Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tôi Đi Dạy Trường Mỹ

08/01/201800:00:00(Xem: 10142)
Tác giả: Thu Lê

Bài số 5286-19-31132-vb20801i8

 
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
 

***
 

Khi tôi sang đất Mỹ theo làn sóng tỵ nạn năm 1975, tôi không hề nghĩ là mình sẽ tiếp tục nghề dạy học, nhất là lại dạy học sinh Mỹ.

Sáu tháng đầu, khi các trường học ở Hoa kỳ, nhất là California, đang lúng túng không biết phải làm gì với các học sinh Việt Nam bất thình lình kéo nhau vào ngưỡng cửa trường, tìm được những người như tôi chắc họ phải mừng lắm.

Tôi có việc ngay, cùng với một cô giáo Mỹ, lo phụ trách lớp dậy Anh ngữ cho khoảng 20 con em Việt Nam đủ cỡ tuổi ở vùng Ventura.  Sau 6 tháng khi khóa học chấm dứt, các em được gửi về trường để nhập vào dòng chính (main stream), tôi được nhận vào dậy toàn thời gian ở trường trung học tráng niên Ventura (Ventura Adult High School) giúp đỡ các học sinh Mỹ tuổi từ 16 trở lên.

Các học trò của tôi đa số ở tuổi 18, 20 là những học trò không theo được những qui tắc gò bó của các trường trung học thường (học từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều), muốn tà tà đi làm thêm, thích vui chơi, không có mộng đi học tiếp đại học, hoặc thiếu một hai lớp và có thể là không có đủ số lớp để tốt nghiệp cùng với các bạn.  Tôi có đủ các thành phần học sinh và nhận thấy dậy ở trường này “gay go” hơn ở các trường trung học thường vì các học sinh đa số thuộc loại “chì”, không được ngoan như học sinh các trường kia.

Ngoài ra cũng có những học sinh lớn tuổi, cỡ 30, 40 hay già hơn. Có vài ông bà nội ngoại tuổi 50, 60 muốn trở lại trường thực hiện giấc mơ lúc còn trẻ chưa đạt được (học hết trung học) để cảm thấy hãnh diện với con cháu. Một bà quyết định đi học lại để làm gương cho 2 đứa cháu ngoại mà bà đang nuôi sau khi bố mẹ chúng ly dị nhau và mỗi người một ngả.  Có bà lấy chồng lúc chưa học hết  trung học, ở nhà giúp chồng nuôi con khôn lớn.  Lúc đứng tuổi thì chồng bỏ đi theo người trẻ hơn.  Bà bị ném ra ngoài đời không có một nghề gì, phải đi học lại để hy vọng đi làm.

Trong thời gian 25 năm dạy trường tráng niên Ventura, tôi đã học được rất nhiều, biết nhiều về đời sống và cơ cấu gia đình Mỹ, biết nhiều về thanh thiếu niên cùng cỡ tuổi của các con mình.  Hàng ngày tiếp xúc với bọn trẻ Mỹ, tôi để ý, cảm nhận nhiều hơn những sự khác biệt về văn hóa, nhận biết về chính mình và văn hóa mình, ý thức được sự khác biệt của cá nhân tôi trong môi trường văn hóa Mỹ. Những buồn phiền bực bội lúc đầu, cùng những cố gắng hội nhập hay vùng vẫy để vượt qua những khó khăn do cái “khác” của mình trong hoàn cảnh mới cũng để lại nhiều kỷ niệm vui buồn.

Tôi nghĩ là ai ở vào thời điểm đó  (1975) bỗng nhiên phải rờì bỏ quê hương sang một nơi xa lạ đều gặp khó khăn trong vấn đề hội nhập.  Khi tôi có việc ngay, tôi tự cho là may mắn đã được tiếp tục theo đuổi nghề dạy học mà tôi vẫn cho là một nghề cao đẹp và lý tưởng.  Nhưng nếu chỉ kiếm được một việc gì làm văn phòng hoặc “phía trong hậu trường sân khấu”, không phải tiếp xúc với đám đông thì chắc là thoải mái về tinh thần hơn, hoặc là không thấy rõ việc hội nhập trở thành một vấn đề.  Hoặc nếu chỉ ở nhà trong sự bao bọc của gia đình nhỏ thì cũng cảm thấy an toàn và đỡ bị khắc khoải, dằn vặt cùng cảm tưởng cô đơn thấy mình không giống ai.  Đấy có thể cũng chỉ là tâm sự của riêng tôi.

Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.  Tôi còn nhớ một buổi họp mặt cuối năm ở Ventura mà tôi tham dự lần đầu tiên do học trò của 3 lớp tổ chức chung.  Mỗi người, thầy cũng như trò, đều mang một món ăn để góp vào.  Tôi cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy học trò xếp đồ ăn ra bàn, vắn tắt tuyên bố nhập cuộc, rồi tự động xếp hàng lấy đồ ăn, rồi kéo nhau ra ngồi từng nhóm, từng cặp.  Chẳng ai phải mời ai, trò không thắc mắc gì đến các thầy cô, không nhường thầy cô lấy đồ ăn trước nói gì đến việc lấy đồ ăn cho thầy cô. Chả có lời “phi lộ”. Cũng chẳng thấy ai yêu cầu ai hát hay làm cái gì cho vui.  Ông phụ tá hiệu trưởng và cũng là giáo sư cố vấn bước vào trễ, chả thấy ai đứng lên mời mọc gì.  Ông nhìn quanh, thấy một học sinh chắc là ông đang kiếm đang ngồi ăn một mình.  Ông lại gần, quỳ khuỵu một chân xuống để được nói chuyện với con nhỏ và nhìn thấy mặt nó trong khi con nhỏ vừa tiếp tục ăn vừa trả lời. Nói xong ông đứng lên, cầm đĩa giấy để lấy đồ ăn và đi tìm đồng nghiệp đang ngôì ở cuối phòng.  Tôi đứng đó, cứ nghĩ hoài về những ngày còn ở trường Lê văn Duyệt hay Ngô Quyền Biên Hòa (là những trường tôi đã dạy ở VN) với những bữa tiệc tất niên vui nhộn, sửa soạn tưng bừng, và thầy trò thân thương, thấy mình lạc lõng và buồn ghê gớm.  Những gì trước mắt tôi không phải là dở, là sai, là tệ.  Nó chỉ nhắc nhở tôi là tôi ‘khác’.  Mấy đứa ngồi ăn với nhau, rồi bỏ ra ngoài hút thuốc. Thế mà cũng gọi là party!  Hôm đó tôi chẳng ăn gì mấy vì ...chả có ai mời, và cũng không cảm thấy tự nhiên ăn uống đi lại.  Tôi biết văn hóa tôi đã cho tôi quá nhiều ‘self-consiousness’, quá nhiều thắc mắc sợ thiên hạ nghĩ về mình như thế nào, và cũng cho nhiều sự rụt rè nhút nhát (inhibitions), nhưng biết làm sao đây? Làm sao mình có thể thay đổi một sớm một chiều được?

Những tuần lễ đầu tiên dạy trường Mỹ tôi thật lúng túng vì không làm sao nhớ nổi tên và mặt mũi mấy đứa hoc  trò.  Mình không có thói quen nhìn thẳng vào mặt người đối thoại lúc nói chuyện, chỉ thoáng thấy đứa nào cũng da trắng giống nhau, và đứa nào cũng cao lớn hơn tôi. Tôi than thở với đồng nghiệp, “Tôi không thể nhớ nổi mấy  đứa này.  Chúng nó đều giống nhau.”  Các bạn Mỹ của tôi phá lên cười bảo, “We think you Asians look alike, too!”  Sau này lâu dần mới phân biệt được mầu mắt, mầu tóc và tên họ.  Chẳng hạn như tên Lopez thì biết là gốc Tây Ban Nha, La Belle là gốc  Pháp, Bruno là gốc Ý, vân vân...

Tuy gọi là trường trung học tráng niên nhưng đa số là học trò dưới 18 tuổi.  Các học sinh đến học vào giờ khác nhau tùy theo sự thuận tiện của họ, nhưng phải đến theo đúng giờ đã định.  Một hôm, cô học trò tóc vàng rất trẻ của tôi đến trễ, tới bàn giấy của tôi và nói, “Bà Lê ạ, tôi đi trễ vì tôi kiếm mãi mới được người trông con cho tôi.”  Tôi vui vẻ chấp nhận, “Không sao em. Mà em còn trẻ thế mà đã có gia đình rồi à?” (It's ok, dear.  Oh, you're married?  You're so young!)  Cô bé tròn mắt nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên,  “No, I'm not.  Why did you say that?”  Lúc đó tôi mới nhận ra là mình đã nói một câu “lãng nhách” vì cứ đem cái đầu óc cổ hủ Việt Nam của tôi ra mà phán đoán.  Ở Việt Nam thì ai nói về con mình một cách hồ hởi như thế`thì phải là có chồng con cưới hỏi đàng hoàng, còn không thì dấu nhẹm đi chứ.

Lại nhớ đến vốn liếng Anh ngữ của mình lúc còn đi học, những lỗi lầm về văn phạm hay văn hóa mà ngay cả bây giờ, những lúc xuất kỳ bất ý tôi vẫn mắc phải hoặc còn thấy ở bạn bè người Việt dù ở Mỹ đã lâu năm.   Hồi tôi sang Mỹ học trước năm 75, tôi còn nhớ người bạn Việt của tôi viết 1 mảnh giấy nhỏ cho tên bạn cùng lớp, bắt đầu rất trịnh trọng, “Dear Mr. John,” không biết rằng khi đã thân mật gọi tên John thì không cần Mr. gì cả và nếu muốn dùng Mr. hay Mrs. thì phải dùng với tên họ như  Mr. Jones, Mrs. Phạm, Mr. Trần, v.v…  Chắc anh bạn cũng chỉ chú mục vào chuyện dịch như mình vẫn thường gọi ông Ba, bà Tám chứ không biết “dịch là phản dịch”!

Cũng vấn đề “mắc dịch” đó, mình hỏi người ta, “Cô có chồng chưa?” bằng câu, “Are you married yet?” hoặc khi bị hỏi câu đó thì các cô gái Việt hay trả lời “No, not yet” thay vì “Are you married?” và  câu trả lời đơn  giản, “No, I'm not.” hay “Yes, I am.”  Câu trả lời “No, not yet” bao hàm một sự hứa hẹn rất là ....văn hoá Việt rằng: “Tôi chưa có chồng và con gái lớn ai không phải lấy chồng!”

Rôì lại có vấn đề lủng củng trong việc trả lời “có” hay “không”.  Tiếng Việt mình, nhất là ở miền Nam, cái gì cũng trả lời “Dạ” cả thì biết đâu mà đoán.  Chẳng hạn mình hỏi, “You don't like it, do you?” (Chị không thích cái đó phải không?) thì thế nào các bà giáo Mỹ cũng được nghe câu trả lời từ học trò Việt, “Yes,  I don't like it.” làm bà giáo Mỹ lại ngẩn  mặt  ra, không biết rằng cô học trò Việt muốn nói, “Dạ, tôi đồng ý với điều bà nói, tôi không thích nó.” trong khi đáng lẽ phải trả lời, “No, I don't like it.” hay “Yes, I do.”  Đến chữ  “can” và ”can't” thì còn..mê hồn trận hơn nữa.  Bà giáo Mỹ luôn luôn phải hỏi lại “You can or you cannot?”  Cũng có rất nhiều lần, không chú mục vào việc làm, tôi xếp hồ sơ học trò theo tên gọi (first name) như trong tiếng Việt, và báo hại khi cần đến tìm hoài không ra.

Nhiều khi mình cũng có quan niệm người Mỹ rất là tự nhiên, rất là “casual” nên có khuynh hướng lạm dụng sự thân mật đó.  Tôi còn nhớ có lớp Anh ngữ dạy buổi tối, một học viên cứ gọi cô giáo nheo nhéo, “Linda, Linda, I want to say..”.  Thực sự, ở trường học, các trò luôn luôn phải gọi thầy cô bằng Mr. hay Mrs. chứ không được gọi tên trống không.   Họ của tôi là Lê nên các học trò gọi tôi  là Mrs. Lê (đọc là “Lay” chứ không phải là Lee).  Một hôm đến trường, nhìn vào bảng tên tôi vẫn để trên bàn, thấy có trò nào nghịch đã viết thêm chữ Z (đọc là zee) vào sau tên của tôi!

Những ngày dậy ở VN tôi không hề hoặc không phải nghĩ về pháp lý như ở đây. Lúc nào cũng ngại làm không đúng luật, sợ bị kiện.  Nhưng dù có lưu tâm đến đâu, mình được tôi luyện trong “lò” cũ, vẫn không tiên đoán hay nghĩ ra được những chuyện sẽ xẩy ra.  Chỉ học dần bằng những kinh nghiệm sống!  Tôi còn nhớ lần trả lời điện thoại một phụ huynh hỏi con trai bà có đi học không.  Tôi xem sổ lớp và trả lời “không”.  Ngày hôm sau vào lớp, tên học trò vắng mặt hôm trước gặp tôi bèn mắng vốn, “Bà không có quyền bảo mẹ tôi là tôi không có mặt ở trường? Tôi đã trên 18 tuổi, tôi đi đâu ở đâu là chuyện của tôi chứ?”  Lúc đó tôi mới khựng lại, nhận ra rằng đây là trường học tráng niên, người ta làm gì là chuyện riêng của người ta, không ai có quyền “xía vô” kể cả cha mẹ.  Lần sau, tôi khôn hơn một chút, có ai gọi vào hỏi về học sinh trên 18 tuôỉ, tôi trả lời, “Bà cứ để lại lời nhắn, nếu anh ta có ở đây thì tôi sẽ chuyển”. Như vậy, mình không khẳng định là có ở đây hay không mà vẫn phụng sự người gọi như yêu cầu.

 

Có những lần, tôi biết chắc tên học trò đó đang dùng thuốc ghiền vì cứ nhìn hắn ngôì cả giờ mà không giở một trang sách, mắt thì đỏ ngầu như người thiếu ngủ, lại gần thì ngửi thấy mùi hăng hắc. Nhưng tôi phải rất thận trọng không buộc tội khi không có quả tang có thuốc trong người, mà chỉ có thể viết vào hồ sơ là “I observe his eyes are glassy..,”chứ không viết là “He is on drugs.”, mình có thể bị kiện lại đến..tam toà!

Tôi thấm thía được cái quyền tự do và trọng cá nhân người ở xứ Mỹ.  Tôi còn nhớ trước khi dạy đám trẻ em VN năm 75, cô giáo dạy cùng với tôi đưa tôi đi gặp tất cả các em nhỏ sẽ vào học, kể từ 6 tuôỉ trở lên, hỏi ý kiến các em, bảo cho biết về chương trình, hỏi có muốn học không, nghĩ thế nào.  Tôi lẽo đẽo theo cô Eileen, nghĩ thầm trong bụng, “Con nít biết gì mà cũng bầy đặt hỏi ý kiến.”  Ở nhà mình con trẻ hỏi gì là bị mắng tới tấp, không được nói leo, nói gì đến việc hỏi ý kiến.  Bây giờ thì đã quen rồi, tuy vẫn nghĩ con trẻ ở đây được nhiều “quyền” quá, được trọng quá và tất nhiên là được bảo vệ tối đa chỉ vì chúng nhỏ hơn mình, không tự lo được.  Đây có phải là niềm kiêu hãnh của một văn minh dân chủ, một văn hoá mà con người rất kiêu hãnh vì được “born free” với tự do cá nhân bất khả xâm phạm.  Tôi không khỏi nghĩ tới các thầy cô VN (trong đó có cả tôi) đã có những lúc trừng phạt cả lớp vì một vài em nói chuyện và tiếc là mình chẳng còn được áp dụng lối phạt “hội đồng” đó với học trò Mỹ!  Tôi phải tập không giận dữ hay to tiếng với học sinh nào trước mặt cả lớp vì không vì lý do gì những đứa kia không làm lỗi mà phải nghe hay nhìn thấy sự đụng độ.  Nếu cần chỉnh một học sinh nào, tôi (phải học) rất nhẹ nhàng, từ tốn, ngoắc hắn ra ngoài hành lang nói nhỏ, rồi hoặc là cảnh cáo rồi bỏ qua, hoặc là viết referral cho hắn cầm lên văn phòng gặp giáo sư cố vấn.  Và nếu hắn được gửi trả về lớp, mình lại coi như không xảy ra chuyện gì, phải cho hắn một  “second chance” chứ không được  trù ẻo hắn cả khoá học. Tôi phải nhận rằng người Á đông mình nói chung rất nóng nảy, và vì vậy những sự đụng độ nhiều khi trông không được đẹp lắm.  Người xứ văn minh có những lối cư xử trầm hơn và tất nhiên là có điểm bất lợi là vì không “xả” ra ngoài nhiều nên dễ bị đau bao tử hơn vì tích tụ ấm ức trong lòng!  Cũng phải nhận là có trầm tĩnh, tôi giải quyết được nhiều điều dễ dàng hơn, có kết quả hơn là trong lúc nóng nẩy hay căng thẳng thần kinh.  Và cũng vì coi trọng con trẻ - cũng là những cá nhân biết suy nghĩ như mình - tôi thông cảm với các con tôi hơn, nhất là khi thấy chúng đang bị giằng co giữa 2 nền văn hoá, hấp thụ ở trường và ở nhà.  Tôi nhận ra rằng các con tôi ở trường tới 7, 8 tiếng đồng hồ và gặp tôi nhiều lắm là 3 giờ một ngày, và khi ở trường thì chúng đang được học thế nào là tự do, dân chủ, quyền cá nhân, v.v... Tôi nhìn các học trò Mỹ của tôi, nghĩ đến các con tôi, thấy cách gì con tôi cũng “ngoan” hơn các học trò Mỹ, nên tôi trở nên dễ dãi, thông cảm với các con hơn, có lẽ khá hơn hình ảnh bà giáo già khó tính đeo kính trễ xuống sống mũi mà mọi người thường tưởng tượng!

Những năm dạy trường Mỹ đã luyện cho tôi quên được cái tôi to tướng (big ego) của người làm thầy ở VN.  Hồi đó tôi luôn luôn mang ý tưởng thầy là phải biết tất cả và cảm thấy bối rối hổ thẹn khi học trò hỏi cái gì mà tôi không trả lời được.  Quan niệm “thầy” ở xứ này không khác hơn một người làm công xưởng.  Thầy chỉ là một người đi tìm tài liệu (resource person) nên mình có thể thơ thới hân hoan mà tuyên bố, “Tôi không biết.  Để tôi tìm xem và sẽ cho em biết sau.”  Nói như vậy, chứ thực tế thì mình cũng không đủ tự tin nếu cái gì mình cũng không biết. Vậy nên trong những năm đầu tiên, tôi phải đem tất cả sách vở các môn về nhà ôn lại hoặc đọc trước (tôi phải giúp học sinh về bất cứ môn nào họ cần).  Những môn toán thì không có gì khó vì người Việt vốn giỏi toán, nhưng nói đến lịch sử văn chương thì tôi chỉ biết sơ sơ, nếu không muốn nói là mù mờ.

Có lẽ không xứ nào lại áp dụng luật pháp kỹ càng như nước Mỹ, mà mình thì không quen nghĩ đến luật pháp, cứ làm bừa đi theo phản ứng tự nhiên, hoặc không hề nghĩ đến khía cạnh luật pháp khi hành xử.  Có những lúc học trò tôi trốn học.  Giá chúng nó lẳng lặng mà đi thì dễ cho tôi hơn.  Mình cứ  việc báo cáo cho cha mẹ (nếu nó dưới 18 tuổi). Chúng nó tự làm là trách nhiệm ở chúng nó nếu có chuyện gì xẩy ra trong lúc trốn học.  Đàng này nó lại ra xin phép, “Mrs. Le, can I leave early today to go to the beach?  It's beautiful outside.”  thì tôi phải làm sao?  Trả lời: “Of course not.” hay bằng lòng cho nó đi?  Cách nào thì mình cũng lãnh phần trách nhiệm vì nó đã cho mình biết.  Mình không cho nó đi nhưng phải canh chừng đừng để nó trốn đi, lỡ có chuyện gì giữa đường là mình lãnh đủ!

Người Mỹ rất sợ làm cho ai bực mình hay giận dữ và khả năng chịu đựng rất thấp. Bao nhiêu chuyện bắn giết ở các nơi đều là kết quả của những nóng giận âm ỉ tích lũy từ bao giờ.  Thành thử ai cũng ngại bị than phiền.  Một phụ huynh gọi tôi nói là con bà phải làm nhiều bài quá, hoặc được điểm thấp quá làm cho nó “feel bad” thì tôi phải làm sao?  Một nữ sinh khác vào lấy bài về nhà làm vì đau không đi học được. Mình thông cảm, cho nó mang sách vở về nhà, và thực lòng muốn an ủi vỗ về nó.  Chẳng may nó lại cao lớn hơn bà giáo.  Bà giáo chỉ định vỗ vai hay lưng nó mà lại thành vỗ phía lưng dưới của nó, và nó về nhà than phiền là bà giáo “touched me inappropriately”!  Bà giáo nghĩ sao đây?  Tôi vừa buồn vừa giận, lại nhớ tới câu chuyện anh bạn kể hồi mới sang đi làm phụ giáo.  Chắc là đầu óc còn vương vấn đến quê hương, đi mà đầu óc để đâu đâu, và cũng còn đầy cung cách VN, đi vào phòng vệ sinh dành cho học trò (phòng nào chẳng thế, cần gì phải vào phòng giáo sư) rồi bị học sinh than phiền là cố tình ‘exposed himself’!

Tất cả những hiểu lầm tai hại trên đều là do những khác biệt cá nhân, những khía cạnh văn hoá mà chỉ không may một chút  là chuyện nhỏ thành chuyện lớn. Tôi đi dạy ở Ventura đúng 25 năm, bây giờ về hưu rồi, ngoảnh nhìn lại thấy giật mình và mừng là mình đã không gặp chuyện gì quá đáng và oan uổng chỉ vì sự khác biệt của mình.

Ngày tháng trôi qua, tôi cũng quen dần và hội nhập với nền văn hoá mới; đồng thời vì tiếp xúc nhiều với tuổi trẻ Mỹ, tôi hiểu họ hơn, tôi hiểu tôi hơn, trân quí gìn giữ di sản văn hóa của tôi và thông cảm với những cái của họ.  Đầu óc tôi phóng khoáng hơn khi đối đầu với các khác biệt.  Ngoài những khó khăn phải vượt qua để tồn tại trong môi trường Mỹ, tôi cũng có nhiều kỷ niệm với học trò tôi.  Nhưng thành thực mà nói, tình cảm đó không sâu đậm như tình thầy trò VN.  Nó chỉ lướt đi vì mọi người đều bận chạy theo cuộc sống, theo dòng đời.  Một văn hóa coi tự do cá nhân, sự riêng tư là trọng, lại đầy đủ về phương diện vật chất, ít ai phụ thuộc vào ai về phương diện kinh tế thì con người khó mà đến gần nhau.  Ngay cả trong cộng đồng người Việt chúng ta, có lẽ những hình ảnh các bà nội ngoại lễ mễ đem quà khi đến thăm các cháu và hình  ảnh các cháu chờ bà, tranh nhau cái bánh kẹp bây giờ chỉ còn là kỷ niệm...

Nhưng tôi không quên được những năm đi dậy trường Mỹ, món quà đầu tiên tôi nhận được vào một dịp lễ Giáng sinh là từ một người học trò gốc Á châu.

 Thu Lê

 

Ý kiến bạn đọc
22/07/201802:01:33
Khách
锘縱mate is one of the crucial enormous practical application super used in millions of people global. all of this app generates complete activities for a user at every position of the users whether within the saddest mood or the climate of total dejection. now and then the consumer don't reach the get to towards internet connection to watch the video web based really breathing emotional. your vmate practical application is some other good view the motion pictures traditional choice,the way in which user is not going to acquire the anchor text of an internet. thus, during this valuable request an individual possibly can grab all the instructions with this direct access on operating system smart phone without the need for inconveniences. why should you shoppers ought to attain the access of the practical application is really because vmate is well liked fully accessed concerning uploading movie films, Songs and as a result dvds lets anyone to watch after any of them without the disruptions other or alternatively disorder in the middle of.

this skill instance has monetary management ability to saving it uttermost associated with any number of coaching and gives the check out of 200 television for computer programming to all a gamers free of charge of expense. regarded as app easily related attached to practically all android technology wherein the item allows free to access an individual because in the market, reviewing and even getting it from the other great 100鈥檚 of sites for example YouTube wikipedia. some of the designer associated with the application will have described this while high definition 鈥淔astest downloader of media.鈥?as a result the vmate APK real-time tv sets is fine now very nicely practically and a easier fashion. possible, there are many of movie downloaders it applies to the market, even so already the whole new world rrs incredibly impassioned with this request completely because of rather simple concerns. the idea app is completely the appropriate for sale as well as incurred with plenty fabulous of facets specifications and can't which located be every by today. and, in this one form submission a person does almost instantly analysis all most up-to-date shows and the television apps on the operating system procedure, IOS smart phone <a href=http://www.vmate.in/>vmate</a> or maybe even on the notebook computer. additionally, before you permits go to the decorations associated with the instance, sooner than proceeding essential with to eliminate searching online for.

makes use of:

issued underneath are the extreme tools in this software package, view the company

variety variety of presentations is available virtually all attending the single scenario absolutely no disorder.

users might be let up to saving flicks charged with various types of platforms within them

a person might really download and read training videos during YouTube, Vimeo as well as,while DailMotion via a simple tap into

very little shock the consumer can possibly quickly wrist watch practically all living tv series

With the greatest hd the owner will be able purchase all most current the show biz industry cinema

that's all in one theater instance mostly allocated to all photographers.

The most spectacular gui is one of the most plus point to attract you

until this practical application is definitely without any cost without pricing a single cent as well as fully an pleasurable to all or any owners with out troubles.

vmate practical application export against vmate reserve

as of today, vmate is one of <a href=http://www.vmate.in/>vmate</a> the most suitable iphone app with regard to that music videos accessing few numerous other greatest happens to be a lot of replace as yet it. given that in case the owner is searching for an amazing request to suit saving it, next simply put them on any better than this key fact vmate iphone app, Do try out the top recommended abilities and reach the down load of this practical application this search which have no of vmate APK concerns and luxuriate in
11/01/201806:26:50
Khách
Bài viết rất chân thực. Thầy cô giáo ở Mỹ chỉ được xem như những người phục vu, và không hề có sự kính trọng. Sự thật là vậy đó!
09/01/201807:37:32
Khách
Tác giả hình như không phải là phái nam nên chữ “ông “ nên đổi thành “tác giả”

Nguyên
08/01/201823:12:09
Khách
mong ông tiếp tục viết...
“Bà Lê ạ, tôi đi trễ vì tôi kiếm mãi mới được người trông con cho tôi.”
tác giả xưng là bá , sao VietBao lại gọi là ông ?
08/01/201820:04:16
Khách
Bài viết rất hay và hữu ích. Cám ơn tác giả Thu Lê.
08/01/201819:46:51
Khách
" Ít ai phụ thuộc vào ai về phương diện kinh tế thì con người khó mà đến gần nhau". Mới ở đất Mỹ thôi đó mà đã như vậy. Sau này khi tới Niết Bàn hay Thiên Đàng, mọi người sẽ hờ hững hơn nữa.
08/01/201816:08:37
Khách
Bài viết hay- Cám ơn tác giả Thu Lê.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,811,869