Hôm nay,  

Noel - Năm Mới

27/12/201700:00:00(Xem: 16808)
Tác giả: Đoàn Thị

Bài số 5278-19-31124-vb4122717
 

Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.

 


Hình gia đình Noel 2005.

 
***
 

Cô cháu của tôi lập nghiệp ở Las Vegas, mấy năm nay hai vợ chồng với hai đứa con nhỏ thui thủi đón Giáng Sinh, tội nghiệp ba mẹ nó còn ở VN, bên chồng của cháu ở tận Florida.

Năm 2005 cháu rủ hai đứa tôi với thằng út sang Mỹ đón Nol với chúng nó hâm nóng tình gia đình, tiện thể vào mấy sòng bài lớn nhòm cho biết thế giới ăn chơi vì nó biết tôi chúa ghét bài bạc.

Sau chuyến bay dài hơn mười giờ, cộng với tám giờ Paris đi trước Las Vegas, chúng tôi đến nơi ngủ li bì gần hai ngày sau mới bắt kịp giờ địa phương.

Cuộc vui bắt đầu từ những buổi đi mua sắm từ Mall lớn, Mall nhỏ cho tới Outlet, cơm hàng cháo chợ  Mc Do, IN-N-OUT, Taco Bell… bạ đâu ăn đó toàn những thứ khó tiêu.

Mua sắm cho lắm về nhà dì cháu tôi gói quà, viết thiệp chúc mừng mỏi tay, mấy đứa nhỏ đói la chói lói. Tôi làm một nồi nước lèo gà, trụng mì gói ăn với mộc tươi pha mộc nhĩ đầy đủ hành phi, hành lá chanh ớt cho cả nhà ăn qua ngày, ai dè thiên hạ khen ngon, lớn nhỏ ai cũng ăn thêm một tô.

Thằng cháu rễ Mỹ khen, lạ miệng « bắt cơm » vì lần đầu tiên hắn được ăn mì gói kiểu « Tây …ninh »  so với mì gói với chả lụa, Ham hoặc súc xích vợ hắn thường làm.

Chiều xuống cô cháu lôi chúng tôi vào mấy Casino lớn, cây thông đủ loại, đủ kiểu từ trong ra ngoài thiên hạ chen nhau chụp hình, chúng tôi cũng không ngoại lệ.

Cơm tối đơn sơ, cá kho quẹt, canh chua dứa với dưa muối, trán miệng chè đậu xanh nước dừa, thiên hạ húp sạch trơn.

Đêm Noel thực đơn thuần Mỹ, bánh mặn loại nhỏ như cookies khai vị, sà lách cà chau cần tàu trộn dầu dấm, gà nướng, mì ý phô mai…, món nào cũng có nước chấm (sauce) béo ngậy.

Bánh Bche màu sắc rực rỡ như chùm đèn trên cây thông, ngọt từ bánh tới bông kem, đã thế thằng cháu rễ lại ưu ái mời tôi một miếng tổ chảng.

Tôi cảm ơn hắn mà lòng lắng lo vì theo phong tục Âu Mỹ mình phải ăn hết sạch dĩa thức ăn mới là người văn minh, nhưng dân Ta ai mà ăn sạch sành sanh như rứa là dân tham ăn không lịch lãm, Đông Tây khác nhau là chỗ ni.

Tôi vừa ăn bánh kem vừa uống trà nóng cho « tiêu bơ », đêm nay bơ mặn kem ngọt nó dần tôi một trận cho biết Christmas Mỹ khác Nol Tây làm răng.

Chiều hôm sau, vợ chồng cô cháu kéo chúng tôi đến nhà bà Jane chủ hãng rượu chuyên cung cấp cho Casino nơi cháu rễ làm việc.

Sau khi chào hỏi mọi người, chúng tôi kéo ra sân sau hè, trên hai bàn lớn có đủ thứ thức ăn mặn ngọt.

Giữa mỗi bàn có thố cocktail rau củ tươi màu sắt cầu vòng rất hấp dẫn trộn với thịt nguội pha sốt chua, và có cả « mì gói sống » bẽ vụn.

Chủ nhà mời tôi :

- Bà dùng thử xem rau củ trộn mì gói có vị đậm đà không?

Tôi lấy một dĩa nhỏ hiên ngang nhai rau chua ngọt với mì sống, cọng mì chảy nhão mùi vị kỳ dị phát rợn, lần đầu trong đời tôi hiểu « Đông Tây » không thể gặp nhau... trong một thau xà lách kiểu này.

Bà Jane nhìn tôi chờ đợi, tôi lơ lửng con cá vàng :

- Đúng xà lách đậm vị Âu Á, chua ngọt mặn mà, uống thêm ngụm rượu cho đủ bộ.

Bà cười ưng ý quay gót, tôi hớp ngay một cốc nhỏ Whisky để tẩy cái vị Âu Á ngang cổ họng, và dặn chàng chớ có dại mà xơi « xà lách bà Jane » hối không kịp đấy, tôi vừa thí mạng cùi thử món khai vị độc nhất vô nhị trong đời tôi.


Đó là Giáng Sinh năm xưa, cách đây mười hai năm, bây giờ tôi đã lên chức bà nội Giáng Sinh là mùa vui vì gia đình chúng tôi có thêm con dâu và hai cháu nội.

Những cận lễ tôi lu bu bếp núc nhưng điều đáng nghi ngại nhất là chiếc bánh “húc gỗ” đầy bơ đường, thơm ngon nghĩ đến lòng tôi rộn lên, vẽ vời đủ thứ trong đầu.

Lên Net coi cả chục cách làm bánh Bche, đủ loại đủ kiểu từ đơn giản đến phức tạp, ghi ghi chép chép thiếu điều học thuộc lòng như bản cữu chương hồi nhỏ đến độ muốn quên cả tên chồng làm chàng vui như đêm Chúa giáng trần.

Thế mà chàng giả vờ than thở :

- Chúa xuống mà coi, vợ hiền mừng Chúa đến quên cả chồng yêu, thiệt một năm có một lần được người ta quên lãng mình đỡ phải rửa chén, dọn bếp.

Tôi bực bội :

- Đã không phụ còn mỉa mai là sao ?

Chàng khoát tay :

- Thấy mẹ nó lăn xăn nên bố nó lo bấn xúc xích chứ nào dám nói chi.

Tôi trợn mắt :

- Lạ chưa, tui lăn vào bếp chứ bố nó có nhún tay vào đâu mà lo.

Chàng gật đầu :

- Đúng là mẹ nó khổ một, bố nó khổ mười.

Tội trợn mắt :

- Giời ạ, tiệc Giáng Sinh năm nào tui làm đủ món từ mặn tới ngọt một mình bù đầu trong bếp chả thấy ai phụ một tay dù là rửa rau, gọt cà rốt hay rửa chén, vậy còn than khổ hay thật.

Chàng đắc ý sổ lòng ngay :

- Ai biểu mẹ nó chê ai kia rửa chén bẩn, nhặc rau vẫn còn rau héo, rau sâu, gọt củ lẹm da rách ruột, bà nội thằng Cu Lai bữa ni khó hơn cả mẹ chồng ai mà chịu nổi.

Tôi không buồn cãi với chàng lúc này vì công việc đăng đăng đê đê hơi đâu mà để bụng lời chàng, hờn dỗi vớ vẫn làm hư bột hư đường mất.

Bánh Bche lúc nào cũng là tác phẩm đầu tay của tôi, kem bơ trang trí đánh chưa tới bắt bông không héo thì lá cũng tả tơi, thử vận bao nhiêu lần đều thất bại tôi đành giã từ khúc gỗ khó nhai.

Năm nay thằng con mang vợ con về nhà cả ngày 24, cơm trưa có gỏi xoài tôm thịt, bún bò Huế, hai đứa nhỏ ăn cơm với xíu mại sốt cà chua, trán miệng trái cây, cà rem vanille, chocolat.

Cơm Tây tôi nấu phiên phiến, nên tối nay sẽ có món sà lách, cà chua, dưa leo, hạt Olive trộn jambon phô mai sốt chua ngọt, gà tây ướp nấm hương nướng dùng với mì Ý trộn hành tỏi phi sốt tiêu xanh, dĩ nhiên bánh Bche tôi đặt ở tiệm cho chắc ăn.

Thú thật tôi không thích món Tây, ngặt con dâu và hai cháu lai Tây, bắt chúng nó ăn đồ Ta buổi trưa nên chiều làm món Tây theo “gu Ta” chua ngọt, mặn ngọt chứ không mặn chát, ngọt gắt như Tây, rứa là Ta Tây để huề không mếch lòng ai cả.

Noel đến rồi, như mọi năm tôi đi một vòng youtube tìm món ngon vật lạ mà sao chả thấy món gì lạ lẫm, có điều hơi lạ là hình như tôi bị lai Tây từ ngày con tôi cưới vợ đầm, không thích cũng phải sổ tiếng Tây với con dâu.

Rồi “hai con bò cười” (La Vache qui rit), hai đứa cháu nội liên tiếp xuất hiện khiến hai đứa tôi cảm thấy mình trở thành dân thiểu số trước đám Ta lai Tây.

Chúng nó đến ba đứa cộng với thằng con của tôi phải nói tiếng Tây với vợ con nó, nên phe Ta bị giảm bớt quân số.

Thiểu số mà làm ông Nội mới ngon, chàng hiên ngang tuyên bố như rứa, tôi tuyên mẹ, Ta Tây gì cũng là con cháu mình cả, còn cái chức ông Nội không cần la làng mấy đứa nhỏ vẫn gọi như rứa mà.

Noel đến rồi đi, năm cũ sắp qua, năm mới mang đến 365 ngày để chúng ta tự xào nấu cho ra những ngày tâm an vui sống với những may rủi của cuộc đời.

Nhà thờ vừa đổ chuông, Cu Lai, Bé Cưng, tía má chúng nó, hai đứa tôi xin chúc bạn đọc một Đêm Giáng Sinh An Vui, Hạnh Phúc.

 Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
13/12/202104:37:33
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a> cialis tablets
14/11/202122:35:31
Khách
cialis generic <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20mg</a>
13/07/202119:23:00
Khách
who makes chloroquine phosphate https://chloroquineorigin.com/# where to get hydroxychloroquine
23/02/202111:42:04
Khách
who produces hydroxychloroquine win <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>20201023</a> hydroxychloride 200 mg
22/02/202114:08:08
Khách
chloroquine phosphate vs chloroquine sulphate <a href=https://chloroquineorigin.com/#>aralen phosphate chloroquine phosphate</a> chloroquine side effects
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,302,549
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến