bỏ tâm tư và thời gian quý báu thường xuyên like, comment những gì tôi đăng dẫu chưa quen thân, và ít like họ. Sau một thời gian giao lưu với một số bạn văn dễ thương, tôi mới đăng hình và các hình ảnh sinh hoạt để gần gũi với họ hơn.

Thông tin cá nhân tôi điền vào Facebook thường là thông tin cũ, chung chung, giữ kín sự riêng tư cần thiết. Do đó, khi nghe tin người sáng lập Facebook để lộ thông tin người tiêu dùng, tôi biết mình không bị ảnh hưởng nhiều. Mở email, Youtube, Facebook hay Google account, tôi không điền thông tin cá nhân chính xác 100% để tự bảo vệ mình.

Mạng xã hội dùng để kết nối gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thường được xếp đặt vào một hệ thống thu thập dữ liệu để điều tra thông tin người dùng được sử dụng với nhiều mục đích kinh doanh khác nhau. Khi ta điền thông tin để mua bán trên mạng hoặc điền đơn xin bất cứ thứ gì như xin thẻ tín dụng, xin việc làm, mua bán hàng hóa...vân vân..thì những thông tin đó đều được lưu trữ lại để được tính toán các con số ước đoán về dân cư, mức tiêu thụ, khách hàng tương lai, thị hiếu và dự đoán chi tiêu của từng cá nhân. Mọi dữ liệu thu thập đều có tính cách tượng trưng dự đoán, và dùng vào mục đích quảng cáo thương mại là chính. Đại cương là chúng không ảnh hưởng đến nhân quyền của dân cư mạng.


Tôi không thích những người núp phía sau màn hình, đeo mặt nạ hành xử và kết nối dưới hình thức là một người ảo, với mục đích lừa gạt hoặc không hề chia sẻ thật lòng chút tin tức gì về họ. Cộng đồng mạng là một nơi rất nguy hiểm để kết nối, trao đổi niềm tin và hy vọng. Nhờ cẩn thận, tôi học được nhiều kinh nghiệm tốt và điều hay khi kết nối trên mạng. Cộng đồng mạng tạo cơ hội chọn lọc sự giao tiếp với những người cùng sở thích, quan niệm sống, ngành nghề và mục đích sinh hoạt. Tôi đặt thời gian cố định vào Facebook không hơn nửa tiếng, tránh mọi giao du và chung đụng vô lý. Kết bạn nhiều để có thêm người ủng hộ cũng tốt nhưng đôi khi cũng phiền vì người ta gởi tin nhắn lung tung khó kiểm soát. Quá nhiều người post lung tung nên chọn lọc điều mình cần xem cũng không dễ.

Hủy kết bạn hợp lý cũng rất phiền. Tôi đã thử nhiều cách để chọn lọc lại nhóm bạn Facebook nhưng vẫn bị rối tung hết cả lên, nên đành phải chọn phương cách khác.

Tôi lập thêm một Facebook mới để giao lưu với bạn văn và độc giả. Tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận của chính mình lẫn người đối diện, không hợp liền tránh xa. Tôi tập nói lời hòa nhã trong mọi trường hợp. Facebook và diễn đàn cho tôi một số lớn lượng độc giả giúp tôi có thêm nguồn cảm hứng và đam mê rèn luyện ngòi bút của mình. Tôi gom kinh nghiệm chơi Facebook của mình gởi trong bài thơ dưới đây:

Facebook là cái chi chi? Mà sao lắm bạn ngồi lì mọi nơi, Facebook là một góc đời, Phản ảnh tâm lý người chơi bao phần... Có người phơi cả nguyên lưng... Có người he hé đưa chân ra thò, buồn, vui, được, mất, lấy, cho.... Facebook nguy hiểm lắm trò gian manh, "Buôn lê", gạt gẫm đã đành... Có khi “chém gió” không phanh/ chẳng huề, Chơi game, đời sống lề mề... Lẳng lơ, tán tỉnh, thả dê....suốt ngày... Facebook còn lắm điều may, Là dòng kết nối vòng tay gia đình, Giúp ta tìm cõi anh minh.... Người cùng chí hương, giúp mình thẳng ngay Du lịch bằng ảnh đó đây, Giao thiệp rộng rãi, chung tay dựng gầy... Tặng nhau lời đẹp ý hay Cùng nhau học hỏi: đêm ngày, năm châu. Truyền thông miễn phí làm đầu, Nhắc nhau giữ đạo bền lâu giữa đời, Đừng chơi Facebook khơi khơi, Mà nên truyền bá những lời thánh nhân... Chớ nên thả lỏng, lừng khừng... Nên chống tư tưởng hại dân, hại người. Tiếng ta, ta nói người ơi, Đừng nên dùng tiếng đười ươi hát tuồng! Tư duy độc lập gắng luôn... Xin cùng góp sức làm gương để đời!. Học chia kiến thức nơi nơi. Đời không uổng phí, đấy lời dân gian!

July 7th 2017

Gần đây, Cộng Sản Việt Nam vừa thông qua luật an ninh mạng. Họ chỉ thích thông tin một chiều, bưng bít sự thật và kiểm soát dư luận từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Việc trao đổi tư duy, chia sẻ những tin tức nguy hại đến sự suy đồi đạo đức xã hội và sai trái của chính quyền là một mối nguy cho Cộng Sản. Truyền thông miễn phí nhanh cực kỳ như Facebook thật sự là kẻ thù khiến phúc của Cộng Sản bay loạn xạ lên. Quốc Hội Việt Nam nắm ngay thời cơ dân cư mạng phản đối vụ Đặc Khu Kinh Tế, liền đặt ra Luật an ninh mạng để theo dõi từng chữ từng lời dân cư Facebook và Youtube chia sẻ với nhau. Từ nay, chúng sẽ tiếp tục tiến trình tẩy não người dân gắt gao hơn.

Cộng Nô và Trung Cộng đã dàn trận từ lâu để lùa dân Việt vào trong cái giếng tối tăm, hầu mong dễ bề khủng bố và kềm kẹp lòng chính nghĩa từ trong trứng nước. Dân cư mạng đang xôn xao về hai dự luật trên, ùn ùn cùng người dân biểu tình trên khắp miền đất nước. Cộng sản chơi luật rừng, đang kéo dân tộc ta trở về thời đại “đồ đá” một cách trơ trẽn, lì lợm nhất. Những “dư luận viên” trên mạng, say mê rình rập nhả ra những câu nói ấu trĩ ngu muội nhất để bảo vệ Đảng, niềm tin và lợi ích của họ.

Nhờ Facebook và các truyền thông miễn phí trên các mạng lưới xã hội mà dân Việt bắt đầu tỉnh thức dần. Khoảng mười năm trước Việt Cộng đã tìm cách chặn Facebook nhưng cư dân mạng vẫn tìm cách vượt qua. Người sử dụng Youtube trong nước hiện nay cũng tăng lên vượt bực. Chính quyền mị dân bắt đầu mất uy tín với thế hệ trẻ và người dân khắp nơi. Quốc Hội bị Trung cộng giật dây và gây áp lực nên thông qua luật an ninh mạng để cắt đứt cây cầu kết nối dân Việt với sự tiến bộ của toàn cầu. Chúng cố gắng vơ vét và bòn rút hết tài nguyên quốc gia với những lời ngụy biện vô duyên nhất trên đời.

Nhân quyền và tự do ngôn luận bị xâm phạm trầm trọng tại Việt Nam. Các bài hát của nhạc sĩ Việt Khang đang vang lên trên khắp miền đất nước hình chữ S.

Đây là cũng là lúc chúng ta nhận ra những kẻ tham danh hám lợi, thờ ơ lãnh đạm với vận nước. Họ phân bua rằng mình không muốn dính líu đến chính trị. Họ quên mất rằng chính trị có tầm ảnh hưởng kinh tế sâu sắc đến mọi tầng lớp xã hội, và họ cũng sẽ là nạn nhân trong tương lai rất gần. Trung Cộng âm mưu cài đặt luật an ninh mạng để tiến vào thị trường hệ thống mạng Việt Nam về cả hai mặt chính trị lẫn kinh tế. Cuộc xâm lăng thầm lặng bằng kinh tế đã ngấm dần vào đất nước ta qua nhiều năm nay.

Hiện tại, mạng lưới internet bên Việt Nam đã bị khống chế và kềm kẹp gay gắt. Mọi tin tức liên quan đến biểu tình và phát biểu ý kiến phản đối điều bị bưng bít và soi mói đủ điều. Họ hy vọng sẽ ép người tiêu dùng sử dụng hệ thống mạng lưới xã hội của Trung Cộng như là Weibo, Wechat, Renren, Youku Tudou, Dianping, Baidu, và Douban trong tương lai. Theo tôi, luật an ninh mạng là chiến lược một ná hai chim vừa khống chế tư duy chính nghĩa, vừa đuổi được thế lực cạnh tranh kinh tế ra khỏi thị trường Việt Nam.

Người Việt sử dụng Facebook ước đoán là 53 triệu. Và 70 phần trăm dân số người Việt lên mạng hàng ngày....Đây là một số lượng khách hàng khá lớn, một mối lợi khó bỏ qua.

Facebook, Google chỉ là một biểu tượng đặc trưng của sự văn minh hóa toàn cầu. Người dân Việt nhờ đó mới chuyển mình khỏi cái kén mị dân. Nhưng họ đã bị bọn cầm quyền ngang ngược tìm cách ngăn chặn và kềm kẹp lại. Ước mơ nhỏ của tôi là viết cho quê hương chưa kịp vào quỹ đạo, cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Tôi chưa bỏ nhiều thời gian quảng bá trên Facebook nên cũng chẳng mất mát gì. Rồi tôi sẽ nghĩ ra phương pháp khác khi cần. Buồn thay cho dân Việt, nay phải chịu cảnh “gà què ăn quẩn cối xay”, sống với nhóm người thờ ơ lãnh đạm hoặc đã bị tẩy nảo thật là khổ. Nhiều người Việt hải ngoại cũng rất khó chịu khi thấy bọn tư sản đỏ luôn tìm cách len lỏi vào cộng đồng Việt để lôi kéo và gây chia rẽ mỗi khi có dịp. Tôi tránh bớt giao du với nhiều người, một phần cũng vì lý do này.

Chương trình hát cho quê hương ở Grand Century Mall thứ Ba tuần trước và các chương trình ở Nam

Cali, cho thấy người Việt hải ngoại vẫn luôn hướng về quê hương. Phần lớn chúng ta vẫn đồng hành với người dân trong nước trong mọi hoạt động đấu tranh chống tà quyền, bán nước. Những chương trình hát cho quê hương và thấp nến nguyện cầu vẫn đang tiếp diễn bên cạnh những buổi biểu tình khắp năm châu. Cộng đồng người Việt hải ngoại đã vận động giới truyền thông và chính quyền Mỹ can thiệp giúp trả tự do cho Will Nguyen, người Mỹ gốc Việt bị bắt vì tham gia biểu tình ôn hòa trong nước.

Hãy tiến lên hỡi đồng bào tôi ơi, cùng xuống đường và cùng lên mạng chống kẻ bán nước cầu vinh. Những người giỏi chữ xin nhín thời gian viết cho quê hương, cho thế hệ trẻ, và cho cả những kẻ chưa tỉnh thức hiểu đúng về lịch sử và lòng yêu nước thương dân của tiền nhân.

Facebook, xin hãy gom phúc khắp năm châu, gởi về giúp dân tộc Việt Nam đáng thương mau thoát khỏi quốc nạn mất nước, lưu vong ngay trên quê cha đất tổ của mình.

 
Mai Hồng Thu

Ý kiến bạn đọc
13/07/201818:47:35
Khách
Chào cháu Donna,
Bài viết cháu hay lắm. Facebook thật sự có nhiều khía cạnh. Tốt, xấu, đủ thứ hết.
Chúc cháu mọi sự thật tốt đẹp.
13/07/201812:07:39
Khách
Bài viết đầy đủ những điều lợi và hại của Facebook cùng cập nhật sự ảnh hưởng của nó đến tình hình thời sự của Việt Nam ngày nay. Cám ơn tác giả!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến