Hôm nay,  

Mê Phây

29/10/201700:00:00(Xem: 13702)
Tác giả: Minh Tâm

Bài số 5256-19-31099-vb8102917

 
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.

 
***
 

Mười năm trước khi mới có phong trào email, hắn mê dữ lắm. Email đối với hắn là niềm vui. Đó là nguồn gốc của bài Niềm Vui I Meo. Mấy năm gần đây, lại có phong trào facebook. Thế là hắn có thêm niềm vui mới: Mê Phây.

Phây (Facebook) là một website trên internet do anh chàng tuổi trẻ đẹp trai có tên Mark Zuckerberg nghĩ ra và tạo thành. Nhờ ăn tiền quảng cáo trên trang nầy mà Mark trở nên giàu “nứt đố đổ vách” không thua tỉ phú Bill Gate hay Warren Buffett. Còn tỉ phú cỡ Donalds Trump thì tài sản không ăn nhằm gì so với tay Mark nầy.

Vậy thì facebook là gì mà người ta lại quảng cáo và nộp tiền cho Mark?

Facebook là nơi mọi người có thể mở cho mình một account (tài khoản) nối liền với email của mình. Dịch chữ tài khoản thật ra cũng không đúng vì đây không dính líu gì tới tiền bạc và không phải là tài khoản ngân hàng mà chỉ là tài khoản cá nhân. Ở đó, mọi người có thể viết bài, đăng hình ảnh của mình để giới thiệu với bạn bè, người thân hay … người lạ trên trang của mình. Người ta nói facebook là “mạng xã hội” vì qua đó mọi người có thể liên lạc với nhau và thông tin với nhau về mọi thứ trên đời.

Facebook hay hơn email ở chỗ là người xem có thể phê bình, bàn tán… về một bài viết, một tấm hình, một video mà bạn mình đăng lên.

Từ lúc hắn có account trên facebook thì trở nên “mê phây”. Mỗi khi mở vi tính hay điện thoại thì chuyện đầu tiên hắn coi, chính là có ai “like” hay bàn tán gì về bài viết, hay tấm hình mà hắn mới đăng lên ngày hôm qua. Sau đó hắn đọc bài và hình ảnh của các bạn khác. Bài nào hay, hình nào đẹp thì hắn bấm nút “like” (có sẵn trên phây) để khích lệ. Đôi khi hắn còn “share” tức là đăng bài viết mà hắn thích đó trên trang của mình. Còn nếu hình vui thì hắn bấm vào một hình nhỏ (icon) có miệng cười toe toét thể hiện mình đang cười. Ngoài ra còn có icon hình trái tim (yêu rồi), mặt buồn (khi có tin buồn)… và nhiều hình khác để người xem có thể thể hiện tình cảm của mình sau khi xem…

Mỗi khi đi du lịch, hắn thường viết phóng sự chuyến đi và đăng lên trang phây của hắn để mọi người cùng đọc. Bạn hắn còn hay hơn, khi đi chơi, họ chụp hình (hoặc quay video) xong là từ điện thoại cầm tay, họ gởi liền lên phây, nghĩa là bạn thấy gì thì mình thấy cái đó ngay tức thì. Cái nầy gọi là live stream. Thông tin đi nhanh hơn gió!

Facebook còn có messenger nghĩa là hai (hay nhiều người) có thể “chat” chít (tán dóc) với nhau mà người khác không biết. Ứng dụng của facebook nhiều lắm, kể không hết.

Facebook cũng giới thiệu cho hắn những người mà họ nghĩ có thể là bạn của mình để mình kết thân. Nhờ có facebook, hắn đã tìm lại được rất nhiều bạn cũ, bà con xa, đôi khi là những người mà hắn thầm yêu trộm nhớ hồi còn trẻ. Vì vậy, hắn có dịp tán dóc với những người mà lúc đó hắn chỉ mơ có dịp “nắm được tay nàng”… Thật ra, y ta đã già rồi, gặp bạn cũ nói chuyện chơi, nhắc chuyện xưa thôi chớ bây giờ ai cũng ván đã đóng thuyền, nào có mơ chi!

Rồi dây mơ rể má, người nầy giới thiệu người kia, bây giờ bạn “ảo” của hắn còn nhiều hơn bạn thật. Hắn không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể có bạn để tán dóc, liên lạc và bình luận đủ thứ.


Ngoài chuyện gia đình, bạn bè… từ từ, facebook trở nên một nơi để người ta bàn đủ thứ chuyện xã hội, chánh trị, thời sự… Facebook đã trở thành một loại báo “lề trái” khiến những chánh quyền độc tài phải làm “tường lửa” để ngăn chặn. Mấy vụ cách mạng hoa hồng ở các nước Á Rập bùng nổ chính là do facebook là trung gian. Từ đó, chữ facebook có thêm một từ mới để mô tả là: “mạng xã hội”.

Thế nhưng facebook cũng là nơi “gió tanh mưa máu” và có thể xảy ra nhiều lường gạt. Có khi bọn xấu ăn cắp hình ảnh và tin tức của một người rồi làm một trang y hệt. Với trang giả mạo đó, bọn chúng tìm cách dụ dỗ những người bạn “khờ” của mình mà gạt tiền (do đó người ta khuyên mình không nên đăng những hình ảnh nhạy cảm trên “phây”!). Ở nước ngoài còn có gạt tình nữa, vì tin lời bọn xấu trên phây, có vài bạn trẻ đã bỏ nhà theo bọn chúng rồi bị lừa tình, đoạt tiền…

Facebook là một nơi có thông tin tự do. Nó như một tờ báo tổng hợp. Trước đây,  mỗi thành phố có vài ba tờ báo, để có hình ảnh, bài vở tin tức in báo, rồi mướn đưa được tờ báo đến người đọc, phải qua biết bao khâu in ấn cực nhọc, lâu lắt. Facebook hiện có hơn một tỷ tài khoản trên khắp thế giới, có nghĩa là có tới một tỷ tờ báo tư nhân, viết bằng đủ loại ngôn ngữ, không nhà nước độc tài nào có thể kiểm duyệt nổi.

Người Việt, kể cả trong nước ngày nay có thể xem tin mật về Hội Nghị Thành Đô hay tin về Trịnh xuân Thanh, xả thải của Formosa… trong khi ấy thì tại Việt Nam, 700 tờ báo khác im re. Người dân ở các nước không có tự do báo chí thì khoái facebook vì ở đó họ có thể xả ra những điều họ muốn nói.

Nhưng bạn cũng có thể gặp tin giả, tin thất thiệt… Nhiều con vịt hay “nói thiên nói địa, tào lao xí cố” nhiều nhứt trên face. Người đọc cần tỉnh táo để biết đâu là chánh đâu là tà. Những thông tin nầy lan nhanh lắm vì một đồn mười, mười đồn trăm… chỉ một thời gian ngắn thì ai cũng biết. Nhanh hơn báo chí và truyền hình rất nhiều, thành ra những chánh quyền độc tài rất sợ facebook vì nó moi móc những chuyện xấu của họ.

Bên cạnh facebook còn có một website khác cũng là mạng xã hội là Twitter. Chắc bạn biết chuyện ông Donalds Trump hay lên mạng nầy để viết phát biểu vào lúc 3 giờ khuya. Sau khi ông viết xong là có cả đám phóng viên, “dư luận viên”, của ổng chực chờ để tiếp tay và gởi tùm lum, và chỉ vài giờ sau là cả thế giới đều biết ông ta viết cái gì. Ông nầy biết sử dụng mạng xã hội để tự quảng cáo cho mình nhờ vậy mà giới trẻ biết đến không cần tốn tiền quảng cáo trên báo chí truyền thống. Đó chính là một trong những cách giúp ông ta kiếm phiếu và đắc cử tổng thống Mỹ, một chức vụ nhiều quyền lực nhứt trên thế giới.

Đối với hắn, từ ngày có facebook, hắn vui vẻ hẳn lên. Hắn yêu đời và phấn chấn hơn. Hắn mê phây lắm. Thậm chí có khi ngồi chờ vợ đi mua sắm thì hắn cũng mở điện thoại ra để coi có ai nhắn tin gì trên phây hay không (facebook có mục nhắn tin và có thể xem trên điện thoại thông minh). Đúng là mê phây!. Thảo nào vợ hắn hay hỏi: “Không biết trên phây có cái gì mà ông mê quá?”. Chàng ta chỉ im lặng mỉm cười tình tứ với vợ mà không nói gì.

Thời đại mới có “đồ chơi” mới. Trước đây hắn mê “meo” bây giờ mê “phây”. Hắn không mê rượu, mê cờ bạc, hay mê gái. Thôi đành cho phép hắn mê “phây” một niềm đam mê chắc không có hại gì cho lắm ngoại trừ mắt hắn bắt đầu mờ, bụng hắn bắt đầu phệ vì ngồi lâu bên máy tính./.

Minh Tâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Nhạc sĩ Cung Tiến