Hôm nay,  

Một Ngày Thu Sang

08/11/201700:00:00(Xem: 9042)
Tác giả: Đức Tâm

Bài số 5263-19-31107-vb4110817

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.

 
***

 
Ánh sáng ban mai chiếu xuyên qua kẻ hở của bức màn cửa sổ, ông Thanh từ từ mở mắt trở mình thức dậy, nhưng bà Thanh lên tiếng “Khoan khoan nghe anh. Thứ bảy mà...” Bà ngẩng đầu lên rồi kéo tay phải ông Thanh đặt qua mép gối và gối đầu lên trên cánh tay của chồng.

Theo thói quen ông Thanh tìm cái remote control để ở trên đầu giường và mở ti vi lên xem, vào lúc chương trình truyền hình địa phương đang dự báo thời tiết. Trời hôm nay sẽ ấm hơn rất nhiều so với những ngày qua, bà Thanh mừng rở nói tốt quá em cần phải ra park (công viên) đi bộ vì mấy bữa nay không được đi, còn anh hôm nay anh có đi chơi tennis không? Anh nhớ là chiều nay mình sẽ đi đi dự ngày họp mặt của Hội Đồng Hương Quảng Trị, hội của quê ngọai anh đó nghe.  thế rồi bà dịu dàng  thoa lên má ông Thanh mấy vòng và không quên hôn nhẹ một cái trước khi bước ra khỏi giường.

*

Từ nhà ra đến park chỉ mất độ 3 phút lái xe, đến nơi, bà Thanh đậu xe vào bãi ở nơi quen thuộc rồi thoăn thoắt bước nhanh trên lối đi dành cho người đi bộ.

East Goshen Park là một công viên thuộc khu phố East Goshen dành cho cư dân trong vùng nên không phải tốn tiền mỗi khi vào park. Nằm trên môt vùng đất rộng ở cả hai bên đường Paoli Pike, quận Chester, bên này đường có một sân golf vơí những bãi cỏ xanh chen vào một lối đi vòng theo chu vi của sân golf, bên kia đường thì có khu vực dành cho pinic với những lò nướng BBQ cùng những sân chơi cho nhiều bộ môn thể thao khác như bóng rổ, bóng tròn, bóng bầu dục (football), tennis và sân chơi cho trẻ con vv..

Vừa sáng sớm đã có nhiều người đến park, hôm nay trời tốt thật, bầu trời trở nên quang đảng với nhửng đám mây xanh lơ lửng trên cao, những cơn gió nhẹ thỉnh thoảng thối qua làm tăng thêm sự dể chịu cho mọi người khi hít thở được không khí trong lành. Đâu đây những lá vàng rơi nhẹ xuống mặt đất ở cạnh những gốc cây như tô điểm thêm cho cảnh vật mùa thu trong công viên.

Thả hồn theo tiếng gió nhẹ ru trong không gian yên tỉnh, hai cánh tay duổi thẳng và đánh xa đều đặn theo nhịp bước, bà Thanh có cảm giác như đang thưởng thức những món quà mà Tạo Hoá đã ban cho. Trong lúc đang vui bước trên những lối mòn quen thuộc bỗng có tiếng chào hỏi bên tai:

“Good morning Linh,”

“Oh good morning Donna”. Bà Thanh quay sang trái và đáp lại:

Cô Donna là một người bạn Mỷ trẻ tuổi hơn bà Thanh rất nhiều nhưng ở bên xứ này trẻ già gì cũng gọi nhau bằng tên thôi. Hồi mới qua Mỹ, bà Thanh cũng như nhiều người lớn tuổi khác chưa quen lối xưng hô với người lớn tuổi hơn mình như thế nên rất khó chịu nhưng lâu rồi thành quen. Donna chỉ chào xong một tiếng rồi cô ta chạy tiếp. Mấy năm trước, khi bà Thanh đang ở lứa tuổi 50 thì bà cũng chạy trung bình 5 miles mỗi sáng nhưng bây giờ tuổi đã cao nên bà không dám chạy nhanh như cô Donna nữa. Thế mới biết mình đã già đi và thời gian không chờ đợi ai cả. Không thể nào van xin thời gian ơi chầm chậm chờ ta với.

Sau khi đi được 5 vòng trong sân golf tương đương với 5 miles, bà Thanh ra xe trở về, vừa rồ máy xe lên thì chuông điên thọai cầm tay lại reo lên, bên kia đầu máy có tiếng hỏi:

- Má hả má.

- Ờ má đây

- Má có khoẻ không?

- Má khỏe lắm

- Hôm nay má có rảnh không?

- Có gì không con?

- Nếu má khỏe và rảnh con nhờ má tới chơi với mấy đứa nhỏ giúp cho tụi con, con cần đi gặp khách hàng sáng nay.

- Vậy ông xã con đi đâu?

- Ảnh bận đi công chuyện của ảnh.

- OK má sẽ tới, con muốn má tới lúc nào?

- Càng sớm càng tốt má ơi

- Được rồi má tới liền bây giờ.

Bà Thanh đang có ý định về nhà làm bánh mì đổ trứng chiên để ăn sáng với ông Thanh nhưng vì cô con dâu cần bà gấp nên bà gọi điện thọai cho ông chồng.

- Anh hà,

- Ờ, có gì không em?

- Dạ có, Bé Hương mới gọi nói nó cần em em sang chơi với mấy cháu gấp vì cả 2 vợ chồng đều bận công chuyện, anh tự lo ăn sáng lấy nghe.

- Được mà con cháu cần là trên hết.

15 phút sau thì bà Thanh đã tới nhà vợ chồng con trai mình, vừa vô tới nhà hai đứa cháu nội mộy trai một gái vui mừng tự nhiên chaỵ ra mở cửa rồi khoanh tay cúi đầu chào bà nội. Bà Thanh ngồi thấp uống và hôn nhẹ lên má hai đứa cháu, bà lên tiếng: Hai cháu của Bà Nội ngoan quá, để bà nội đi lên lầu tắm vì bà nội mới vừa đi tập thể dục về rồi bà nội xuống làm đồ ăn cho hai cháu nghe.

Hai đứa cùng một lúc đều dạ bà nội.

Nghe tiếng bà nội tới cô con dâu Hương ở văn phòng làm việc bước ra lễ phép nóí:

- Con chào má

- Má chào con

- Con cám ơn má nhiều lắm nghe ma.

- Không có chi đâu con.

Như lời hứa bà Thanh tắm vội xong thì xuống bếp lo ăn uống cho các cháu, cô con dâu chào má chồng rồi lái xe đi.

Bà Thanh vốn là người rất năng động không những chỉ thích những hoạt đông ngoài trời như thể dục thể thao, trồng hoa làm vườn mà cả việc trong nhà như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, trang trí nội thất, văn nghệ, dạ vũ vv... chưa có năm nào mà không có ít nhất là 3 lần tiệc tùng mời anh em bè bạn lại nhà chơi rồi ca hát tới khuya mới về. Từ lúc còn nhỏ tuổi, bà đã thường thay thế cha mẹ để hoàn thành nhiệm vụ của người chị cả mà cha mẹ giao phó trong việc quản lý doanh nghiệp của gia đình và dìu dắt em út, lúc lấy chồng thì đã hết lòng lo cho chồng con, nay có cháu cũng chưa chịu nghỉ ngơi và cứ thích được giúp đỡ con cháu.

*

 Đã nhiều năm sống ở miền đông bắc xứ Mỹ nhưng ông Thanh vẫn còn ngán cái lạnh nơi đây, năm này cái lạnh dường như đến sớm hơn mọi năm, mới vào giữa mùa thu mà đã có tuyết và nhiệt độ trong khỏang 30 do ảnh hưởng của cơn bão tuyết từ vùng Buffalo ở tiểu bang New York thổi sang.

Đã nhiều lần ông suy nghĩ về chuyện  di chuyển sang vùng nắng ấm ỡ Cali, Florida để sống với tuổi già sau nhiều năm làm việc nhưng dự tính đó vẫn chưa thực hiện được, mặc dầu trách nhiệm với gia đình có thể nói là đã lo hoàn tất. Ông bà Thanh đã nuôi dạy 2 người con ăn học đến nơi đến chốn, cả hai đều đã lập gia đình và cuộc sống ổn định, nhưng sợi dây gia đình vẫn cứ ràng buộc vợ chồng ông Thanh với các con cháu. Hình ảnh những đứa cháu nội lớn lên hàng tuần, bập bẹ những câu nói vừa Mỹ vừa Việt mới học được hàng ngày, những bước đi chập chững cùng những nụ hôn nhẹ nhàng dể thương, nhất là sự hiếu thảo cuả các con và dâu đã néo kíu vợ chồng ông Thanh ở gần với con cháu từ mấy năm nay.

Đã nhiều lần ông bà Thanh bàn bạc, đánh giá về những giá trị văn hóa khác nhau của Đông và Tây. Ông đã từng nói với vợ rằng chúng ta đang ở trong một quốc gia đa chủng tộc vào một thời điểm mà văn hoá đông phương và tây phương đang hòa nhập vào nhau. Cách tốt nhất vẫn là sự dung hòa giửa những ràng buộc khắt khe từ xã hội phong kiến còn lại và sự tự do quá trớn của phía trời Tây.

Từ khi ra sống ở xứ người kể từ sau năm 1975, Có nhiều bậc cha mẹ Việt Nam thất vọng rất nhiều khi phải đối diện với một sự thay đổi nhanh chóng mất cân bằng của con cái, thay vì trước đây ở trong nước cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nhưng ngày nay thì nguợc lại, để rồi phải chấp nhận con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó.  Gia đình ông Thanh may mắn được con cái vẫn còn nghe lời cha mẹ cho dù đã có gia đình riêng, dĩ nhiên ông bà Thanh đã phải sáng suốt hướng dẩn mà không áp đặt những điều kiện phi lý với con cái. Các con ông bà Thanh đã nhận thức được giá trị của nền tảng gia đình và sống gần guỉ vơí vợ chộng ông bà Thanh.

Trong khi bà Thanh đang vắng nhà thì ông Thanh bước xuống bàn giấy, đọc những email mới nhận, đặc biệt hôm qua anh P từ Cali., người đang điều hành một trang web về văn thơ trên mạng đã gởi lên một bài xướng về mùa thu do anh sáng tác có tựa đề  hoài niệm thu xưa để cho các thi hửu họa lại. Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú đường Luật với lời thơ như sau:

 
Khóm cúc hồi sinh chớm nẩy chồi

Vườn khuya lác đác lá vàng rơi

Trăng đêm lạnh lẻo treo đầu núi

Sương sớm đìu hiu trải cuối đồi

Tiếng nhạc trời rơi chiều tịch mịch

Mái nhà tranh cuộn khói chơi vơi

Đường làng văng vẳng vành khuyên hót

Cuộc sống bình an quá tuyệt vời.

 
Đối với ông Thanh, thơ thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ rất khó làm vì phải chịu theo qui luật phức tạp thể hiện qua 5 điểm nghiêm khắc như: luật, niêm, vần, đối và bố cục; tuy nhiên sáng hôm nay nhìn ra cửa sổ, những lá vàng đã rụng đầy sân, cảm xúc về mùa thu hiện về, nên ông Thanh cũng tập tễnh họa lại mấy vần thơ như dưới đây:

 
Thấm thoát ngày qua cúc mọc chồi

Trước hiên đang có lá vàng rơi

Giai nhân đứng đợi trên đầu núi

Mỷ nử ngồi trông ở dưới đồi

Ti ếng gió về khuây đêm tịch mịch

Mây trời xuống gọi nắng chơi vơi

Xa xa như có lời chim hót

Một sáng mùa thu quá tuyệt vời.

 
Đọc lui đọc tới mấy lần thơ vừa họa, kiểm tra lại niêm luật và những đối chử, đối câu… ông Thanh cảm thấy tạm ổn và phấn khởi trong lòng.

*

Chiều xuống dần dần, mới đó mà đã hơn 5 giờ rồi, bà Thanh về lại nhà chọn cho chồng một cái áo vàng đậm với cái cà vạt có màu tương xứng với mùa thu.

Hôm nay ông bà Thanh ăn mặc chỉnh tề để đi lên Phila, thành phố có nhiều người Việt cư ngụ nhất trong vùng, nơi đây có một nhà hàng Việt tương đối lớn mà hầu hết các buổi dạ tiệc hay hội họp đông người đều được tổ chức ở đây.

Trong những năm vừa qua, ngòai những hôị đoàn mang tính chính trị đã có từ lâu nhiều tổ chức dân sự khác đã được thành lập và phát triển, Hội Đồng Hương Huế và Hội Đồng Hương Quảng Trị là hai hội đoàn ông bà Thanh thường cố gắng dành thì giờ tham dự và ủng hộ về tài chánh, dẫu sao thì cây cũng phải có cội, nước cũng phải có nguồn.

Bước vào hội trường ông bà Thanh đã đọc thấy trên tấm băng rôn hàng chữ lớn “Chào Mừng Quan Khách” bên dưới có hàng chữ bay bướm hơn với chủ đề Dạ Tiệc Mùa Thu. Đây là những cố gắng của ban tổ chức tạo cơ hội cho những người cùng gốc gác thu hẹp ở một tỉnh có dịp gặp gỡ nhau hằng năm để thăm hỏi chuyện trò, thắt chặt tình cố hương với nhau.

Trong khi chờ đợi ban tổ chức ngày hội phát biểu lý do và thủ tục khai mạc ông bà Thanh đã có dịp đi đến nhiều bàn thăm hỏi bạn bè gần xa, Không bao lâu tiếng nhạc rộn lên với những bản tình ca mùa thu, đặc biệt hơn với tiếng hát của ca sĩ DL trong baì hát Mùa thu cho em. Hay quá, đây là bản nhạc mà ông Thanh  đã yêu thích từ lâu, Tạm ngưng ăn món soup, tay trong tay ông Thanh dìu bà Thanh bước ra sàn nhảy với vũ điệu Boston, Tay trái bà Thanh tựa lên vai ông Thanh rồi cả hai du dương theo từng lời ca nốt nhạc, như đang sống lại với những kỷ niệm êm đềm cũa tình yêu nhiều năm về trước, Từng bước nhảy khoan thai nhẹ nhàng nhiều lần đôi chân cuộn tròn vào nhau theo ý nhạc đã đưa ông bà Thanh về với những mùa thu yêu đương đã qua.

 

Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ

Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương

Và em có nghe khi mùa thu tới

Mang aí ân mang tình yêu mới

Em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé

 
. . .

 
Mùa thu cho em đã nói thay cho ông Thanh những gì ông đang muốn nói với người vợ và cũng là người tình trọn vẹn của mình trong một ngày thu sang.

Đức Tâm

 

Ý kiến bạn đọc
17/11/201721:37:36
Khách
Cám ơn lời nhận xét chính đáng của bạn Trân.
11/11/201715:36:41
Khách
Khi nhắc đến mùa thu người ta hay nghĩ tới những chiếc lá vàng rụng rơi trong một chiều gió bay như thi sĩ Tản Đà viết : " Trận gió thu phong rụng lá vàng, lá bay hàng xóm lá bay sang". Rồi trong đám lá vàng của rừng thu xuất hiện con nai vàng " con nai vàng ngơ ngác ,đạp trên là vàng khô" ( Lưu Trọng Lư ). Một mùa thu cô đơn buồn da diết. .Mùa thu đã buồn rồi còn có những mùa thu ly biệt rồi có mùa thu chết "Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo , Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi" ( Mùa Thu Chết - Phạm Duy) Nhưng không đi theo cái khuôn sáo đó, bài viết của tác giả Đức Tâm lại là một mùa thu sống động.Một ngày thu bình thường như những ngày khác trong đời nhưng đây là ngày đầu thu của một gia đình Việt Nam ở Mỹ. Một ngày chứa chan tình nghĩa của bà mẹ chồng đối với các cháu, một ngày vui của cặp vợ chồng xa quê hương. Nỗi niềm hoài hương được tác giả viết thành những câu thơ Đường luật :
Tiếng gió về khuấy đêm tịch mịch,
Mây trời xuống gọi nắng chơi vơ
Xa xa như có lời chim hót .
Một sáng mùa thu quá tuyệt vời.
Nói về mùa thu ở Mỹ, với giọng văn hiền dịu nhẹ nhàng, tác giả viết mà như nói như tâm sự với bạn bè thân thương...Như vậy mùa thu đã trở nên sống động cháy bỏng dưới ngòi bút của tác giả Đức Tâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,159,343
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.