Tác giả: Yên Sơn
Bài số 5260-19-31104-vb6110317
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
***
Chuyến về từ Las Vegas, máy bay dừng lại ở phi trường Phoenix để đổi tàu. Phải ngồi chờ cả tiếng đồng hồ để đáp chuyến bay về lại Houston. Xuyên qua khung cửa sổ, bên ngoài nắng vàng rực rỡ. Phi cơ lên xuống liên tục làm tôi nhớ về những tháng ngày bận rộn bay hành quân năm xưa. Tự hỏi không biết bây giờ phi trường Tân Sơn Nhất ra sao? Không biết lượng máy bay hành khách có lên xuống dập dìu như ở phi trường này? Tôi dán mắt vào khung cửa kính, nhìn ra ngoài đường băng mà lòng có chút bùi ngùi.
Nhìn chán mắt, tôi ngồi xuống mở computer để đốt bớt thì giờ chờ đợi. Tôi lựa chỗ ngồi sát cửa kính để có thể nhìn ngắm ra ngoài và cạnh ổ điện để gắn vào máy laptop. Cục pin trong máy bị hỏng rồi, vẫn chưa có dịp thay nên máy không thể sử dụng được nếu không nối vào ổ điện. Đang mải mê đọc email chợt nghe tiếng nói thanh tao
– Xin lỗi, tôi có thể ngồi đây được không?
Tôi ngẩng mặt lên… tim tôi bỗng rung động, trí óc tôi chạy đua về dĩ vãng! Tôi nhìn chằm chằm vào người đối điện, tâm trạng ngổn ngang quên luôn việc đáp ứng. Một cô bé tóc vàng thả xuống ngang lưng, khoảng chừng trên 20 tuổi, dáng người mảnh mai, đôi mắt đen tròn, vẻ mặt thanh tú… có tất cả vóc dáng của một cô bé tôi đã gặp năm xưa trong những ngày khởi đầu cho cuộc đời dâu bể của một gã tha hương! Làm sao người có thể giống người nhường ấy!
– Thưa ông tôi có thể ngồi vào cái ghế trống bên cạnh của ông được không?
Tôi giật mình, vội vã đứng dậy, dời cái xách tay khỏi ghế trống, đưa bàn tay ra dấu mời gọi
– Ồ xin lỗi, cho tôi xin lỗi! Vâng mời cô tự nhiên!
Vừa an định trong ghế, cô nhỏ bỗng hỏi
– Dường như ông thấy tôi giống một người quen lâu chưa gặp phải không?
Trời ơi là trời, vẫn cái giọng điệu thông minh quyết đoán của người con gái năm xưa! Tôi thật sự xúc động.
– Xin lỗi cô về sự bất nhã vừa rồi. Vâng, đúng vậy, cô giống một cô nương tôi quen cách nay gần 36 năm. Chẳng những thế, cô còn giống luôn giọng nói và cách nói chuyện của người đó!
Cô nhỏ bật cười
– Chắc chắn một điều là tôi không phải là người ấy. 36 năm trước tôi còn chưa biết tôi ở đâu, cha mẹ tôi là ai! Nhưng làm sao ông có thể nhớ được lâu vậy? Chắc là ông và cô đó phải có một kỷ niệm nào đặc biệt lắm phải không?
– Vâng, đúng vậy! Kỷ niệm rất ngắn ngủi nhưng ngọt ngào, không ngờ vẫn tiềm ẩn trong tôi từng ấy thời gian nên vừa gặp cô tôi đã tưởng thời gian quay lại!
Cô nhỏ lại bật cười
– Ông nói chuyện như trong phim. Xin lỗi tôi vô tình đã khơi động chuyện không vui của ông!
– Không phải, chuyện vui chứ, đó là những kỷ niệm rất vui đã góp phần làm thăng hoa cho một dĩ vãng xa xăm!
Nói vừa dứt câu thì loa phóng thanh thông báo cho hành khách sắp hàng lên máy bay. Cô nhỏ lên trước theo business class. Tôi bâng khuâng, tôi ấm ức trong lòng, chưa kịp hỏi cô nhỏ thêm những điều rất muốn hỏi. Không thể chỉ đơn giản người giống người. Chắc cô nàng phải có mối liên hệ nào đó với cô nương tóc vàng năm xưa. Tôi mường tượng khuôn mặt làm người lớn của cô nhỏ năm xưa ở nông trại bạt ngàn. Tôi như thấy ánh nắng chiều óng ánh vàng cùng với hoàng hôn dần phủ xuống hàng cây hai bên đường chạy như biến, thụt lùi lại đằng sau trong bụi mù. Tiếng vó câu nhịp nhàng, đều đặn trên đường đất, tôi bâng khuâng hít thở dập dồn, cảm giác như có đôi tay trắng nõn nà quấn vòng ngang bụng, nhớ mái tóc rối bay làm nhột nhạt sau gáy cùng với những mẩu đối thoại ngập ngừng, ngượng nghịu của một gã con trai Á đông trước một cô bé Tây phương nhỏ hơn mình cả chục tuổi… Tôi nhớ như in bờ suối mộng mơ, nhớ cảm giác ngây ngất đắm say trong lòng con suối, nhớ đôi mắt đỏ hoe khi nói lời chia tay, nhớ đôi môi tham lam dưới dòng nước mát, nhớ gương mặt phụng phịu khi tôi rời khỏi vòng tay cô nhỏ để nhảy tránh lên bờ. Nhớ cái cottage sau vườn nhà ông bà nội cô bé cho anh em tôi thuê ở vùng nông trại Pearsall…
– Đây là lần thông báo cuối cùng cho chuyến bay United 1241 về George Bush Houston…
Tôi giật mình tỉnh mộng mới biết chỉ còn lại mình tôi đang đứng ngẩn ngơ ngay chỗ check in. Cô nhân viên bật cười: “Are you OK?”
Vừa bước vào lòng phi cơ, tôi đảo mắt tìm ở khoang thượng hạng, thấy cô nhỏ ngồi sát cửa sổ, mắt nhắm nghiền, tai đang nghe nhạc từ chiếc iPhone. Khi bước ngang chỗ cô bé đang ngồi, tôi muốn nói một điều gì với cô nhỏ nhưng không tiện vì cửa máy bay đã đóng lại chuẩn bị khởi hành trong khi chỗ ngồi của tôi ở hàng ghế cuối phi cơ. Tôi bứt rứt đi về chỗ ngồi mà lòng miên man suy nghĩ không biết làm sao để nói chuyện thêm với cô bé. Suốt hành trình hơn hai tiếng đồng hồ bay, tôi cứ nhấp nhỏm nghĩ cách… vẫn không thấy cách nào thuận tiện. Có đôi lần tính liều đi về phía trước nhưng ngại ngùng sự đường đột sẽ làm mất phẩm hạnh của mình đối với một cô bé xa lạ, tôi đành dặn lòng để khi xuống khỏi phi cơ sẽ tìm gặp cô bé.
Khi phi cơ vào bến đậu, mọi người như lò xo bung ra khỏi ghế. Tôi cũng vội vã đứng lên trước được vài ba người. Chiếc máy bay 6 hàng ghế ngang, 36 hàng chiều dài không còn chỗ trống thì làm sao tôi có thể len lách lên phía trước?! Tôi chen đầu ngóng về phía trước, thấy loáng thoáng cô bé rời khỏi phi cơ làm tôi càng thêm sốt ruột trong khi số người đứng ngang dọc phía trước dường như không nhúc nhích. Mỗi người một xách tay mà sao lại chậm chạp quá đỗi như thế không biết! Cuối cùng tôi cũng xuống khỏi phi cơ! Tôi đi như chạy, mắt nhìn quanh tìm cái bóng bé nhỏ của cô nàng. Tôi nhanh chóng ra bến xe chờ khách đến với mong ước cô bé chờ xe. Tôi kéo cái carry on của tôi vòng quanh bến xe, mắt dáo dác ngó xuôi nhìn ngược vẫn bặt tăm. Nhìn thật kỹ một hồi lâu, tôi quay trở lại chỗ nhận hành lý với ý nghĩ trong đầu “biết đâu cô nhỏ còn chờ hành lý!”. Tôi đi tới chỗ nhận hành lý của chuyến bay United 1241 từ Phoenix về nhưng vẫn bóng chim tăm cá! Tôi hoàn toàn thất vọng khi người nhà gọi tìm tôi ngoài bến xe chờ!
Đã bao lần tôi tự nhủ lòng hãy quên đi nhưng hình ảnh cô bé gặp hôm nào cứ trộn lẫn vào hình bóng năm xưa! Thật ra chỉ là một kỷ niệm nhỏ nho so với những thăng trầm trong cuộc sống… nhưng không thể nào rời khỏi tâm tư tôi. Tôi biết chắc tôi không có gì để thương tiếc chút kỷ niệm xưa cũ đó nhưng vì tính tò mò làm cho tôi cứ loay hoay với những ý tưởng đi tìm. Nhưng tìm ở đâu? Cách nào? Những câu hỏi cứ quẩn quanh mà câu trả lời không sao tìm ra được.
Một buổi sáng, trời đất âm u, vợ con đã ra khỏi nhà từ lúc nào, người đi làm kẻ đi học, căn nhà vô cùng quạnh vắng. Tôi nằm rán trên giường, lắng nghe từng âm thanh xào xạc của gió bên ngoài tạo nên từng hồi phong linh ngân dài bất tận. Ký ức lại lôi kéo tôi trở về với những khắc khoải làm tỉnh hẳn cơn ngái ngủ. Tôi lại loay hoay với hình ảnh cô bé và những kỷ niệm xưa cũ ở Pearsall. Ừ nhỉ, tại sao mình không về Pearsall một chuyến? Nhưng ngay tức khắc là niềm thất vọng tràn trề! Ông bà Nội của cô bé năm xưa đã khá lớn tuổi làm gì còn sống sót đến hôm nay! Nhưng tôi lại hăng hái hẳn lên. Ừ nhỉ! Sao không về thăm lại chốn cũ một lần?!
*
Tôi đem ý niệm về thăm lại Pearsall thảo luận với tất cả nhân sự của 5 gia đình anh chị em và Mẹ tôi. Chẳng những hai chú em thứ bảy và thứ tám – hai chú nhỏ học trò trói gà không chặt đã cùng ra đi với tôi trong ngày Saigon thất thủ năm xưa – hưởng ứng nồng nhiệt, mà Mẹ tôi và chú thứ chín, cô thứ mười là những người mới thoát khỏi thiên đường cộng sản năm 1991, cùng với các con dâu con rể cũng hăm hở muốn biết nơi chốn tạm dung đầu tiên của anh em chúng tôi ra sao. Chúng tôi thảo luận và cùng đồng ý “không có dịp nào tốt hơn là những ngày nghỉ lễ Phục Sinh sắp tới, vì tất cả mọi người đều được nghỉ làm, nghỉ học.”
Đã dự định thuê một chiếc xe đủ lớn cho 14 người lớn nhỏ cùng đi với nhau cho vui nhưng cho đến gần ngày đi vẫn không tìm được, chúng tôi đành sử dụng 2 chiếc minivan và 1 chiếc xe nhỏ. Cũng may là 9 đứa con cháu lớn, thế hệ thứ hai, có những hẹn hò riêng tư nên mỗi đứa đã đi mỗi ngả chứ không thì có lẽ ít nhất cũng phải thêm hai chiếc nữa chắc bất tiện vô cùng!
Ngày lên đường cuối cùng cũng đã đến!
Đầu tháng Tư khí hậu còn mát mẻ, chúng tôi muốn đi từ sáng sớm để vượt chặng đường 275 dặm với hy vọng tìm lại được những người quen cũ. Vì thế, chúng tôi hẹn nhau tập trung ngủ qua đêm ở nhà Mẹ. Mẹ tôi rất vui với một lũ con cháu đầy nhà cùng tiếng cười, tiếng nói thâu đêm. Mẹ tôi năm nay đã 96 tuổi nhưng vẫn còn khang kiện lắm so với những người cùng lứa tuổi. Cụ không còn có thể đi Việt Nam một mình để thăm bà con, thăm mồ mả như xưa; nhưng Cụ vẫn còn thừa minh mẫn ngồi hàng giờ đánh bài “Cát-tê” hoặc “binh xập xám” với con cháu mà không mệt mỏi; còn đủ sức đi chơi xa… nhất là lần này Cụ rất hăm hở!
Đã dự định khởi hành lúc 7g sáng nhưng vì đông người nên cà-rịch-cà-tang đến gần 8g mới ra khỏi nhà. Trên mỗi chiếc xe đều có một lộ trình in sẵn; ai chạy trước, ai theo sau ai; đi bao lâu thì dừng lại đổ xăng, nghỉ mệt, nghỉ bao lâu ở nơi nào…. Nhất nhất đều được nhà tôi hoạch định chi tiết. Gì chứ sắp đặt chương trình chi tiết cho bất cứ công việc gì, du lịch nơi nào không ai có thể làm hơn nhà tôi. Nhiều lúc thấy chi li quá tôi phàn nàn “mất vui” nhưng nhà tôi lại bảo “sắp đặt vẫn phải sắp đặt, không dùng tới thì thôi, nhỡ khi cần thì có, còn hơn nước tới chân không nhảy kịp.” Làm sao tôi có thể cãi lại được với những lý luận chính xác của nàng!
Ba chiếc xe nối đuôi nhau và tôi là người dẫn đường. Lâu lâu phải dừng lại cho “người đổ xăng, xe nghỉ… mệt!” Có Cụ già và con nít trong xe nên không thể phóng một hơi mấy tiếng đồng hồ như bình thường được. Chúng tôi dùng buổi trưa rất nhanh ở San Antonio sau 4 tiếng lái xe. Đoạn đường còn lại gần 60 dặm chúng tôi phải tranh thủ tới nơi càng sớm càng tốt.
Hơn 40 năm qua với bao nhiêu thay đổi! Nếu không có bản đồ có lẽ tôi không biết chắc chỗ nào là chỗ nào! Trong lòng tôi nôn nao, buồn vui lẫn lộn. Khi quẹo vào con đường chính của Pearsall, tôi mất định hướng! Con đường ngày xưa chỉ có hai làn xe ngược chiều thô sơ, bây giờ đã là đại lộ 4 làn xe, xây cất quy mô. Hai bên phố xá đẹp đẽ hơn nhiều. Tôi định hướng chạy về hãng bán xe hơi GM ngày xưa nhưng không thấy đâu, chạy thêm chút nữa tìm hãng chuyển vận Dưa Hấu cũ cũng không thấy! Tôi dắt hai chiếc kia chạy xuống rồi chạy lên ngơ ngơ ngáo ngáo như Mán về thành… Hai chú em ra dấu dừng lại, chú thì nói chỗ này, chú chỉ chỗ kia… Rốt cuộc, chúng tôi quyết định dừng lại một tiệm bán tạp hóa để hỏi thăm. Tiệm này đối diện chỗ mà chúng tôi tin ngày xưa có hãng chuyển vận Dưa Hấu to lớn của ông Preston, người đã bảo trợ anh em chúng tôi lên đây làm nông trại ngày đó.
Rất may, người chủ tiệm lại là công nhân rất lâu của hãng Dưa Hấu ngày xưa. Ông ta nói là cha con ông Preston đã bỏ nghề cũ vì bị thua lỗ quá lớn sau mấy vụ mùa mưa nắng, sâu rầy bất thường. Hãng xưởng cũ bây giờ đã là hãng mua bán nông phẩm của người khác. Hãng bán xe cũng đã đóng cửa khá lâu khi ông Lopez qua đời và ông Richard, người cộng tác dọn đi nơi nào không biết. Theo hướng dẫn của người chủ tiệm, chúng tôi chạy ra vùng nông trại, tìm được miếng đất để trailer ngày xưa nơi tạm trú đầu tiên. Chúng tôi dừng xe lại, bước xuống khu đất kỷ niệm. Nỗi hoang vu quạnh vắng ngập tràn trong tâm hồn.
Chú thứ tám nói với Mẹ
– Đây là khu đất đặt trailer ngày xưa chúng con ở khi mới lên nông trại mấy tuần đầu tiên. Chúng con được cấp một xe pick up để ba anh em chúng con lái theo đường này ra nông trại đi làm mỗi ngày. Mẹ coi mấy mươi năm rồi vẫn không có cây cao bóng mát…
Chợt thấy Mẹ tôi khóc và rồi cô em gái út cũng thút thít khóc theo. Tôi hoảng hồn hỏi Mẹ dồn dập, Mẹ bảo
– Tội nghiệp cho các con của Mẹ! Đã hơn nửa đời người với biết bao dời đổi mà còn thấy thê lương, quạnh quẽ dường này huống chi ngày xưa ba anh em chân ướt chân ráo tới đây không gia đình, không tổ quốc!
Nói xong Mẹ lại khóc òa! Nghe Mẹ nói ba chữ “không tổ quốc” làm tôi cũng xúc động ngập lòng, nước mắt đoanh tròng, cố nén không bật khóc! Anh em chúng tôi cố an ủi Mẹ và em gái một lúc rồi hối mọi người lên xe, chạy vòng quanh những nông trại bao la nhưng vì mùa màng chưa bắt đầu nên trông quang cảnh tiêu đìu, hoang vắng quá! Tôi nghẹn ngào nhớ về một quãng đời!
Theo định hướng, chúng tôi trở lại khu nhà của ông bà Mỹ già ngày xưa. Nếu tôi nhớ không lầm thì ông tên John và bà là Betty. Nhà cửa cũng thay đổi khá nhiều. Nhận ra khu vườn trống xưa kia có cái nhà nhỏ (cottage) mà anh em chúng tôi thuê mướn. Khu xóm vắng hoe dù chỉ mới hơn 4g chiều. Tôi liều gõ cửa nhà. Một ông già Mễ cho biết đây chính là căn nhà cũ của ông bà John và Betty và bây giờ ông ta là gia chủ. Khi xưa chính ông cũng đi làm cho hãng Dưa Hấu của ông Preston, đã nghỉ hưu lâu lắm rồi. Ông ta nói tiếng Anh rất khá, cho biết họ đã mua căn nhà này vài chục năm qua do ông Stephen, con trai ông John, bán lại sau khi ông bà Cụ tiếp nối nhau qua đời trong vòng có một năm. Tôi hỏi thăm
– Vậy ông có biết họ được chôn cất nơi nào không?
– Không xa lắm đâu, gần bên con suối cạn cách đây khoảng 10 phút lái xe.
Ông gật đầu hỏi tiếp
– Anh có muốn thăm viếng mộ phần của họ không?
– Chúng tôi rất hoan hỉ nhờ ông hướng dẫn giùm.
Chúng tôi muốn tìm mua một ít hoa, đèn để viếng mộ nhưng không có. Chở ông Mễ già đi ra mộ. Tôi nhìn quanh, nhớ mài mại con đường dẫn ra suối năm xưa. Cũng con đường này cô bé đã cùng tôi phóng ngựa như bay trong một buổi chiều mùa Thu năm ấy! Con đường hồi xưa sao thơ mộng bây giờ lại quá hoang vắng!
Xe dừng lại bên cạnh con suối đã cạn dòng. Hình thế chung quanh đã thay đổi khá nhiều. Tôi tìm đường men theo bờ suối nhưng cây cỏ đã choán ngập lối đi. Nơi tôi bị cô nhỏ xí gạt nhảy xuống nước năm xưa bây giờ trơ bày đất đá, dòng nước rất gầy, uốn lượn như một con rạch nhỏ. Theo ông Mễ nói thì dòng suối càng ngày càng khô cạn. Bên cạnh không xa là một nghĩa trang nhỏ với mộ phần nhấp nhô. Chúng tôi được hướng dẫn đến đúng ngôi mộ của ông bà John và Betty Tricks nằm cạnh nhau. Đến bây giờ tôi mới biết tên họ chính xác của ông bà chủ nhà cũ. Ông mất tháng 3/1992 còn bà mất tháng 2/1993.
Đứng trước mộ phần tôi lâm râm khấn vái “Kính ông bà, rất lấy làm tiếc chúng tôi đến viếng mộ phần ông bà nhưng không có nổi một bình hoa mà chỉ có tấm lòng thành khẩn. Không biết ông bà còn nhớ năm xưa đã cho chúng tôi thuê căn nhà cottage sau vườn của ông bà với giá rẻ mạt không? Chúng tôi vô cùng biết ơn ông bà đã đối xử rất tử tế với anh em chúng tôi. Sau bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống tỵ nạn, hôm nay chúng tôi về đây để thăm cảnh cũ người xưa, nhưng người xưa đã không còn ai mà cảnh cũ trông cũng xa lạ quá! Xin ông bà chứng giám tấm lòng thành của Mẹ tôi và tất cả anh em chúng tôi. Cầu xin linh hồn ông bà luôn bình yên trên nơi cõi vĩnh hằng. Nếu ông bà có nghe lời cầu nguyện của tôi, xin cho tôi cơ duyên gặp lại con cháu của ông bà. Thực tình tôi đã gặp một cô bé giống hệt cháu nội Deana của ông bà ngày xưa, giống từ dáng người, tiếng cười giọng nói… không biết cô nhỏ đó có quan hệ gì với con cháu của ông bà hay không?”
Đã hơn 20 năm qua rồi còn gì! Theo lời kể của ông Mễ già, những năm đầu tiên ông bà Stephen có về viếng mộ mỗi năm ít nhất một lần, nhất là vào dịp hè, nhưng mỗi năm mỗi thưa thớt và dường như năm rồi không thấy đâu! Không biết sức khỏe của ông bà ấy ra sao nữa? Ông Mễ nói tiếp
– Lần cuối cùng gặp lại ông trông già đi nhiều còn bà trông vẫn còn khỏe
Tôi hỏi ông già:
– Ông có thấy con gái của ông Stephen đi theo không?
– Rất hiếm khi thấy cô đó.
– Rất hiếm có nghĩa là ông có thấy cô ta?
– Có nhưng không nhớ khi nào.
Tôi nhớ lại cô nhỏ gặp trên máy bay về Houston, buột miệng hỏi:
– Có bao giờ ông thấy con gái của ông bà Stephen dẫn theo một cô bé gái nhỏ tóc vàng?
– Không thấy!
– Không biết hiện giờ họ ở Houston hay nơi nào khác, ông biết không?
– Tôi biết trước kia họ ở Houston nhưng khoảng hơn 10 năm qua không còn liên lạc.
Hy vọng mong manh vừa phựt lên đã tắt ngúm! Tôi than thầm trong bụng “thế thì biết đâu mà tìm?!”
Tôi đưa ông Mễ về nhà. Trên đường đi tôi cám ơn ông đã chỉ dẫn cho chúng tôi thăm được mộ phần của ông bà John và Betty. Tôi tâm sự với ông là ba mươi mấy năm rồi tôi mới trở lại chốn này, nơi chốn đã cho tôi rất nhiều kỷ niệm và lòng biết ơn, không biết có còn cơ hội nào khác không. Tôi cũng lấy làm tiếc là đã không có dịp thăm viếng ông bà già Tricks trước khi ông bà qua đời. Ước gì tôi có thể tìm được con cháu của ông bà. Ngẫm nghĩ đời người với hợp tan tan hợp, với sinh lão bệnh tử mà lòng buồn vời vợi.
Đưa ông già vào tới cửa, tôi quay lui ra xe thì ông chợt la lên
– Mister, ông tên là gì?
– Tên tôi là Tuấn
– Oh Mr. Tuấn, Tôi là Tom. Tôi vừa nhớ ra rất có thể tôi còn giữ địa chỉ của ông bà Stephen. Tôi trả dứt cái nợ “second loan” cho ông bà ấy cách nay khoảng hơn 10 năm. Ông chờ tôi mấy phút để tôi tìm xem may ra còn giữ. Dĩ nhiên địa chỉ này đã cũ, không biết có còn giá trị không?
Hy vọng bừng lên làm tôi rất phấn khởi. Có địa chỉ, có tên họ có thể tìm không khó. Đợi một lúc khá lâu làm tôi thấp thỏm. Có đến gần 10 phút đồng hồ mới thấy ông Tom đưa cho tôi một phong bì đã ố vàng.
– Đây rồi! Địa chỉ này ở Houston. Tôi phải lục tìm trong ngăn tủ để giấy tờ nhà nên hơi lâu, xin lỗi Mr. Tuấn. Ông giữ lấy vì tôi không cần nữa!
Ông Tom đưa tôi phong bì và chúc bình an trên đường về. Tôi nghĩ tôi rất may mắn vì ông Tom già bỗng nhiên chợt nhớ tới cái địa chỉ đã bỏ quên hơn 10 năm dài. Bóng chiều đã xuống thấp, quang cảnh càng thêm tịch mịch. Ở đây không còn gì lưu luyến nữa, chúng tôi lên đường về lại San Antonio.
Hoàng hôn đã vây quanh, mọi người trong xe yên lặng theo đuổi những cảm nghĩ riêng tư. Mẹ tôi dựa vào ghế xe ngủ ngon lành trong tiếng thở đều đặn. Lòng tôi nao nao buồn. Mới bình minh nôn nao ra đi giờ đã hoàng hôn trên đường về quạnh vắng. Đầu óc tôi vẫn quay cuồng chung quanh việc tìm ra tung tích của cô bé tóc vàng. Có lẽ vì tò mò muốn xác thực cô bé là con của Deana chứ không cố tâm vực dậy một mối tình rất ngắn ngủi, đầy lãng mạn của tuổi xuân thời. Chút cảm tình thơ dại của cô nhỏ đối với tôi ngày xưa chắc không làm ai bận tâm tới nó nữa! 41 năm qua biết bao nhiêu dâu bể trong đời sống mỗi người nên tôi cũng muốn gặp lại để biết cuộc sống của nàng bây giờ ra sao, dáng dấp ra sao… Tôi quyết định về đến nhà sẽ google xem nơi chốn, sẽ lật sổ điện thoại tìm họ Tricks ở vùng này, hoặc tôi sẽ… tôi sẽ đánh liều lái xe tới địa chỉ gõ cửa. Đã nghĩ được cách nên lòng tôi bình an trở lại.
Trên đường về, chúng tôi liên lạc nhau bằng điện thoại và quyết định ở lại San Antonio đêm nay. Nhà tôi lên internet mướn được khách sạn gần Riverwalk với giá cả không đắt lắm cho những ngày nghỉ mùa lễ trọng. Mướn 4 phòng ngủ, 14 người kéo nhau đi về phòng như đi biểu tình! Lấy phòng xong lại kéo một đàn ra bờ sông tìm chỗ ăn tối. Riverwalk rộn rịp người và người. Đèn đóm dọc hai bên bờ sông sáng trưng như những ngày lễ hội.
San Antonio bây giờ đẹp hơn nhiều lần so với “những ngày xưa thân ái” khi anh em chúng tôi bỏ ngang công việc nông trại trở về phố. Nhớ ngày đó ba anh em chúng tôi thật gan cùng mình. Một hôm tôi thức giấc nửa đêm vì tiếng khóc trong mơ của một chú em. Tôi ngồi dậy đến cạnh giường dỗ dành; nhìn hai khuôn mặt trẻ con ngủ không ngon giấc, bất chợt nghĩ về hoàn cảnh hiện tại. Mấy tháng qua, các em không kham nổi công việc nông trại, xin việc làm lao động khác cũng chỉ được đồng lương tối thiểu. Các em còn quá trẻ, các em phải được đi học. Nếu cứ giam mình ở chốn này thì làm sao có tương lai?! Hơn nữa, ở đây xa cách thị thành, chung quanh đều là nông trại bạt ngàn, là chốn đèo heo hút gió thì làm sao có cơ hội liên lạc với gia đình?! Buổi sáng Thứ Bảy thức dậy tôi đem ý niệm đó nói với các em thì chúng nó vui mừng thu dọn ngay đồ đạc chất hết lên xe! Ông bà chủ nhà vô cùng ngạc nhiên khi tôi qua thông báo trả nhà, hỏi
– Mấy anh em có buồn gì chúng tôi không, hay là tụi bây không cần phải trả tiền nhà nữa?
– Dạ không! Tôi nói. Cám ơn ông bà rất tử tế với chúng tôi, nhưng chúng tôi phải về phố để có cơ hội liên lạc với gia đình bên Việt Nam.
– Mấy anh em đã xếp đặt chỗ ở ngoài phố rồi phải không?
– Thưa ông bà, chúng tôi về đó sẽ tính.
Nói xong là lên xe trước đôi mắt bàng hoàng của ông bà Mỹ già! Chúng tôi chất hết đồ đạc quần áo lên chiếc xe Chrysler cũ 8 máy, to dềnh dàng, rời nông trại chạy một mạch về phố khi trời đã nhá nhem tối mà không có ai thân thuộc. Không còn nhớ tôi đã hỏi thăm ai và được chỉ dẫn cách nào đó mà tìm đến ngủ tạm chỗ homeless shelter qua một đêm! Tôi còn nhớ đêm đó đang mơ màng trong giấc ngủ không bình an, tôi bỗng giật mình nghe tiếng khóc gọi “mẹ ơi, mẹ ơi” của chú em nhỏ nhất. Thế là ba anh em cùng thức nhớ nhà cả đêm. Ôn lại bao nhiêu kỷ niệm của gia đình. Gọi tên tất cả những người ruột thịt, rồi cùng nhau âm thầm khóc… Vừa 6g sáng họ đã đánh thức tất cả mọi người dậy, phát cho mỗi người một chén cháo xong biểu phải ra đi với lời dặn là nếu cần chỗ ngủ tạm có thể quay trở lại vào khoảng 7 giờ chiều. Nghĩ lại mà cũng thấy lạnh mình, đúng là “điếc không sợ súng”. Đã nhiều lần về thăm lại San Antonio, tôi cố tình tìm kiếm căn shelter ngày nọ nhưng thật tình không còn biết phương hướng nào của thành phố du lịch sang trọng này nữa!
Đêm San Antonio thanh bình, có lẽ mọi người đã chìm sâu trong giấc ngủ sau một ngày di chuyển vất vả lại đi dạo khá lâu ở Riverwalk. Riêng tôi cứ trằn trọc, khắc khoải ôn lại một quãng đời hơn 40 năm tha hương như xem một thước phim chiếu chậm… cho đến khi tôi chợt nhớ tôi đang có Mẹ và đại gia đình anh em một bên, lòng tôi tràn ngập niềm vui. Hạnh phúc đó đã đưa tôi đi vào giấc ngủ muộn màng, đầy mộng mị.
*
Cả một tuần lễ sau khi ở Pearsall về, dù bận bù đầu với công việc nhưng tôi vẫn nghĩ tới việc truy tìm “chân dung quá khứ”. Tôi thử tìm bằng google với địa chỉ của ông Tom cho. Biết rõ ràng nơi tọa lạc của căn nhà – phía tây bắc thành phố Houston – chỉ cách nơi tôi ở khoảng 45 phút lái xe. Chuyện lái xe đến tận nơi không phải là trở lực chính mà do vì hồi hộp, không tiên liệu được phản ứng của cô bé ngày xưa nay đã là một người đàn bà trên 50 tuổi; sợ cô ấy đã quên rồi những vụng dại một thời, sợ sẽ không biết đối xử làm sao khi đối diện chồng con của nàng, sợ sự lạnh nhạt rớt xuống phũ phàng trên vai đời nặng trĩu thời gian…
Cuối cùng tôi chọn giải pháp viết thư gửi qua bưu điện. Không thể đếm được đã viết bao nhiêu lần. Ban đầu còn kiên nhẫn nắn nót viết tay. Viết rồi xé bỏ, rồi viết rồi xé, lại viết lại vo tròn cho vào sọt rác… Tôi ngồi thừ người tự trách “tại sao mình lại quan trọng hóa vấn đề như vậy?! Chỉ là một người quen biết thuở xưa, chỉ là một người bạn ở thủa thiếu thời!”
Houston, ngày… tháng… năm 2016
Chào Deana,
Chắc Deana rất ngạc nhiên khi nhận được thư này. Không biết cô còn nhớ ba anh em Tuấn, người Việt Nam tỵ nạn năm 1975, hay hát nhạc “nhớ nhà”, thuê căn cottage của ông bà Nội cô ở Pearsall?
Hiện giờ cả ba anh em chúng tôi đều ở Houston. Vâng, đã 36 năm qua! Cuộc đời đã có quá nhiều thay đổi sau những thăng trầm của cuộc sống tha hương. Nhưng chúng tôi vẫn không quên những kỷ niệm đầu tiên khi đặt chân đến Mỹ quốc. Tôi vẫn không quên tấm lòng tử tế của ông bà nội của cô và một vài người khác ở Pearsall đã giúp đỡ anh em chúng tôi trong thời gian đầu. Vì thế, mới tháng trước đây, chúng tôi đã trở lại Pearsall với hy vọng có thể thăm viếng ông bà và những người quen cũ.
Rất tiếc, những người quen biết cũ đã không còn ai ở đó! Tôi được ông Tom, chủ nhà mới hướng dẫn chúng tôi ra thăm mộ phần của ông bà nội của cô và cho chúng tôi địa chỉ này.
Tôi viết mấy dòng thăm hỏi cô với hy vọng cô vẫn còn ở Houston. Cho tôi kính lời thăm và chúc sức khỏe đến Ba Mẹ của cô. Nếu nhận được thư này mong cô cho biết. Có thể liên lạc bằng email nếu tiện. Email của tôi tuan@gmail.com.
Chúc cô luôn bình an trong sự bảo bọc của Thiên Chúa.
Bạn cũ,
Tuấn
Tái bút: Tôi tình cờ gặp một cô nhỏ tóc vàng, rất giống cô thuở xưa, trên chuyến phi cơ từ Phoenix về lại Houston vài tháng trước. Cô nhỏ đó rất giống cô từ vóc dáng đến tiếng cười và cách nói chuyện. Thật sự mà nói, chính vì hình dáng cô bé này đã mang chúng tôi trở lại thăm Pearsall. Không biết sao lòng tôi vẫn hoài nghi cô nhỏ đó có liên quan đến cô? Chỉ là một thắc mắc cứ đeo đẳng theo tôi, nếu không phải xin cô bỏ qua, Deana nhé.
Thư đã gửi đi như cánh nhạn biệt tăm cuối trời quên lãng. Rất có thể địa chỉ đó bây giờ đã là của người khác. Rất có thể Deana không còn quan tâm đến hạnh ngộ ngày xưa. Có thể nàng không thấy hứng thú gì khi nhắc về một chút kỷ niệm ấu thơ… Tôi chỉ còn biết lặp đi lặp lại điệp khúc “Nhật Ký Đời Tôi”…Thôi thế là thôi, là thế đó, dĩ vãng là thơ đem thơ về ghép nhạc thành khúc tình ca, thôi thế là thôi là thế rồi, hiện tại ước mơ nhiều, cuộc đời rồi đây biết bao giờ mới… gặp Deana. Ừ nhỉ, chuyện của tôi cũng có thể viết thành thơ, có thể đem ghép thành nhạc làm khúc tình ca cho vui một quãng đời! Tôi cố quên đi với những tất bật của đời sống nhưng sao tôi vẫn không đành lòng!
Một ngày cuối tuần lái xe về hướng Bellaire, khu thương mại Việt Nam, thay vì đi theo con đường thường lệ, tôi lại vòng xe qua địa chỉ nhà nàng. Tôi chạy qua chạy lại vài vòng rồi đánh bạo dừng xe trước ngõ vào nhà bấm chuông cửa. Lòng tôi vô cùng hồi hộp, nửa mong có người ở nhà nửa không. Bấm chuông một lúc vẫn không thấy ai trả lời, tôi vừa thấy nhẹ nhõm vừa có chút thất vọng. Lên xe suy nghĩ lại toàn bộ câu chuyện tôi bỗng bật cười! Đã từng tuổi này mà sao tâm tình giống như ngày niên thiếu. Vẫn những đợi mong, vẫn những khắc khoải, vẫn những ngại ngùng! Dường như lòng tôi đã dứt khoát “không tìm kiếm nữa”. Tôi thở ra như trút bỏ tất cả những khúc mắc trong lòng, tiếp tục hát chế lời bản Nhật Ký Đời Tôi của nhạc sĩ Thanh Sơn: “Ngày biệt ly chúng mình chưa nói hết câu tạ từ. Bao năm cách biệt, bao năm thăng trầm hết rồi tình nghĩa xưa. Nhớ đến cũng buồn, mà ai kia quên rồi, nhật ký đời tôi ghi thêm một lần vui!” Đúng vậy, ngày đó biệt ly chẳng những không nói được với nhau một câu tạ từ mà tôi phải lẫn tránh nàng vì mặc cảm tỵ nạn, vì tuổi vị thành niên của cô bé, vì hình bóng của “ai đó” cứ ngự trị trong đầu tôi với đôi mắt nhìn lăm lăm nghiêm khắc.
Khi tôi không còn nhớ nghĩ đến câu chuyện ngày xưa thì dĩ vãng lại ào ạt trở về.
Một chiều đi dạy về muộn, lục thùng thư thấy có một tấm thiệp, hình thức của thiệp cưới. Tôi vui vẻ nghĩ nhanh trong bụng “chắc là con cái của bạn bè mời đám cưới”. Nhưng khi nhìn tên và địa chỉ người gửi đóng bằng con dấu của Trường Đại Học UCCS tôi thật ngỡ ngàng, lạ lẫm vì trong đó có chứa cái tên Deana.
Prof. Deana Florence
© University of Colorado Colorado Springs
1420 Austin Bluffs Pkwy,
Colorado Springs, CO 80918
Rõ ràng phong bì đề tên và địa chỉ của tôi nên không thể nhầm lẫn với ai khác. Tôi mang vào thư phòng bóc ra đọc quên cả cởi giày.
Đây không phải là thiệp cưới mà là thiệp cám ơn. Mặt thiệp màu lá non thanh nhã, có hình một bó hoa nhiều màu sắc. Phía trên chữ in sẵn khá lớn “Với Tất Cả Sự Biết Ơn Của Chúng Tôi” (With All Our Thanks); dưới cùng có in câu: “Đối với một số người nhất định nào đó, sự ân cần, chu đáo chỉ là một cách sống” (For certain people, thoughtfulness is just a way of life.) Trang thứ ba ở ngay giữa có in câu: “Cám ơn đã là một trong những người đó” (Thanks for being one of those people.) Ở trang hai và một phần trang ba, Deana đã nắn nót viết bằng tay, nét chữ thảo rất ngay ngắn và mềm mại.
Tuấn quý mến,
Xin lỗi đã chậm trả lời thư. Rất chậm là đàng khác! Có lẽ Tuấn đã quên gửi thư cho tôi lúc nào rồi phải không? Tôi đã nhận thư của Tuấn mấy tháng trước do con gái của tôi mang về từ Houston.
Vâng, con gái tôi tên Linda, con bé tóc vàng Tuấn đã gặp trên chuyến bay từ Phoenix về. Tôi đã ngạc nhiên cùng cực (extremely surprised) khi nhận ra Tuấn là người gửi thư! Không thể tưởng tượng được với bao nhiêu thời gian đó, với bao nhiêu thay đổi trong cuộc đời Tuấn vẫn còn nhớ nghĩ đến tôi làm tôi vô cùng xúc động đến ứa lệ.
Sau khi đọc thư Tuấn, tôi có nói sơ về mối quan hệ của chúng ta và nhờ con bé diễn tả lại vóc dáng của Tuấn. Con bé nói “ông đó có râu, trông còn trẻ như mẹ, cao và to lớn hơn con rất nhiều, vâng người Á Đông. Ông đã nhìn con sửng sốt khi vừa mới thấy con. Ông ta nói con rất giống một người con gái ông đã gặp 36 năm về trước. Con buồn cười vì nghĩ chắc ông ta đã lầm con với ai đó chứ làm sao biết ông ta đang nói về mẹ; vì thế, con hoàn toàn không để tâm; vừa lúc đó lại đến giờ lên phi cơ, và rồi không còn cơ hội nào gặp lại ông ta một lần nào khác dù đi cùng chuyến bay!”
Cám ơn Tuấn vẫn còn nhớ nghĩ đến chúng tôi. Đặc biệt cám ơn gia đình Tuấn đã thăm viếng mộ phần của ông bà Nội của tôi ở Pearsall. Chính tôi cũng rất yêu mến ông bà Nội của tôi. Chuyện rất dài dòng nhưng hoàn cảnh chưa thuận tiện để nói. Tôi biết chắc là Tuấn cũng vậy. Chỉ muốn cho Tuấn biết hiện thời chúng tôi đang ở và làm việc tại Colorado Springs. Mẹ tôi cũng vừa bán được căn nhà cũ cách đây một tháng và đã dời về ở chung với chúng tôi. Ba tôi đã mất năm rồi!
Cho tôi gửi lời thăm hết mọi người, đặc biệt hai người em trai của Tuấn. Chúc bình an và hy vọng có dịp sẽ liên lạc với Tuấn sau.
Bạn cũ,
Deana Florence
(Deana Tricks)
Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần như tìm kiếm một điều gì đó trong những lời thư. Tôi đọc cái thông điệp của tấm thiệp và nghĩ rằng chắc lẽ Deana đã chọn lựa từ hàng chục tấm thiệp in sẵn khác. Có lẽ nó mang một ý nghĩa gì hơn là tôi nghĩ.
Dòng tư tưởng tôi bị gián đoạn khi có tiếng nhà tôi mời cơm tối. Tôi ngồi vào bàn ăn, có lẽ cái mặt còn bâng khuâng nên bị nàng thắc mắc:
– Anh đọc thư ai mà lâu vậy?
– Thiệp cám ơn của gia đình nhà Tricks mà mình đã thăm mộ hôm ở Pearsall.
– Chắc thư của cái cô tóc vàng anh quen hồi xưa chứ gì? Nàng nheo mắt châm chọc. “Chắc có gì lâm ly bi đát lắm nên đọc hơi lâu đó nha”.
– Đâu có gì, họ cám ơn mình đã đến thăm mộ phần của người thân, em đọc không?
– Thư của anh mà em đọc làm chi!
Đặc biệt của nhà tôi là chưa bao giờ mở bất cứ thư nào có tên của tôi. Cho dù nàng là người lấy thư cũng để riêng đó cho đến khi tôi mở đọc. Ngày xưa, khi tôi phải đi làm ở California một thời gian khá lâu, nàng đã gom thư hàng tuần gửi sang cho tôi. Tôi rất nể phục và quý mến tính cách này của nàng.
Ăn tối xong tôi ngồi vào computer đọc thư như thường lệ nhưng đầu óc tôi lại nghĩ tới trường hợp của Deana. Chữ “Prof.” mà ở Đại Học chắc là Giáo sư. Họ Florence chắc là họ của chồng nàng. Thế là mọi thắc mắc đã được trả lời. Cô bé tóc vàng của Deana đúng là hai giọt nước. Rất tiếc bà Susan cũng đã dọn đi rồi sẽ không có dịp để thăm bà lần nữa. Phải chi hôm đó được nói chuyện rõ ràng với cô bé thì tôi đã thăm được bà trước khi bà dọn đi. Đúng là mọi việc ở đời đều không như mình mong muốn, người gặp người cũng phải có duyên có phận với nhau mới được. Nhưng dù thế nào đi nữa lòng tôi cũng đã bình an trở lại.
Tôi không hiểu sao Deana không dùng phương tiện email. Cũng có thể cô ta đã gửi thiệp thay email để chứng tỏ sự trang trọng thay cho lời cám ơn suông. Cũng có thể muốn hạn chế sự liên lạc. Cũng có thể có những tế nhị cần thiết nào đó của một nữ Giáo sư với tuổi đời trên 50. Nhưng dù gì đi nữa, trang sách cũng đã được đóng lại trọn vẹn và đời sống vẫn sẽ tiếp tục đi về phía trước theo chiều quay kim đồng hồ. Kỷ niệm xưa cũ là những hình ảnh đẹp của một phần đời làm thăng hoa cho những ngày vừa xa quê hương buồn tủi năm nao.
Rừng Vua tháng 9/2017
Yên Sơn
Bài số 5260-19-31104-vb6110317
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
***
Chuyến về từ Las Vegas, máy bay dừng lại ở phi trường Phoenix để đổi tàu. Phải ngồi chờ cả tiếng đồng hồ để đáp chuyến bay về lại Houston. Xuyên qua khung cửa sổ, bên ngoài nắng vàng rực rỡ. Phi cơ lên xuống liên tục làm tôi nhớ về những tháng ngày bận rộn bay hành quân năm xưa. Tự hỏi không biết bây giờ phi trường Tân Sơn Nhất ra sao? Không biết lượng máy bay hành khách có lên xuống dập dìu như ở phi trường này? Tôi dán mắt vào khung cửa kính, nhìn ra ngoài đường băng mà lòng có chút bùi ngùi.
Nhìn chán mắt, tôi ngồi xuống mở computer để đốt bớt thì giờ chờ đợi. Tôi lựa chỗ ngồi sát cửa kính để có thể nhìn ngắm ra ngoài và cạnh ổ điện để gắn vào máy laptop. Cục pin trong máy bị hỏng rồi, vẫn chưa có dịp thay nên máy không thể sử dụng được nếu không nối vào ổ điện. Đang mải mê đọc email chợt nghe tiếng nói thanh tao
– Xin lỗi, tôi có thể ngồi đây được không?
Tôi ngẩng mặt lên… tim tôi bỗng rung động, trí óc tôi chạy đua về dĩ vãng! Tôi nhìn chằm chằm vào người đối điện, tâm trạng ngổn ngang quên luôn việc đáp ứng. Một cô bé tóc vàng thả xuống ngang lưng, khoảng chừng trên 20 tuổi, dáng người mảnh mai, đôi mắt đen tròn, vẻ mặt thanh tú… có tất cả vóc dáng của một cô bé tôi đã gặp năm xưa trong những ngày khởi đầu cho cuộc đời dâu bể của một gã tha hương! Làm sao người có thể giống người nhường ấy!
– Thưa ông tôi có thể ngồi vào cái ghế trống bên cạnh của ông được không?
Tôi giật mình, vội vã đứng dậy, dời cái xách tay khỏi ghế trống, đưa bàn tay ra dấu mời gọi
– Ồ xin lỗi, cho tôi xin lỗi! Vâng mời cô tự nhiên!
Vừa an định trong ghế, cô nhỏ bỗng hỏi
– Dường như ông thấy tôi giống một người quen lâu chưa gặp phải không?
Trời ơi là trời, vẫn cái giọng điệu thông minh quyết đoán của người con gái năm xưa! Tôi thật sự xúc động.
– Xin lỗi cô về sự bất nhã vừa rồi. Vâng, đúng vậy, cô giống một cô nương tôi quen cách nay gần 36 năm. Chẳng những thế, cô còn giống luôn giọng nói và cách nói chuyện của người đó!
Cô nhỏ bật cười
– Chắc chắn một điều là tôi không phải là người ấy. 36 năm trước tôi còn chưa biết tôi ở đâu, cha mẹ tôi là ai! Nhưng làm sao ông có thể nhớ được lâu vậy? Chắc là ông và cô đó phải có một kỷ niệm nào đặc biệt lắm phải không?
– Vâng, đúng vậy! Kỷ niệm rất ngắn ngủi nhưng ngọt ngào, không ngờ vẫn tiềm ẩn trong tôi từng ấy thời gian nên vừa gặp cô tôi đã tưởng thời gian quay lại!
Cô nhỏ lại bật cười
– Ông nói chuyện như trong phim. Xin lỗi tôi vô tình đã khơi động chuyện không vui của ông!
– Không phải, chuyện vui chứ, đó là những kỷ niệm rất vui đã góp phần làm thăng hoa cho một dĩ vãng xa xăm!
Nói vừa dứt câu thì loa phóng thanh thông báo cho hành khách sắp hàng lên máy bay. Cô nhỏ lên trước theo business class. Tôi bâng khuâng, tôi ấm ức trong lòng, chưa kịp hỏi cô nhỏ thêm những điều rất muốn hỏi. Không thể chỉ đơn giản người giống người. Chắc cô nàng phải có mối liên hệ nào đó với cô nương tóc vàng năm xưa. Tôi mường tượng khuôn mặt làm người lớn của cô nhỏ năm xưa ở nông trại bạt ngàn. Tôi như thấy ánh nắng chiều óng ánh vàng cùng với hoàng hôn dần phủ xuống hàng cây hai bên đường chạy như biến, thụt lùi lại đằng sau trong bụi mù. Tiếng vó câu nhịp nhàng, đều đặn trên đường đất, tôi bâng khuâng hít thở dập dồn, cảm giác như có đôi tay trắng nõn nà quấn vòng ngang bụng, nhớ mái tóc rối bay làm nhột nhạt sau gáy cùng với những mẩu đối thoại ngập ngừng, ngượng nghịu của một gã con trai Á đông trước một cô bé Tây phương nhỏ hơn mình cả chục tuổi… Tôi nhớ như in bờ suối mộng mơ, nhớ cảm giác ngây ngất đắm say trong lòng con suối, nhớ đôi mắt đỏ hoe khi nói lời chia tay, nhớ đôi môi tham lam dưới dòng nước mát, nhớ gương mặt phụng phịu khi tôi rời khỏi vòng tay cô nhỏ để nhảy tránh lên bờ. Nhớ cái cottage sau vườn nhà ông bà nội cô bé cho anh em tôi thuê ở vùng nông trại Pearsall…
– Đây là lần thông báo cuối cùng cho chuyến bay United 1241 về George Bush Houston…
Tôi giật mình tỉnh mộng mới biết chỉ còn lại mình tôi đang đứng ngẩn ngơ ngay chỗ check in. Cô nhân viên bật cười: “Are you OK?”
Vừa bước vào lòng phi cơ, tôi đảo mắt tìm ở khoang thượng hạng, thấy cô nhỏ ngồi sát cửa sổ, mắt nhắm nghiền, tai đang nghe nhạc từ chiếc iPhone. Khi bước ngang chỗ cô bé đang ngồi, tôi muốn nói một điều gì với cô nhỏ nhưng không tiện vì cửa máy bay đã đóng lại chuẩn bị khởi hành trong khi chỗ ngồi của tôi ở hàng ghế cuối phi cơ. Tôi bứt rứt đi về chỗ ngồi mà lòng miên man suy nghĩ không biết làm sao để nói chuyện thêm với cô bé. Suốt hành trình hơn hai tiếng đồng hồ bay, tôi cứ nhấp nhỏm nghĩ cách… vẫn không thấy cách nào thuận tiện. Có đôi lần tính liều đi về phía trước nhưng ngại ngùng sự đường đột sẽ làm mất phẩm hạnh của mình đối với một cô bé xa lạ, tôi đành dặn lòng để khi xuống khỏi phi cơ sẽ tìm gặp cô bé.
Khi phi cơ vào bến đậu, mọi người như lò xo bung ra khỏi ghế. Tôi cũng vội vã đứng lên trước được vài ba người. Chiếc máy bay 6 hàng ghế ngang, 36 hàng chiều dài không còn chỗ trống thì làm sao tôi có thể len lách lên phía trước?! Tôi chen đầu ngóng về phía trước, thấy loáng thoáng cô bé rời khỏi phi cơ làm tôi càng thêm sốt ruột trong khi số người đứng ngang dọc phía trước dường như không nhúc nhích. Mỗi người một xách tay mà sao lại chậm chạp quá đỗi như thế không biết! Cuối cùng tôi cũng xuống khỏi phi cơ! Tôi đi như chạy, mắt nhìn quanh tìm cái bóng bé nhỏ của cô nàng. Tôi nhanh chóng ra bến xe chờ khách đến với mong ước cô bé chờ xe. Tôi kéo cái carry on của tôi vòng quanh bến xe, mắt dáo dác ngó xuôi nhìn ngược vẫn bặt tăm. Nhìn thật kỹ một hồi lâu, tôi quay trở lại chỗ nhận hành lý với ý nghĩ trong đầu “biết đâu cô nhỏ còn chờ hành lý!”. Tôi đi tới chỗ nhận hành lý của chuyến bay United 1241 từ Phoenix về nhưng vẫn bóng chim tăm cá! Tôi hoàn toàn thất vọng khi người nhà gọi tìm tôi ngoài bến xe chờ!
Đã bao lần tôi tự nhủ lòng hãy quên đi nhưng hình ảnh cô bé gặp hôm nào cứ trộn lẫn vào hình bóng năm xưa! Thật ra chỉ là một kỷ niệm nhỏ nho so với những thăng trầm trong cuộc sống… nhưng không thể nào rời khỏi tâm tư tôi. Tôi biết chắc tôi không có gì để thương tiếc chút kỷ niệm xưa cũ đó nhưng vì tính tò mò làm cho tôi cứ loay hoay với những ý tưởng đi tìm. Nhưng tìm ở đâu? Cách nào? Những câu hỏi cứ quẩn quanh mà câu trả lời không sao tìm ra được.
Một buổi sáng, trời đất âm u, vợ con đã ra khỏi nhà từ lúc nào, người đi làm kẻ đi học, căn nhà vô cùng quạnh vắng. Tôi nằm rán trên giường, lắng nghe từng âm thanh xào xạc của gió bên ngoài tạo nên từng hồi phong linh ngân dài bất tận. Ký ức lại lôi kéo tôi trở về với những khắc khoải làm tỉnh hẳn cơn ngái ngủ. Tôi lại loay hoay với hình ảnh cô bé và những kỷ niệm xưa cũ ở Pearsall. Ừ nhỉ, tại sao mình không về Pearsall một chuyến? Nhưng ngay tức khắc là niềm thất vọng tràn trề! Ông bà Nội của cô bé năm xưa đã khá lớn tuổi làm gì còn sống sót đến hôm nay! Nhưng tôi lại hăng hái hẳn lên. Ừ nhỉ! Sao không về thăm lại chốn cũ một lần?!
*
Tôi đem ý niệm về thăm lại Pearsall thảo luận với tất cả nhân sự của 5 gia đình anh chị em và Mẹ tôi. Chẳng những hai chú em thứ bảy và thứ tám – hai chú nhỏ học trò trói gà không chặt đã cùng ra đi với tôi trong ngày Saigon thất thủ năm xưa – hưởng ứng nồng nhiệt, mà Mẹ tôi và chú thứ chín, cô thứ mười là những người mới thoát khỏi thiên đường cộng sản năm 1991, cùng với các con dâu con rể cũng hăm hở muốn biết nơi chốn tạm dung đầu tiên của anh em chúng tôi ra sao. Chúng tôi thảo luận và cùng đồng ý “không có dịp nào tốt hơn là những ngày nghỉ lễ Phục Sinh sắp tới, vì tất cả mọi người đều được nghỉ làm, nghỉ học.”
Đã dự định thuê một chiếc xe đủ lớn cho 14 người lớn nhỏ cùng đi với nhau cho vui nhưng cho đến gần ngày đi vẫn không tìm được, chúng tôi đành sử dụng 2 chiếc minivan và 1 chiếc xe nhỏ. Cũng may là 9 đứa con cháu lớn, thế hệ thứ hai, có những hẹn hò riêng tư nên mỗi đứa đã đi mỗi ngả chứ không thì có lẽ ít nhất cũng phải thêm hai chiếc nữa chắc bất tiện vô cùng!
Ngày lên đường cuối cùng cũng đã đến!
Đầu tháng Tư khí hậu còn mát mẻ, chúng tôi muốn đi từ sáng sớm để vượt chặng đường 275 dặm với hy vọng tìm lại được những người quen cũ. Vì thế, chúng tôi hẹn nhau tập trung ngủ qua đêm ở nhà Mẹ. Mẹ tôi rất vui với một lũ con cháu đầy nhà cùng tiếng cười, tiếng nói thâu đêm. Mẹ tôi năm nay đã 96 tuổi nhưng vẫn còn khang kiện lắm so với những người cùng lứa tuổi. Cụ không còn có thể đi Việt Nam một mình để thăm bà con, thăm mồ mả như xưa; nhưng Cụ vẫn còn thừa minh mẫn ngồi hàng giờ đánh bài “Cát-tê” hoặc “binh xập xám” với con cháu mà không mệt mỏi; còn đủ sức đi chơi xa… nhất là lần này Cụ rất hăm hở!
Đã dự định khởi hành lúc 7g sáng nhưng vì đông người nên cà-rịch-cà-tang đến gần 8g mới ra khỏi nhà. Trên mỗi chiếc xe đều có một lộ trình in sẵn; ai chạy trước, ai theo sau ai; đi bao lâu thì dừng lại đổ xăng, nghỉ mệt, nghỉ bao lâu ở nơi nào…. Nhất nhất đều được nhà tôi hoạch định chi tiết. Gì chứ sắp đặt chương trình chi tiết cho bất cứ công việc gì, du lịch nơi nào không ai có thể làm hơn nhà tôi. Nhiều lúc thấy chi li quá tôi phàn nàn “mất vui” nhưng nhà tôi lại bảo “sắp đặt vẫn phải sắp đặt, không dùng tới thì thôi, nhỡ khi cần thì có, còn hơn nước tới chân không nhảy kịp.” Làm sao tôi có thể cãi lại được với những lý luận chính xác của nàng!
Ba chiếc xe nối đuôi nhau và tôi là người dẫn đường. Lâu lâu phải dừng lại cho “người đổ xăng, xe nghỉ… mệt!” Có Cụ già và con nít trong xe nên không thể phóng một hơi mấy tiếng đồng hồ như bình thường được. Chúng tôi dùng buổi trưa rất nhanh ở San Antonio sau 4 tiếng lái xe. Đoạn đường còn lại gần 60 dặm chúng tôi phải tranh thủ tới nơi càng sớm càng tốt.
Hơn 40 năm qua với bao nhiêu thay đổi! Nếu không có bản đồ có lẽ tôi không biết chắc chỗ nào là chỗ nào! Trong lòng tôi nôn nao, buồn vui lẫn lộn. Khi quẹo vào con đường chính của Pearsall, tôi mất định hướng! Con đường ngày xưa chỉ có hai làn xe ngược chiều thô sơ, bây giờ đã là đại lộ 4 làn xe, xây cất quy mô. Hai bên phố xá đẹp đẽ hơn nhiều. Tôi định hướng chạy về hãng bán xe hơi GM ngày xưa nhưng không thấy đâu, chạy thêm chút nữa tìm hãng chuyển vận Dưa Hấu cũ cũng không thấy! Tôi dắt hai chiếc kia chạy xuống rồi chạy lên ngơ ngơ ngáo ngáo như Mán về thành… Hai chú em ra dấu dừng lại, chú thì nói chỗ này, chú chỉ chỗ kia… Rốt cuộc, chúng tôi quyết định dừng lại một tiệm bán tạp hóa để hỏi thăm. Tiệm này đối diện chỗ mà chúng tôi tin ngày xưa có hãng chuyển vận Dưa Hấu to lớn của ông Preston, người đã bảo trợ anh em chúng tôi lên đây làm nông trại ngày đó.
Rất may, người chủ tiệm lại là công nhân rất lâu của hãng Dưa Hấu ngày xưa. Ông ta nói là cha con ông Preston đã bỏ nghề cũ vì bị thua lỗ quá lớn sau mấy vụ mùa mưa nắng, sâu rầy bất thường. Hãng xưởng cũ bây giờ đã là hãng mua bán nông phẩm của người khác. Hãng bán xe cũng đã đóng cửa khá lâu khi ông Lopez qua đời và ông Richard, người cộng tác dọn đi nơi nào không biết. Theo hướng dẫn của người chủ tiệm, chúng tôi chạy ra vùng nông trại, tìm được miếng đất để trailer ngày xưa nơi tạm trú đầu tiên. Chúng tôi dừng xe lại, bước xuống khu đất kỷ niệm. Nỗi hoang vu quạnh vắng ngập tràn trong tâm hồn.
Chú thứ tám nói với Mẹ
– Đây là khu đất đặt trailer ngày xưa chúng con ở khi mới lên nông trại mấy tuần đầu tiên. Chúng con được cấp một xe pick up để ba anh em chúng con lái theo đường này ra nông trại đi làm mỗi ngày. Mẹ coi mấy mươi năm rồi vẫn không có cây cao bóng mát…
Chợt thấy Mẹ tôi khóc và rồi cô em gái út cũng thút thít khóc theo. Tôi hoảng hồn hỏi Mẹ dồn dập, Mẹ bảo
– Tội nghiệp cho các con của Mẹ! Đã hơn nửa đời người với biết bao dời đổi mà còn thấy thê lương, quạnh quẽ dường này huống chi ngày xưa ba anh em chân ướt chân ráo tới đây không gia đình, không tổ quốc!
Nói xong Mẹ lại khóc òa! Nghe Mẹ nói ba chữ “không tổ quốc” làm tôi cũng xúc động ngập lòng, nước mắt đoanh tròng, cố nén không bật khóc! Anh em chúng tôi cố an ủi Mẹ và em gái một lúc rồi hối mọi người lên xe, chạy vòng quanh những nông trại bao la nhưng vì mùa màng chưa bắt đầu nên trông quang cảnh tiêu đìu, hoang vắng quá! Tôi nghẹn ngào nhớ về một quãng đời!
Theo định hướng, chúng tôi trở lại khu nhà của ông bà Mỹ già ngày xưa. Nếu tôi nhớ không lầm thì ông tên John và bà là Betty. Nhà cửa cũng thay đổi khá nhiều. Nhận ra khu vườn trống xưa kia có cái nhà nhỏ (cottage) mà anh em chúng tôi thuê mướn. Khu xóm vắng hoe dù chỉ mới hơn 4g chiều. Tôi liều gõ cửa nhà. Một ông già Mễ cho biết đây chính là căn nhà cũ của ông bà John và Betty và bây giờ ông ta là gia chủ. Khi xưa chính ông cũng đi làm cho hãng Dưa Hấu của ông Preston, đã nghỉ hưu lâu lắm rồi. Ông ta nói tiếng Anh rất khá, cho biết họ đã mua căn nhà này vài chục năm qua do ông Stephen, con trai ông John, bán lại sau khi ông bà Cụ tiếp nối nhau qua đời trong vòng có một năm. Tôi hỏi thăm
– Vậy ông có biết họ được chôn cất nơi nào không?
– Không xa lắm đâu, gần bên con suối cạn cách đây khoảng 10 phút lái xe.
Ông gật đầu hỏi tiếp
– Anh có muốn thăm viếng mộ phần của họ không?
– Chúng tôi rất hoan hỉ nhờ ông hướng dẫn giùm.
Chúng tôi muốn tìm mua một ít hoa, đèn để viếng mộ nhưng không có. Chở ông Mễ già đi ra mộ. Tôi nhìn quanh, nhớ mài mại con đường dẫn ra suối năm xưa. Cũng con đường này cô bé đã cùng tôi phóng ngựa như bay trong một buổi chiều mùa Thu năm ấy! Con đường hồi xưa sao thơ mộng bây giờ lại quá hoang vắng!
Xe dừng lại bên cạnh con suối đã cạn dòng. Hình thế chung quanh đã thay đổi khá nhiều. Tôi tìm đường men theo bờ suối nhưng cây cỏ đã choán ngập lối đi. Nơi tôi bị cô nhỏ xí gạt nhảy xuống nước năm xưa bây giờ trơ bày đất đá, dòng nước rất gầy, uốn lượn như một con rạch nhỏ. Theo ông Mễ nói thì dòng suối càng ngày càng khô cạn. Bên cạnh không xa là một nghĩa trang nhỏ với mộ phần nhấp nhô. Chúng tôi được hướng dẫn đến đúng ngôi mộ của ông bà John và Betty Tricks nằm cạnh nhau. Đến bây giờ tôi mới biết tên họ chính xác của ông bà chủ nhà cũ. Ông mất tháng 3/1992 còn bà mất tháng 2/1993.
Đứng trước mộ phần tôi lâm râm khấn vái “Kính ông bà, rất lấy làm tiếc chúng tôi đến viếng mộ phần ông bà nhưng không có nổi một bình hoa mà chỉ có tấm lòng thành khẩn. Không biết ông bà còn nhớ năm xưa đã cho chúng tôi thuê căn nhà cottage sau vườn của ông bà với giá rẻ mạt không? Chúng tôi vô cùng biết ơn ông bà đã đối xử rất tử tế với anh em chúng tôi. Sau bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống tỵ nạn, hôm nay chúng tôi về đây để thăm cảnh cũ người xưa, nhưng người xưa đã không còn ai mà cảnh cũ trông cũng xa lạ quá! Xin ông bà chứng giám tấm lòng thành của Mẹ tôi và tất cả anh em chúng tôi. Cầu xin linh hồn ông bà luôn bình yên trên nơi cõi vĩnh hằng. Nếu ông bà có nghe lời cầu nguyện của tôi, xin cho tôi cơ duyên gặp lại con cháu của ông bà. Thực tình tôi đã gặp một cô bé giống hệt cháu nội Deana của ông bà ngày xưa, giống từ dáng người, tiếng cười giọng nói… không biết cô nhỏ đó có quan hệ gì với con cháu của ông bà hay không?”
Đã hơn 20 năm qua rồi còn gì! Theo lời kể của ông Mễ già, những năm đầu tiên ông bà Stephen có về viếng mộ mỗi năm ít nhất một lần, nhất là vào dịp hè, nhưng mỗi năm mỗi thưa thớt và dường như năm rồi không thấy đâu! Không biết sức khỏe của ông bà ấy ra sao nữa? Ông Mễ nói tiếp
– Lần cuối cùng gặp lại ông trông già đi nhiều còn bà trông vẫn còn khỏe
Tôi hỏi ông già:
– Ông có thấy con gái của ông Stephen đi theo không?
– Rất hiếm khi thấy cô đó.
– Rất hiếm có nghĩa là ông có thấy cô ta?
– Có nhưng không nhớ khi nào.
Tôi nhớ lại cô nhỏ gặp trên máy bay về Houston, buột miệng hỏi:
– Có bao giờ ông thấy con gái của ông bà Stephen dẫn theo một cô bé gái nhỏ tóc vàng?
– Không thấy!
– Không biết hiện giờ họ ở Houston hay nơi nào khác, ông biết không?
– Tôi biết trước kia họ ở Houston nhưng khoảng hơn 10 năm qua không còn liên lạc.
Hy vọng mong manh vừa phựt lên đã tắt ngúm! Tôi than thầm trong bụng “thế thì biết đâu mà tìm?!”
Tôi đưa ông Mễ về nhà. Trên đường đi tôi cám ơn ông đã chỉ dẫn cho chúng tôi thăm được mộ phần của ông bà John và Betty. Tôi tâm sự với ông là ba mươi mấy năm rồi tôi mới trở lại chốn này, nơi chốn đã cho tôi rất nhiều kỷ niệm và lòng biết ơn, không biết có còn cơ hội nào khác không. Tôi cũng lấy làm tiếc là đã không có dịp thăm viếng ông bà già Tricks trước khi ông bà qua đời. Ước gì tôi có thể tìm được con cháu của ông bà. Ngẫm nghĩ đời người với hợp tan tan hợp, với sinh lão bệnh tử mà lòng buồn vời vợi.
Đưa ông già vào tới cửa, tôi quay lui ra xe thì ông chợt la lên
– Mister, ông tên là gì?
– Tên tôi là Tuấn
– Oh Mr. Tuấn, Tôi là Tom. Tôi vừa nhớ ra rất có thể tôi còn giữ địa chỉ của ông bà Stephen. Tôi trả dứt cái nợ “second loan” cho ông bà ấy cách nay khoảng hơn 10 năm. Ông chờ tôi mấy phút để tôi tìm xem may ra còn giữ. Dĩ nhiên địa chỉ này đã cũ, không biết có còn giá trị không?
Hy vọng bừng lên làm tôi rất phấn khởi. Có địa chỉ, có tên họ có thể tìm không khó. Đợi một lúc khá lâu làm tôi thấp thỏm. Có đến gần 10 phút đồng hồ mới thấy ông Tom đưa cho tôi một phong bì đã ố vàng.
– Đây rồi! Địa chỉ này ở Houston. Tôi phải lục tìm trong ngăn tủ để giấy tờ nhà nên hơi lâu, xin lỗi Mr. Tuấn. Ông giữ lấy vì tôi không cần nữa!
Ông Tom đưa tôi phong bì và chúc bình an trên đường về. Tôi nghĩ tôi rất may mắn vì ông Tom già bỗng nhiên chợt nhớ tới cái địa chỉ đã bỏ quên hơn 10 năm dài. Bóng chiều đã xuống thấp, quang cảnh càng thêm tịch mịch. Ở đây không còn gì lưu luyến nữa, chúng tôi lên đường về lại San Antonio.
Hoàng hôn đã vây quanh, mọi người trong xe yên lặng theo đuổi những cảm nghĩ riêng tư. Mẹ tôi dựa vào ghế xe ngủ ngon lành trong tiếng thở đều đặn. Lòng tôi nao nao buồn. Mới bình minh nôn nao ra đi giờ đã hoàng hôn trên đường về quạnh vắng. Đầu óc tôi vẫn quay cuồng chung quanh việc tìm ra tung tích của cô bé tóc vàng. Có lẽ vì tò mò muốn xác thực cô bé là con của Deana chứ không cố tâm vực dậy một mối tình rất ngắn ngủi, đầy lãng mạn của tuổi xuân thời. Chút cảm tình thơ dại của cô nhỏ đối với tôi ngày xưa chắc không làm ai bận tâm tới nó nữa! 41 năm qua biết bao nhiêu dâu bể trong đời sống mỗi người nên tôi cũng muốn gặp lại để biết cuộc sống của nàng bây giờ ra sao, dáng dấp ra sao… Tôi quyết định về đến nhà sẽ google xem nơi chốn, sẽ lật sổ điện thoại tìm họ Tricks ở vùng này, hoặc tôi sẽ… tôi sẽ đánh liều lái xe tới địa chỉ gõ cửa. Đã nghĩ được cách nên lòng tôi bình an trở lại.
Trên đường về, chúng tôi liên lạc nhau bằng điện thoại và quyết định ở lại San Antonio đêm nay. Nhà tôi lên internet mướn được khách sạn gần Riverwalk với giá cả không đắt lắm cho những ngày nghỉ mùa lễ trọng. Mướn 4 phòng ngủ, 14 người kéo nhau đi về phòng như đi biểu tình! Lấy phòng xong lại kéo một đàn ra bờ sông tìm chỗ ăn tối. Riverwalk rộn rịp người và người. Đèn đóm dọc hai bên bờ sông sáng trưng như những ngày lễ hội.
San Antonio bây giờ đẹp hơn nhiều lần so với “những ngày xưa thân ái” khi anh em chúng tôi bỏ ngang công việc nông trại trở về phố. Nhớ ngày đó ba anh em chúng tôi thật gan cùng mình. Một hôm tôi thức giấc nửa đêm vì tiếng khóc trong mơ của một chú em. Tôi ngồi dậy đến cạnh giường dỗ dành; nhìn hai khuôn mặt trẻ con ngủ không ngon giấc, bất chợt nghĩ về hoàn cảnh hiện tại. Mấy tháng qua, các em không kham nổi công việc nông trại, xin việc làm lao động khác cũng chỉ được đồng lương tối thiểu. Các em còn quá trẻ, các em phải được đi học. Nếu cứ giam mình ở chốn này thì làm sao có tương lai?! Hơn nữa, ở đây xa cách thị thành, chung quanh đều là nông trại bạt ngàn, là chốn đèo heo hút gió thì làm sao có cơ hội liên lạc với gia đình?! Buổi sáng Thứ Bảy thức dậy tôi đem ý niệm đó nói với các em thì chúng nó vui mừng thu dọn ngay đồ đạc chất hết lên xe! Ông bà chủ nhà vô cùng ngạc nhiên khi tôi qua thông báo trả nhà, hỏi
– Mấy anh em có buồn gì chúng tôi không, hay là tụi bây không cần phải trả tiền nhà nữa?
– Dạ không! Tôi nói. Cám ơn ông bà rất tử tế với chúng tôi, nhưng chúng tôi phải về phố để có cơ hội liên lạc với gia đình bên Việt Nam.
– Mấy anh em đã xếp đặt chỗ ở ngoài phố rồi phải không?
– Thưa ông bà, chúng tôi về đó sẽ tính.
Nói xong là lên xe trước đôi mắt bàng hoàng của ông bà Mỹ già! Chúng tôi chất hết đồ đạc quần áo lên chiếc xe Chrysler cũ 8 máy, to dềnh dàng, rời nông trại chạy một mạch về phố khi trời đã nhá nhem tối mà không có ai thân thuộc. Không còn nhớ tôi đã hỏi thăm ai và được chỉ dẫn cách nào đó mà tìm đến ngủ tạm chỗ homeless shelter qua một đêm! Tôi còn nhớ đêm đó đang mơ màng trong giấc ngủ không bình an, tôi bỗng giật mình nghe tiếng khóc gọi “mẹ ơi, mẹ ơi” của chú em nhỏ nhất. Thế là ba anh em cùng thức nhớ nhà cả đêm. Ôn lại bao nhiêu kỷ niệm của gia đình. Gọi tên tất cả những người ruột thịt, rồi cùng nhau âm thầm khóc… Vừa 6g sáng họ đã đánh thức tất cả mọi người dậy, phát cho mỗi người một chén cháo xong biểu phải ra đi với lời dặn là nếu cần chỗ ngủ tạm có thể quay trở lại vào khoảng 7 giờ chiều. Nghĩ lại mà cũng thấy lạnh mình, đúng là “điếc không sợ súng”. Đã nhiều lần về thăm lại San Antonio, tôi cố tình tìm kiếm căn shelter ngày nọ nhưng thật tình không còn biết phương hướng nào của thành phố du lịch sang trọng này nữa!
Đêm San Antonio thanh bình, có lẽ mọi người đã chìm sâu trong giấc ngủ sau một ngày di chuyển vất vả lại đi dạo khá lâu ở Riverwalk. Riêng tôi cứ trằn trọc, khắc khoải ôn lại một quãng đời hơn 40 năm tha hương như xem một thước phim chiếu chậm… cho đến khi tôi chợt nhớ tôi đang có Mẹ và đại gia đình anh em một bên, lòng tôi tràn ngập niềm vui. Hạnh phúc đó đã đưa tôi đi vào giấc ngủ muộn màng, đầy mộng mị.
*
Cả một tuần lễ sau khi ở Pearsall về, dù bận bù đầu với công việc nhưng tôi vẫn nghĩ tới việc truy tìm “chân dung quá khứ”. Tôi thử tìm bằng google với địa chỉ của ông Tom cho. Biết rõ ràng nơi tọa lạc của căn nhà – phía tây bắc thành phố Houston – chỉ cách nơi tôi ở khoảng 45 phút lái xe. Chuyện lái xe đến tận nơi không phải là trở lực chính mà do vì hồi hộp, không tiên liệu được phản ứng của cô bé ngày xưa nay đã là một người đàn bà trên 50 tuổi; sợ cô ấy đã quên rồi những vụng dại một thời, sợ sẽ không biết đối xử làm sao khi đối diện chồng con của nàng, sợ sự lạnh nhạt rớt xuống phũ phàng trên vai đời nặng trĩu thời gian…
Cuối cùng tôi chọn giải pháp viết thư gửi qua bưu điện. Không thể đếm được đã viết bao nhiêu lần. Ban đầu còn kiên nhẫn nắn nót viết tay. Viết rồi xé bỏ, rồi viết rồi xé, lại viết lại vo tròn cho vào sọt rác… Tôi ngồi thừ người tự trách “tại sao mình lại quan trọng hóa vấn đề như vậy?! Chỉ là một người quen biết thuở xưa, chỉ là một người bạn ở thủa thiếu thời!”
Houston, ngày… tháng… năm 2016
Chào Deana,
Chắc Deana rất ngạc nhiên khi nhận được thư này. Không biết cô còn nhớ ba anh em Tuấn, người Việt Nam tỵ nạn năm 1975, hay hát nhạc “nhớ nhà”, thuê căn cottage của ông bà Nội cô ở Pearsall?
Hiện giờ cả ba anh em chúng tôi đều ở Houston. Vâng, đã 36 năm qua! Cuộc đời đã có quá nhiều thay đổi sau những thăng trầm của cuộc sống tha hương. Nhưng chúng tôi vẫn không quên những kỷ niệm đầu tiên khi đặt chân đến Mỹ quốc. Tôi vẫn không quên tấm lòng tử tế của ông bà nội của cô và một vài người khác ở Pearsall đã giúp đỡ anh em chúng tôi trong thời gian đầu. Vì thế, mới tháng trước đây, chúng tôi đã trở lại Pearsall với hy vọng có thể thăm viếng ông bà và những người quen cũ.
Rất tiếc, những người quen biết cũ đã không còn ai ở đó! Tôi được ông Tom, chủ nhà mới hướng dẫn chúng tôi ra thăm mộ phần của ông bà nội của cô và cho chúng tôi địa chỉ này.
Tôi viết mấy dòng thăm hỏi cô với hy vọng cô vẫn còn ở Houston. Cho tôi kính lời thăm và chúc sức khỏe đến Ba Mẹ của cô. Nếu nhận được thư này mong cô cho biết. Có thể liên lạc bằng email nếu tiện. Email của tôi tuan@gmail.com.
Chúc cô luôn bình an trong sự bảo bọc của Thiên Chúa.
Bạn cũ,
Tuấn
Tái bút: Tôi tình cờ gặp một cô nhỏ tóc vàng, rất giống cô thuở xưa, trên chuyến phi cơ từ Phoenix về lại Houston vài tháng trước. Cô nhỏ đó rất giống cô từ vóc dáng đến tiếng cười và cách nói chuyện. Thật sự mà nói, chính vì hình dáng cô bé này đã mang chúng tôi trở lại thăm Pearsall. Không biết sao lòng tôi vẫn hoài nghi cô nhỏ đó có liên quan đến cô? Chỉ là một thắc mắc cứ đeo đẳng theo tôi, nếu không phải xin cô bỏ qua, Deana nhé.
Thư đã gửi đi như cánh nhạn biệt tăm cuối trời quên lãng. Rất có thể địa chỉ đó bây giờ đã là của người khác. Rất có thể Deana không còn quan tâm đến hạnh ngộ ngày xưa. Có thể nàng không thấy hứng thú gì khi nhắc về một chút kỷ niệm ấu thơ… Tôi chỉ còn biết lặp đi lặp lại điệp khúc “Nhật Ký Đời Tôi”…Thôi thế là thôi, là thế đó, dĩ vãng là thơ đem thơ về ghép nhạc thành khúc tình ca, thôi thế là thôi là thế rồi, hiện tại ước mơ nhiều, cuộc đời rồi đây biết bao giờ mới… gặp Deana. Ừ nhỉ, chuyện của tôi cũng có thể viết thành thơ, có thể đem ghép thành nhạc làm khúc tình ca cho vui một quãng đời! Tôi cố quên đi với những tất bật của đời sống nhưng sao tôi vẫn không đành lòng!
Một ngày cuối tuần lái xe về hướng Bellaire, khu thương mại Việt Nam, thay vì đi theo con đường thường lệ, tôi lại vòng xe qua địa chỉ nhà nàng. Tôi chạy qua chạy lại vài vòng rồi đánh bạo dừng xe trước ngõ vào nhà bấm chuông cửa. Lòng tôi vô cùng hồi hộp, nửa mong có người ở nhà nửa không. Bấm chuông một lúc vẫn không thấy ai trả lời, tôi vừa thấy nhẹ nhõm vừa có chút thất vọng. Lên xe suy nghĩ lại toàn bộ câu chuyện tôi bỗng bật cười! Đã từng tuổi này mà sao tâm tình giống như ngày niên thiếu. Vẫn những đợi mong, vẫn những khắc khoải, vẫn những ngại ngùng! Dường như lòng tôi đã dứt khoát “không tìm kiếm nữa”. Tôi thở ra như trút bỏ tất cả những khúc mắc trong lòng, tiếp tục hát chế lời bản Nhật Ký Đời Tôi của nhạc sĩ Thanh Sơn: “Ngày biệt ly chúng mình chưa nói hết câu tạ từ. Bao năm cách biệt, bao năm thăng trầm hết rồi tình nghĩa xưa. Nhớ đến cũng buồn, mà ai kia quên rồi, nhật ký đời tôi ghi thêm một lần vui!” Đúng vậy, ngày đó biệt ly chẳng những không nói được với nhau một câu tạ từ mà tôi phải lẫn tránh nàng vì mặc cảm tỵ nạn, vì tuổi vị thành niên của cô bé, vì hình bóng của “ai đó” cứ ngự trị trong đầu tôi với đôi mắt nhìn lăm lăm nghiêm khắc.
Khi tôi không còn nhớ nghĩ đến câu chuyện ngày xưa thì dĩ vãng lại ào ạt trở về.
Một chiều đi dạy về muộn, lục thùng thư thấy có một tấm thiệp, hình thức của thiệp cưới. Tôi vui vẻ nghĩ nhanh trong bụng “chắc là con cái của bạn bè mời đám cưới”. Nhưng khi nhìn tên và địa chỉ người gửi đóng bằng con dấu của Trường Đại Học UCCS tôi thật ngỡ ngàng, lạ lẫm vì trong đó có chứa cái tên Deana.
Prof. Deana Florence
© University of Colorado Colorado Springs
1420 Austin Bluffs Pkwy,
Colorado Springs, CO 80918
Rõ ràng phong bì đề tên và địa chỉ của tôi nên không thể nhầm lẫn với ai khác. Tôi mang vào thư phòng bóc ra đọc quên cả cởi giày.
Đây không phải là thiệp cưới mà là thiệp cám ơn. Mặt thiệp màu lá non thanh nhã, có hình một bó hoa nhiều màu sắc. Phía trên chữ in sẵn khá lớn “Với Tất Cả Sự Biết Ơn Của Chúng Tôi” (With All Our Thanks); dưới cùng có in câu: “Đối với một số người nhất định nào đó, sự ân cần, chu đáo chỉ là một cách sống” (For certain people, thoughtfulness is just a way of life.) Trang thứ ba ở ngay giữa có in câu: “Cám ơn đã là một trong những người đó” (Thanks for being one of those people.) Ở trang hai và một phần trang ba, Deana đã nắn nót viết bằng tay, nét chữ thảo rất ngay ngắn và mềm mại.
Tuấn quý mến,
Xin lỗi đã chậm trả lời thư. Rất chậm là đàng khác! Có lẽ Tuấn đã quên gửi thư cho tôi lúc nào rồi phải không? Tôi đã nhận thư của Tuấn mấy tháng trước do con gái của tôi mang về từ Houston.
Vâng, con gái tôi tên Linda, con bé tóc vàng Tuấn đã gặp trên chuyến bay từ Phoenix về. Tôi đã ngạc nhiên cùng cực (extremely surprised) khi nhận ra Tuấn là người gửi thư! Không thể tưởng tượng được với bao nhiêu thời gian đó, với bao nhiêu thay đổi trong cuộc đời Tuấn vẫn còn nhớ nghĩ đến tôi làm tôi vô cùng xúc động đến ứa lệ.
Sau khi đọc thư Tuấn, tôi có nói sơ về mối quan hệ của chúng ta và nhờ con bé diễn tả lại vóc dáng của Tuấn. Con bé nói “ông đó có râu, trông còn trẻ như mẹ, cao và to lớn hơn con rất nhiều, vâng người Á Đông. Ông đã nhìn con sửng sốt khi vừa mới thấy con. Ông ta nói con rất giống một người con gái ông đã gặp 36 năm về trước. Con buồn cười vì nghĩ chắc ông ta đã lầm con với ai đó chứ làm sao biết ông ta đang nói về mẹ; vì thế, con hoàn toàn không để tâm; vừa lúc đó lại đến giờ lên phi cơ, và rồi không còn cơ hội nào gặp lại ông ta một lần nào khác dù đi cùng chuyến bay!”
Cám ơn Tuấn vẫn còn nhớ nghĩ đến chúng tôi. Đặc biệt cám ơn gia đình Tuấn đã thăm viếng mộ phần của ông bà Nội của tôi ở Pearsall. Chính tôi cũng rất yêu mến ông bà Nội của tôi. Chuyện rất dài dòng nhưng hoàn cảnh chưa thuận tiện để nói. Tôi biết chắc là Tuấn cũng vậy. Chỉ muốn cho Tuấn biết hiện thời chúng tôi đang ở và làm việc tại Colorado Springs. Mẹ tôi cũng vừa bán được căn nhà cũ cách đây một tháng và đã dời về ở chung với chúng tôi. Ba tôi đã mất năm rồi!
Cho tôi gửi lời thăm hết mọi người, đặc biệt hai người em trai của Tuấn. Chúc bình an và hy vọng có dịp sẽ liên lạc với Tuấn sau.
Bạn cũ,
Deana Florence
(Deana Tricks)
Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần như tìm kiếm một điều gì đó trong những lời thư. Tôi đọc cái thông điệp của tấm thiệp và nghĩ rằng chắc lẽ Deana đã chọn lựa từ hàng chục tấm thiệp in sẵn khác. Có lẽ nó mang một ý nghĩa gì hơn là tôi nghĩ.
Dòng tư tưởng tôi bị gián đoạn khi có tiếng nhà tôi mời cơm tối. Tôi ngồi vào bàn ăn, có lẽ cái mặt còn bâng khuâng nên bị nàng thắc mắc:
– Anh đọc thư ai mà lâu vậy?
– Thiệp cám ơn của gia đình nhà Tricks mà mình đã thăm mộ hôm ở Pearsall.
– Chắc thư của cái cô tóc vàng anh quen hồi xưa chứ gì? Nàng nheo mắt châm chọc. “Chắc có gì lâm ly bi đát lắm nên đọc hơi lâu đó nha”.
– Đâu có gì, họ cám ơn mình đã đến thăm mộ phần của người thân, em đọc không?
– Thư của anh mà em đọc làm chi!
Đặc biệt của nhà tôi là chưa bao giờ mở bất cứ thư nào có tên của tôi. Cho dù nàng là người lấy thư cũng để riêng đó cho đến khi tôi mở đọc. Ngày xưa, khi tôi phải đi làm ở California một thời gian khá lâu, nàng đã gom thư hàng tuần gửi sang cho tôi. Tôi rất nể phục và quý mến tính cách này của nàng.
Ăn tối xong tôi ngồi vào computer đọc thư như thường lệ nhưng đầu óc tôi lại nghĩ tới trường hợp của Deana. Chữ “Prof.” mà ở Đại Học chắc là Giáo sư. Họ Florence chắc là họ của chồng nàng. Thế là mọi thắc mắc đã được trả lời. Cô bé tóc vàng của Deana đúng là hai giọt nước. Rất tiếc bà Susan cũng đã dọn đi rồi sẽ không có dịp để thăm bà lần nữa. Phải chi hôm đó được nói chuyện rõ ràng với cô bé thì tôi đã thăm được bà trước khi bà dọn đi. Đúng là mọi việc ở đời đều không như mình mong muốn, người gặp người cũng phải có duyên có phận với nhau mới được. Nhưng dù thế nào đi nữa lòng tôi cũng đã bình an trở lại.
Tôi không hiểu sao Deana không dùng phương tiện email. Cũng có thể cô ta đã gửi thiệp thay email để chứng tỏ sự trang trọng thay cho lời cám ơn suông. Cũng có thể muốn hạn chế sự liên lạc. Cũng có thể có những tế nhị cần thiết nào đó của một nữ Giáo sư với tuổi đời trên 50. Nhưng dù gì đi nữa, trang sách cũng đã được đóng lại trọn vẹn và đời sống vẫn sẽ tiếp tục đi về phía trước theo chiều quay kim đồng hồ. Kỷ niệm xưa cũ là những hình ảnh đẹp của một phần đời làm thăng hoa cho những ngày vừa xa quê hương buồn tủi năm nao.
Rừng Vua tháng 9/2017
Yên Sơn
Ý kiến bạn đọc
11/09/202400:23:27
Jim Huynh
Khách
Cảm ơn ông đã viết truyện để tôi được đọc
04/11/201713:42:28
Tranduc Han Prudence
Khách
Bài viết hay của một người có tình, có nghĩa.