Hôm nay,  

Trận Cháy Rừng Dữ Dội Ở Ventura...

27/01/201800:00:00(Xem: 8980)
Tác giả: Năng Khiếu

Bài số 5299-19-31145-vb7012718
 

Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.

Viet ve nuoc My

Thăm cháu tại Ventura.

 
***
 

Bão tố, khủng bố, động đất, cháy rừng, lũ lụt… là những đề tài thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, trên các trang báo. Ngồi  xem TV, và đọc báo là hiển nhiên. Nhưng trải qua thảm họa mới thấy hết bi thảm!

Từ ngày đến Mỹ, chị Bình đóng đô ở Quận Cam,  Nam Cali nắng ấm này hơn hai mươi năm. Ngoài một vài lần đang đứng làm việc hoặc đang nằm ngủ trong đêm,  chị Bình chỉ cảm nhận dư chấn của các trận động đất ở cách xa, khiến mặt đất đong đưa làm rớt những vật dụng để trên cao, đã làm chị và bà con hốt hoảng, sợ hãi!

Nhưng đặc biệt chị Bình rất quen thuộc với những cơn gió Santa Ana, thường xuất hiện vào mùa Thu và đầu mùa đông. Nó biến chuyển bất thường, từ nóng tới lạnh tùy theo khí hậu nơi nó xuất phát. Mỗi năm có khoảng từ mười, hai mươi, đến ba mươi trận. Gió Santa Ana thường thổi mạnh nhất vào ban đêm hoặc sáng sớm. Tốc độ 50-60 dặm một giờ,  có khi hơn. Các đợt gió mạnh mang hơi nóng và khô, dễ gây ra những đám cháy rừng hung hãn ở Nam California gọi là Wildfires, còn có tên là Devil winds (gió quỷ).

Nên mỗi khi cơn gió Santa Ana thổi về thì muôn vàn ký ức của chị Bình lay động. Nhớ những ngày còn đi làm, chị bán liquor ở Thành Phố Seal Beach, vào mùa gió khô thổi mạnh từ đất liền ra biển. Người khách hàng quen thuộc nói với chị : “Quái phong cuối thu đó cô, gió Santa Ana độc lắm, phải mặc thêm áo, quấn khăn quàng cho ấm vào”. Vậy mà mở cửa tiệm là mọi thứ trên bàn bay hết không chặn kịp, chị đánh vật với gió cả ngày. Khi vì công việc chị Bình phải ra ngoài, thì gió thổi lồng lộng ngoài đường, cành cây gẫy ngổn ngang, gió thổi tung trời đất, tấm thân mảnh mai của chị cũng như bị gió cuốn theo.

Năm nay gió Santa Ana lại góp thêm vào ký ức chị Bình nỗi lo sợ kéo dài, vì gia đình người con trai lớn của anh chị,  gồm hai vợ chồng và ba đứa cháu nội về xum họp với cha mẹ vào ngày lễ Thanksgiving tại Orange County, vừa trở lại nhà ở Ventura County được một tuần. Chị Bình nghe tin cháy rừng gây nhiều thiệt hại ở hạt Ventura. Chị vội mở TV theo dõi tin tức, được biết đám cháy rừng bùng phát từ  Stockel Park phía Bắc Santa Paula ngày 4/12  đến chiều  ngày 5/12/2017. Những đợt gió Santa Ana thổi mãnh liệt mang theo tàn lửa, làm đám cháy lan nhanh bao phủ hơn 18 nghìn Hecta, thiêu rụi hàng trăm căn nhà. Hơn một trăm lính cứu hỏa, vẫn tích cực nỗ lực tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát đám cháy, ảnh hưởng 27,000 cư dân Ventura được báo động :  “Bão lửa có thể tiến vào thành phố”.  Có nơi ban đêm cảnh sát phải đến từng nhà gõ cửa và yêu cầu sơ tán. Mà nhà Dũng và Thúy con chị Bình lại ởthành phố Camarillo thuộc Quận hạt Ventura, làm chị lo lắng bồn chồn đứng ngồi không yên.

Ngày nào chị Bình cũng nói chuyện với Thúy, là con dâu qua điện thoại :

-Má theo dõi tin tức trên TV. Thấy lính cứu hỏa vẫn tiếp tục nỗ lực ngăn chặn không cho tường lửa hung bạo từ trên núi tràn xuống các khu dân cư. Nhà con có sao không Thúy? Cháy tới đâu rồi?  Má lo quá!

Con dâu chị Bình vừa bồng con vừa trả lời điện thoại :

-Má ơi! Khói của đám cháy  bay tới đầu nhà con rồi! Còn may, tàn lửa thì chưa đến. Anh Dũng đi làm rồi, con đã chuẩn bị giấy tờ và những thứ cần thiết vào xách tay. Computer, laptop, máy móc quan trọng đóng trong thùng hết rồi. Nếu cấp bách, tụi con chỉ việc bỏ ba thằng nhóc lên xe Van lái đi là xong!

Nhắc tới ba thằng cháu nội làm chị Bình lo lắng và nhớ chúng quá chừng. Tội Nghiệp! Một mình Thúy chăm sóc ba đứa con thật vất vả. Thằng lớn nhất sáu tuổi, đứa kế hơn hai tuổi. Cách nay  tám tháng Thúy sanh thêm một cháu nữa là ba trai. Trước khi sanh đứa thứ ba hai vợ chồng Thúy đã quyết định chỉ sanh hai đứa con, vì nhà ông bà nội, ông bà ngoại cùng ở Quận Cam xa quá, không gửi cháu hay giúp đỡ gì được. Thúy phải nghỉ làm, hai vợ chồng sẽ vất vả lắm. Vì từ Orange  County xuống Ventura County  phải đi Freeway 405, rồi đổi qua Freeway 101 mất từtiếng rưỡi tới hai tiếng đồng hồ. Đi xe lửa thì ba tiếng, mới đến nơi.

Nhưng thật ra khi biết mình mang thai đứa thứ hai, Thúy đã mong con gái cho có nếp có tẻ, nhưng lại ra “thằng cu”. Hơn một năm sau, chưa có kế hoạch gì thì lại mang thai lần nữa. Rồi một ngày đẹp Trời Thúy háo hức đi siêu âm. Chờ đợi bác sĩ thông báo kết quả:  “Con trai nhé!” Thúy cười mà lòng thoáng buồn! Tự nghĩ , mình cố gắng lần này nữa nếu là con trai thì phải từ giã niềm vui sắm áo đầm màu hồng, băng đô cài nơ hồng “Tông xuyệt tông”thật đẹp, cho con gái.

Nghĩ  đến mẹ chồng mình hay than thở:  “Suốt đời này không được làm bà ngoại. Phải chịu đựng mấy cậu con trai thiếu tinh tế. Về già buồn cũng chẳng có ai mà tâm sự”.

Thúy gọi báo tin cho chị Bình:  “Má ơi! Con giống má lắm, cũng ba hoàng tử”.

Thấy con dâu bắt chước mình gọi thân thương ba thằng con cưng, chị Bình an ủi:

 -Không sao đâu! Một con một của bằng nhau “Tam nam vẫn quý”. Trộm vía thằng bé út lại giống ba nó như hệt, dễ nết, ăn no là lăn ra ngủ. Nhìn con cười hồn nhiên trong giấc ngủ, Thúy bỗng quên phần nào ước mơ có con gái.

Cả tuần sau chị Bình vẫn nghe, trận cháy hung hãn ở Nam California có tên là: Thomas Fire Ventura… Là một trong năm đám cháy chưa dập tắt được. Theo Nha Lâm Vụ và Cứu Hỏa trận cháy tại  phía Bắc Los Angeles , tăng cường tốc độ  khủng khiếp này đang trở thành lớn nhất trong lịch sử của tiểu bang Cali, với 230,000 acres biến thanh tro, hơn 500 căn nhà bị thiêu rụi, vì lửa vẫn còn lan tràn dữ dội hơn, trong tình trạng thời tiết khô ráo và gió mạnh… Sốt ruột chị Bình lại gọi điện thoại cho Thúy tiếp :

-Thằng Steven đã đi học lại chưa?

-Chưa má ơi! Trường học vẫn đóng cửa.vì gió mang theo tro bụi, sợ không khí ô nhiễm, nên trường  mở cửa một hai hôm lại đóng tiếp.Mà hễ ra khỏi nhà là mọi người đều phải đeo khẩu trang, làm con nhớ tới hình ảnh đường phố hằng ngày bên Việt Nam hiện nay.Hôm qua cúp điện từ chín giờ tối, nhà con phải đốt đèn cầy, đèn pin lâu ngày không xử dụng, cất kỹ quá không biết đâu mà tìm.

Chị Bình lo lắng:

-Thế cúp điện có lâu không? Bao giờ thì có lại?

-Cúp điện khoảng mười tám tiếng má à. Khổ nỗi nhà con lại nấu bằng  bếp điện, may mà còn cái bếp ga nhỏ để nướng thịt, con lấy nấu cơm, nấu bột  và nước sôi pha sữa cho các cháu.

Thằng Tim ngủ vùi trong lòng mẹ, Thúy nhẹ nhàng đặt con xuống giường, rồi chạy ra khỏi phòng mở speaker kể tiếp:

-Má biết không?  Hôm cúp điện con cứ loay hoay ở trong nhà lo cho ba thằng. Vì không có điện mởTV nên chẳng biết là cháy tới đâu rồi, con  gọi điện thoại cho vài người bạn ở quanh đây, họ cũng đang tình trạng như con. Gọi điện thoại cho anh Dũng đang làm việc ở Port Hueneme Base thuộc thành phố Oxnard, ảnh nói:  “Ở đây cháy cũng gần lắm, không khí u ám mù mịt ra đường cũng  phải đeo khẩu trang. Đang cháy tớithành phốbên cạnh thành phố Camarillorồi, khi nào cháy gần tớikhu nhà mình ảnh sẽ chạy về phụ với con”. Nghe vậy con mở cửa chạy ra đường xem, thấy khói đen bốc cao cả khối  bên kia núi sau nhà, bầu trời thì đỏ ngầu. Con sợ quá chạy tới  rồi chạy lui không biết phải làm gì?

Chị Bình vội tiếp lời:

-Sao con không đưa các cháu về với ông bà?

-Không được đâu má ơi! Con phải ở đây coi nhà, và đợi nếu trường học mở cửa, phải đưa Steven đi học. Má biết không?  Đến lúc có điện, con bật TV  coi tin tức thì thấy lửa đang cháy các thành phố chung quanh nhà mình, con sợ quá chỉ biết cầu  xin Chúa cho tai qua nạn khỏi. Tại Quận Venture Chính Quyền cũng mở trung tâm tạm trú, ở vài trường trung học, và trên một bãi đất trống an toàn, có gì tụi con chạy ra đó, hoặc đến nhà dì Lan ở tạm cũng được.

Nghe con dâu nhắc đến em gái, chị Bình nhớ đến Lan người em thứ năm cũng ở Thành phố Oxnard, chị vội gọi điện thoại hỏi thăm. Theo như lời kể,  nhà Lan ở cách ngọn núi đang cháy, một con đường Freeway xa hơn nhà cháu Dũng một chút, nhưng ban đêm đứng nhìn lên, thấy lửa như con lươn trườn mình bò nhanh lên đỉnh núi, nhìn ngoạn mục đến rùng mình phát sợ. Ở đây các trường học hầu như đóng cửa hết, học sinh không cho ra khỏi nhà, sợ khói bụi. Các shelter đầy người đến tạm trú, có người vội quá không mang theo đồ dùng, nhờ có các thiện nguyện viên mang chăn mền, thức ăn, nước uống đến tiếp tế, thật tốt bụng và tử tế.

Ở vài ngày khi tình hình tạm ổn, ai không bị nhà cháy thì trở về có chỗ ở. Còn những người nhà cửa cháy hết, trong lúc cấp bách thì thất thểu đến nhờ sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần, của Chính Phủ cùng các hội đoàn thiện nguyện, tư nhân hoặc các tôn giáo. Em có chị bạn nhà ở trên núi, cắm đầu chạy một đỗi thật xa đứng nhìn lại, lửa bén vào đến bờ tường xây quanh nhà, nhưng bỗng nhiên gió đổi hướng, ngọn lửa quay ngoắt  đầu theo gió, căn nhà thoát hiểm trong gang tấc.

Tuy Freeway và đường xá bị đóng nhiều nơi để chữa lửa, nhưng mọi người vẫn đi làm, bằng đủ mọi phương tiện, có người đi bằng xe lửa, có nguời lái xe đến bến tàu rồi để xe tại đó,  lên các chuyến “tàu detour” để đi làm.

 Trước kia nhà Dũng và Thúy cũng ở gần nhà dì Lan. Hồi mới cưới chưa có con,  không kinh nghiệm hai vợ chồng Thúy tậu ngay một căn nhà bốn phòng ơ hết trên lầu, ở thành phố Oxnard  gần chỗ làm, lại gần biển cho mát.  Rồi các thành viên tí hon trong gia đình lần lượt ra đời. Từ lúc biết bò đã lò dò leo cầu thang,  sợ con té u đầu sứt trán, ba chúng rào kín chân cầu thang. Hai thằng bé cứ đứng vịn song sắt, ngửa cổ nhìn lên lầu cao, buồn bã như những tù nhân mất tự do. Hai vợ chồng bàn nhau phải đổi nhà trệt thôi, chứ tới thằng thứ ba thì mẹ nó làm lính gác không xuể.

Thế rồi hai vợ chồng tìm mãi mới vừa ý căn nhà trệt rộng 2000 Sqft này, có phòng Family room rộng rãi để chúng bày đồ chơi.  Thích nhất  tại đây là học khu tốt, tương lai cho các con sau này. Mới mua được hơn năm nay, gần chân núi, thì lại bị cháy rừng đe dọa, hú hồn!.

Cứ thế ngày nào hai mẹ con cũng gọi điện thoại cho nhau. Sống ở Mỹ cũng hai mươi lăm năm, Thúy chỉ thấy hình ảnh cháy rừng, cháy nhà qua TV. Thúy đâu ngờ có ngày mình cũng phải sơ tán trong tình huống này. Nhìn  những căn nhà chung quanh, một sớm một chiều  bị Bà Hỏa thiêu rụi, chỉ còn trơ nền, mà buồn! Thúy gọi điện thoại hỏi thăm chị bạn ở xóm cũ, chị kể trong nước mắt:  “Cháy hết cả, thiệt hại tất cả, ngôi nhà đấy kỷ niệm. Giờ chỉ còn là hoài niệm” thấy tội nghiệp quá!.

Thúy theo cha mẹ định cư tại Mỹ khi còn rất nhỏ. Cô tâm sự với chị Bình:

 - Thỉnh thoảng  cứ nghe ba mẹ con kể chuyện về những người dân Việt Nam  phải đi tản cư lánh nạn Cộng Sản suốt từ Bắc vào Nam.  Hai mươi năm sau, tháng 4/ 1975 lại phải chạy CS nữa,  mà cuộc di tản còn thảm khốc hơn, nhà cửa, tài sản gầy dựng bằng mồ hôi nước mắt, đành bỏ lại ra đi với hai bàn tay trắng để tìm đường sống. Bây giờ khi nghe lệnh di tản con cũng chạy ra chạy vào, nhìn đồ đạc không biết đem cái nào bỏ lại cái nào, con mới hiểu và cảm nhận được nỗi thống khổ của thế hệ cha ông. Tuy hoàn cảnh có khác, nhưng  những tiếc sót, vất vả,có lẽ cũng gần bằng.

Theo thông tin, báo chí,  tính từ ngày 4 tháng 12 năm 2017 vụ hỏa hoạn Thomas Fire lớn nhất từ trước tới nay. Bắt đầu ở Ventura County lan qua  Santa Barbara County. Cho đến ngày 12 tháng 1 năm 2018, ngọn lửa mới hoàn toàn được dập tắt, ước tính 282.000 Acres (440 dặm vuông) và hơn 1000 căn nhà bị thiêu đốt thành tro bụi.

Hậu quả của trận cháy rừng,  khoảng một tháng sau vào  đêm 8 và rạng sáng ngày 9/ 1/2018 các toán cấp cứu lại một lần nữa phải làm việc tối đa để đưa dân chúng ra khỏi các căn nhà đang bị đe dọa bởi đất chuồi, lũ bùn. Các trực thăng được huy động lúc sáng sớm vì đường giao thông trong các khu vực bị cản trở do cây cối và cột điện ngã đổ ngổn ngang.

Nguyên  nhân là do những trận cháy rừng, đã thiêu rụi thảm thực vật vốn có tác dụng giữ nước thấm sâu vào lòng đất, giúp ngăn lở đất. Khi mưa lớn như đổ nước, đất, bùn tro và đủ mọi thứ xà bần khác trên các vùng  núiđồi bị cháy rụi, bất ngờ cuồn cuộn kéo xuống vùi lấp nhà cửa, nhất là ở thành phố Montecito phía Đông Santa Barbara County. Mặc dù đã có lệnh di tản cho dân chúng vùng này được đưa ra từ trước. Nhưng một số người không chịu đi, vì không ngờ tới mức nguy hiểm lớn như vậy.

Các nhân viên cứu hộ vẫn tiếp tục tìm kiếm người mất tích, nhưng rất khó khăn, vì hầu hết những con đường đều bị ngập trong bùn, vài trường hợp họ phải lôi các nạn nhân bị kẹt trong nhà hoặc trong xe ra.

 Theo tin tức cho đến ngày 16/1/2018  thảm họa đất chuồi ở thành phố Montecito được ghi nhận, 20 người thiệt mạng, từ 3 tới 89 tuổi. Bốn người mất tích, các cuộc tìm kiếm đã trở nên tuyệt vọng!

Trong hoàn cảnh Thiên tai, đôi khi cũng có phép lạ đến với những người còn sống sót. Cầu mong  may mắn đến với những nạn nhân này.

Cảm tạ Thượng Đế đã cho chúng ta được sống trong một đất nước tân tiến, văn minh và nhân hậu. Có đầy đủ các phương tiện cứu cấp kịp thời, để đối phó với những tai ương xảy ra. Các cơ quan chức năng có máy móc tối tân để tiên liệu, cảnh báo cho người dân trước những thiên tai, để chuẩn bị phòng hờ, ứng phó. Nhờ đó những thiệt hại xảy ra tương đối giới hạn hơn. Thật tội nghiệp, nếu so sánh với mưa lũ và đất chuồi,  mới xảy ra ở  Vùng Cao vừa qua tại Việt Nam, thì  thiệt hại về nhân mạng và của cải còn lớn hơn rất nhiều.

Năng Khiếu

Ý kiến bạn đọc
29/01/201820:46:45
Khách
xin chia buon cung nhung nan nhan vi hoa hoan thiet hai ve vat chat va nhung ky niem dan gan bo voi nhung can nha do.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến