Hôm nay,  

Tạ ơn Mùa Thu Atlanta

09/10/201700:00:00(Xem: 13860)
Tạ ơn Mùa Thu Atlanta
Tác giả: Nguyễn Diệu Anh Trinh

Bài số 5238-19-31081-vb2100917

 
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

 
***
 

Mới đó mà hơn hai mươi năm rồi. Một ngày đầu tháng Bảy tôi được đặt chân đến và định cư tại Atlanta, thành phố êm đềm ở miền Đông Nam nước Mỹ, bên bờ Đại Tây Dương. Atlanta là thủ phủ của miền Nam, một vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc chiến hai miền Nam Bắc Mỹ, qua những dấu tích chiến tranh còn lưu lại.

Kể từ mùa hè năm 1996, với những kiến trúc mới hầu phục vụ cho thế vận hội Olympic thì đường phố của Atlanta được tu bổ và mở mang rất khang trang so với những tiểu bang lân cận.

Atlanta có nhiều cây xanh, đồi núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình, bốn mùa rõ rệt. Yếu tố lãng mạn cùng với bối cảnh thời hậu chiến: những nông trại bạt ngàn còn vương mùi khói súng, những thuơng binh hai miền cùng được điều trị và chăm sóc bởi các y, bác sĩ không phân biệt màu da ....là nguồn cảm hứng để Magaret Michell, người phụ  nữ Atlanta trẻ tuổi hoàn thành tác phẩm “Cuốn Theo Chiều Gió” một thời lừng danh.

Nhạc sỹ Anh Bằng trong tâm tình một người tha phương đã so sánh…  “Mùa thu nơi đây… buồn hơn mùa thu Sài Gòn nhiều…” Dường như cảm giác nhung nhớ đã khiến người xa xứ cảm thấy nơi đâu cũng buồn, không riêng gì mùa xuân, không riêng gì mùa hạ. Tôi vẫn lái xeđi làm về mỗi ngày, cái tất bật lo toan của đời sống không ngăn cấm tôi có thời gian mơ mộng hay cảm nhận vẻ đẹp của những con đường, những hàng cây bốn mùa thay lá.

  Atlanta, có mùa đông ủ rủ, lạnh và khô, thỉnh thoảng mới cóhoa tuyết rơi nhè nhẹ, là cơ hội cho trẻ con nôđùa ngoài trời bên cạnh ông người tuyết đủ kiểu ngộ nghĩnh. Cuối mùa đông cũng là khi đường phố rực rỡ với những ánh đèn màu giăng giăng cho mùa Lễ TạƠn, Lễ Giáng Sinh…

 Những ngày đầu năm mới vẫn được chào đón trong cái lạnh dưới không độ. Chỉ sau vài ngày nắng ấm, một đêm thức dậy đã thấy hoa nở trắng xóa, có khi là hồng cả một góc trời. Những con đường đẹp quanh co hai bên là hoa, hình như cả thành phố, chỉ thấy hoa chứ không có lá. Đó là khi mùa xuân về ngự trị. Khắp nơi, phấn hoa vàng rực bao phủđất trời, đem lại bao lời cằn nhằn vì những căn bệnh dịứng. Và rồi, một vài cơn mưa nhỏ, vài làn gió cuối mùa sẽ thổi những cánh hoa ngập tràn không gian, nhẹ nhàng như bông tuyết, bay bay trong gió, bay vào kiếng xe mỗi chiều đi làm về tạo cho người ta cảm giác vui vui, hớn hở.

 Mùa xuân kết thúc, lá cây thay cho hoa, xanh ngát hai bên đường, những thảm cỏ cũng bắt đầu cần bàn tay chăm sóc dưới cái nắng hạ. Lễ Chiến Sĩ Trận Vong vào cuối tháng năm bắt đầu cho mùa hè với những đợt nghỉ phép, du lịch đóđây. Mùa hè của các buổi nướng thịt ngoài trời, picnic tụ họp gia đình bạn bè… Trẻ con được nghỉ học, vui chơi thoải mái. Các rạp chiếu phim tấp nập hơn vàđường phố vắng những chiếc xe bus chở học sinh nên ít có cảnh kẹt xe vào giờ cao điểm.

 Một sớm mai lái xe đi làm phải dùng đến cái gạt nước để xóa màn sương trên kiếng; buổi chiều về cơn mưa nhỏ làm ướt cỏ cây. Những hạt mưa bé tí đủ nhạt nhòa con đường rất quen thuộc đã đi qua mỗi ngày,cùng lúc vớinhững tờ báo quảng cáo đầy màu sắc hấp dẫn: Ưu tiên giảm giá cho ngày khai trường… Đó đây, vài nụ hoa muộn màng trên những cành lêđủ màu sắc cũng bắt đầu rơi rơi theo gió thu. Những cánh hoa bé tíđược trải xuống thảm cỏ đều đặn như có bàn tay con người sắp lại…đó chính là thời khắc mùa thu đang đến với thành phố Atlanta.

 Tôi đặc biệt yêu thích mùa thu Atlanta, với những buổi chiều trên đường lái xe đi làm về, mở CD trong xe. “Một mai em nhé, có nghe thu về trên hàng lá khô. Ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa. Hạ còn nắng ấm, thấy lòng sao buốt giá…”  Bên ngoài, hai hàng cây bên đường vàng rực lá, một vài chiếc lá sớm lìa cành, theo làn gió bay vào kiếng xe trước mặt tôi, tất cả tạo nên một cảm giác lâng lâng khó tả.

 Atlanta có mùa thu vàng rất đặc sắc, do cây cối nhiều, đường phố cao nguyên nhiếu đồi, dốc, quanh co. Mùa thu đến khí trời mát mẻ, dễ chịu, màu vàng rực của lá thu làm sáng cả không gian. Một lần lái xe dạo chơi ở vùng Stone Mountain, tôi chiêm ngưỡng được vẻđẹp mùa thu đến ngẩn ngơ. Hãy cùng tôi tưởng tượng… đang lái xe giữa hai hàng cây rợp lá vàng, dưới đất cũng trải đầy lá vàng, khung cảnh thật êm đềm lãng mạn đến nỗi nhỏ bạn tôi phải thốt lên: “Nếu có đôi vợ chồng nào giận nhau tới mức độ sắp ly dị, sắp chia tay; chỉ cần đưa nhau lên đây, ngồi ở ghế đá, dưới hai hàng cây rợp lá vàng này mà tâm sự “Anh vuốt tóc em… một lần cuối…” thì chắc là… xé đơn ly dị, dắt nhau về xây lại to ấm quá!”

 Ngày còn bé, một con nhỏ mơ mộng là tôi khi đọc những vần thơ “Em nghe không mùa thu, lá thu rơi xào xạc, con nai vàng ngơ ngác…” tôi đã tưởng tượng ra mùa thu sao nên thơ quá! Thảo nào, bao nhiêu thi sĩ cứ chọn đề tài “thu”để viết nên những vần thơ tình lãng mạn. Lớn lên một chút, tôi lại ngạc nhiên, mùa thu nơi quê hương tôi, Đà Nẵng, miền trung nước Việt, đâu có lá vàng rơi rơi, nếu có thì cũng rất ít chiếc lá vàng úa, héo hắt. Tôi thầm thán phục cho trí tưởng tượng của ông thi sĩ xuất thân từ miền Bắc, nơi có mùa thuđẹp hơn quê tôi.

 Đọc truyện Kiều, tôi rất thích câu “Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san”. Cây phong không có ở quê tôi, sang đến Atlanta thì tôi mới biết loại cây có lá vàng, đặc biệt đẹp vô cùng khi mùa thuđến. Nhất là vào cuối mùa, cành cây phong từ dưới gốc lên đến ngọn bắt đầu thay màu lá. Màu rượu chát đậm đà từ dưới gốc, lên đến màu đỏ rực rỡ, từ từ là màu cam rồi chuyển sang màu vàng, gần đến ngọn cây là mà xanh non mượt mà của lá. Thêm vào đó, ánh nắng vàng nhạt của mùa thu tạo nên một khung cảnh đẹp, nhiều màu sắc nhưng lại có nét gìđó thật dịu dàng thơ mộng. Tôi nghĩ mùa thu Paris trong mấy bài hát xưa cũng đẹp đến thế, thơ mộng đến thế là cùng.


 Tôi xa quê hương nhiều năm, hình ảnh một thành phố miền biển trong hoài niệm của tôi bao giờ cũng đẹp. Không phải chỉ là cái đẹp của phố xá có con đường Bạch Đằng dọc theo bờ sông Hàn nên thơ, có ngọn núi Ngũ Hành xòe ra như bàn tay năm ngón hay bãi tắm Mỹ Khê cát trắng mịn màng. Đà Nẵng trong tôi đẹp với những kỷ niệm thời thơấu. Lần đầu cắp sách đến trường, lần đầu hảnh diện được mặc chiếc áo dài trắng nữ sinh thời trung học. Đà Nẵng đẹp với ngôi trườngNử Trung Học có những hàng cây bạc hà thoang thoảng mùi hương dịu dàng, có nhiều trò chơi nghịch ngợm trong lớp với lủ bạn học toàn là con gái. Đà Nẵng đẹp vì đó là nơi tôi từng mơ mộng, từng khóc cho hạnh phúc đầu đời chợt đến rồi đi như những cơn sóng vỗ bên bờ An Hải. Đà Nẵng đẹp nhất, vì đó là quê hương tôi, nơi tôi cất tiếng khóc chào đời cách đây hơn nửa thế kỷ.

 Vây mà… một ngày mùa thu khi lần đầu tiên về thăm Đà Nẵng cách đây nhiều năm, sau những buổi thăm viếng rong chơi với bạn bè, người thân, đêm đêm nằm lại trong khách sạn, tôi cố dỗ giấc ngủ mà sao không ngủ được, mãi cho đến khi trời sáng. Tôi nhớ Atlanta, tôi nhớ khoảng không gian tĩnh lặng, riêng biệt của mình. Tôi nhớ những buổi sáng lái xe đi làm trong cái lạnh mùa đông, vừa nhâm nhi ly café nóng, nhai vôi mẩu bánh mì nhỏ dằn bụng, và thưởng thức những bản tình ca mình yêu thích. Một ngày mới của tôi bao giờ cũng bắt đầu nhẹ nhàngnhư thế. Tôi nhớ khung cảnh mùa thu Atlanta buổi chiều đi làm về, tôi nhớ những con dốc, những đoạn đường quanh co đẹp như tranh vẽ.

 Tôi còn nhớ những tấm lòng vàng của người dân bản xứ, một bà cụ người Mỹ sẵn sàng chở tôi về một đoạn đường khi thấy tôi lơ ngơ, đi lạc; nhớ cô giáo da màu dạy English dịu dàng và rất ân cần, luôn có những cử chỉ khuyến khích tôi ngày tôi mới chân ướt chân ráo bắt đầu cuộc sống mới  nơi này. Tôi nhớ nụ cười của viên cảnh sát đã dừng xe giúp tôi thay vỏ bánh xe khi xe tôi nổ lốp ngoài xa lộ… Bao nhiêu điều, bao nhiêu người đã cưu mang tôi, lưu tôi lại nơi vùng đất này. Làm sao tôi không nhớ?

 Tôi còn miên man nhớ những sinh hoạt thuờng ngày, đều đặn nhưng không nhàm chán, nhớ những buổi chiều đi làm về thường bị kẹt xe, đôi mắt tuy mệt mỏi cũng nhận ra mùa thu đang về. Hai hàng cây bên đường lá đã chuyển sang màu đỏ rồi vàng rực. Đôi khi, vài cơn gió thoảng qua đưa những chiếc lá vàng lìa cành, bay tạt vào kiếng xe. Về đến nhà thì trời cũng đã chập choạng tối. Khí hậu đã lạnh xuống hơn nên cũng làm biếng, không muốn ra công viên chạy bộ.

Nấu, ăn tối vội vàng, dọn rửa, lấy sẵn phần ăn cho ngày mai cho vào tủ lạnh. Màn đêm đã phủ kín bên ngoài. Ba má đang xem tin Việt Nam, TV mở âm thanh tối đa. Tìm một chút yên lặng thật khó, đành ngồi xuống sofa, nhìn lên màn hình. Lại tin Việt Nam “… Miền tây nước lớn, đứng ngồi không yên, miền trung lũ lụt, suốt đêm không ngủ…” Rồi tin thế giới, nơi này động đất, nơi kia khủng bố, ôm bom tự sát làm chết nhiều người… Tôi bước vào giường ngủ với tâm trạng bất an. Không vui chút nào.

Thời gian trôi qua quá nhanh, chưa kịp thở mệt đã hết một ngày. Những năm trước đi làm nhiều hơn, đi chơi cũng nhiều hơn mà sao không thấy mệt mỏi. Bây giờ mới tuổi vào thu mà lực đã bất tòng tâm. Tuy vậy vẫn không dám than van. Có ba mẹ ở gần bên cạnh, công việc làm tuy căng thẳng nhưng vẫn có cơ hội để kiếm ra tiền. Mùa lạnh ngoài áo ấm, khăn choàng còn có máy sưởi. Chẳng may xe nằm chết máy ngoài đường còn co điện thoại di động để gọi người đến giúp.

Tuổi vào thu, tuy quá bận rộn với việc nhà, việc xã hội, sức khỏe bắt đầu xuống dốc nhưng may mắn là chưa phải trải dài đời sống trên giường bệnh. Lâu lâu, còn cónhững đứa bạn xa cả nửa vòng trái đất gọi “…T ơi, T à… Đà Nẵng mưa triền miên, ngồi nhìn mưa mà nhớ mi quá!” hoặc khi trái nắng trở trời, có đứa bạn khác quở: “…Đau hay răng mà giọng mi nghe khan câm vậy, uống thuốc chi chưa?”…

Nghĩ cho cùng, mình vẫn còn quá nhiều may mắn. Khi cả thế giới kinh tế trì trệ, công việc mình làm ngoài bảo đảm ngày ba bữa còn có tiền thưởng lai rai. Chiều lái xe đi làm về nhìn những người dân bản xứ đứng tụ tập đón xe bus ở các trạm dọc đường. Cảm thấy bản thân mình và gia đình đã được hưởng thật nhiều ưu đãi của đất nước này.

Muốn nói lên lòng biết ơn chân thành từ đáy lòng với cuộc đời. Tạ ơn cha mẹ đã cho con hình hài, khối óc và trái tim biết yêu thương, biết buồn đau, biết phân biệt sự khác biệt của ngọt ngào và cay đắng. Tạ ơn quê hương thứ hai đã cho tôi hiểu thấu đáo hai chữ tự do. Xin tạ ơn những sóng gió trong đời đã làm nên những thành công trong hiện tại. Tạ ơn bằng hữu đã từng chia vui sẻ buồn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời. Ta ơn những bờ vai đã sẵn sàng là chỗ dựa cho tôi thấm những giọt nước mắt khi đớn đau. Xin ta ơn cánh tay anh vững chải đã nâng niu, che chở em khi bình yên cũng như khi trái nắng trở trời. Tạ ơn sự hiện diện của đứa con gái bé bỏng đã khiến cuộc đời mẹ thêm thi vị, đã cho mẹ hiểu thế nào là lòng khoan dung, la “bao la như biển Thái Bình”.

 Không có ai có quyền được chọn lựa quê hương của mình, là nơi mình có phần số được cất lên tiếng khóc chào đời, là nơi chôn nhúm nhau, cắt cuống rốn; nhưng chúng ta có quyền chọn nơi mình sinh sống. Đó là lý do bao người đã bỏ mạng giữa biển khơi hay trong rừng thiêng nước độc, bao người đã chối từ danh vọng tiếng tăm, chỉ vì một sự chọn lựa.

 Tôi có duyên là người sinh ra tại Đà Nẵng với nhiều gắn bó khó quên trong đời. Rời quê nhà, đất lành chim đậu tôi may mắn lại được định cư ở xứ sở “Cuốn theo chiều gió’’này. Có việc làm để nuôi đời sống và nuôi luôn hy vọng, có một tình yêu như hoa nở mùa xuân, có mùa thu vàng cho tôi ươm đầy mơ mộng.

 Thời gian như dòng nước, chẳng bao giờ ngừng. Dòng sông bên lở bên bồi, đời người có buồn có vui, có đi có về. Bên ngoài, cây lá đang chuyển mình cho buổi giao mùa; mùa thu đời tôi cũng đang kề cận. Tạ ơn mùa thu đã mang về những cơn gió, hạt mưa, và nỗi nhớ cùng biết bao ân tình sâu lắng.

Yêu biết bao, mùa thu nơi quê hương thứ hai, Atlanta.

Nguyễn Diệu Anh Trinh

Ý kiến bạn đọc
10/10/201712:15:47
Khách
Cám ơn người viết, một bài tản mạn khiến mình hình dung phong cảnh hữu tình của Atlanta kèm theo giọng văn rất tình cảm, mong ước sẽ có dịp đến thăm thành phố "Cuốn theo chiều gió" để thuởng ngoạn mùa thu nơi đây.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,254,874
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến