Hôm nay,  

Tôi Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ 2017

26/08/201700:00:00(Xem: 10748)

Tác giả: Năng Khiếu
Bài số 5201-19-31044-vb7082617

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017.

* * *

blank
Tác giả và nhà văn Nhã Ca.

Sáng sớm ngày 14 tháng 6 năm 2017, ông xã tôi đi uống cà phê về, tay cầm tờ Việt Báo cười tươi đưa cho vợ. Chưa hiểu chuyện gì, nhưng nhìn nét mặt tràn đầy niềm vui của anh, tôi liên tưởng tới lúc anh tặng tôi cành hoa hồng ngày Valentine. Thì ra tôi có tên trong danh sách vào chung kết Viết Về Nước Mỹ.

Hồi hộp và chờ đợi rồi ngày vui cũng đến. Chúa nhật 13-8-2017, vào lúc năm giờ chiều, tôi đi dự lễ trao giải và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ, năm thứ mười tám – 2017. Từ nhà tôi ở góc McFadden và New Land thành phố Westminster, đến nhà hàng Moonlight Restaurant nằm trên đường Beach rất gần, nên đến đúng giờ. Nhà hàng nằm trong khu chợ Thuận Phát, chẳng xa lạ gì đối với tôi.Thường ngày tôi vừa đi chợ vừa đi bộ exercisemất khoảng 15 đến 20 phút. Nhưng hôm nay trịnh trọng hơn, với bộ áo dài ủi thẳng nếp, giầy cao gót, không đi bộ, đã có tài xế riêng (ông xã) lái xe mất chừng mươi phút thì đến nơi.

Tấm banner “Lễ trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ” nổi bật trước cửa nhà hàng. Bên trong trang trí thật trang trọng. Các cô ban tiếp tân trong chiếc áo dài gấm truyền thống, làm tăng vẻ đẹp cho buổi lễ. Bước vào cửa còn đang ngơ ngác, thì nghe tiếng cô Hằng gọi: “Chị Năng Khiếu phải không?” Tôi nhận được tấm bảng đỏ khắc tên mầu trắng, hình chữ nhật nho nhỏ xinh xinh, còn đang ngắm nghía, thì đã có một cô trong ban tiếp tân đến cài lên áo cho tôi, và dẫn tôi đến chiếc bàn cao, để cùng với các tác giả lãnh giải, đứng ký tên vào mười cuốn sách đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XVIII.

Nhìn qua bên phải, ban tổ chức đã kê sẵn một bục gỗ trải thảm đỏ, trên tường treo một tấm phông lớn, có hình Nữ Thần Tự Do đứng bên cạnh hàng chữ đậm nét “Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ Chào Mừng Tác Giả Và Quan khách”, để bà con xếp hàng đứng chụp hình. Gặp Chị Nhã Ca đang chụp với vài người bạn, tôi nhanh chân xin phép để chụp chung với nhà văn nổi tiếng mà tôi rất ái mộ, tấm hình làm kỷ niệm.

Chúng tôi mời ông thông gia cùng tham dự lễ trao giải thưởng, nhân tiện nhờ ông chụp mấy tấm hình làm kỷ niệm để đời. Ông thông gia chuyên nghiệp bấm máy, nên hy vọng năm nay hình sẽ đẹp hơn. Vì năm ngoái tôi được lãnh giải Đặc Biệt lần đầu, ông xã chụp bằng chiếc iphone cũ nên “mơ huyền”. Tiếc mãi! Những tấm hình mờ ghi lại “giây phút quan trọng”.

Khách đến tham dự rất đông, khoảng ba bốn chục bàn, tìm mãi mới thấy bàn số 12. Chúng tôi được xếp cùng bàn với chị Trương Ngọc Bảo Xuân, và Chú Chín Cali. Thật hân hạnh, được hàn huyên với hai cây bút mà tôi rất ngưỡng mộ. Nhưng chị Bảo Xuân không ngồi yên một chỗ được, chị bận rộn chạy tới chạy lui. Ngồi đối diện là một vị đã qua ngưỡng trung niên, có bảng tên màu đỏ gắn trên áo, tôi vội xin lỗi: “quý danh anh là gì?”

Anh nhanh nhẹn: “Chú Chín Cali”.

Tôi reo lên mừng rỡ như đã quen từ thuở nào, thì ra mình đọc bài viết riết, rồi tự nhiên thấy như người bạn biết tên mà không biết mặt. Chú hỏi lại tên tôi xong, phán một câu xanh rờn:

- Trời! Tôi tưởng chị Năng Khiếu già lắm chớ, ai ngờ trông “cũng trẻ”.

Tôi nói:

- Chú Chín Cali cũng vậy, trẻ hơn tôi tưởng tượng.

Chú cười rồi nói:

- Chú tức là là “chú em” mà, sao già được.

Nhưng dù sao cũng không thể gọi là anh được vì chẳng lẽ kêu: “Anh Chú Chín Cali à!”. Chắc chỉ có chị ngồi bên cạnh mới gọi là anh thôi. Vì ước chừng anh chỉ hơn tôi độ vài tuổi, tôi chợt nhớ tới bài hát của NS Anh Thy “Đừng gọi anh bằng chú”.

Ngồi bên chị Trương Ngọc Bảo Xuân, mà chưa biết chị sắp lên nhận chức Chánh Chủ Khảo. Nhớ tới câu chị viết: “Chưa quen, lạ thay! Khi không bỗng thấy nhau thân thiết…”. Đọc bài chị Bảo Xuân viết, thấy chị có hoàn cảnh giống tôi ở điểm, cha mất sớm, là con gái lớn trong gia đình, luôn cảm thấy có trách nhiệm với mẹ và các em (không phải thấy người sang bắt quàng làm bạn đâu). Nhưng chị là một người đàn bà đảm đang, và nhẫn nại như chị viết trong bài: “32 năm người Mỹ và tôi” chị đã vượt qua bao khó khăn của cuộc sống, để giữ vững được hạnh phúc gia đình. Đoạn kết câu chuyện thật có hậu. Như ước mong chị đã đưa mẹ và các em “Đi khỏi nước Việt Nam, khỏi nơi đầy thù hận, đầy bất công…”. Và “Mừng thôi là mừng, sau cơn mưa trời sáng sủa hơn…”

Tôi thầm phục chị Bảo Xuân vì chị luôn vươn lên không ngừng nghỉ, bằng chứng là chị thay ông Nguyễn Xuân Nghĩa làm đương kim Chánh Chủ Khảo. Ngồi cạnh chị tôi muốn nói chuyện với chị thật nhiều. Nhưng chị phải lên sân khấu để phát biểu, nên thấy chị có vẻ căng thẳng và lo lắng. Đến khi từ sân khấu xuống, chị vui hơn, nhưng lại thấm mệt. Chị có giọng nói nhẹ nhàng chân thật, và dễ mến của người miền Nam, nhưng trong chị có một ý chí mạnh mẽ. Điều nhớ nhất là chị nói với tôi và Chú Chín Cali: “Viết thật và viết thẳng vào vấn đề, đừng vòng vo tam quốc”. Chị đã mở cho tôi một con đường mà bấy lâu nay, mỗi lần viết bài tôi cứ lúng túng phần mở đề, để dẫn truyện, trong khuôn khổ một truyện ngắn. Để tôi mạnh dạn viết bài cảm nghĩ này.

Tiếng ồn ào trong nhà hàng càng về cuối càng lớn. Tôi phải ghé sát tai gần chị để lắng nghe thêm: “Em viết bất cứ bài gì, em phải làm sao để cho người đọc học được cái gì trong bài viết của em”, Tôi lập lại: “Tức là bài viết phải có một thông điệp gửi đến độc giả phải không chị”. Chị đã chia xẻ với chúng tôi, những kinh nghiệm quý giá. Cám ơn chị Trương Ngọc Bảo Xuân thật nhiều.

Tại đây tôi cũng hân hạnh được hội ngộ với các tác giả cũ cũng như mới, các anh chị rất thân thiện. Phải nói rằng tôi rất khâm phục nhiều tác giả thuộc giới trẻ, như Hoàng Đình Minh Long đứng cạnh tôi khi lãnh giải, cao ráo, đẹp trai, là người học thành tài trên đất Mỹ, mà không quên tiếng Việt, không quên quê hương Việt Nam, chịu khó viết nhiều bài hay, và ý nghĩa.

Tôi gặp cô Tường Vy, cô có cặp mắt to đen rất đẹp. Tôi thầm nghĩ, cô này thời học trò chắc nhiều anh “trồng cây si” lắm đây. Tính đến cám ơn, nhưng thấy cô bận rộn quá. Nhớ năm ngoái tôi lãnh giải đặc biệt, ngồi cùng bàn với anh chị Nguyễn Văn Hưởng, cô Tường Vy đến nói chuyện với anh Hưởng, rồi quay qua tôi dặn dò: “Về nhớ viết tiếp nha! Nhận giải thưởng rồi, đừng im re luôn đó!”. Tôi cười gật đầu, cho là có lý và tôi tiếp tục viết, tiếp tục gởi bài, vì tôi cảm thấy mình còn một món nợ tinh thần với Việt Báo. Tôi viết để nhớ ơn những người đã sáng lập ra chương trình Viết Về Nước Mỹ. Để cám ơn qúy vị trong ban tuyển chọn đã để mắt đến bài viết của mình, chứ không dám mộng lãnh được giải danh dự như hôm nay.

Như thường lệ hàng năm, nữ tài tử Kiều Chinh có đôi lời chào mừng quan khách, đại diện Việt Báo để mở đầu chương trình, do sự giới thiệu của MC Thụy Trinh xinh đẹp và duyên dáng, cùng MC Hoàng Dũng ứng xử lưu loát, đã điều hợp buổi phát giải thưởng từ đầu tới cuối rất trôi chảy và sống động. Văn nghệ năm nay, nổi bật với tiếng hai tiếng hát, ca sĩ Thương Linh và ca sĩ Khánh Ly trầm buồn, cô hát một lúc ba bản nhạc. Với tuổi của cô mà còn giữ được làn hơi dài và mạnh, không khác gì ngày xưa.

Tiếp đến là tiết mục phát giải thưởng. Gồm chín giải Đặc Biệt. MC đọc tên từng người lần lượt lên sân khấu để lãnh phần thưởng, được trao từ tay các giới chức trong chính quyền, các nhà bảo trợ, các anh chị tác giả đã lãnh giải quán quân của những mùa trước, và các vị trong tòa soạn….

Xen kẽ trong các mục văn nghệ. Tiếp tục phát giải viết văn Trùng Quang, năm nay thuộc về tác giả Mỹ Đức Phạm Nguyễn. Rồi đến tám tác giả vào chung kết, có năm người lãnh giải danh dự, trong đó có tôi.

Trên màn hình lớn là những trích đoạn của ba tác giả lãnh một giải nhất cho cả tác giả tác phẩm, vá hai giải nhì, một cho tác giả trong năm và một cho tác phẩm trong năm. Những hình ảnh minh họa được chiếu lên,theo lời dẫn giải cho khán giả thưởng lãm tài văn chương của ba người. Giải quán quân vinh danh tác phẩm và tác giả, thuộc về tác giả Iris Đinh qua tác phẩm “Chuyện Góc Bếp” và bài viết thư`1 hai, "Con Bé Nổi Loạn và Rùa Đá". Giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2017 thuộc về “Chú Chín Cali” với bài thắng giải “Du Học Mỹ Trước 1975”. Giải Vinh Danh Tác Giả thuộc về Lê Nguyễn Hằng với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”. Tiếp đến là phần phát biểu của ba tác giả, đã chia xẻ một cách chân thành và xúc động, về hoàn cảnh, và lý do hình thành những bài viết này.

Trên sân khấu sáng rực ánh đèn của máy quay phim, chớp nháy của máy chụp hình, ghi lại những vẻ mặt tươi rói với nụ cười rạng rỡ, của những người được lãnh thưởng.

MC tiếp tục giới thiệu về cuốn sách “Viết Về Nước Mỹ “ Tuyển tập năm thứ XVIII-2017, mới ra lò còn nóng hổi, dày 552 trang, gồm 54 tác giả và gần sáu mươi bài viết giá trị. Viết đến đây tôi lại nhớ đến một người bạn hỏi tôi: “Tại sao bài của tao viết hay vậy mà gửi lên Việt Báo không đăng? Tôi không biết trả lời như thế nào? Dù rất muốn giúp bạn! Vây bạn tình cờ có đọc được bài viết này, bạn nên mua sách “Viết Về Nước Mỹ” để đọc sẽ có câu trả lời. Hôm đó tôi chỉ mua một ít cuốn tặng bạn ở gần thôi. Nếu muốn mua sách “Viết Về Nước Mỹ năm 2017” xin liên lạc với Việt Báo. Đặc biệt năm nay sách được ấn hành qua trang mạng toàn cầu, có thể đặt mua với trang mạng của Công Ty Amazon,. Xin tặng các bạn bài thơ:

Khi thua chẳng phải kém tài.
Học cho lúc thắng thấm bài khiêm cung.
Đường đời kiến thức khôn cùng.
Học hoài sẽ giỏi trùng trùng điều hay.
(Yến Nga)

Sau nhiều màn chờ đợi, mọi người đều đói bụng, nên thưởng thức các món ăn ngon lành, như trong tiệc cưới, của nhà hàng MoonLight. Cuối chương trình là tiết mục sổ số khá hấp dẫn, với những lô trúng giải giá trị của các nhà tài trợ.

Gần mười giờ tiệc vui chưa tàn. Ông xã tôi kêu mỏi lưng, tôi đành phải theo tài xế ra về trong tiếc nuối! Đến nhà tôi bỏ cái giỏ quà nằng nặng xuống, từ từ mở từng món một, gỡ sợi giây xanh đỏ, thắt nơ cẩn thận. Một cuốn sách bìa trước màu nâu đất, bìa sau màu vàng nhạt có tựa đề “Viết Về Nước Mỹ năm 2017” cột chung với một cuốn DVD nhạc thính phòng. Ở nhà hàng tôi đã liếc sơ sơ trong bao thơ thấy một cái check bên trắng, bên xanh nhè nhẹ, nhưng đối với tôi món nợ ân tình này rất nặng. Nặng hơn tấm “plaque” bằng gỗ có khắc tên tôi đậm nét, dưới cùng là hàng chữ Writing on America của Việt Báo tặng. Ba tấm “Certificate of Recognition” có đóng dấu và ký tên. Một cái là của ông Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal. Một cái nữa của ông Dân Biểu Liên Bang J. Luis Correa và một của ông Giám Sát Viên Andrew Do. Tôi rất trân quý những món quà vô giá này.

Ngày hôm sau, ông xã tôi treo hết trên tường, cùng với những tấm bằng Giải Đặc Biệt năm ngoái, đầy phòng family room, song song là các bằng Đại Học của các con tôi mà ông đã treo từ trước. Ông xã tôi than thở: “Mẹ con bà chiếm hết gần một bức tường, bằng này tới bằng kia, tôi chẳng có cái nào mà treo”. Tôi nói đùa:

-Hay là anh lấy tấm “giấy ra trại”đem đóng khung treo giữa nhà, để nhắc nhở các con, nhờ trước kia, Bố đã hy sinh tuổi trẻ, lao động khổ sai kiểu “nước sông công tù” ở các trường “Học tập cải tạo” của Cộng Sản tại Việt Nam, mà các con mới có những bằng cấp bên Mỹ này. Mẹ con emđâu dám quên công lao của anh.

Nghĩ lại mình, đến Mỹ thì bước vào tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”, trẻ chưa qua già chưa tới. Thoáng một cái mà bây giờ đã đến tuổi retire. Học thì cũng đã học rồi, làm thì cũng đã làm xong.Cuộc đời đã trải qua bao thăng trầm, chuyện quá khứ như gió thoảng mây bay. Nợ nần chữ nghĩa còn vương mang, sợ vài năm nữa không nhớ lại được gì. Nên tôi lọc cọc gõ, ghi lại những sự việc thực tế về đời thường của mình, hay những chuyện xảy ra chung quanh, mà không biết chia xẻ cùng ai.

Nhưng từ khi gửi bài vào Việt Báo được ban tuyển chọn đăng bài của mình, mừng quá. Tôi lướt tay trên bàn phím gõ liên tục gửi hết bài mới, lại lôi những bài viết trước kia còn lủng củng, sửa sang chỉnh đốn lại cho mạch lạc rõ ràng hơn. Rồi gửi đi để bài mình viết được nhiều người đọc, là hạnh phúc lắm rồi.

Vì ít ra tôi cũng làm được điều mình đam mê, như một niềm vui của tuổi về chiều. Trước là để rèn luyện khả năng viết của riêng mình. Sau là tìm tòi học hỏi thêm về computer và internet, để theo kịp những tiến bộ kỹ thuật của thế giới văn minh ngày nay. Không bõ công học hỏi, sau một thời gian tôi đã được Ban Tuyển Chọn Việt Báo nhận xét: “Tác giả đã đạt được bước tiến đáng kể, về cách viết, và cách đánh máy trình bày bản thảo”. Thật là một lời khích lệ quý báu, đã cho tôi một giá trị tinh thần lớn lao, trên bước đường viết văn của tôi.

Hai năm liền tôi dự lễ phát giải. Để được hiểu biết hơn qua những lời phát biểu của nữ tài tử Kiều Chinh về những bước đầu thành lập Việt Báo, của ông bà Trần Dạ Từ và Nhã Ca. Vì lòng đam mê phụng sự văn chương và nghệ thuật, mà ông bà đã thực hiện tờ Việt Báo với bước đầu khó khăn. Tài tử Kiều Chinh cũng nhấn mạnh đến giá trị của Giải Viết Về Nước Mỹ, đã cho mọi người có dịp kể lại những niềm vui nỗi buồn, nói chung là đủ vị cay đắng ngọt bùi, như têmn một cuốn sách bìa cứng đặc biệt tuyển chọn những bài đã được giải thường Viết Về Nước Mỹ năm 2000, năm mà Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đã đành mấy phút đặc biệt để chính thực tuyên dường giá trị lịch sử của chương trình Viết Về Nước Mỹ.

Ông Dân Biểu Liên Bang Lou Correa, thì cho rằng Chương trình Viết Về Nước Mỹ là công trình lịch sử và văn hóa. Cộng Đồng người Việt tại Mỹ, đã chịu khó chăm chỉ làm việc, tạo nên một phần lịch sử của nước Mỹ. Các thế hệ con cháu của người Việt mai sau Khi tự hỏi “mình là ai” nhờ đọc những tác phẩm Viết Về Nước Mỹ sẽ có câu trả lời thích đáng.

Cám ơn ban tuyển chọn Việt Báo Viết Về Nước Mỹ đã cho tôi cơ hội, góp một bàn tay nho nhỏ để duy trì bảo tồn tiếng Việt, và nền văn hóa giáo dục nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa. Cầu mong chương trình “Viết Về Nước Mỹ” luôn được sự đón nhậncủa các độc giả khắp nơi.

Năng Khiếu

Ý kiến bạn đọc
27/08/201716:32:58
Khách
To nguyen - That's b/c beauty is in the eye of the beholder and perhaps all the participants would argue from sunrise to sunset and feel offended and not speaking to each other for a long time at the end of the day.

Hope this helps.
26/08/201722:57:16
Khách
Tôi thấy có nhiều bài rất hay nhưng lại không trúng giải gì hết. Còn nhiều bài trúng thì có khi đọc lại không có gì hấp dẫn.
Sao không có giải Độc Giả Bình Chọn?
26/08/201720:28:36
Khách
Trước hết em xin nói sơ em là người cũng có hân hạnh đoạt giải đặc biệt.Đàn em NV Tới xin chào chị Năng Khiếu và anh Chú Chín Cal. Đọc bài của chị và nhìn hình thấy chị còn trẻ và đẹp lắm đối với 1 người đến tuổi hưu. Chú Chín thì em chưa biết mặt, chỉ hình dung qua lời văn mà thôi. Em rất tiếc không về tham dự được vì đang làm việc bên Trung Đông.Em vẫn theo dõi mọi hoạt động của mọi người từ xa, may nhờ bài của chị mà biết rõ hơn. Mong ngày về lại nhà, em sẽ lái qua Cali đến thăm tòa soạn VB.Mong chi NK và anh "chú chín Cali" viết không mệt mỏi để mọi người đọc. Kính
26/08/201712:38:53
Khách
(-Hay là anh lấy tấm “giấy ra trại”đem đóng khung treo giữa nhà, để nhắc nhở các con, nhờ trước kia, Bố đã hy sinh tuổi trẻ, lao động khổ sai kiểu “nước sông công tù” ở các trường “Học tập cải tạo” của Cộng Sản tại Việt Nam, mà các con mới có nhBài viết hay. hấp dẫn làm quên uống ly cà fe buổi sáng ngùi.ững bằng cấp bên Mỹ này. Mẹ con emđâu dám quên công lao của anh.)
TOI RAT THIC CAU NAY. LIKE. Bài viết hay. hấp dẫn làm quên uống ly cà fe buổi sáng ngùi.
26/08/201711:15:05
Khách
Đọc bài thấy thích quá nhất là mình được tác giả nhắc đến trong câu chuyện. Bức hình nào có mình trong đó bao giờ cũng đẹp hơn. Chín Cali xin được viết vài lời góp ý.
Năm nay có duyên nên tôi được xếp ngồi giữa hai cây viết tôi yêu thích là chị Trương Ngọc Bảo Xuân và chị Năng Khiếu. Chị Năng Khiếu thì tươi như hoa trông như đi ăn cưới còn chị Bảo Xuân thí lọ mọ với trở giấy viết tay có vẽ đăm chiêu căng thẳng . Lúc đó tôi chưa biết chị là ai nên muốn làm quen nhưng không dám vì chị có nhìn mình đâu mà chào! Chừng biết ra chị là Chánh Chủ Khảo đang đau khổ cố học thuộc bài diễn văn mà chị sẽ đọc trước đại hội. Chị than "Lớn tuổi rồi đọc hoài mà không nhớ nỗi!". Chị thật dễ thương, tánh tính cởi mở chân thật của dân miền Nam.
Năm nay tôi may mắn được ra mắt ba vị cao thủ vỏ lâm là chị Tường Vy, anh Phan và anh Tân và cây đại thụ nhà văn Cung Tích Biền. Không biết nhau thì thấy ngại ngừng nhưng biết rồi mới thấy các Tác Giả VVNM đều vô cùng dễ thương. Hình như có một sự kết nối vô hình khiến mọi người cảm thấy gần gũi nhau, có lẽ vì mình đã đọc bài của nhau quá nhiếu.
Cám ơn chín Năng Khiếu với bài viết thích thú.
Chú Chín Cali
26/08/201710:32:18
Khách
Đọc bài thấy thích quá nhất là mình được tác giả nhắc đến trong câu chuyện. Bức tranh nào có mình trong đó bao giờ cũng đẹp hơn! Xin được viết vaif đòng góp ý.
Chín Cali tôi năm nay có duyên được xếp ngồi giữa hai cây viết tôi yêu thích chị Trương Ngọc Bảo Xuân và chị Năng Khiếu. Chị Năng Khiếu thì lúc nào cũng tươi như hoa trông như đi ăn cưới còn chị Bảo Xuân thí lọ mọ với tờ giấy viết tay, có vẽ đăm chiêu căng thẳng Lúc đó tôi chưa quen biết chị nên muốn làm quen nhưng không dám vị chị có thèm nhìn ai đâu mà chào! Chừng biết ra chị là Chánh Chủ Khảo đang đau khổ học bài diễn văn mà chị phải đọc trước đại hội! Chị than" Lớn tuổi rồi đọc hoài mà không thuộc nỗi!" Khi bết nhau rồi mới thấy Chị thật dễ thương tánh tình cởi mở thật lòng tiêu biểu cho người miền nam "con cá gô trong gổ nhảy gồ gồ" giống như tui.
Lần nầy tôi thật may mắn còn được ra mắt ba vị cao thủ vỏ lâm là chị Tường Vy, anh Nguyễn Viết Tân và anh Phan.
Không quen thì thấy ngại ngùng nhưng khi biết nhau rồi sao ai trong nhóm tác giả VVNM cũng quá dễ thương. Có một mối liên kết vô hình nào đó làm ta thấy như đã quen biết trước. Có lẽ đúng như chị Nang Khiếu nói nhờ đọc bài của nhau nhiều quá. Cám ơn chị Nang Khiếu đã viết một bài rất thích thú
Chú Chín Cali
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,246,390
Năm nay Lễ Tạ Ơn nặng trĩu nỗi buồn với những người lính thủy thuộc chiến hạm USS KIDD, bởi họ phải chuyển nhiệm sở từ San Diego lên vùng Tây Bắc trước đó ba ngày.
Tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học.
Người viết là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân vùng Little Saigon. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2014, với hàng loạt bài cho thấy tấm lòng và sức viết mạnh mẽ,
Thứ Năm, 24-11 là ngày Thanksgiving 2016. Mời đọc bài viết trong Mùa Lễ Tạ Ơn từ Philippinnes, đất nước 1001 hòn đảo của tác giả Nguyễn Trung Tây, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tháng 11 là mùa Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài của Lê Nguyễn Hằng Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Mùa Lễ Tạ Ơn 2014, bà có bài “Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Đời,”
Nhân mùa Lễ Tạ Ơn bắt đầu, mời tiếp tục đọc về Tháng Mười Một, bài thứ 3 của Phan. Chiếc Kính Gãy là chuyện trên đất Mỹ. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến