Hôm nay,  

Thanksgiving và Black Friday

21/11/201700:00:00(Xem: 10806)
Tác giả: Dong Trinh

Bài số 5275-19-31119-vb3112017

 
 Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà  tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.

 
***
 

Lễ Tạ ơn (Thanksgiving) là ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày thứ Năm, tuần lễ thứ tư, trong tháng mười một hàng năm trên toàn lãnh thổ Hoa kỳ. Năm nay, ngày Tạ ơn nhằm ngày thứ Năm 23-11-2017 Các nhân viên chánh phủ và học sinh đều được nghĩ 4 ngày cuối tuần từ thứ Tư cho đến hết ngày Chủ Nhật.

Ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Mỹ đã được công bố vào tháng 11 năm 1621 tại Plymouth, Massachusetts nhằm tỏ lòng biết ơn nhóm dân da đỏ và đặc biệt là với một thổ dân có tên là Tisquanto được gọi tắt là Squanto.

Chuyện được kể rằng những năm tháng đầu tiên đầy gian truân của một nhóm 102, gồm 35 người thuộc đạo Tin Lành người Anh gọi là Pilgrim Fathers. Trước đó, vì lý do tín ngưỡng bị đàn áp, họ rời quê hương Anh quốc, khởi hành vào tháng 9 năm 1620 trên chiếc tàu Mayflower. Đầu tiên, họ đến tạm cư tại Hoà Lan nhưng rồi họ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống ở đây, do đó, nhóm người này quyết định đi tìm một chân trời mới tại Tân Thế Giới vì họ muốn tạo dựng một Thánh địa cho tín ngưỡng.

Sau 65 ngày trên biển lạnh với những gian truân, nguy hiểm, cuối cùng vào ngày 21-11-1620 họ đã đặt chân đến Cap Cod là một bờ biển hoang sơ, chưa ai đặt chân tới. (sau này là Massachusetts). Nhưng rồi họ lại phải tiếp tục cuộc hành trình do sai đường. Cuối cùng, họ đến Plymouth Rock Massachusetts vào ngày 11-12-1620.

Đây là mùa đông lạnh lẽo đầu tiên sau khi họ đặt chân tới. Thời tiết khắc nghiệt, gặp cảnh thiếu thốn mà họ vẫn phải lo tìm chỗ ở, bệnh dịch bắt đầu hoành hành. Sau những ngày chống trả, chịu đựng, 46 trong số 102 người bắt đầu trên chuyến tàu Mayflower đã  ra đi, những người còn sống sót là nhờ họ được dân da đỏ quanh đó giúp cho bắp và gà Tây rừng.

Năm sau, 1621 mùa gặt đầu tiên thật tốt đẹp. Họ quyết định ăn mừng cùng với những người dân da đỏ xung quanh đã giúp đỡ họ ngay từ những ngày đầu mới đến. Buổi tiệc được tổ chức theo phong tục cổ truyền mừng mùa màng của người Anh chứ không đơn thuần chỉ là 'tạ ơn' và được kéo dài suốt 3 ngày.

Sau nhiều thay đỗi, cuối cùng ngày lễ Tạ Ơn được công bố chính thức trên toàn quốc là ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11. Tổng Thống Roosevelt đã chính thức ký thông qua đạo luật này.

Để ăn mừng lễ Tạ Ơn, mọi người thường dùng gà tây nướng và nhiều loại thức ăn, bánh ...dược chế biến từ trái pumkin (bí đỏ). Đây là các món ăn chính của những người Anh khi đặt chân đến Pilgrim trong những ngày đói khổ, họ đã được người da đỏ xung quanh cung cấp .Họ vô cùng biết ơn những thổ dân nơi đây đã cưu mang họ trong những ngày đầu đặt chân đến với thời tiết khắc nghiệt, bệnh dịch hoành hành, đói khổ.

Trong ngày này, mỗi năm các Tổng Thống Mỹ có một ngày gọi là làm lễ 'tha mạng' cho một con gà tây.

Ngày nay, rất đông người Việt Nam định cư khắp nơi ở Hoa Kỳ cũng theo truyền thống này, chúng ta tổ chức bữa ăn trưa hoặc chiều trong ngày lễ Tạ Ơn, cũng gà tây, bánh pumkin cùng nhiều món truyền thống khác của mình như chả giò, cơm chiên...

Cũng như những gia đình khác, ngày này mỗi năm, Dũng.  Em trai út tôi tổ chức bữa ăn chung cho tất cả anh chị em, con cháu... ngày mới đến Mỹ gia đình chúng tôi có tất cả 22 người, sau 31 năm, đã trên 70. Chúng tôi thỉnh thoảng họp mặt trong dịp giỗ ba, má, Tết, để nhắc đến quê nhà, để nhắc đến bà con còn lại trong nước...

Sau phần ăn uống, chúng ta đi dạo một vòng sẽ thấy những cảnh nhộn nhịp khác thường ở các khu buôn bán. Trời lạnh buốt, dọc theo hành lang các chợ, những cái lều cá nhân đước căng lên, có người thì co ro trùm mền, họ sắp hàng thứ tự để chờ sáng sớm hôm sau, đúng 6 giờ, tất cả các chợ đồng loạt mở lại sau một ngày đóng cửa chuẩn bị BLACK FRIDAY.

Đây mới là ngày nhộn nhịp nhất trong năm mà dân chúng đổ xô ra mua sắm. Ngày này, nhiều người chịu khó sắp hàng, chịu lạnh suốt đêm ở ngoài đường để được mua TV, computer, điện thoại và tất cả các mặt hàng khác đều được giảm giá rất thấp, tuy nhiên, số hàng này cũng được giới hạn.

Có một năm, tôi cũng bắt chước thiên hạ, 3 giờ khuya lái xe ra Best Buy, chạy vòng vòng hơn 15 phút mới kiếm được chỗ đậu thật xa vì Parking đầy ấp xe... bước xuống xe, tôi chạy vội chạy vàng đến chỗ sắp hàng. Trước mặt tôi có trên 50 người, một hồi sau thì dòng người đã dài sọc như toa xe lửa... tôi bắt đầu thấm lạnh mặc dù cũng khăn choàng, nón len, áo ấm dài tận gót... tụi Mỹ trước mặt, sau lưng cừ nhún nhãy cho đỡ lạnh, tôi thì mắc cỡ, đứng yên, nghe buốt tới xương...

Khoảng 5 giờ sáng, nhân viên trong chợ  ra phát phiếu các loại hàng giảm giá... màn đêm dày đặc sương, tiếng người cười nói, bàn tán về những món sẽ mua, hơi lạnh toát ra từ trong miệng mỗi khi họ nói, tôi nghe nản quá vì mõi chân, vì run, vì lạnh... cứ muốn bỏ ra về nhưng lại tiếc.

Sau 3 tiếng đồng hồ dai dẳng, cuối cùng cửa mở, mọi người thứ tự vô chợ vì trong tay đã có được phiếu của món hàng mình muốn mua nên không tranh giành, chen lấn. Hôm đó tôi khổ cực để mua cái Bluetooth giá $100 mà sale còn $15.

Mua xong, tôi vội ra bãi đậu xe.. .trời ơi... hồi tôi đến thì tối đen như mực, cứ nhắm chỗ nào trống thì cho xe vô, bây giờ sáng trưng, ra bãi thấy cơ man nào những xe, đen vàng, xanh trắng... một đêm thức trắng, hai mắt mở hết ra, hai chân rã rời vì đứng suốt mấy tiếng đồng hồ, người thì lạnh run như cầy sấy, tôi lại còn phải tha thẩn đi vòng vòng kiếm chiếc xe cà tàng của tôi nằm lẫn  đâu đó trong cả ngàn chiếc xe... Mắt tôi hoa lên, chân loạng quạng như người say, tôi vừa đi vừa vái Ông bà Trời Phật làm ơn chỉ cho con cái xe ở đâu... Cả tiếng đồng hồ sau, cuối cùng rồi thì cũng thấy... tôi mừng quá trời, leo vội lên chạy về, vừa tới nhà, tôi vô phòng trùm mền lại và mê man không biết trời trăng mây nước ra sao nữa.

Khoảng 3 giờ chiều, tiếng điện thoại reo vang... tôi choàng tỉnh, ngồi lên thì bị té xuống cái ạch, chóng mặt muốn khùng luôn, mình mẫy tôi nóng rực... thôi rồi... cái Bluetooth nó hại tôi rồi. Kết quả là tôi nằm liệt một tuần vì sưng phổi do đứng ngoài lạnh quá lâu... thôi thôi, tôi xin chừa. Black Friday ơi là Black Friday.

Mấy chục năm trôi qua, tôi đã coi nơi này là quê hương, dầu trong tâm khảm tôi vẫn còn hình ảnh của những căn nhà tôi đã ở, những con đường tôi đã qua... tôi vẫn nhớ đến bạn bè và người thân mà mỗi khi nghĩ đến,  tim tôi nghe nhói lên... tôi hiểu tôi vẫn là người Việt Nam mà tiếng nói là bằng chứng xác thực nhất để nhắc nhỡ tôi không quên cội nguồn. Tuy nhiên, những người cùng tiếng nói với tôi đó lại xô đẩy chúng tôi ra khỏi cái nôi êm ả từ khi chúng tôi chào đời, từng món đồ, từng ngôi nhà bị tước đoạt oan ức...

Đất nước Hoa Kỳ đã dang tay đón nhận chúng tôi từ những ngày đầu trắng tay, không nhà cửa, không tương lai. Ngày nay, các con tôi đã trưởng thành, đã đỗ đạt, chúng tôi đã sống an lành nơi đây suốt mấy chục năm trời.,, Xin tạ ơn dân chúng và đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang chúng tôi trong những ngày đầu mới đến.

Riêng em, viết lên những dòng này để xin Tạ Ơn anh chị Ba, đã hết lòng bảo lãnh tất cả gia đình mình sang đây, lo lắng từ chỗ ở, thức ăn, áo quần, công ăn việc làm và nhất là ngày nay, cháu Khương của em có được tương lai tốt đẹp là do anh Ba đã hết lòng giúp đỡ.

Cầu xin ơn trên phù hộ cho anh Ba được khỏe mạnh cùng chúng em và con cháu.

Fort Smith, Tháng 11-2017

Dong Trinh

Ý kiến bạn đọc
22/11/201717:49:29
Khách
Chắc là tác giả sợp rùi! Không dám sắp hàng nữa.Mến
21/11/201723:00:50
Khách
Cảm ơn bạn đã đọc bài và viết comment nhé! Người ta nói ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày mà
! Hì hì....
21/11/201721:09:41
Khách
đọc tới cái vụ xếp hàng cã mấ tiếng đễ mua cái buetooth rồi phãi vào bịnh viện , cháu buồn cười quá ..... mua đồ rẽ thì thích thật , nhưng sức khoẽ vẫn quan trọng hơn cô à , cãm ơn cô chia sẽ bài viết
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến