Hôm nay,  

Khi Già, Mình Sống Với Ai?

17/11/201700:00:00(Xem: 15934)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5271-19-31115-vb6111717

 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt  Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.

 
***

 
Một trăm năm, ngắn dài của một đời ngưòi, từ lúc lọt lòng mẹ, chúng ta mở mắt chào đời đến khi nhắm mắt lìa đời trở về với cát bụi. Một cuộc viễn du có đầy đủ "hỷ nộ ái ố...", được tiền nhân ghi lại có những điều hay ho, những điều sai trái để lại cho hậu thế. Nhưng những kinh nghiệm của người xưa, chúng ta học hoài cũng không thuộc, áp dụng hoài cũng vẫn sai, do đâu?

Lý do được đưa ra để giải thích: Mỗi người mỗi khác, mỗi thời cũng khác, chuyện ngày xưa theo thời gian không còn hợp thời nữa! Ở thế kỷ thứ XXI, khoa học kỹ thuật được cập nhật hóa từng ngày... tất cả mọi thứ khác cũng phải tiến theo, để hòa nhập.

Nói đến khi già, làm tôi nhớ lại vở ca kịch cải lương, của tác giả Viễn Châu: viết chuyện về bà mẹ già, trai có gái có nhưng không người con nào chịu nuôi dưỡng bà mẹ đáng thương ấy (do Ngọc Giàu đóng), có mấy đọan mà đứa con đuổi mẹ đi:

"...Già rồi, đừng ăn dầu ăn mỡ

Ăn muối tiêu, cho có chất mặn mòi,..."

"Bà qua bên con Liễu, ở cho rồi

Ở đây tốn cơm tốn gạo,

làm chúng tôi càng thêm mệt..."

Lời lẽ trên đây của người con đuổi mẹ đi, cộng thêm với tài diễn xuất của Ngọc Giàu đã làm rơi nước mắt của nhiều người.

Ngày xưa, nếu có ai nói chuyện viễn vông, không thực tế, người cho là "nói trăng, nói cuội", vì chú Cuội trên mặt trăng, có ai lên đó được đâu để chứng minh đúng hay sai. Nhưng ngày nay con người đã bay lên mặt trăng và con bay xa hơn nữa vào vũ trụ, thám hiểm cả Mộc Tinh, Hỏa Tinh,... Trên không trung còn có nhiều vệ tinh viễn thông, quan sát bay để phục vụ con người.

Từ truyền hình vệ tinh (satellite), dây cáp (cable), hay những cái "Iphone" mà mỗi người mang kè kè một bên, chỉ cần mở "on" thì có ngay tin tức mới nhất. Muốn liên lạc với ai, gần trong quốc nội, xa hơn quốc tế đều dễ dàng, muốn xem "hình dáng của người xưa" (nếu có "Facetime", "Viber"...), thì đều được như ý muốn. Người thân thuộc không còn xa cách nữa, nhưng đó chỉ là ảo, nhờ những kỹ thuật "high tech", người ta lại muốn thật: "rờ tận tay, day tận mặt", để nhớ lại:

Những ngày còn đỏ hỏm, bên mẹ bên cha, bên anh bên chị, khi khóc thật khi khóc nhè, làm nheo làm nũng...

Ngày đầu tiên đi học: luôn đứng nhìn ra cửa đợi mẹ chờ cha chở về, mặt mũi thì nhạt nhòe nước mắt.

Khi trưởng thành phải lập gia đình, để nối dõi tông đường, để sau nầy đến tuổi trăm có người tiễn đưa, đi sau chiếc xe nhà quàn. Tuy nhiên cũng có người không chịu nghe lời của tiền nhân, sống độc thân, không muốn vướng bận "thê, nhi", muốn đến đi một mình, cát bụi trở về cát bụi, có gì vấn vương!

Đời người không khác gì một trận tranh tài thể thao, càng đến phút chót càng rã rời, mệt mỏi, do tốn nhiều sức lực trong giai đọan đầu. Trong khi đoạn cuối của đời người, thì sức khoẻ càng suy yếu, không hơn đứa bé; nhưng đứa bé thì bụ bẫm dễ thương còn người già cả thì lờ quờ, chậm chạp cái khổ nhất là người già lại có thừa kinh nghiệm từ cuộc sống!

Câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng là: khi già, mình sống với ai?

Theo truyền thống thì ở với con cháu. Riêng đối với các nước Âu Mỹ, người đi làm đã đóng tiền SS, nên sau nầy được lảnh tiền hưu và có thể vô "nursing home", nếu muốn trước khi rời khỏi thế gian nầy.

Người Á Đông nói chung, trong đó có người Việt Nam là trọng nam khinh nữ, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"; cha mẹ khi về già luôn sống với con trai, "nữ sanh ngoại tộc" mà!

Câu chuyện của ông bà tôi: Ông bà có một trai và bốn gái, cậu là người con trai duy nhất của ông bà không may chết sớm. Sau khi ông mất, bà sống một mình không chịu ở chung với con gái, với con rể. Bà lựa chọn những đứa cháu ngoại về sống chung với bà, trong số đó có tôi. Nhưng không may cho bà, trước khi lâm chung bà luôn gọi tên tôi để gặp mặt, tiễn đưa bà lần cuối, tôi không về được vì lúc đó tôi đang ở trong trại cải tạo.

Đây là vài trường hợp xảy ra gần đây:

Một người bạn vong niên, sống ở miền Nam ấm áp. Qua mấy lần "Hurrican" thổi qua thổi lại, sợ quá chạy lên tiểu bang Missouri lạnh cóng, làm "baby sister", giữ hai đứa cháu ngoại. Hai đứa cháu không rời xa nửa bước, ông bạn than thở: chạy theo nó muốn hụt hơi! Muốn đi đâu cũng phải đợi mùa hè, mấy cháu được nghỉ học; cùng nhau lên chiếc xe "mini van", vui vẻ:

Con cá sống, nhờ có nước

Ông ngồi trước, cháu ngồi sau

Vai ông nhức, cổ ông đau!

Hai con đấm bóp, không sao đâu ông à!

Một bà sống ở Sacramento, CA, trước kia là công chức của tiểu bang, một hôm gọi điện thoại cho tôi kể chuyện:

 - Tuần rồi, con dâu đem đứa cháu nội nhờ giữ dùm, mừng húm! Đứa nhỏ thật dễ thương, giống y chang bà nội lúc nhỏ. Còn gởi hình hai cháu chụp chung để khoe nữa chớ.

Có một ông bạn già ở Bắc Florida, mê trái cây, tôi rủ về Miami, ổng do dự, chưa dứt khoát, nhưng bà vợ thì xiêu lòng vì mê vườn trái cây trĩu quả, nhứt là những trái mít nghệ, mít ướt ngọt lịm muốn xuôi Nam. Một hôm gọi tui trả lời:

 - Sorry, không thể về Miami được, lý do là mới vừa "dụ dỗ" đứa con gái và con rể từ tiểu bang Wisconsin về ở, vui lắm. Bà vợ bây giờ bận bịu với đứa cháu, quên cả ông luôn.

Một sư huynh ở Seattle, WA có đủ cả trai lẫn gái đã có gia đình, sư tỷ đã qui tiên, huynh muớn một sterio ở một mình; có đầy đủ tiện nghi, tự do làm gì tuỳ ý. Huynh yêu thích thơ văn, thỉnh thoảng viết bài gởi cho thân hữu, gởi cho các trang wed, chia sẻ những vui buồn của đời tha hương viễn xứ. Trong những dịp lễ hội cộng đồng không bao giờ vắng mặt huynh. Nhưng mỗi khi mưa dầm rả rích, hay những khi trời vào Đông, nhìn cánh hoa tuyết rơi rơi phủ cả núi đồi, huynh cần hơi ấm, nhớ một ly cà phê nóng,... một người bầu bạn, một đàn con cháu ríu rít quây quần,... xa vời!

Chuyện về đứa con:

Đứa con gái ở Houston, sau khi lập gia đình, gặp lúc mọi người vui vẻ, chúng tôi hỏi:

 - Khi nào con cho ba mẹ bồng cháu đây? Nó trả lời:

 - Con đã suy nghĩ chuyện đó lâu rồi, nhưng con biết là không ai chăm sóc cháu bằng ba mẹ hết.

Chúng tôi nín thinh!

Đứa con khác ở CA, sau khi có đứa cháu đầu lòng, chúng tôi không qua ngay được, tới khi "Spring Break", đứa con út nghỉ Xuân; chúng tôi qua thăm một tuần.

 

Mùa nầy, trót hứa sẽ sang

Cali thăm viếng họ hàng, cháu con

"On Sale", giá vé vẫn còn?

Đứa con cho biết, vé con mua rồi.

Sáu giờ cỡi gió, tới nơi

Đây con, kia cháu giọt vơi, giọt đầy

Mấy khi tụ họp xum vầy

 Tóc nay bạc trắng như mây, bềnh bồng.

Santa nắng ấm tình nồng

Mỗi lần trở lại, người đông là người

Tiếng Việt, rộn rã nói cười

Chả giò, bún phở đãi người tha phương.

 

Một tuần vui với con cháu rồi cũng qua mau, chúng tôi trở về  Miami. Sau đó đứa con gọi:

 - Con thấy mấy ông chụp hình, viết tường thuật ở quận Cam, hợp với ba lắm đó. Tôi trả lời:

 - Con ơi đừng "dụ khị", ba ở Miami mấy chục năm nay quen rồi, chuyện đó để tính sau đi; hơn nữa ba viết trăng viết cuội cho vui thôi, ba không có khả năng đó đâu.

Viết lách là một nghề cao quí, "văn dĩ tải đạo" mà, nhưng cũng lắm thị phi!

Qua kinh nghiệm của tiền nhân, những câu chuyện của những thân hữu gần xa: Trên đời nầy không có gì là tuyệt đối cả, "khi mình già sống với ai?" Sống với con trai tốt, sống với con gái tốt hay ở một mình tốt! Tùy theo hoàn cảnh của từng người một. Nhưng có một điều ai cũng biết là: khi già dù có sống với ai mình cũng sẽ trở về với cát buị!

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
21/11/201721:14:05
Khách
Dân nước ngoài sống độc lập lắm, không có con cái ở chung. Đừng có phân biệt trai gái nữa, tổng thống mỹ cũng chỉ một, hai đứa con gái thôi. Cái chinh là ta.
21/11/201715:32:05
Khách
Bài này hay quá và rất chính xác ..cám ơn tác giả nói lên tâm trạng của người già như mình đây...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến