Hôm nay,  

Vĩnh Biệt “Cậu Bé” Dann

03/07/201800:00:00(Xem: 12909)
Tác giả: Phương Hoa

Bài số: 5428-19-31266-vb3070318

 
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết  mới của tác giả.

Dann_Spear_CoL 04

Đài tưởng niệm "Không hối Tiếc" (No Regret) được gia đình và viện bảo tàng lâp ra để vinh danh giám dốc Dann Spear trong ngày tang lễ ông Dann, vì ông đã sống rất xứng đáng.

 
****

 
Vừa qua, tôi thật bất ngờ khi nhận một email từ bà bạn Mỹ, Mary Web, báo tin ông Dann Spear đã qua đời. Cái tin làm tôi nghẹn ngào buồn hết mấy ngày liền. Bài viết này thay lời chào vĩnh biệt người bạn Mỹ, cũng là để vinh danh “cậu bé” có trái tim nặng tình với cuộc chiến Việt Nam và những cựu chiến binh Mỹ Việt.

Dann Spear chính là “Cậu bé Dann”, người sáng lập và là giám đốc Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam (Vietnam War Museum) ở Maysville 53 năm về trước, khi cậu chỉ mới mười tuổi mà tôi đã viết trong bài “Bảo Tàng Của Người Chiến Sĩ Bị Bỏ Quên”. Chính bài viết này đã đem đến “vinh quang” cho tôi với giải nhất Viết Về Nước Mỹ 2014. Và cũng chính bài viết này đã đem rất nhiều cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và những cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến Việt Nam đến viếng thăm và tặng thêm nhiều kỷ vật cho Viện Bảo Tàng độc đáo có một không hai này, từ lịch sử của nó cho đến số kỷ vật khổng lồ, rất đa dạng và nhiều ý nghĩa cảm động, được trưng bày ở đây mà không dễ gì có được ở những bảo tàng khác trên nước Mỹ, cho dù là các bảo tàng quân đội Hoa Kỳ.

Năm đó ông Dann đã rất vui khi biết tin bài viết về viện bảo tàng của tôi được chọn cho giải Chung Kết VVNM. Ông email liên lạc Việt Báo, gửi lời ngợi khen chương trình VVNM, và cám ơn vì nhờ bài viết đăng mà đã có thêm rất nhiều người đến viếng và tặng nhiều kỷ vật giá trị cho bảo tàng.

Việt Báo đã hồi đáp, gửi tặng bảo tàng một số sách VVNM, nhật báo, và sách VVNM bằng tiếng Anh, và tôi cũng đã dịch bài viết thắng giải ra tiếng Anh tặng kèm theo. Ông Dann tỏ lòng trân quý số sách báo này nên trang trọng dành một chỗ ngay trước cửa ra vào để trưng bày chúng cho khách viếng thăm dễ nhìn thấy và đọc được. Sau đó Việt Báo có ngỏ ý mời ông Dann đến Nam Cali dự lễ phát giải VVNM. Ông vui vẻ nhận lời, cố gắng thu xếp để đi, không ngờ gần đến ngày thì bệnh của ông tái phát. Không đi được, ông Dann nhờ con trai Carson Spear là một sĩ quan trong Quân lực Hoa Kỳ cùng vợ cậu ấy đi thay. Carson đã hoan hỉ nhận lời đi thay bố, nhưng cuối cùng cậu bận chuyện công vụ nên đành phải hủy lời hứa với Việt Báo. Điều này làm cho ông Dann thấy tiếc lắm, mỗi lần tôi đến thăm ông đều nhắc lại dù đã qua mấy năm rồi.

Năm nay 2018, “cậu bé” Dann Spear đó đang là giám đốc, điều hành Viện bảo tàng có tầm cỡ vùng Bắc California này với một ban hội đồng gồm những cựu quân nhân Hoa Kỳ trong “Vietnam War” thì tin dữ đến làm người ta bàng hoàng. Chuyện cậu bé Dann hình thành viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam, bây giờ còn thêm tên gọi là “Bảo Tàng Của Những Chiến Sĩ Bị Bỏ Quên” (Museum of the Forgotten Warriors), đã được các cộng đồng vùng Marysville Yuba, California, và khắp Hoa Kỳ biết đến, yêu mến lẫn ngưỡng mộ. Hầu hết người ta nghe biết cậu bé Dann thu thập kỷ vật và bắt đầu trưng bày bộ sưu tập về chiến tranh Việt Nam trong garage nhà cậu từ năm 1966, sau khi cậu nhận được thư hồi âm của một người bạn lớn học cùng trường viết trên mặt sau tờ giấy chỉ dẫn cách dùng mìn ‘Claymore” từ mặt trận Dĩ An bên Việt Nam như tôi đã kể trước đây.

Cho đến nay, ngoài khu vực chính thức trưng bày kỷ vật từ chiến tranh Việt Nam, bảo tàng còn được mở rộng với một khu thư viện, một trung tâm tưởng niệm anh linh những tử sĩ bỏ mình tại tất cả các quốc gia mà Hoa Kỳ tham chiến giúp gìn giữ hòa bình, và xây thêm rất nhiều phòng trưng bày kỷ vật từ các trận chiến khác, cả nội chiến và trên

thế giới mà Hoa Kỳ tham gia từ trước đến nay. Cho nên, giới nhà binh cả nước rất ngưỡng mộ Dann Spear.

Trước khi cuộc chiến Iraq kết thúc, tướng Lloyd J. Austin, chỉ huy trưởng lực lượng quân sự bên Iraq có gửi tặng bảo tàng của ông Dann một bảng vinh danh, trong đó khắc những chữ vàng, “Gửi tới Viện Bảo Tàng: Cám ơn các bạn đã tập trung gìn giữ anh hồn của các tử sĩ và tưởng nhớ về các chiến binh của đất nước chúng ta, làm cho họ luôn sống mãi, để mọi người chiêm ngưỡng, tôn trọng, và họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.”

Bảng vinh danh này hiện được giám đốc Dann trang trọng treo ở viện bảo tàng.

Vậy mà bây giờ ông Dann đã vĩnh viễn ra đi. Một ngôi sao nhân ái đã rời khỏi vòm trời Marysville Yuba, vùng đất xa nơi đô hội tuy nhỏ bé với dân số chỉ hơn mười nghìn, nhưng đã có nhiều anh hùng với lòng yêu nước yêu tự do ngút ngàn. Du khách có thể thấy được qua đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong Marysville trên đường số 5th của thành phố với mấy chục tấm bia đá hoa cương ghi những tên tử sĩ bỏ mình cho tổ quốc trong các cuộc chiến, World War I, World II, Vietnam War… mà trong đó đã có đến mười mấy tấm bia ghi “Tử trận trong Vietnam War”.

Lần đầu tiên đến đây nhà tôi và tôi đã đứng lặng người cúi đầu mặc niệm trước những tấm bia này với lời khấm thầm cám ơn họ. Nghĩ đến đây tôi chợt lẫn thẩn ước một điều không thể, là phải chi tên ông Dann Spear cũng được ghi ở nơi nầy! Vì dù ông không phải là một quân nhân thực thụ, nhưng ông đã có công gìn giữ và ghi khắc lại những gì các tử sĩ đã làm.

Tuy trong thông báo tang lễ không nói rõ lý do ông Dann từ giã cõi đời, nhưng qua sự quen biết, tiếp xúc với ông và bạn bè ông rất nhiều năm, tôi biết nguyên nhân chính đã dẫn đến việc này. Trong cuộc sống đời thường từ nhỏ đến khi lớn lên, Dann Spear là một người yêu thích ngựa và là một tay cưỡi ngựa đua tràn đầy kinh nghiệm. Ông có tấm lòng vị tha vì người quên mình, nên bạn bè thường gọi ông bằng cái biệt hiệu thân thương là “Gã Cao Bồi Chính Hiệu”, gã cao bồi chuyên đi giúp đời. Nhưng bất hạnh thay, cái tính cách đó đã dẫn đến một tai nạn kinh hoàng khiến ông lâm trọng bệnh hàng bao năm trời, nên mới qua đời sớm như vậy, dù ông chỉ mới vào tuổi 63. Bạn của giám đốc Dann đã kể tôi nghe, trước đây có lần chàng cao bồi Dann Spear anh dũng xông vào cứu một người phụ nữ hàng xóm đang bị cả bầy ngựa của bà giở chứng tấn công dày xéo lên người bà. Ông vật vã xua đuổi được bầy ngựa hung dữ khỏi nạn nhân và lôi bà ra. Nhưng chúng tức giận hùa nhau xoay qua dẫm đạp ông đến gãy nát hết xương cốt. Sau đó Dann được trực thăng chở đi bệnh viện Sacramento điều trị, đến mấy năm liền ông sống vật vã đau đớn với hàng trăm cuộc giải phẩu, lắp ghép. Tuy vậy trong những năm qua dù phải ngồi trên xe lăn, Dann vẫn cố gắng có mặt để chăm sóc viện bảo tàng bất cứ lúc nào cảm thấy khỏe được đôi chút, cho tới ngày ông lìa đời.

Dann ra đi bỏ lại gia đình vợ con và nhất là nhà bảo tàng mà ông tốn bao tâm huyết cả đời xây dựng. Báo chí địa phương Yuba, Marysville, đăng nhiều bài về sự ra đi và về tang lễ ông Dann Spear, bày tỏ sự tiếc thương người đàn ông nhân hậu cả đời có niềm tin và tình yêu mạnh mẽ đối với Chúa, và luôn đối xử với những người xung quanh như trong gia đình. Ông được biết đến là một người hết sức công bằng, trung thực, tử tế, và còn có tính hài hước tuyệt vời với nụ cười luôn trên khuôn mặt của mình.

Buổi lễ tưởng niệm vinh danh giám đốc Dann Spear được tố chức trang trọng tại trườn Yuba College, Maysville. Một đài tưởng niệm được xây dựng để kỷ niệm cuộc đời Dann Spear với chủ đề là “Không Hối Tiếc.” Bức hình phóng lớn Dann Spear đang phi ngựa rất oai phong, mặc

bộ đồ cao bồi, đầu đội mũ rộng vành bẻ cong, tay vung dây cương được dựng chính giữa hai vòng hoa tượng trưng màu cờ nước Mỹ, Red, White, Blue. Hai trụ biểu tượng đứng hai bên tấm hình, một dựng đôi giày boot nhà binh, cây súng trường, và nón sắt, tượng trưng cho các anh hùng tử sĩ, trụ kia là bộ đồ cao bồi với đầy đủ giày mũ yên cương tượng trưng cho ông Dann Spear. Nhìn hình tôi xúc động thầm nghĩ bây giờ có lẽ ông Dann và các tử sĩ đang gặp gỡ và hàn huyên cùng nhau. Hai hàng lính Hải Quân mặc lễ phục xanh đen mũ trắng găng tay trắng đứng trang nghiêm hai bên khán đài tay bắt chéo ra sau lưng chờ chào vĩnh biệt Dann Spear, nhìn trang trọng không khác gì tang lễ của một vị lãnh tụ. Nếu có linh thiêng, tôi nghĩ chắc ông Dann trên trời cũng đang vui vẻ mỉm cười. Schrader người đại diện cho viện bảo tàng đã nói trong buổi lễ: “Điều tuyệt đối quan trọng là di sản bảo tàng của Dann sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng tôi sẽ tiếp tục những gì anh ấy bắt đầu!”

Dann Spear mất đi để lại sự tiếc thương cho gia đình, cho cộng đồng quanh vùng ông sinh sống, Marysville, Yuba, và nhất là cộng đồng cựu chiến binh Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Xin được trích lại vài câu tôi đã viết trong bài viết trước đây. Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville do giám đốc Dann Spear sáng lập là di sản văn hóa vô giá, là chứng cứ sống thực để minh họa cho những gì các sử gia ghi lại về cuộc chiến giữa Quốc Gia, Cộng Sản của người Việt và đồng minh Mỹ thời Việt Nam Cộng Hòa tự do, cũng như các cuộc chiến tranh khác của Hoa Kỳ. Nó là bản di chúc bằng vật thể các chiến binh để lại, chẳng những nhắc nhở giới trẻ Mỹ noi gương những chiến binh anh hùng của họ, mà còn giúp các thế hệ kế tiếp người Mỹ gốc Việt và gốc nước ngoài hiểu biết về cội nguồn, về vì sao ông cha họ lại lưu lạc đến đất nước này. Cho nên ngoài số rất đông người Mỹ và cựu chiến binh Mỹ thương tiếc ông Dann, tôi tin rằng còn có một số người Việt Quốc Gia, nhất là những thân nhân và cựu chiến binh anh hùng Việt Nam Cộng Hòa đã từng sát cánh chiến đấu với quân đồng minh Hoa Kỳ trong cuộc chiến gìn giữ tự do cho miền Nam Việt Nam trước đây.

Hiện tại, vợ ông Dann Spear, bà Roberta Spear, người phụ nữ lúc mới kết hôn với ông Dann đã ngồi cặm cụi may tay lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa mấy chục năm về trước, khi ông Dann mới thành lập bảo tàng Chiến Tranh Việt Nam, là người kế nghiệp chồng. Bà đã nhận chức giám đốc bảo tàng Vietnam War Museum, hay Museum of the Forgotten Warriors. Hai người con của ông bà, Carson Spear và Brandon Spear là hai phó giám đốc phụ giúp mẹ để điều hành viện bảo tàng này. Còn lại các phụ tá và ban hội đồng đều là những cựu chiến binh Việt Nam, những người đã hết lòng ủng hộ vợ chồng ông Dann ngay từ những ngày đầu thành lập bảo tàng. Và họ đã cùng nhau làm rất tốt.

Lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) vừa qua tại viện bảo tàng đã được tổ chức rất quy mô, với trên hai nghìn lá cờ Mỹ cắm dày đặc trong sân của bảo tàng để tưởng nhớ các vị anh hùng vị quốc vong thân, và tất nhiên là tưởng nhớ ông Dann, vì ngày còn sinh tiền ông Dann luôn yêu quý và chăm sóc kỹ lưỡng những lá cờ trong những dịp lễ.

Thay chồng, Roberta Spear kêu gọi và mời mọi người hãy tiếp tục đến viếng thăm và ủng hộ bảo tàng như ngày ông còn sống.

“Bảo Tàng Của Những Chiến Sĩ Bị Bỏ Quên vẫn được mở cửa như bình thường. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để nối gót Dann. Chúng tôi hiểu sự cam kết của anh ấy đối với

những cựu chiến binh và thân nhân của họ nên sẽ tiếp tục phục vụ cộng đồng.” Bà Roberta Spear nói.

Ngày giờ mở cửa của bảo tàng:

* Tất cả các thứ Bảy, từ 10g sáng đến 3g chiều – Từ tháng Mười đến tháng Sáu.

* Bỡi vì nhiệt độ nóng của mùa hè, nên vào mùa hè bảo tàng sẽ mở cửa các ngày thứ Bảy sớm hơn, vào lúc 9g sáng đến 1g chiều.

Nhưng nếu quý vị muốn làm hẹn cuộc viếng thăm đặc biệt hoặc cho cả nhóm, có thể liên lạc Don Schrader (530)-682-0674. Bảo tàng sẽ được mở cửa trong các ngày lễ Veterans Day và Memorial Day. Nếu bạn chưa thăm viếng nơi này, xin được phép giới thiệu.

Sau cùng, xin gửi nén hương lòng tới Dann Spear, người bạn tốt của chúng tôi!

Vĩnh biệt anh! Anh sẽ được mọi người nhớ đến mãi mãi…

Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
04/07/201807:18:31
Khách
Chào bạn đọc hoa le
Cám ơn bạn đã nhắc nhở. Nhờ bạn tinh ý nhận ra nên tác giả lục lại xem mới thấy quả thật đã đánh nhầm chữ “operation” là hoạt động thành ra “offensive”. Tác giả sẽ sửa lại bản gốc để lưu.
Cám ơn bạn lần nữa
Phương Hoa
04/07/201806:25:17
Khách
Trong bài viết trước của bà đăng ở:
https://tiengquehuong.wordpress.com/2014/04/27/bao-tang-nguoi-linh/
có chữ ' Humanitarian Operation' bị đăng sai thành 'Humanitarian Offensive'. Chúc bà nhiều sức khỏe.
04/07/201804:06:43
Khách
Xin lỗi bị ... chập mạch nên gửi một cái reply nó ra hai cái luôn.
PHoa
04/07/201804:02:46
Khách
Người Hà Nội ơi!
Cám ơn bạn nhiều nha!
Bạn cũng ráng viết đi, sẽ đến ngày này thôi mà,
Chúc bạn và gia đình hạnh phúc
PHoa
03/07/201823:38:22
Khách
Giải thưởng cao quý nhất nào của Viết Về Nước Mỹ thì PH cũng lãnh rồi, còn giải nào nữa để tặng cho bạn đây?
03/07/201823:04:44
Khách
Cám ơn anh Sao Nam đã đọc bài viết và chia sẻ lá thư của giám đốc Dann Spear để tưởng nhớ về ông, một người có lòng với cuộc chiến Việt Nam.
Tấm lòng của ông thật đáng trân trọng. Ông mất đi khi chưa quá già để lại tiếc thuong cho gia đình và thân hữu...
Cám ơn anh lần nữa, tuy giờ ông Dann đã ra đi nhưng nếu anh có điều kiện sang Bắc Cali nhớ tranh thủ ghé lại thăm viện bảo tàng một lần. Ông Dann chắc chắn ở trên trời sẽ vui lắm...
P.Hoa
03/07/201821:35:10
Khách
Sau đây là thư cám ơn của Ông Dann
Viện Bảo Tàng Những Chiến Sĩ Bị Lãng Quên và Thư Viện Trung Tâm
Ngày 14 tháng 7 năm 2014
Ông Trần Ngọc Bình mến
Chào Ông
Cám ơn Ông đã gời cho tôi và Viện Bảo Tàng cuốn “Within &Beyond.”
Tôi rất thích thú khi nhận được cuốn này và đây là sự đóng góp thêm vào cho Thư Viện nữa.
Một lần nữa cho tôi bày tỏ sự biết ơn
Dann Spear,
Viện Bảo Tàng Nhửng Chiến Sĩ Bị Lãng Quên
03/07/201820:57:09
Khách
Chị PH mến
Vào năm 2014 sau khi đọc bài viết của chị giới thiệu về “Viện Bảo Tàng Những Chiến Sĩ Bị Bỏ Quên” này tôi vội vàng hưởng ứng bằng cách gởi tặng Ông Dann Tuyển Tập “Within & Beyond” của tôi do Nhà Xuất Bản Xây Dựng của Ông Lê Xuân Nhuận xuất bản.
Sau đó Ông có viết thư hồi âm để cảm ơn,riêng phần tôi, tôi cho rằng thời gian còn dài tôi sẽ có dịp đến thăm Ông Dann.
Không ngờ định mệnh đã sắp xếp cho tôi không được cái may mắn gặp Ông Dann để tay bắt mặt mừng của hai người bạn :
--Một người thoát chết sau hơn 10 năm trong tù cải tạo ở tận nước Việt xa xôi
--Một người ở Hoa Kỳ nơi xứ xở bình yên nhưng không quên những chiến binh anh hùng người Mỹ đang xả thân giúp người bạn Đồng Minh nhỏ bé là Việt Nam Công Hòa chống lại cuộc xâm lăng của khối Cộng Sản Quốc Tế mà đứng đầu là Nga Xô và Tàu Cộng cùng bọn tay sai rước voi về giày vò mả tổ là Cộng Sản Việt Nam
Thăm chị khỏe.
Sau đây là thư cám ơn của Ông Dann
Chị PH mến
Vào năm 2014 sau khi đọc bài viết của chị giới thiệu về “Viện Bảo Tàng Những Chiến Sĩ Bị Bỏ Quên” này tôi vội vàng hưởng ứng bằng cách gởi tặng Ông Dann Tuyển Tập “Within & Beyond” của tôi do Nhà Xuất Bản Xây Dựng của Ông Lê Xuân Nhuận xuất bản.
Sau đó Ông có viết thư hồi âm để cảm ơn,riêng phần tôi, tôi cho rằng thời gian còn dài tôi sẽ có dịp đến thăm Ông Dann.
Không ngờ định mệnh đã sắp xếp cho tôi không được cái may mắn gặp Ông Dann để tay bắt mặt mừng của hai người bạn :
--Một người thoát chết sau hơn 10 năm trong tù cải tạo ở tận nước Việt xa xôi
--Một người ở Hoa Kỳ nơi xứ xở bình yên nhưng không quên những chiến binh anh hùng người Mỹ đang xả thân giúp người bạn Đồng Minh nhỏ bé là Việt Nam Công Hòa chống lại cuộc xâm lăng của khối Cộng Sản Quốc Tế mà đứng đầu là Nga Xô và Tàu Cộng cùng bọn tay sai rước voi về giày vò mả tổ là Cộng Sản Việt Nam
Thăm chị khỏe.
Sau đây là thư cám ơn của Ông Dann
Chị PH mến
Vào năm 2014 sau khi đọc bài viết của chị giới thiệu về “Viện Bảo Tàng Những Chiến Sĩ Bị Bỏ Quên” này tôi vội vàng hưởng ứng bằng cách gởi tặng Ông Dann Tuyển Tập “Within & Beyond” của tôi do Nhà Xuất Bản Xây Dựng của Ông Lê Xuân Nhuận xuất bản.
Sau đó Ông có viết thư hồi âm để cảm ơn,riêng phần tôi, tôi cho rằng thời gian còn dài tôi sẽ có dịp đến thăm Ông Dann.
Không ngờ định mệnh đã sắp xếp cho tôi không được cái may mắn gặp Ông Dann để tay bắt mặt mừng của hai người bạn :
--Một người thoát chết sau hơn 10 năm trong tù cải tạo ở tận nước Việt xa xôi
--Một người ở Hoa Kỳ nơi xứ xở bình yên nhưng không quên những chiến binh anh hùng người Mỹ đang xả thân giúp người bạn Đồng Minh nhỏ bé là Việt Nam Công Hòa chống lại cuộc xâm lăng của khối Cộng Sản Quốc Tế mà đứng đầu là Nga Xô và Tàu Cộng cùng bọn tay sai rước voi về giày vò mả tổ là Cộng Sản Việt Nam
Thăm chị khỏe.
Sau đây là thư cám ơn của Ông Dann
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến