Hôm nay,  

Nữ Hoàng Liều

15/09/201700:00:00(Xem: 15367)
Nữ Hoàng Liều
Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 5217-19-31060-vb5091417

Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.


***
 

Sàigòn bị đổi tên, bố mẹ tôi bị "mất dạy”, thầy cô giáo ra chợ trời kiếm sống. Bố thu mua radio, bàn ủi, quạt máy…, mẹ vào nhà người ta mua quần áo, giặt sạch, sửa vá, cắt may thành áo con nít bán.

Vài năm chạy chợ trời, thầy cô nâng cao tay nghề chuyển sang mua mão thùng quà Mỹ phân loại thuốc tây, vải, son phấn, bánh kẹo… bán lẻ.

Thêm vài năm bị công an rượt đuổi ngoài chợ trời, thầy cô chuyển hướng thu mua thuốc tây phân phối cho bạn hàng mang về tỉnh bán.

Mười năm mưa gío chợ trời giọt ngắn giọt dài thủi thân dân "Thua Cuộc” khi bị công an hốt về phường mắng nhiếc, thầy cô quyết đổi đời, không thèm làm mồi cho vixi cướp bóc, hùn vốn với bác Gia mở tiệm thuốc tây, đóng hụi chết cho cán cuốc để được yên thân buôn bán.

Năm 92 bác Gia đi Mỹ theo diện HO, bố mẹ không đủ tiền mua lại phần hùn của bác nên đành giải nghệ, sang nhượng tiệm thuốc tây cho người khác.

Bố trở về nghề đồ điện ra chợ Tân Định mở sạp hẳn hoi, mẹ chán cảnh chợ trời ở nhà lo cơm nước.

Đầu thập niên chín mươi Sàigòn "mở cửa", ngoại quốc đổ vào VN kinh doanh, Hồng Kông, Đài Loan, Singapour, Nhật, Pháp, Mỹ …đặt bản doanh trong cao ốc trên đường Tự Do, tên Tự Do bị vixi đổi thành Đồng Khởi nên Sàigòn dạo đó có câu vè "Đồng khởi lên rồi mất Tự do".

Dì Út làm việc cho hãng Đài Loan trong cao ốc này, nghe tin hãng thuốc lá Pháp Seita cần thư ký, dì bảo mẹ đến xin việc.

Nhờ có vốn tiếng Pháp nên mẹ được ông Giám Đốc nhận ngay, với chức danh thư ký của giám đốc nhưng kiêm luôn vai kế toán, trưởng phòng nhân sự, quảng cáo thương mại…

Mẹ tuyển sinh viên mang thuốc lá mẫu đi chào hàng, chọn thủ kho và nhân viên bốc vác, những công việc mẹ chưa từng làm nhưng phải liều mạng nhận việc để kiếm sống.

Gíam đốc Tây nhận mẹ vào hãng vì mẹ rành tiếng Pháp, về chuyên môn làm tới đâu học tới đó, khi nào bí GĐ trực tiếp giải quyết.

Mỗi tuần ông Tây ra cảng Sàigòn nhận thuốc lá nhập kho và đi thu tiền các đại lý về giao cả bao bố tiền cho mẹ đếm rồi nộp ngân hàng.

Tuy làm việc vất vả nhưng mẹ vui, vì xếp Tây coi mẹ như người nhà, tin tưởng mẹ tuyệt đối, có lần tiền nhiều quá mẹ đếm không xuể bắt ông đếm phụ, ông từ chối vì hôm đó có hẹn với cô bồ trẻ.

Ông vã lã:

- Bà ráng giúp tôi đi, ngày mai bà nghỉ bù, tôi không thể lỡ hẹn chiều nay.

Mẹ bực mình nhưng không nỡ làm khó gã Tây tuổi đáng em út mình, nhưng hù cho ông rét:

- Được rồi, tôi đếm tiền rồi để lại văn phòng, sáng mai ông mang ra ngân hàng mà nộp.

Ông nài nỉ:

- Đếm xong bà mang qua ngân hàng nộp ngay giúp tôi, để tiền trong văn phòng qua đêm rủi có chuyện gì tôi cụt vốn mất.

Nói xong ông chuồn nhanh sợ mẹ đổi ý, sau năm năm làm ăn khấm khá, Seita tuột dốc đóng cửa, mẹ thất nghiệp đành trở về nghiệp nội trợ.

Tôi đang học năm thứ nhất đại học Kinh tế, cô bạn thân rủ tôi ghi tên đi du học Mỹ, mẹ chạy mượn tiền khắp nơi trang trải chi phí thủ tục hành chánh và đóng tiền trường bên Mỹ cho tôi đi học.

Ngày tôi lên đường mẹ vét sạch tiền nhà đưa tôi tám ngàn đô la dằn bóp rồi nhảy ra sạp radio, quạt máy…ngoài chợ Tân Định phụ bố.

Sau đó dì Út báo Công ty vàng bạc đá quý C.B đang tuyển thư ký GĐ, mẹ đâm đơn xin việc, qua phỏng vấn GĐ đòi hỏi thư ký phải thông thạo tiếng Anh Pháp, tuy là hãng Tây nhưng vì cung cấp nữ trang cho Hồng Kông, Úc, Thái Lan…nên phải nói tiếng Anh như tiếng Tây.

Mẹ nhận việc mà run vì tiếng Anh mẹ trả lại "Hội Việt Mỹ” hết phân nửa, nhưng phải liều mạng vì mức lương gần một ngàn đô la một tháng, cộng với tiền buôn bán chợ trời của bố, mẹ có thể tiếp tế cho tôi năm đầu tiên.

Ban ngày làm thư ký song ngữ, chiều tan sở mẹ cắp sách đến lớp Anh văn cấp tốc để có thể soạn thư từ, hợp đồng cho Giám Đốc và làm việc với khách Thái Lan, Úc… qua điện thoại.

May mà tiếng Anh có một số chữ giống tiếng Pháp nên mẹ soạn văn thư, đơn đặt hàng, hóa đơn… không khó, chỉ khi làm việc qua điện thoại với khách Hồng Kông, Singapour… xì thẩu nói tiếng Anh với giọng xì dầu nước tương làm mẹ "rối bời tâm can".

Nghe mẹ than đôi khi líu lưỡi khi trao đổi với khách bằng điện thoại, dì Út thở dài:

- Chị liều thật, may là công ty bán nữ trang chứ nếu chị làm cho hãng bào chế dược phẩm chắc chết thiên hạ.

Trời thương mẹ làm việc ở đây hơn mười năm cho đến lúc bố mẹ đi Mỹ đoàn tụ với gia đình chúng tôi, hãng trả tiền hưu và thâm niên hơn mười ngàn đô la.

Vào tuổi 59 một lần nữa mẹ lập nghiệp trên đất khách, dằn bóp thẻ xanh, học ESL, học lái xe, học Nail vì nghề này không kén thợ trẻ đẹp, thu nhập khá nhưng phải kiên nhẫn tận tụy với khách và hòa nhã với đồng nghiệp.


Biết phận trâu chậm, mẹ xách túi lên Ohio tiểu bang lạnh xa nơi phồn hoa đô hội Little Sàigòn, xin một chân "đắp bột" trong tiệm Nail lớn của cô Tư em của bố.

Tuy mẹ là chị dâu của bà chủ, nhưng là ma mới, tay nghề yếu nên mẹ cố chăm chỉ làm việc, chịu đựng  những cặp mắt cú vọ, những câu móc méo của đám ma cũ đa số đáng tuổi con cháu.

Ngày nào chả có vụ giành giật khách, tụi nhỏ chửi bới nhau tung toé thô lỗ, cảnh này làm mẹ nhớ thuở bán chợ trời sau năm 75 khi bị công an rượt đuổi, trấn lột sạch túi, chị em bạn hàng vừa chửi vừa khóc chứ không ồn ào như mấy nhóc này.

Một hôm có bà Mỹ trọng tuổi bước vào tiệm, bà là khách quen nhưng thợ không thích làm cho bà vì bà có tật chuyện huyên thuyên làm họ mất thời giờ và mất khách, nên họ giao bà cho mẹ.

Sau vài câu trao đổi sơ giao, bà Mỹ mở đài phát thanh kể "chuyện đời tui", bà người Pháp lấy chồng Mỹ thế kỷ trước, cháu nội ngoại có đủ nhưng bà rất cô đơn vì chồng bà đã mất năm ngoái.

Bà than:

- Tôi vừa về Pháp thăm gia đình, cha mẹ tôi đã qua đời, anh chị còn vài người, trở qua đây tôi nhớ nhà quá, thèm được nói tiếng Pháp mà có ai cho mình nói đâu.

Mẹ cười ưng ý, đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh, từ lúc sang đây mẹ vật lộn với tiếng Mỹ hơi khác tiếng Anh học bên nhà, cũng nhớ tiếng Pháp như bà.

Mẹ hỏi bà:

- Bà nghĩ sao nếu tôi nói tiếng Tây với bà?

Bà trố mắt:

- Bà không đùa chứ?

Từ đó hai kẻ nghiện nghập tiếng Tây trao đổi "nhật ký đời tui", đám ma cũ trút gánh nặng lên vai mẹ nên bớt gấu ó xiên xỏ như lúc đầu, mẹ có bà khách ruột để ôn lại Pháp văn dù không thông dụng trên đất Mỹ.

Hồi học lớp ESL, mẹ lấy thêm lớp tiếng Pháp với cô giáo Mỹ, thầy trò trong giờ giải lao xi xô xí xào tiếng Tây, cô giáo phát âm giọng Mỹ lơ lớ, mẹ giọng "Tây lai", câu nào hai bên chưa nghe rõ, đồng thanh "N’est ce pas?” (có đúng thế không?), vậy là cả hai cùng cười.

Có lần mẹ nghỉ bệnh vì bị sốt nặng, bà đầm phải đưa chân tay cho một cô trẻ chăm sóc, theo thói quen bà lại kể lang mang chuyện đời bà, cô nhỏ không rành tiếng Anh nên cứ "yes » lia lịa cho qua chuyện nên mới sinh chuyện.

Kể đến đoạn đêm đầu tiên chồng bà mất, bà than thở:

- Đêm đó tôi không tài nào chợp mắt, tôi buồn đến muốn chết theo ông ấy ngay lúc đó.

Bà bỏ lửng câu nói như người mất hồn, cô nhỏ lịch sự đáp ngay:

- Yes.

Tiếng "yes” làm bà hoảng hồn, bà nhìn cô trân trân hỏi:

- Cô nói sao?

Đám ma cũ có đứa lên tiếng tránh cô nhỏ kia:

- Má ơi, chồng bả chết má không an ủi mà còn xúi bả chết theo là sao?

Cô nhỏ thất kinh hồn vía bèn xin lỗi bà và lánh xa bà từ đó.

Ngày mẹ đi làm trở lại, đám nhóc "sang tay" ngay cụ khách quí cho mẹ "làm của", dĩ nhiên bà cụ cũng chỉ đến tiệm khi đã lấy hẹn với mẹ.

Năm năm hành nghề Nail, tay nghề của mẹ khá hơn lúc đầu nhưng không thể bảnh như đám nhóc nhanh nhẹn khéo tay nên lương của mẹ thuộc loại xếp hạng bét, vậy mà mẹ cũng gom được vài chục ngàn sau khi giải nghệ.

Giã từ Ohio bố mẹ về Las Vegas "lập nghiệp hưu trí" vì cả hai đã trên sáu mươi lăm tuổi, tôi chở mẹ đi tìm một căn nhà nhỏ để bố mẹ an hưởng tuổi già.

Tôi là thổ địa thổ công gần hai mươi năm nay, vậy mà căn nhà nào tôi chấm mẹ cũng lắc đầu, mẹ đòi tiêu chuẩn "rẻ, bền, đẹp…"

Giời ạ, mấy lần mẹ liều lĩnh "hành nghề tay trái" không liên quan đến nghề giáo của mình, tuy vài lần "thoát nạn" trong tầm tay nhưng khá thành công, lần này thì tôi "chạy làng" mẹ luôn.

Thời buổi nhà ít người đông, cán cuốc theo chân xì thẩu đỏ mang cả tỷ đô la qua Mỹ "tỵ nạn thanh trừng nội bộ" giá nhà bị thổi lên tít mây xanh, mẹ có bao nhiêu tiền mà đòi hỏi như rứa.

Cuối cùng mẹ chọn căn nhà ba phòng ngủ có sân cho bố trồng rau muống, rau lang, rau quế, húng… gần bên Sở Cảnh Sát, giá vừa túi tiền tích lũy của mẹ nên không cần vay ngân hàng.

Sáng đi coi nhà, trưa ký giấy và đặt tiền cọc mua nhà, bố ngăn cản cách chi cũng không được, chiều tôi đi làm về nghe bố "báo cáo" tôi đầu hàng nữ hoàng liều thứ thiệt.

Vài tháng sau theo thông tin của giới địa ốc, căn nhà của mẹ tăng lên 30 ngàn đô la so với giá mua.

Mẹ tôi đó, liều lĩnh chạy chợ trời mặc cho công an rượt đuổi, liều mạng làm cho ngoại quốc mà vốn liếng chỉ có tiếng Tây nằm lòng chứ không có mảnh bằng kế toán, thương mại lận lưng.

Qua Mỹ mẹ làm liều gia nhập nghề Nail, một nghề cạnh tranh khốc liệt khi đồng tiền lên ngôi đế vương hạ đo ván đạo đức nhân cách, mẹ thản nhiên thử vận không bán rẻ tư cách nhà giáo của mình.

Mẹ tôi đó thân gầy nhỏ bé từng dương đông kích tây, chịu bao nhiêu dâu bể để lo toan cho chồng con, bây giờ kiêm thêm nghề đưa đón hai đứa con tôi đi học dù đã đến tuổi nghỉ ngơi.

Nữ hoàng liều của tôi từng làm liều nhiều chuyện ú tim, nhưng bây giờ bảo mẹ làm liều chạy thử trên Freeway chơi thì Nữ Hoàng tuyên bố "từ chức Liều" vì mẹ còn quá yêu con cháu, yêu đời, yêu xứ Mỹ dễ thương.

Đoàn Thị



Ý kiến bạn đọc
19/09/201702:11:23
Khách
Đằng ấy bị độc giả bị đục mấy tháng trước, nay hết đau nên thò mặt ra để bị đục tiếp hay sao?
17/09/201716:24:19
Khách
Ông Trung đạo,
nếu nói như ông thì khi đề bài thi đưa ra là "Hãy tả con gà", nếu người làm bài đã nổi tiếng thì vẫn được phép tả con vịt à? Thật tôi không hiểu tại sao có rất nhiều người coi cái tên "Viết Về Nước Mỹ" và luật lệ của nó không ra gì. Không hiểu những người này không hiếu tiếng Việt hay thuộc loại "dễ tính"?
17/09/201716:21:38
Khách
There is a distinct, crystal clear, difference between Rules and Policy, i.e., rules are created to be broken whereas policy is rigid, not able to be changed or adapted, and therefore it cannot be deviated under any circumstances.

Hope this helps and ends the controversy once and for all.
17/09/201703:38:35
Khách
Trả lời cái ông "khách tự phong giám khảo:" Ai mới bắt đầu viết , còn dở, thi phải theo quy tắc VB đề ra..... đúng, y như mới tập thiền phải ngồi kiết già, hít thở, kềm chế vọng tâm lăng xăng, giữ tâm vắng lặng hay chú ý vào hơi thở,hay như học sinh phải học chính tả, đọc sách để thi cử. Nhưng khi đã nổi tiếng là viết hay,thì viết đề tài gì cũng được, cũng hay, khoogn cứ phải là ở chuyện ở Mỹ, y như khi đã đạt đạo rồi thì đi đứng nằm ngồi gì cũng là thiền cả, không cần phải theo qui luật gì cả. Y như khi đã ra giáo sư rồi thì đâu cần phải cầm sách dạy học trò, cứ ngửa mặt nhìn trời thao thao bất tuyệt cũng ăn tiền.
16/09/201716:05:02
Khách
đề nghị nên có những bài đăng về một số người VN "tào lao" bên đất Mỹ. Gọi là "tào lao" vì lúc ở VN KHÔNG NGHỀ NGHIỆP nhưng được bão lãnh diện anh em . Khi qua được Mỹ cái gì cũng tô hồng , thậm chí "nỗ" với người trong nước. Nên đăng vì đay là chuyện cười ra nước mắt . Những thành phần này ở nước Mỹ chỉ làm nhục cho dân VIỆT mà thôi
16/09/201702:34:18
Khách
ĐÚng vậy, có nhiều tác giả quốc tịch Mỹ , thành công dân Mỹ, đi du lịch Âu châu, Việt Nam, Nhật, Úc... viết bài kể những điều mắt thấy tai nghe ngoài nuớc Mỹ để thay đổi không khi cũng bị mấy ngừời đầu óc hẹp hòi, ít học, chỉ trích là khôgn dính gì tới MỸ mà đăng lên VVNM. Dân MỸ đi học, đi làm, ăn nhậu... thì cũng phải cho họ đi chơi , du lịch chỗ này chỗ kia chứ. Du lich cũng là 1 sinh hoạt của người Mỹ vậy. Ở xứ Mỹ tự do , đầu óc phải thoáng, "open-minded " mới xứng đáng "được" là dân Mỹ chứ.
16/09/201702:19:08
Khách
Nội dung hay- tác giả thuật lại cuộc đổi đời của người mẹ- vốn là một nhà giáo và thông thạo Pháp ngữ- sau ngày nước mất. Lời văn gọn gàng, mạch lạc, và pha lẫn dí dỏm tỉ như "xì thẩu nói tiếng Anh với giọng xì dầu nước tương làm mẹ "rối bời tâm can", "Từ đó hai kẻ nghiện nghập tiếng Tây trao đổi "nhật ký đời tui". :)
15/09/201721:20:12
Khách
Bài có nói những hoạt động và kinh nghiệm ở nước Mỹ như học ESL, học lái xe, học nail, rồi làm nail, mua nhà, sao lại bảo là không liên quan gì đến nước Mỹ?
15/09/201718:09:19
Khách
Lại một bài chẳng liên quan gì đến nước Mỹ được VB cho đăng trên mục Viết Về Nước Mỹ. Xin trân trọng đề nghị VB mở mục viết về VN hay vìết văn chung chung để cho những bài lạc đề như vầy vào đó. Thật đáng buồn khi các bài chẳng liên quan gì đến nước Mỹ như vầy lại trúng giải cuộc thi Viết Về Nước Mỹ. Rõ ràng trong thể lệ cuộc thi ban tổ chức nói rằng các bài viết có càng nhiều chi tiết vể hội nhâp vào nước Mỹ càng tốt.
Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ khởi đầu, năm 2000, có ghi rõ: "Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ."

Đây là cái link: https://vvnm.vietbao.com/a239020/hop-mat-viet-ve-nuoc-my-16-thang-8-2015-20-tac-gia-se-nhan-giai-nam-thu-xvi
15/09/201716:23:51
Khách
Bai` viết hay quá.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,309,959
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.