Hôm nay,  

Làm Gì Khi Bị Ăn Cắp ID

05/11/201700:00:00(Xem: 17686)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân

Bài số 5261-19-31105-vb8110517

 
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.

 
***
 

Cách đây một tuần, bà xã tôi gọi phone về báo cho tôi là sẽ ở lại làm thêm 2 tiếng nữa mà gọi hoài không được, liền nhờ 2 bà bạn gọi cũng không được luôn, chỉ nghe một giọng lạ hoắc nói là "Wrong number".

Đến chiều mới phát giác cả cái phone của tôi cũng không sử dụng được nữa.

Thằng Chuồn đi làm về gọi cho hãng điện thoại AT&T thì mới biết là 2 số phone của chúng tôi đã bị đóng, và tôi đã mua rất nhiều đồ ở cửa tiệm AT&T tại thành phố Irvine.

Nó liên lạc bằng điện thoại thì cứ nơi này đá qua nơi khác. Chắc trong qúy vị đã từng có lần bực mình khi nghe điện thoại kiểu này. Thằng con rành tiếng Mỹ chứ gặp tôi vừa tiếng Mỹ ăn đong, vừa điếc thì càng bấn dữ.

Sau cùng thằng Chuồn quá bực mình nên chạy ngay ra tiệm mà hỏi cho ra nhẽ.

Kẻ gian đã lấy tên, địa chỉ của tôi mà cancel số phone rồi mua 4 cái i phone mới, một i pad, hai cái sim card mới với số tiền là $4,400. Nó trả $400 tiền thuế bằng tiền mặt, còn $4,000 thì chạc thẳng vào account điện thoại của tôi.

Về nhà thằng Chuồn giải thích khi thấy tôi lo lắng:

-Có 2 trường hợp: Ở tiệm đó có tay trong, bán cho đồng bọn. Nếu mua với số tiền lớn như vậy mà tiệm không check ID cho kỹ thì tiệm đó sẽ lỗ, còn mình sẽ không bị gì đâu ba. Từ nay trên FB hay email ba nên cẩn thận, không nên đề tên, địa chỉ và số phone của mình. Ngay cả ngày sanh của ba con cũng đổi thành ngày khác.

Hèn chi thiên hạ cứ chúc mừng Birth Day của tôi vào tháng 10 hàng năm.

Mới an tâm được vài ngày, tôi thấy 1 bao thư của Toy 're Us, tính vất vô thùng rác nhưng chưa kịp thì thằng Chuồn mang lên cho tôi. Ngứa tay tôi mở ra coi nó quảng cáo gì, thì tá hoả đó là 1 cái hoá đơn, tôi đã mua đồ chơi, giường nệm cho trẻ nít hết $300.

Lại cái thằng cà chớn đó, mang tên tuổi tôi mà đi apply thẻ của tiệm Toy 're Us.

Thế là lại phải gọi điện thoại tới lui. Cũng may là họ cho khách hàng mới, mua tối đa là $300 mà thôi.

Thằng Chuồn bàn với tôi nên nộp đơn ở Sở Xã Hội mà đổi số An Sinh đi.

Tôi thấy như vậy phiền phức quá, rồi còn đủ mọi nơi phải gọi để thông báo số mới; rồi lại còn vấn đề thuế, nhà băng nữa.

Hôm sau thằng Chuồn vui vẻ thông báo:

-Khỏi phải đổi SS# ba à. Con đã liên lạc với TransUnion và [email protected] để khoá số an sinh SS# của ba. Như vậy dù kẻ gian có đi đâu apply thẻ Credit bằng tên ba, người ta cũng sẽ từ chối vì họ không đọc được credit của ba (và họ biết đã bị lock) thì họ sẽ không cấp thẻ.

Tôi hỏi:

-Thế nếu ba đi mua nhà, mua xe...thì những nơi đó cũng đâu có đọc được điểm credit của ba?

-Mình được cấp 1 số PIN# để có thể temporary unlock, sau đó lại lock ba à. Vả lại ba đã có thẻ Credit thì đâu cần mở thẻ mới làm gì.

Còn về việc tránh ăn cắp thư, nên mua một hộp thư cỡ lớn, có khoá (nhưng đối với bọn ăn cắp thì vẫn không an toàn) thì nên đục cửa garage hay tường để Mailman có thể bỏ thư lọt tuốt vô trong nhà qua 1 khe dẹp.

Ngoài vấn đề ăn cắp ID, còn 1 tệ nạn nữa: Chung quanh khu Little Saigon thì hầu hết là người VN. Kẻ gian biết ban ngày chỉ còn người già, không rành tiếng Mỹ ở nhà, nên chúng thường đi 2 người, thường là một Mỹ trắng, một người Mễ hoặc VN.

Khi gõ cửa, thấy chúng ăn mặc đàng hoàng thì thường chủ nhà ra mở cửa.

Khi được hỏi thì chúng trả lời: "Nhà ông đã quá hạn trả tiền nước, nên chúng tôi tới khoá nước. Nếu không muốn bị như vậy, thì phải đóng $200".

Người già có thói quen giữ tiền mặt, mà các con có khi quên trả chăng, liền vô lấy tiền mà đưa cho chúng, không có hoá đơn gì hết. Họ cứ nghĩ nếu bị cúp nước thì bất tiện vô cùng.

Khi các con về biết chuyện thì những kẻ kia đã biến tự hồi nào rồi, chỉ còn có nước gọi cho Cảnh sát mà thông báo. Cũng chưa thấy nói Cảnh sát đã bắt được bọn này chưa.

Cũng có khi chúng chạy vắt giò lên cổ như chuyện sau đây:

Đứa cháu rể của tôi ra phụ vợ nó coi tiệm Nails vài ngày thì có cú phone nói tiệm không trả tiền điện vài tháng nay. Ngạc nhiên vì nó nhớ chính mình ký check mà, nhưng người đầu dây bên kia nói công ty Điện Lực không nhận được check, nếu không muốn bị cắt điện hôm nay thì phải trả liền.

Cháu tôi nói sẽ đem check ra office của Điện Lực mà trả. Tên kia nói không cần, cứ qua tiệm ăn ngay gần đó mà trả tiền mặt cũng được.

Biết tỏng mấy thằng này coi số phone ở cửa tiệm mà gọi để làm tiền rồi nên cháu tôi nói:

-OK, tôi sẽ đem tiền mặt qua ngay, ông cứ ngồi nguyên đó, ông mặc áo màu gì, đi mấy người? Tôi sẽ gọi cho Cảnh sát rồi qua liền.

Nó bước ra cửa nhìn qua tiệm ăn, thì thấy có 2 anh chạy muốn tụt quần, phóng như bay lên xe rồi vọt mất.

Thằng cháu dở, chứ nếu nó gọi Cảnh sát thông báo vụ việc, chắc chắn họ sẽ gửi nhân viên thường phục đến để bắt quả tang bọn khốn này lúc đang nhận tiền.

Chúng ta cần nhớ rằng những công ty tiện ích công cộng của Mỹ như ga điện nước hay telephone, không bao giờ gửi nhân viên đến nhà mà thu tiền bao giờ cả.

Cách đây ba bốn tháng, tôi có người bạn từ VN qua chơi, anh đang ở nhà em gái ở Westminster nên tôi tới thăm.

Cô ấy than rằng đám người VN hồi này lộng hành quá, họ ăn cắp thẻ tín dụng của cô để mua đồ nhiều tiền lắm.

Vụ này tôi đã từng bị cách đây hơn 30 năm, và chắc rằng hồi đó, người VN chưa chen chân vào lãnh vực gian lận này nhiều như bây giờ.

Trong cộng đồng người Việt ở Mỹ có biết bao sinh viên học ngành computer đã thành công trong cuộc sống, thế mà lại nảy sinh ra một số người có tài, lại đi làm những chuyện đáng xấu hổ như vậy.

Chắc các bạn cũng nhớ cách đây không lâu, báo chí có loan tin Cảnh sát và FBI đã tóm được nhiều băng đảng ăn cắp ID mà phần đông là người VN, tuổi trên dưới 30 và toàn là người có học.

Có lẽ trong quý vị cũng đã có lần nhận được 1 email nói rằng "Ông nội tôi qua đời, có để lại mấy triệu đô la với lời di chúc là phải kiếm người nghèo mà cho làm phúc". Nếu chúng ta trả lời thư đó, thì tiếp theo sẽ được hỏi địa chỉ, số tài khoản để họ chuyển tiền vào.

Nhưng trước khi chúng ta nhận được số tiền lớn kia, phải gửi lệ phí chuyển tiền là vài trăm đô la.

Lòng tham sẽ xúi biểu chúng ta "Mất con tép, mà câu được con tôm". Thế là mất toi mấy trăm bạc mặt, mà có khi bị rút hết tiền trong nhà bank nữa khi đã dại dột cho chúng Infor.

Trên Email và Face Book thường có người giả dạng là người thân, bạn bè của chúng ta đi du lịch bên Châu Âu, bên Philippines... mất hết giấy tờ tiền bạc, hiện đang ngụ tại 1 khách sạn nào đó, yêu cầu cho mượn vài ngàn, về đến Mỹ là trả ngay. Vậy mà cũng có những người không hề gọi điện thoại cho người đó để hỏi thăm sự việc ra làm sao, lại nóng lòng vội vàng đi gửi tiền mới lạ chứ.

Trên FB thì chiêu nạp thẻ ở VN đã xẩy ra quá lâu, mà vẫn còn những con nhạn là đà dính lưới.

Kẻ gian sẽ đột nhập account của qúi vị, hỏi trống không: "Đang làm gì đấy?" vì chúng không biết liên hệ giữa 2 bên thế nào, nhưng chat qua chít lại cuối cùng là than cần gấp một số tiền chừng vài triệu VNĐ, xin mua thẻ và nạp vào tài khoản của chúng.

Trớ trêu thay, đôi khi chúng lại gửi cho một người ở bên Mỹ mà kêu nạp thẻ là nạp cái gì, có mấy người biết?

Một chiêu nữa là kêu gửi tiền, thí dụ 400 dola để người nhận ở bên Mỹ mua giùm món gì đó, rồi sau đó cam đoan sẽ trả lại 500 dola.

Cái mánh rất ấu trĩ như thế thôi, mà vẫn còn có người vướng đấy qúi vị ạ.

Bạn bè trên FB cũng nhiều lần bị lừa, vì khởi đầu chỉ kết bạn nói chuyện văn chương, ăn uống, du lịch, chuyện trên trời dưới đất; sau đó là khen "Chị chụp hình xinh quá hà" hay "Anh tuy có tuổi nhưng rất... đẹp lão".

Rồi đến một ngày nào đó than rằng mới bị tại nạn xe đụng, gẫy giò, phải "nhập viện" mà không biết chạy đâu ra tiền. Họ không nói ra là xin tiền, nhưng mánh mánh... là nếu có được sự giúp đỡ thì không bao giờ quên ơn.

Bạn đừng nghĩ ngợi gì, hãy unfriend kẻ đó ngay, đừng nghĩ này nghĩ nọ cho bận lòng.

Năm 1998 có lần tôi nhận một cái bill hơn 10 ngàn, tá hoả nên tôi gọi cho Credit Card thì họ nói rằng tôi có mua 1 chuyến du lịch biển cho cả gia đình bên Florida. Tôi nói tôi không có mua, có cần chứng minh là tôi vẫn đi làm hàng ngày ở California chứ không đi vacation ngày nào, thì tôi sẽ xin giấy xác nhận của công ty.

Họ nói không cần, nhưng tôi phải điền giấy tờ tùm lum, mất thì giờ nhiều lắm, trong đó có những câu hỏi rất ngớ ngẩn là "Ông có được kẻ gian chia tiền cho không?"

Rồi những năm sau đó, có những lần bị tính tiền đổ xăng, mua đồ mắc tiền như ví LV mấy trăm hoặc hơn 1 ngàn, hay rẻ tiền như mua đồ ăn ở Mac Donald có chừng $10.

Nhiều người nhận được bill của credit card thì ký check trả luôn mà không để ý là mình đã bị chen ngang mua đồ hay đổ xăng ở 1 thành phố nào xa tít. Nên chú ý là tiền đổ xăng thường là số lẻ, thí dụ khi mình ngưng bơm xăng là $38.91, chứ có mấy khi là số tiền chẵn như là $60 hay $70. Kẻ gian sau khi đổ xăng lại còn lấy thêm tiền mặt từ cây xăng nên nó mới chẵn chòi thế đó. Nhìn vào hoá đơn hàng tháng dễ nhận ra lắm, nhất là bây giờ mình có thể check trên máy computer bất cứ lúc nào.

Hồi tôi bị nặng nhất là có mộtngười ở tuốt bên Phi Châu, electronic transfer từ saving của tôi qua bên đó hết hơn chục ngàn.

Tất cả những vụ đó tuy tôi không bị mất đồng nào, nhưng rất bực mình, lo lắng, phải đóng Account, mở cái mới, in cuốn check mới.

Trở lại chuyện em gái của ông bạn tôi diễn tiến như sau:

Nhóm thanh niên VN chạy xe vòng vòng khu có đông người Việt, khi mailman vừa bỏ thư xong mà thấy nhà vắng người là họ vô lục thùng thư, nếu bắt gặp thư nào nhà bank offer thẻ tín dụng là họ chôm luôn.

Đem về nhà, họ sẽ điền vô đầy đủ rồi gửi đi. Bởi vì những thư offer này thường là preapproved cho những người có điểm tín dụng tốt nên rất đơn giản.

Chừng một tuần sau, họ sẽ theo xa xa cái xe đưa thư và vô lục coi cái thư nào có thẻ tín dụng là họ lấy liền.

Chúng ta thường thấy rằng rất ít tiệm đòi hỏi xem bằng lái, coi có đúng mình là chủ cái thẻ tín dụng không, mà nếu có đòi xem, mình chỉ "nhá" thẻ đang nằm trong bóp là xong. Chuyện có bằng lái giả đối với bọn người gian đâu có khó.

Trên đây là một số kinh nghiệm tôi muốn chia xẻ với bà con, để khỏi mất tiền oan, tránh nhức đầu vì bị ăn cắp ID.

 

Nguyễn Viết Tân

 

Ý kiến bạn đọc
05/11/201713:20:57
Khách
Tôi có học lớp về làm thu ngân ngân hàng cách đây hơn 20 năm, cô giáo chỉ cho mánh là : ( cho dù nhà băng " nói " là phải ký),,,, phía sau thẻ tín dụng có phần ký tên, thì không ký, thay vào đấy , viết bằng bút " permanent maker" chữ " see ID", thì bắt buộc người kiểm xoát phải hỏi bằng lái xe, để so sánh chữ ký mình với mảnh giấy biên lai họ lưu lại ,tôi đã làm thế từ nhiều năm nay mà thỉng thoảng vẫn có người vẫn
không hỏi bằng lái xe của tôi để so sánh đấy !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,268,537
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến