Hôm nay,  

Giấc Mơ Hoa Kỳ

17/12/201700:00:00(Xem: 12477)
Tác giả: Đức Tâm

Bài số 5291-19-31137-vb8121717

 
 Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.

 nha hang Fraze Diner

Nhà hàng Frazer Diner do Ông Bà Tâm tạo dựng.


***

Đầu năm 1980 tôi và gia đình gồm một vợ hai con được chính thức định cư ở Mỹ theo diện ngừơi Việt tị nạn.

Gia đình tôi đựơc một nhà thờ ở vùng Havertown, ngoại ô thành phố Philadelphia tiểu bang Pennsylvania bảo trợ qua trung gian của một người quen cũng vừa mới được đinh cư ở đây. Thuê đựơc một apartment 2 phòng ngủ, những người ở trong nhà thờ sốt sắng lo cho chúng tôi rất nhiều thứ. Những đồ cần dùng trong nhà như bàn ăn, sofa, giường ngủ vv. đã được mang tới đầy đủ. Sau 2 tưần nhận được sự giúp đở để ổn định về chổ ở và hợp pháp hóa giấy tờ về di trú, người bảo trợ xin cho tôi một việc làm trong bếp ở một Chinese Restaurant mặc dầu tôi chưa bao giờ đựơc huấn luyện hay làm qua nhà hàng một ngày.

Một ngày tiêu biểu trong tuần được bắt đầu bằng sự thức dậy vào lúc 5 giờ rưởi sáng, vệ sinh cá nhân xong thì làm vội môt cái bánh mì kẹp trứng hay thịt nguội để ra đón chuyến xe bus dẫn đến trạm subway 69 ở Upper Darby, từ đấy lấy subway lên Phila rồi từ Phila đi thêm 1 chuyến xe điện khác để đến trừơng học lớp anh ngữ trung cấp hầu chuẩn bị cho lớp học nghề ở tận Orlean về phiá đông bắc Phila.

Sau 4 giờ học tôi phải vội vã đi ngược trờ về cho kịp giờ làm việc từ 3 giờ chiều cho đến 11 giờ tối. Khi về đến nhà thì đồng hồ chỉ gần đúng 12 giờ đêm.

Khi mướn tôi làm việc, người chủ nhà hàng muốn tôi phụ bếp, nhưng sau đó mấy tuần ông chủ cho tôi làm việc chạy bàn thay thế một người vừa xin nghỉ việc. Nhờ việc  có cơ hội giao thiệp vớí khách hàng đa số là người Mỹ, tôi được thực tập tiếng anh nhiều hơn.

Một ngày như mọi ngày, tôi lợi dụng thời gian chờ đợi ở những trạm xe điện, xe bus để học bài hay làm bài tập, khi ngồi ở trên xe tôi thường tranh thủ làm quen với những kẻ đồng hành để tập nghe và nói tiếng anh cho quen. Sau mấy tháng đi xe bus cùng giờ với nhau, một người Mỹ tên Sam đã trở nên thân quen. Ông ta là một luật sư về hưu và đang đi làm cho 1 cơ quan thiện nguyện, biết tôi hiếu học nên tôi được mời về nhà chơi để từ đây tôi được vợ chồng ông ta giup đở nhiều chuyện, vợ ông ta cũng đã về hưu tình nguyện dạy kèm tiếng anh tại nhà cho tôi vào những giờ tôi không phải đi làm.

Những buổi học được tiếp tục đều đặn hàng tuần mà khả năng anh ngữ của tôi đã tiến bộ nhanh chóng. Sự tiến bộ này đã làm cho bà cô giáo mua tặng cho tôi một cuốn tự điển tiếng anh với những lời khen bên trong trang bìa.

Sau mấy tuần làm việc tốt cho nhà hàng, một ngày nọ, ông chủ đưa cả nhà tôi cùng đi ăn sáng với gia đình ông ta ở phố tàu, thấy vợ tôi vui tính, lanh lẹ, họat bát, ông ta đưa đề nghị mướn vợ tôi làm việc chạy bàn chung với tôi. Trong một thời gian ngắn vợ chồng chúng tôi hoàn thành xuất sắc gần như toàn bộ công việc phục vụ khách hàng. Xét thấy việc làm hầu bàn kiếm được đồng tiền nhanh chóng tôi quyết định không theo đuổi chương trình học nghề nữa vì đi học quá xa, xử dụng thì giờ hợp lý để tập trung làm việc kiếm tiền, giải quyết vấn đề kinh tế gia đình cũng như giúp đở cho cha mẹ của cả hai bên đang còn ở lại Việt Nam.

Tháng ngày êm ả trôi đi, mấy tháng sau đó tôi thi được bằng lái xe và mua đựơc chiếc xe ford cũ đời 1975. Từ đây không còn phải đứng chờ đợi ở những trạm xe công cộng hay ngồi đợi chờ ông chủ đưa tôi về nhà muộn hằng đêm nữa. Vợ chồng tôi có thể cùng nhau lái xe đi làm. Tôi có thể chở vợ con đi phố tàu, qua chợ Việt mua sắm những thứ cần thiết, thỉnh thỏang đi đây đi đó.

Vợ chồng tôi tiếp tục giúp nhau làm viêc, thay nhau dạy dổ con cái, dành dụm tiền bạc để tìm cơ hội kinh doanh. Hơn hai năm sau chúng tôi sang lại một nhà hàng, thật ra là một diner, giống như một toa xe lửa, chuyên bán cà phê, bánh mì cùng những thức ăn sáng và trưa cho khách hàng người Mỹ, mở cửa từ 6 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều. Hôm tôi trình bày lý do để xin thôi việc, ông chủ đã nói rằng ông rất thật lòng muốn có vợ chồng chúng tôi làm việc nhưng vì đây là cơ hội thăng tiến cho tương lai, nên ông ta không thể giử chúng tôi lại được, tuy nhiên nếu vì bất cứ lý do gì mà làm ăn không tốt thì ông ta luôn luôn chào đón sự trở lại của vợ chồng chúng tôi. Chúng tôi nói lời cám ơn và 2 tuần sau thì giả từ nhà hàng này để bắt đầu đến làm việc nơi nhà hàng vừa mới mua lại.

Trải qua những ngày mùa đông lạnh buốt, giật mình thức dậy khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức lúc 5 giờ sáng rồi đi xuống bải đậu xe cạo tuyết thật là da diết, dần dần tôi chuyển sang phục vụ buổi trưa và tối rồi thay thế bằng những món ăn Hoa-Việt đã học được hai năm vừa qua.

Biết được chuyện lạ, Bà Eilen Tait một người chuyên môn viết bài giới thiệu và bình luận về đồ ăn (food) cho tờ báo lớn Phila Inquire đã tìm đến hỏi chuyện vợ chồng chúng tôi. Những câu hỏi đã được chúng tôi trả lời một cách thật lòng, nào là ở Việt Nam chúng tôi làm gì, tại sao phải sang đây, vì sao diner mà bán Chinese food, dự tính gì cho business...  Bà ta sau đó đã viết ra nhiều lời khen ngợi và số báo đã được phát hành vào dịp cuối tuần. Sau ngày có báo đăng khách hàng đến ngày càng đông hơn, có khi không có đủ chổ ngồi họ tự mang ra xe hay đem về nhà dùng bửa.

Tôi may mắn có được người vợ biết lo cho gia đình và yêu thích làm thương mãi, chồng bồi vợ bếp rồi đến chồng bếp vợ bồi cứ thế mà luân phiên nhau, công việc tuy nhọc nhằn, bận rộn nhưng cũng có nhiều lúc vui thú vì có lợi tức tốt.  Do nhu cầu khách hàng ngày càng đông lại thêm ông chủ diner muốn bán nó đi cho một nhà đầu tư địa ốc để đưa về Hollywood dùng cho công việc đóng phim nên chúng tôi đã phải đi thuê một chỗ mới rộng hơn ở một khu thương mãi gần đó để tiếp tục phát triển công việc làm ăn.


Ngày khai trương nhà hàng mới rất nhiều khách quen xếp hàng đứng đợi, không khí rộn ràng còn vui hơn ngày hội. Từ một diner 45 chổ ngồi phục vụ thức ăn Mỹ giờ đây đa thành một nhà hàng mới sang trọng hơn, đẹp đẻ, thoải mái hơn và lại có tới 130 chỗ ngồi với các món ăn Việt-Hoa. Đây cũng là một thách thức khác nữa. Nhờ quyết tâm của vợ chồng và sự phụ giúp của con cái, tất cả những khó khăn cũng đều được vượt qua.

Thương vụ của nhà hàng mới cũng lại được nhanh chóng gia tăng, tôi mướn thêm nhiều nhân viên phụ việc để mình có thời gian chuyên tâm lo việc quản lý.

Ngày nay nhà hàng này được ghi vào trong tự điển bách khoa mở Wikepedia và có nói về câu chuyện của vợ chồng tôi dưới tên Frazer Diner.

 Do ước muốn được mở mang kiến thức và trau dồi anh ngữ cùng với sự yêu thích được cắp sách đến trường và nhất là để làm gương cho con cái, tôi quyết định trở lại trường học.

Cuối năm 1991, một người bạn tôi lúc ấy đang làm giáo sư cho Rice University ở Houston đã viết thư giới thiệu, cựu Viện Trưởng Viện Đại Hoc Huế đang làm Assistant Vice Prsident for Advanced Studies cho Notre Dame University đã ký xác nhận văn bằng tốt nghiệp cử nhân Luật ở Huế cho tôi, phần tôi, sau kỳ thi GMAT (Graduate Management Admission Test) tôi đã đạt đươc số điểm cần thiết cộng thêm bài luận tôi viết nêu rỏ lý do và ước muốn của mình khi quyết định chọn học ở trường mình đang muốn học. Toàn bộ chứng từ trên đây đã được gởi đến cho ngôi trường gần nhà, đầu năm 1992 tôi đươc nhận vào học ở Eastern College (nay đã đổi thành Eastern University).

Tôi ghi danh vào các lớp học buổi chiều vào những ngày tương đối ít bận rộn, trong thời gian theo học có vài vị giáo sư đã biết đến tôi và rất thân quen với vợ tôi vì họ là khách hàng thường xuyên của nhà hàng Linh mà vợ tôi đã từng tiếp đón và chuyện trò. Tôi yêu thích cảnh vật ở trường vì trường tọa lạc trên một phần đất khá rộng bên ngoài thành phố Phila, nhiều bóng cây dâm mát bên cạnh những hồ nước với những đàn vịt hiền hòa trông thật yên lành. Tôi rất thích không khí lớp học vì thầy trò thường hay bàn bạc (discuss) với nhau rất cởi mở để tìm ra nhưng điều mới lạ.

Thức khuya dậy sớm vừa học vừa làm, hai năm sau, mùa hè năm 1994 tôi đã tốt nghiệp cao học quản trị thương mại (Master of Business and Administration).

Sau hơn 20 năm làm việc liên tục, 6 ngày 1 tuần, 1 ngày 10 tới 13 tiếng, các con tôi lúc mới lên 12 tuổi thì đã phải theo cha mẹ đi làm cuối tuần hay những ngày nghĩ học và cứ như thế cho đến khi học xong đại học.

Giờ đây con cái đã được học hành đến nơi đến chốn và đã có gia đình riêng, đứa lớn có văn phòng luật sư để giúp đỡ cho đồng hương trong nhu cầu pháp luật, đứa nhỏ thì ngoài học vị tiến sĩ vi sinh vật học (Ph.D in Molecular Biology and Genetics) lại có thêm bằng luật sư và cũng được cùng chung làm chủ (partner) cho một hãng luật khác chuyên về sở hửu trí tuệ (Intellectual property law). Chúng tôi lại có thêm hai cô con dâu hiền hòa lể phép, năm đứa cháu nội dể thương tuyệt vời. Vợ chồng tôi nay tuổi cũng đã xế chiều, đang được làm những việc mình còn yêu thích (chẳng hạn như đang viết bài này) và không quên giúp đở lại những người khác trong khả năng có thể. Chúng tôi cũng đang được sống ở một căn nhà riêng do mình sở hữu gần với con cháu cũng như rất nhiều bạn bè Mỹ Việt thuộc vùng West Chester. Kết qủa khiêm nhường gặt hái được trên đây cũng là điều mong ước chung cho hầu hết các gia đình trung lưu người Mỹ.

Đó cũng là niềm tự hào và là một nét sơn nho nhỏ để tô điểm thêm cho bức tranh giấc mơ Hoa Kỳ ngày thêm rạng rở.

Trải qua nhiều biến động về kinh tế, xả hội và chính trị trong quá khứ, giấc mơ Hoa Kỳ đã được xác định và tồn tại xuyên suốt thời gian từ ngày lập quốc cho đến gần đây. Thật vậy, muà đông năm 1945 trong bài diển văn nhậm chức, Tổng Thống Roosevelt   khẳng định quyền lực và sự thịnh vượng Hoa Kỳ đã đạt tới mức cao điểm lịch sử. Đìều này cũng đã được Adam viết lại: Người Mỹ của thời kỳ hậu chiến tranh đã sống với những cuộc sống tốt hơn, giàu có hơn và hạnh phúc hơn. (Americans of the postwar era were living those better, richer, happier lives).

Hơn thế nữa, sự hiện hửu của Tổng Thống Obama, một người da đen đã làm Tổng Thống đến hai nhiệm kỳ là môt chứng minh cụ thể cho một giấc mơ Hoa Kỳ và là một bài học quí giá cho nhân loại đặc biệt cho những sắc dân da màu sống trên đất Mỹ, vì ngoài sự khác biệt về màu da, tất cả mọi người dân nước Mỹ đều được bình đẳng như nhau.

Quả thật nước Mỹ được mệnh danh là vùng đất của cơ hội (opportunity land). Siêng năng cần cù làm việc thì sẽ được thành công và thịnh vượng. (Work hard and you will prosper). Đây là tôn chỉ đã nuôi dưởng người dân Hoa kỳ kể từ khi lập quốc mãi cho tới ngày nay.

Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Nó dựa trên cơ sở tư tưởng dân chủ tư sản, dựng nên một quốc gia có chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo. Cơ chế ấy tránh được sự lạm dụng chức quyền…Sức sống của mô hình chính quyền Mỹ thể hiện ở chỗ từ ngày lập quốc (1776) đến nay nước này chưa hề có đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ. Rất ít nước lớn nào có nền chính trị ổn định, được lòng dân lâu như vậy.

Nhờ có một hiến pháp tuyệt hảo như vậy mà chỉ mới hơn 240 năm thôi, nước Mỹ đã và đang là là một nước đứng đầu thế giới về kinh tế cũng như nhiều lãnh vực khác.

 Đức Tâm

 

Ý kiến bạn đọc
24/10/201801:21:40
Khách
Khi mới đến đất nước nầy với những người như Tâm và rất nhiều người khác đã từ con số không ,rồi sau này đang là số “ khủng” thì tuổi đời bắt đầu hoàng hôn! Vì vậy khi nhìn lại chặng đường đã đi qua mới biết được chúng ta đã xông xáo tới mức nào để có “ giấc mơ Mỹ “.Chúc banj và gia đình an lành, khi nào có dịp gặp lại ta sẽ kể cho nhau nghe những ngày gian khổ của tuổi ấu thơ hồi ở Huế ,rồi bạn cùng ta xách vợt ra sân đánh vài game tennis cho thỏa chí tan bồng . Uyên Nguyên.
19/12/201701:33:54
Khách
chuc muong tac gia va gia dinh.
18/12/201717:08:47
Khách
Đúng là “Số giàu mang đế dửng dưng.Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.”Tạo ra cơ hội, tìm ra cơ hội là điều rất khó.Khi cơ hội đến thì nỗ lực hết sức là thành công.
Chúc mừng tác giả.Trân trọng
18/12/201704:39:16
Khách
"Có bột mới gột nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan" ( Ca dao)

Chúc mừng tác giả và gia đình đã gặt hái được thành công nơi xứ người. Và đồng thời làm vẻ vang cho người Việt ở hải ngoại .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,578,315
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến