Hôm nay,  

Yêu Người Li Dị

19/11/201700:00:00(Xem: 14186)
Tác Giả: Chau Tran

Bài số 5273-19-31117-vb8111917

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu,  38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng  Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.

 
***
 

“Oregon anh phố núi mù sương

Mưa tám tháng dài buồn vương lên mắt

Chim sãi cánh bay qua chiều tàn nắng tắt

Mang nổi sầu chẳng biết sẽ về đâu...”

Anh viết có mấy câu thôi mà nó nghe sao mà tội nghiệp. Nơi đó mưa dài lắm hả anh? Chim sãi cánh bay rồi sao không mang được nỗi sầu lòng anh đi theo?

“Oregon anh trời mưa giăng khắp lối

Sài Gòn em lại nắng cháy bỏng da

Có cách nào chở nắng đi xa

Để mi mắt đó phôi pha nỗi sầu…”

Mối tình Oregon Sài Gòn nghìn trùng xa cách đã bắt đầu từ những bài thơ “con cóc” như vậy. Để rồi ba tháng sau, Sài Gòn mang theo nắng ấm qua sông, sưởi ấm lòng Oregon mấy năm dài mưa gió…

Anh đã trải qua mười mấy năm trời loay hoay trong cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Người vợ xinh xắn, có học thức mà anh sang Việt Nam cưới về với mong muốn sẽ là một nguồn gene tốt cho con cái của anh sau này  đã làm anh thất vọng. Ngoài việc sinh cho anh hai cô con gái xinh đẹp đáng yêu thì người vợ này chỉ mang đến cho anh tức tối và giận dữ. Anh cũng định cầm lòng cho đến khi con 18 tuổi nhưng khi đứa lớn 13 tuổi vợ anh đã đưa đơn ly dị. Bản thân trắng tay, tương lai con mình mù mịt khiến anh chìm đắm trong sầu muộn.

Nó thì độc thân vui tính. Không xinh đẹp, nhưng cũng dễ nhìn. Ăn học vừa  đủ để có một công việc tốt nuôi bản thân và báo hiếu cha mẹ. Nó chưa kết hôn. Chuyện tình kể lại chỉ vài lần hẹn hò. Nhà nó và nhà anh ở Việt Nam vốn là hàng xóm lâu năm. Sang định cư ở Mỹ, bà con của nó và nhà anh tiếp tục là mối thâm tình người cùng quê nơi đất khách.  Hai gia đình ra sức vun đắp cho mối quan hệ giữa anh và nó sau khi anh ly dị. Bên thì muốn tìm lại niềm vui cuộc sống, bên thì muốn có nơi có chốn. Và sau nhiều tháng dài chuyện trò trên mạng và “bắt (những bài thơ con) cóc ” tặng nhau thì anh và nó quyết định sẽ nắm chặt tay nhau đi đến hết đoạn đường đời.

Nó bắt đầu cuộc sống mới nơi đất Mỹ. Và làm quen với cuộc sống hôn nhân. Cái gì mới cũng khó hết, cuộc  sống hôn nhân cũng vậy, nhất là với một người đã từng ly dị. Anh phải trả tiền nuôi con  hằng tháng, ngay cả khi lãnh tiền thất nghiệp do bị lay-off. Bảo hiểm sức khỏe tụi nhỏ anh cũng phải trả.  Bảo hiểm nhân thọ thì anh bị bắt buộc phải mua để khi anh gặp bất trắc con anh sẽ được hưởng số tiền 250.000 đô la. Đúng là sau khi ly dị thì đến cái mạng anh cũng không còn.

Cứ mỗi hai tuần anh được thăm con một lần thì tụi nhỏ cứ đòi anh mua hết thứ này đến thứ khác, khi thì cái iPad khi cái laptop.  Đâu chỉ vậy, tiền anh đi làm có được phải để dành riêng một khoản để anh lo cho tương lai học hành của hai đứa con anh, số còn lại mới góp chung vào tài khoản chung của hai vợ chồng. Cũng cần nói thêm là anh và nó thống nhất sẽ không có con, vì anh sợ quá rồi, còn nó vốn không thích con nít, mà lại mất thêm thời gian cho việc thích nghi cuộc sống mới, vài năm sau ổn định thì chắc già mất rồi. Yêu một người ly dị không khó, nhưng sống chung với một người ly dị khó biết chừng nào. Tiền bạc là một chuyện, chuyện quan trọng hơn là tình cảm của anh đâu có hoàn toàn dành cho nó.  Đối với bản thân anh, hai đứa nhỏ là ưu tiên số một. Nó biết chứ, trước khi cưới, anh không hề dấu giếm những suy nghĩ của mình. Nó đã thương anh vì thấy anh là người tình cảm, biết thương ba thương má, thương  vợ thương con.  Nhưng bây giờ cưới nhau rồi, phải đối mặt với thực tế tình cảm của anh phải chia năm sẻ bảy, đúng là mọi chuyện không có đơn giản như nó từng suy nghĩ.


Nó từng nghĩ chấp nhận việc anh thương con, lo cho con, nhưng nó chưa từng nghĩ chỉ vì sợ hai đứa nhỏ đau lòng nên anh sẽ không thể có một đám cưới đúng nghĩa dành cho nó. Nó từng nghĩ chấp nhận việc anh đã từng có một người vợ, nhưng không thể tưởng tượng ra được việc vợ cũ của anh thỉnh thoảng cứ gọi điện thoại lúc 11 giờ đêm để nói chuyện của hai đứa nhỏ. Buồn vui của hai đứa con anh, những cuộc điện thoại của vợ cũ anh, bây giờ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nó. Nói đúng hơn, là một phần ám ảnh trong cuộc hôn nhân vốn có một bắt đầu rất lãng mạn giữa anh và nó.

Trời Oregon vào thu mới 5 giờ chiều đã nhuốm màu ảm đạm. Bầu trời xám xịt với từng cơn gió buốt. Những chiếc lá úa lìa cánh bị gió cuốn đi xào xạc. Mới ngày nào trời hè rực nắng tận 9 giờ đêm, hồi mà  mà nó vừa mới đặt chân lên vùng đất này. Mới có mấy tháng thôi mà tưởng chừng như lâu lắm…

Những ngày hè chói chang ánh nắng đó, anh lái xe đưa nó đưa nó đi khắp các bãi biển của Oregon. Biển Seaside với đường đi rất đẹp băng qua cây cầu Megler ở Astoria, biển New Port với những chú hải cẩu nằm dài trên đá phơi nắng,  Cannon Beach với hòn đá Haystack rock biểu tượng , biển Lincoln chạy ngang  sòng bài Spirit Mountain… Đặc biệt là bãi biển với bờ cát đủ cứng để xe hơi chạy ra đến tận mép biển tại Cape Kiwanda hay bãi biển dài nhất  thế giới, Long Beach của Washington.

Nó cảm nhận được anh thật lòng thương đưa nó đi chơi nhiều đến vậy. Nhưng mà cái cảm nhận đó cứ bị những cuộc điện thoại từ vợ cũ anh làm cho tan tác.

Nó rơi nước mắt. Giận dỗi. Tủi hờn. Cả một đêm dài.

Sáng ra hai đứa mặt mày hốc hác vì cả đêm không ngủ. Chỉ nói với nhau những gì thật cần thiết,  nhưng anh vẫn chở nó đi chợ mua đồ ăn cho tuần sau. Nhìn dáng anh đẩy xe trong chợ đi lựa từng bó rau, từng miếng thịt, nó tự nhiên thấy hối hận. Sao nó lại làm anh mất ngủ cả đêm, để giờ anh mỏi mệt như vậy?

Người đàn ông đó đã phải chỉ dẫn nó đủ thứ khi bắt đầu cuộc sống mới nơi này.  Thịt heo thì nên mua ở Winco, rau cải thì phải mua ở chợ Việt Nam trên Portland, thịt bò thì ở Costco bán ngon hơn…Có một ngàn lẻ một thứ mà nó cần phải được chỉ dẫn mới hòa nhập được nơi đất khách. “Con không những phải cảm ơn chồng con vì đã đưa con qua Mỹ, con còn phải biết thương chồng con nữa, vì nó thấy thương quá”, bên tai nó văng vẳng những lời mẹ từng nói với nó. Và nó thấy thương quá cái người đàn ông đang đẩy xe đi chợ.  Đâu thể trách anh vì anh quá thương con mình. Đâu thể ghét anh vì anh có trách nhiệm với cuộc hôn nhân trước của mình. Nó tưởng mình đã biết chấp nhận ngay từ đầu kìa, nhưng giờ đây nó mới biết, bản thân con người là ích kỷ.

Nó thương anh nên muốn giữ anh cho riêng mình. Nhưng sự thật là không thể. Nó phải chấp nhận thực tế này. Nó phải nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống nơi đất khách, phải đi học đi làm, có bạn bè, có sự độc lập thì mới được. Giờ nó đi ra đi vào chỉ nhìn thấy anh, ăn ngủ trò chuyện gì cũng là cùng anh, nên mới khó chịu khổ sở khi thấy anh lo bên này bên kia chứ không chỉ là của riêng nó. Phải bớt quan tâm anh một chút, thì sẽ bớt khó chịu vì anh hơn, người thương ơi! Theo lời lẽ của Phật thì, phải biết buông bỏ…

Theo anh đẩy chiếc xe đầy ắp đồ ra khỏi chợ, nó ngước nhìn bầu trời xanh quang đãng. Oregon đã vào thu, những chiếc lá vàng lá đỏ giờ như những bông hoa, tô điểm nền xanh mướt của phố núi ngàn thông, dệt nênbức tranh thiên nhiên đầy màu sắc./.

Chau Tran

 

Ý kiến bạn đọc
17/05/201902:49:08
Khách
quan trọng là. gười chồng, nên có thái độ đối xử thế nào với vợ cũ ,dứt khoát phải có sự rõ ràng với nguoi vợ cũ thì tui tin người đàn bà này sẽ kg dám làm phiền nữa ..... con cái thì thương nhưng cũng nên dạy dỗ cho đâu ra đó đễ người đàn bà là mẹ chúng không dùng chúng đễ gây phiền phức
04/12/201721:19:43
Khách
Sao lại chịu được như vậy nhỉ ! Quả là cô có trái tim chì ! Cô phải ráng tự túc mọi thứ đi, tiếp xúc với mọi nguoi bên ngoài, cô sẽ vui, và có niềm vui riêng, không quá lệ thuộc vào ông chồng. Chúc cô vui vẻ, đầy nghi lực.
23/11/201710:10:56
Khách
Cái người gọi là “vợ này” sao mà ác quá vậy cà? Gọi phone lúc 11 pm thì làm sao người chồng cũ đi ngủ để còn đi cầy
20/11/201702:13:35
Khách
Tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của nhân vật nữ trong truyện . Mới sang Mỹ cái gì cũng phải học lại từ đầu , lại thêm hoàn cảnh éo le ông chồng đã li dị phải cáng đáng con thơ ( tôi không hiểu vì sao tòa không xử cho con còn nhỏ theo mẹ ) . Buồn chán , tủi thân , lệ thuộc vào chồng trong mọi chuyện làm sao mà vui được . Tôi mong cô ta tự mình cố gắng vượt qua nghịch cảnh bằng cách học Anh Văn cho thông thạo , học lái xe càng sớm càng tốt , đi chùa , đi nhà thờ kết giao thêm bạn mới sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm để phụ thêm với chồng về mặt tài chánh và tự tin là mình có thể đứng vững bằng đôi chân của chính mình trên xứ người , lúc bấy giờ niềm vui sẽ đến . Chúc cô thật nhiều may mắn , ai đến Mỹ cũng vạn sự khởi đầu nan cả
20/11/201701:37:55
Khách
Khá Khen tác giả rất thức thời .xin hỏi tác giả xem phim the Stép mother chưa ?
O biết người xưa và ông xã cô đi làm giờ giấc ra sao mà phải chuyện trò giờ giấc riêng tư thế !
19/11/201718:18:49
Khách
Đọc xong thấy có ý kiến:
Cho ông chồng , nên đặt giờ giấc nói chuyện với người vợ cũ, không nên gọi lúc 11 giờ đêm, goi giờ nầy chứng tỏ vợ cũ không tôn trọng cuộc sống người chồng sau khi đã ly dị, ích kỷ đã ly dị rồi còn muốn kiểm soát người chồng mà cô ta đã vứt bỏ, không muốn anh ta có hạnh phúc với người khác trong khi chính bản thân vợ cũ hạnh phúc bên người mới( có lẽ lấy người khác không giá thú, hoặc có bồ...who know?) Không nhấc phone sau 9 pm, nếu gọi trước mà nói nhiều, nói nhảm cứ việc cúp, không cần lịch sử với loại người như vậy, hoặc rút giây điện thoại sau 9pm.
Cầu chúc có vợ sau có nhiều nghị lực để đối phó mọi hoàn cảnh để mang lại hạnh phúc cho mình.

Khách
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,672,327
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Nhạc sĩ Cung Tiến