Tác giả: Mỹ Đức Phạm Nguyễn
Bài số 5135-18-30815-vb8060417
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, “Dạy và Học Trên 2 Quê Hương”, phổ biến ngày 16-10-2016. Sau đây là bài viết thứ ba.
Lịch sử nhân loại cho thấy khi một người hay một nhóm người phải rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình vì bất cứ lý do nào đều mang theo cả quê hương và luôn biết cách gìn giữ bản sắc dân tộc của họ nơi vùng đất mới.
Trước tiên tất cả là trong đời sống hằng ngày những người trong cộng đồng ấy thường quy tụ lại để sống với nhau và tìm nhiều cách để được nấu và ăn những món ăn đời thường mà họ đã quen thuộc từ thuở bé nơi quê nhà. Từ đó dần hình thành cách trao đổi hay trồng trọt những nguyên liệu để nấu nướng các món ăn ấy. Theo thời gian,cộng đồng ấy phát triển thành một vùng rộng lớn với các chợ bán nhiều sản phẩm quê hương, các nhà hàng phục vụ các món ăn quê hương, hình thành các tổ chức truyền thống như nhà thờ, chùa, đền thờ và các lễ hội truyền thống hằng năm.
Điều này giải thích sự xuất hiện và tồn tại các khu phố Tàu, Little Tokyo của Nhật, Little Korea của Đại Hàn, Little Saigon của chúng ta hay các Trung TâmHồi Giáo của dân Trung Đông ở California và một số tiểu bang Hoa Kỳ.
Với tinh thần ấy, có nhạc sĩ đã thi vị hóa tính chất lịch sử đó hay, nói rõ hơn, khúc quanh lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975 bằng lời hát “…chúng ta đi mang theo quê hương…”. Quả là vậy! Kể từ ngày mất nước và mất tự do đó, nền văn hóa Việt Nam do những người Việt chạy trốn cộng sản mang theo đã hoà nhập vào nền văn hóa hợp chủng Hoa Kỳ. Ngày nay hầu như nhiều thành phố ở mọi tiểu bang nước Mỹ đều có nhà hàng Việt Nam. Còn ở tiểu bang California, miền bắc, cụ thể là thành phố San Jose và miền nam là quận Cam, các nhà hàng Việt mọc san sát đến nỗi thế hệ một rưỡi haythế hệ thứ hai của những người tị nạn từ năm 1975 nếu mở nhà hàng Việt thì thường lấy tên Mỹ để có nhiều khách hàng trẻ từ nhiều chủng tộc khác nhau hơn. “Phở, chả giò, bánh mì, gỏi cuốn” không chỉ quen thuộc với nước Mỹ mà còn gần gũi với nhiều dân tộc khác ngay trên quê hương của họ.
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nói về văn hóa Việt mà không nói đến Tết Nguyên Đán nơi xứ người vì mỗi mảnh đời của một con dân Việt đều gắn bó với Tết dân tộc cổ truyền từ thuở ấu thơ. Ai là người Việt mà không có bao kỷ niệm ngọt ngào về ngày Tết sum họp gia đình khi còn ở quê nhà. Vì thế mỗi năm dù xa thẳm mịt mù, người Việt ly hương vẫn nhớ về cố quận trong ba ngày Tết. Ở quận Cam, nơi cộng đồng người Việt đông nhất, luôn được ăn Tết với đầy đủ hương vị ngày Tết dân tộc với bánh tét, bánh chưng, giò chả, dưa món, phong bao lì xì màu đỏ, hoặc vô cùng náo nhiệt với những cuộc thi áo dài trẻ em và người lớn, và những cuộc thi nấu bánh tét, bánh chưng, với những hội chợ Tết, đặc biệt là hội chợ Tết Sinh viên với những sinh hoạt đậm đà tình tự dân tộc.
Không chỉ sinh viên mà những em bé tiểu học cũng hồn nhiên góp phần duy trì văn hóa ở xứ người. Khoảng vài năm trở lại đây nhiều trường học ở thành phố Westminster, Santa Ana, Garden Grove hay Midway City thường phối hợp với Hội Phụ Huynhtổ chức những lễ hội đón mừng Tết với sự tham gia hào hứng của mọi học sinh trong trường không kể màu da hay khác biệt văn hóa. Thật cảm động khi nhìn những em học sinh Việt hay Mỹ hoặc nhiều cô giáo Mỹ xúng xính trong áo dài Việt Nam. Dường như Tết đem mọi người lại gần nhau, vượt qua những giới hạn của những văn hóa khác nhau.
“Cây có cội, nước có nguồn”. Tổ tiên chúng ta đã nói thế. Nên người Việt bao giờ cũng nhớ về nguồn cội ông bà của mình. Năm nào các hội đoàn trong cộng đồng cũng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ kỷ niệm các vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng, Bà Triệu.Năm vừa rồi tượng ĐứcTrần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã được dựng lên ngay giữa Little Saigon nói lên lời nhắc nhở con cháu nhớ đến bậc tiền nhân đã một lòng giữ gìn non nước và lòng tự hào của người Việt dù nay nước non đã cách xa hơn nửa vòng trái đất.
Bảo tồn văn hóa dân tộc là sứ mạng chung của mọi người Việt tha hương. Nên sẽ lại là một thiếu sót rất lớn khác nếu không nhắc đến các hoạt động của Viện Việt Học trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa Việt nơi xứ người. Là một tổ chức phi lợi nhuận tọa lạc ngay trung tâm Little Saigon, Viện Việt Học qua bao năm đã không ngừng xúc tiến, hỗ trợ và quảng bá việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn học, văn hoá, lịch sử, địa lý Việt nam tại hải ngoại để duy trì sức mạnh tinh thần của dân tộc và kết nối các thế hệ trẻ của cộng đồng hải ngoại Việt Nam trong tinh thần hài hòa với nền văn hóa đa dạng của Mỹ, văn hóa khu vực địa phương của từng nước trên thế giới.
Đã có hằng trăm buổi diễn giảng về lịch sử, văn hóa, văn học, văn chương và ngôn ngữ Việt Nam do các diễn giả, học giả Việt ở Mỹ cũng như khắp các nước đến trình bày. Có những lớp học Việt ngữ cho các em thiếu nhi mọi lứa tuổi và những lớp dạy chữ Nôm và chữ Hán cho người lớn. Có những đêm nhạc thính phòng, những đêm nhạc quê hương làm não lòng người nghe và đưa người xa xứ về với bao khung trời kỷ niệm. Có những lớp nhạc thiếu nhi để nối kết các em với cội nguồn. Và thư viện của Viện Việt Học thì như một gia tài của mẹ để lại cho con với những tờ tạp chí tưởng như đã theo luật vô thường biến mất khỏi cuộc đời phù du này, chẳng hạn như tờ Nam Phong Tạp Chí của học giả Phạm Quỳnh, và nhiều nhiều sách hiếm quý khác mà người sở hữu đã ân cần dặn dò gia đình gửi tặng cho Viện. Riêng tôi, tôi thấy mình thật hạnh phúc khi được góp phần nhỏ bé cho cộng đồng Việt qua việc trao tặng Viện Việt Học tất cả lợi nhuận thu được từ quyển sách dạy và học tiếng Việt ngay lần xuất bản đầu tiên cho đến mãi mãi về sau.
Chúng ta hầu hết đều có mộttín ngưỡng để quay về nương tựa. Nhưng tôn giáo, ngoài sứ mạng thiêng liêng về tâm linh, còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa nơi xứ người. Tại các chùa, các nhà thờ, các cơ sở tôn giáo khác, từ rất sớm thiếu nhi Việt Nam đã được nghe những lời cầu kinh, lời kinh tụng, lời giảng bằng tiếng mẹ đẻ dù có thể các em chẳng hiểu được mấy. Các em cũng thấy cách cư xử chan hòa, thiên về tình cảm và tinh thần đùm bọc lấy nhau của những người lớn. Đây là những thuận duyên giúp các em sau này dễ định hình được gốc rễ của mình. Nhà thờ Thiên Chúa hay Tin Lành, chùa Phật giáo hay Cao Đài, Hòa Hảo đều có những tổ chức cho thanh thiếu niên như đoàn Phật tử, đoàn thiếu nhi Thánh thể…Tuy hình thức bé nhỏ, nhưng tại đây các em đã học hỏi, phát huy năng lực của mình giữa những người bạn cùng trang lứa, cùng nguồn cội như nhau. Cứ thế đến khi trưởng thành, các em dễ kết hợp với nhau để cùng chung sức làm những điều tốt đẹp cho cuộc đời và hơn nữa giúp duy trì văn hóa Việt qua những sinh hoạt hội đoàn của mình.
Đó cũng là trường hợp của nhóm Giới Trẻ Mây Từ, một tổ chức phi lợi nhuận thành lập cuối năm 2012 dưới sự hướng dẫn tâm linh của Hòa Thượng Thiền Sư Thích Phước Tịnh, vị Thầy được đông đảo Phật tử khắp nơi, kể cả người viết bài này, hết sức quý kính. Thành phần chủ lực của nhóm là những người trẻ nhưng luôn luôn mở rộng vòng tay chào đón các bác lớn tuổi muốn tham gia. Các bạn trẻ ở đây phát nguyện hiến tặng phẩm chất lành thiện, chân thật và an lạc cho đời. Và cũng phát tâm cống hiến thời gian, năng lực để giúp đỡ những người kém may mắn qua các hoạt động từ thiện xã hội như tặng bữa ăn hằng tháng cho các người vô gia cư ở Santa Ana, thăm viếng mỗi tháng các trung tâm hồi phục sức khỏe cho người già, tặng quà Giáng Sinh cho người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi tuần các bạn tụ tập ở chùa Quan Thế Âm để cùng nhau tu tập chánh pháp, lễ lạy sám hối, v.v.bằng tiếng Việt. Mỗi tháng một lần các bạn học Phật pháp căn bản với Hòa Thượng Phước Tịnh. Cho đến nay các bạn trẻ đã tổ chức được 7 khóa tu Những Bước Chân An Lạc cho những ai có duyên lành. Mỗi khóa kéo dài 3 ngày ở Mountain High Resort, một vùng núi cao gần Los Angeles, khí hậu thuần khiết và rất lạnh.
Đặc biệt trong khóa tu thứ bảy trong tháng mười năm trước, Hòa Thượng Phước Tịnh đã giảng về Bắc Ninh và Luy Lâu, cái nôi của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu nằm bên bờ sông Đuống, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vào đầu kỷ nguyên thứ nhất, các sinh hoạt Phật giáo đã theo chân các thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ đến Việt Nam trên các thuyền buôn ngược xuôi “con đường tơ lụa”. Khoảng thế kỷ thứ ba, thiền sư Khương Tăng Hội xây dựng chùa Dâu (chùa được đặt tên Dâu vì nằm trên một bãi dâu), một trong những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của cả nước mà từ đây Phật giáo được phát triển khắp ba miền. Điều này cho thấy Phật Giáo Việt Nam bắt nguồn từ Ấn Độ, không phải từ Trung Hoa truyền sang và đạo Phật đã đến Việt Nam trước khi tới Trung Hoa. Các bạn trong Giới Trẻ Mây Từ cũng như những người tham dự khóa tu rất thích thú, cảm kích khi biết được điều này. Ai mà muốn hệ lụy với Tàu!
Bắc Ninh cũng là quê hương của dân ca “quan họ” nữa. Giống như “vọng cổ” của miền nam và “hò Huế” của miền trung, “quan họ” mang theo hơi thở của dân tộc và hồn thiêng sông núi nên dễ cảm lòng người và mãi đi theo người. Giới Trẻ Mây Từ trong buổi tối hôm đó đã tổ chức Đêm Văn Nghệ Bắc Ninh với những làn điệu quan họ tuyệt vời mà tất cả các bạn trẻ tham gia trình diễn đều sinh ở Mỹ hoặc qua Mỹ từ khi còn rất bé. Thật đáng khích lệ và quý hóa biết bao!
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước chắc chỉ có Hoa Kỳ là không bắt đầu bằng các truyền thuyết. Còn hầu như tất cả các nước trên thế giới đều có nhiều truyền thuyết dân tộc trong thời kỳ này. Vì thế, nhiều em sinh viên rất vui khi biết tổ tiên mình là Rồng, Lạc Long Quân, và Tiên, Âu Cơ, cũng như hiểu được niềm hãnh diện của người Việt khi nói “ dòng giống Tiên Rồng”.
Các sinh viên của tôi, đặc biệt những em theo ngành học chính là lịch sử, thường được hỏi rằng có nước nào bị ngoại bang đô hộ nghìn năm mà vẫn giữ được tiếng nói, chữ viết, vẫn có văn hóa riêng, cách nấu nướng ẩm thực riêng và cách ăn mặc riêng như người Việt không. Câu trả lời hãnh diện rằng “chỉ có Việt Nam”. Rồi lại giảng giải để các em hiểu rằng đó chính nhờ tinh thần bất khuất và tính độc lập của cả dân tộc được hun đúc và lưu truyền qua nhiều thế hệ chống giặc Tàu. Tinh thần bất khuất và độc lập đó còn được thấy qua những hình ảnh đời thường nữa. Nhìn chiếc áo dài Việt Nam và chiếc xường xám của Tàu các em hẳn đã thấy tuy có phần giống nhau vì ngàn năm bị thống trị không thể không ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng những điều khác biệt thì rất rõ ràng. Thầy và trò hỏi đáp qua lại:
- Đàn ông Tàu có mặc xường xám không ?
- Dạ không.
- Còn áo dài thì sao? Đàn ông Việtcó mặc không?
- Có. Ông già mặc. Chú rể cũng mặc.
- Mặc áo dài không quần có được không?
- (Cả lớp cười ồ.) Dạ không.
Lại hỏi thêm các em:
- Cộng đồng Cambodia và Lào cùng di tản qua Mỹ với người Việt năm 1975, họ có Little Phnom Penh hay Little Vientiane như Little Saigon của người Việt không?
- Dạ không.
- Họ có nhà hàng, chợ như người Việt không?
- Họ chỉ có tiệm bán donuts thôi.
Kể từ năm 1975, cộng đồng Việt Nam mới hình thành ở Mỹ và các nước khác trên thế giới. Chỉ trong 42 năm, tuy dài mà ngắn, người Việt đã hòa mình vào dòng chính của Hoa Kỳ. Thử nhìn xem! Sinh hoạt của cộng đồng Việt được thấy ở nhiều nơi. Các hình thức tiểu thương, các tiệm sửa xe, các văn phòng địa ốc, bảo hiểm, các khách sạn, các trung tâm dạy kèm, công chức tiểu bang, liên bang, y tế, giáo dục các cấp, các lĩnh vực tư pháp và lập pháp với nghị sĩ, dân biểu, chánh án, luật sư và truyền thông với nhiều đài TV, radio, nhiều tạp chí, nhật báo, tuần báo và ở cả quân đội, cảnh sát, FBI và cơ quan không gian NASA nữa. Ai cũng thấy điều này hằng ngày. Nhưng nếu đưa tất cảvàogiờ giảngdạy văn hóa và lịch sử thì kết quảcòn hơn mong đợi. Có em ngồi thẫn thờ suy nghĩ. Có em rưng rưng cảm động. Có em hào hứngthích thú. Rồi các emsôi nổi trao đổi ý kiếnvà sau giờ học ôm lấy tôi với những lời cám ơn chân thành. Ôi! Trong đời dạy học tha hương, còn gì cao quý và xúc động hơn khi thấy học trò đã chạm được đến cội rễ dân tộccủa mình!
Thầy lại hỏi trò:
- Có thấy tự hào khi ông bà, bố mẹ, họ hàng mình là người Việt không?
- Có ạ.
- Vậy mấy em là Mỹ hay Việt?
- Dạ, Mỹ gốc Việt.
Thế đấy! Người trẻ Việt nơi xứ người cần nhận thức như thế để ngẩng cao đầu hãnh diện là gốc rễ Việt Nam và tràn đầy tự tin đi vào đời.
Có vị thiền sư đã nói: “Nếu anh đoạn diệt quá khứ của anh, anh chỉ là một đám mây bềnh bồng mà thôi.” Mây bềnh bồng thì gió sẽ cuốn bay và làm tan biến. Tan biến rồi biết tìm nơi đâu để hội tụ cội nguồn?
Mỹ Đức Phạm Nguyễn
Bài số 5135-18-30815-vb8060417
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, “Dạy và Học Trên 2 Quê Hương”, phổ biến ngày 16-10-2016. Sau đây là bài viết thứ ba.
* * *
Lịch sử nhân loại cho thấy khi một người hay một nhóm người phải rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình vì bất cứ lý do nào đều mang theo cả quê hương và luôn biết cách gìn giữ bản sắc dân tộc của họ nơi vùng đất mới.
Trước tiên tất cả là trong đời sống hằng ngày những người trong cộng đồng ấy thường quy tụ lại để sống với nhau và tìm nhiều cách để được nấu và ăn những món ăn đời thường mà họ đã quen thuộc từ thuở bé nơi quê nhà. Từ đó dần hình thành cách trao đổi hay trồng trọt những nguyên liệu để nấu nướng các món ăn ấy. Theo thời gian,cộng đồng ấy phát triển thành một vùng rộng lớn với các chợ bán nhiều sản phẩm quê hương, các nhà hàng phục vụ các món ăn quê hương, hình thành các tổ chức truyền thống như nhà thờ, chùa, đền thờ và các lễ hội truyền thống hằng năm.
Điều này giải thích sự xuất hiện và tồn tại các khu phố Tàu, Little Tokyo của Nhật, Little Korea của Đại Hàn, Little Saigon của chúng ta hay các Trung TâmHồi Giáo của dân Trung Đông ở California và một số tiểu bang Hoa Kỳ.
Với tinh thần ấy, có nhạc sĩ đã thi vị hóa tính chất lịch sử đó hay, nói rõ hơn, khúc quanh lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975 bằng lời hát “…chúng ta đi mang theo quê hương…”. Quả là vậy! Kể từ ngày mất nước và mất tự do đó, nền văn hóa Việt Nam do những người Việt chạy trốn cộng sản mang theo đã hoà nhập vào nền văn hóa hợp chủng Hoa Kỳ. Ngày nay hầu như nhiều thành phố ở mọi tiểu bang nước Mỹ đều có nhà hàng Việt Nam. Còn ở tiểu bang California, miền bắc, cụ thể là thành phố San Jose và miền nam là quận Cam, các nhà hàng Việt mọc san sát đến nỗi thế hệ một rưỡi haythế hệ thứ hai của những người tị nạn từ năm 1975 nếu mở nhà hàng Việt thì thường lấy tên Mỹ để có nhiều khách hàng trẻ từ nhiều chủng tộc khác nhau hơn. “Phở, chả giò, bánh mì, gỏi cuốn” không chỉ quen thuộc với nước Mỹ mà còn gần gũi với nhiều dân tộc khác ngay trên quê hương của họ.
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nói về văn hóa Việt mà không nói đến Tết Nguyên Đán nơi xứ người vì mỗi mảnh đời của một con dân Việt đều gắn bó với Tết dân tộc cổ truyền từ thuở ấu thơ. Ai là người Việt mà không có bao kỷ niệm ngọt ngào về ngày Tết sum họp gia đình khi còn ở quê nhà. Vì thế mỗi năm dù xa thẳm mịt mù, người Việt ly hương vẫn nhớ về cố quận trong ba ngày Tết. Ở quận Cam, nơi cộng đồng người Việt đông nhất, luôn được ăn Tết với đầy đủ hương vị ngày Tết dân tộc với bánh tét, bánh chưng, giò chả, dưa món, phong bao lì xì màu đỏ, hoặc vô cùng náo nhiệt với những cuộc thi áo dài trẻ em và người lớn, và những cuộc thi nấu bánh tét, bánh chưng, với những hội chợ Tết, đặc biệt là hội chợ Tết Sinh viên với những sinh hoạt đậm đà tình tự dân tộc.
Không chỉ sinh viên mà những em bé tiểu học cũng hồn nhiên góp phần duy trì văn hóa ở xứ người. Khoảng vài năm trở lại đây nhiều trường học ở thành phố Westminster, Santa Ana, Garden Grove hay Midway City thường phối hợp với Hội Phụ Huynhtổ chức những lễ hội đón mừng Tết với sự tham gia hào hứng của mọi học sinh trong trường không kể màu da hay khác biệt văn hóa. Thật cảm động khi nhìn những em học sinh Việt hay Mỹ hoặc nhiều cô giáo Mỹ xúng xính trong áo dài Việt Nam. Dường như Tết đem mọi người lại gần nhau, vượt qua những giới hạn của những văn hóa khác nhau.
“Cây có cội, nước có nguồn”. Tổ tiên chúng ta đã nói thế. Nên người Việt bao giờ cũng nhớ về nguồn cội ông bà của mình. Năm nào các hội đoàn trong cộng đồng cũng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ kỷ niệm các vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng, Bà Triệu.Năm vừa rồi tượng ĐứcTrần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã được dựng lên ngay giữa Little Saigon nói lên lời nhắc nhở con cháu nhớ đến bậc tiền nhân đã một lòng giữ gìn non nước và lòng tự hào của người Việt dù nay nước non đã cách xa hơn nửa vòng trái đất.
Bảo tồn văn hóa dân tộc là sứ mạng chung của mọi người Việt tha hương. Nên sẽ lại là một thiếu sót rất lớn khác nếu không nhắc đến các hoạt động của Viện Việt Học trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa Việt nơi xứ người. Là một tổ chức phi lợi nhuận tọa lạc ngay trung tâm Little Saigon, Viện Việt Học qua bao năm đã không ngừng xúc tiến, hỗ trợ và quảng bá việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn học, văn hoá, lịch sử, địa lý Việt nam tại hải ngoại để duy trì sức mạnh tinh thần của dân tộc và kết nối các thế hệ trẻ của cộng đồng hải ngoại Việt Nam trong tinh thần hài hòa với nền văn hóa đa dạng của Mỹ, văn hóa khu vực địa phương của từng nước trên thế giới.
Đã có hằng trăm buổi diễn giảng về lịch sử, văn hóa, văn học, văn chương và ngôn ngữ Việt Nam do các diễn giả, học giả Việt ở Mỹ cũng như khắp các nước đến trình bày. Có những lớp học Việt ngữ cho các em thiếu nhi mọi lứa tuổi và những lớp dạy chữ Nôm và chữ Hán cho người lớn. Có những đêm nhạc thính phòng, những đêm nhạc quê hương làm não lòng người nghe và đưa người xa xứ về với bao khung trời kỷ niệm. Có những lớp nhạc thiếu nhi để nối kết các em với cội nguồn. Và thư viện của Viện Việt Học thì như một gia tài của mẹ để lại cho con với những tờ tạp chí tưởng như đã theo luật vô thường biến mất khỏi cuộc đời phù du này, chẳng hạn như tờ Nam Phong Tạp Chí của học giả Phạm Quỳnh, và nhiều nhiều sách hiếm quý khác mà người sở hữu đã ân cần dặn dò gia đình gửi tặng cho Viện. Riêng tôi, tôi thấy mình thật hạnh phúc khi được góp phần nhỏ bé cho cộng đồng Việt qua việc trao tặng Viện Việt Học tất cả lợi nhuận thu được từ quyển sách dạy và học tiếng Việt ngay lần xuất bản đầu tiên cho đến mãi mãi về sau.
Chúng ta hầu hết đều có mộttín ngưỡng để quay về nương tựa. Nhưng tôn giáo, ngoài sứ mạng thiêng liêng về tâm linh, còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa nơi xứ người. Tại các chùa, các nhà thờ, các cơ sở tôn giáo khác, từ rất sớm thiếu nhi Việt Nam đã được nghe những lời cầu kinh, lời kinh tụng, lời giảng bằng tiếng mẹ đẻ dù có thể các em chẳng hiểu được mấy. Các em cũng thấy cách cư xử chan hòa, thiên về tình cảm và tinh thần đùm bọc lấy nhau của những người lớn. Đây là những thuận duyên giúp các em sau này dễ định hình được gốc rễ của mình. Nhà thờ Thiên Chúa hay Tin Lành, chùa Phật giáo hay Cao Đài, Hòa Hảo đều có những tổ chức cho thanh thiếu niên như đoàn Phật tử, đoàn thiếu nhi Thánh thể…Tuy hình thức bé nhỏ, nhưng tại đây các em đã học hỏi, phát huy năng lực của mình giữa những người bạn cùng trang lứa, cùng nguồn cội như nhau. Cứ thế đến khi trưởng thành, các em dễ kết hợp với nhau để cùng chung sức làm những điều tốt đẹp cho cuộc đời và hơn nữa giúp duy trì văn hóa Việt qua những sinh hoạt hội đoàn của mình.
Đó cũng là trường hợp của nhóm Giới Trẻ Mây Từ, một tổ chức phi lợi nhuận thành lập cuối năm 2012 dưới sự hướng dẫn tâm linh của Hòa Thượng Thiền Sư Thích Phước Tịnh, vị Thầy được đông đảo Phật tử khắp nơi, kể cả người viết bài này, hết sức quý kính. Thành phần chủ lực của nhóm là những người trẻ nhưng luôn luôn mở rộng vòng tay chào đón các bác lớn tuổi muốn tham gia. Các bạn trẻ ở đây phát nguyện hiến tặng phẩm chất lành thiện, chân thật và an lạc cho đời. Và cũng phát tâm cống hiến thời gian, năng lực để giúp đỡ những người kém may mắn qua các hoạt động từ thiện xã hội như tặng bữa ăn hằng tháng cho các người vô gia cư ở Santa Ana, thăm viếng mỗi tháng các trung tâm hồi phục sức khỏe cho người già, tặng quà Giáng Sinh cho người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi tuần các bạn tụ tập ở chùa Quan Thế Âm để cùng nhau tu tập chánh pháp, lễ lạy sám hối, v.v.bằng tiếng Việt. Mỗi tháng một lần các bạn học Phật pháp căn bản với Hòa Thượng Phước Tịnh. Cho đến nay các bạn trẻ đã tổ chức được 7 khóa tu Những Bước Chân An Lạc cho những ai có duyên lành. Mỗi khóa kéo dài 3 ngày ở Mountain High Resort, một vùng núi cao gần Los Angeles, khí hậu thuần khiết và rất lạnh.
Đặc biệt trong khóa tu thứ bảy trong tháng mười năm trước, Hòa Thượng Phước Tịnh đã giảng về Bắc Ninh và Luy Lâu, cái nôi của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu nằm bên bờ sông Đuống, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vào đầu kỷ nguyên thứ nhất, các sinh hoạt Phật giáo đã theo chân các thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ đến Việt Nam trên các thuyền buôn ngược xuôi “con đường tơ lụa”. Khoảng thế kỷ thứ ba, thiền sư Khương Tăng Hội xây dựng chùa Dâu (chùa được đặt tên Dâu vì nằm trên một bãi dâu), một trong những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của cả nước mà từ đây Phật giáo được phát triển khắp ba miền. Điều này cho thấy Phật Giáo Việt Nam bắt nguồn từ Ấn Độ, không phải từ Trung Hoa truyền sang và đạo Phật đã đến Việt Nam trước khi tới Trung Hoa. Các bạn trong Giới Trẻ Mây Từ cũng như những người tham dự khóa tu rất thích thú, cảm kích khi biết được điều này. Ai mà muốn hệ lụy với Tàu!
Bắc Ninh cũng là quê hương của dân ca “quan họ” nữa. Giống như “vọng cổ” của miền nam và “hò Huế” của miền trung, “quan họ” mang theo hơi thở của dân tộc và hồn thiêng sông núi nên dễ cảm lòng người và mãi đi theo người. Giới Trẻ Mây Từ trong buổi tối hôm đó đã tổ chức Đêm Văn Nghệ Bắc Ninh với những làn điệu quan họ tuyệt vời mà tất cả các bạn trẻ tham gia trình diễn đều sinh ở Mỹ hoặc qua Mỹ từ khi còn rất bé. Thật đáng khích lệ và quý hóa biết bao!
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước chắc chỉ có Hoa Kỳ là không bắt đầu bằng các truyền thuyết. Còn hầu như tất cả các nước trên thế giới đều có nhiều truyền thuyết dân tộc trong thời kỳ này. Vì thế, nhiều em sinh viên rất vui khi biết tổ tiên mình là Rồng, Lạc Long Quân, và Tiên, Âu Cơ, cũng như hiểu được niềm hãnh diện của người Việt khi nói “ dòng giống Tiên Rồng”.
Các sinh viên của tôi, đặc biệt những em theo ngành học chính là lịch sử, thường được hỏi rằng có nước nào bị ngoại bang đô hộ nghìn năm mà vẫn giữ được tiếng nói, chữ viết, vẫn có văn hóa riêng, cách nấu nướng ẩm thực riêng và cách ăn mặc riêng như người Việt không. Câu trả lời hãnh diện rằng “chỉ có Việt Nam”. Rồi lại giảng giải để các em hiểu rằng đó chính nhờ tinh thần bất khuất và tính độc lập của cả dân tộc được hun đúc và lưu truyền qua nhiều thế hệ chống giặc Tàu. Tinh thần bất khuất và độc lập đó còn được thấy qua những hình ảnh đời thường nữa. Nhìn chiếc áo dài Việt Nam và chiếc xường xám của Tàu các em hẳn đã thấy tuy có phần giống nhau vì ngàn năm bị thống trị không thể không ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng những điều khác biệt thì rất rõ ràng. Thầy và trò hỏi đáp qua lại:
- Đàn ông Tàu có mặc xường xám không ?
- Dạ không.
- Còn áo dài thì sao? Đàn ông Việtcó mặc không?
- Có. Ông già mặc. Chú rể cũng mặc.
- Mặc áo dài không quần có được không?
- (Cả lớp cười ồ.) Dạ không.
Lại hỏi thêm các em:
- Cộng đồng Cambodia và Lào cùng di tản qua Mỹ với người Việt năm 1975, họ có Little Phnom Penh hay Little Vientiane như Little Saigon của người Việt không?
- Dạ không.
- Họ có nhà hàng, chợ như người Việt không?
- Họ chỉ có tiệm bán donuts thôi.
Kể từ năm 1975, cộng đồng Việt Nam mới hình thành ở Mỹ và các nước khác trên thế giới. Chỉ trong 42 năm, tuy dài mà ngắn, người Việt đã hòa mình vào dòng chính của Hoa Kỳ. Thử nhìn xem! Sinh hoạt của cộng đồng Việt được thấy ở nhiều nơi. Các hình thức tiểu thương, các tiệm sửa xe, các văn phòng địa ốc, bảo hiểm, các khách sạn, các trung tâm dạy kèm, công chức tiểu bang, liên bang, y tế, giáo dục các cấp, các lĩnh vực tư pháp và lập pháp với nghị sĩ, dân biểu, chánh án, luật sư và truyền thông với nhiều đài TV, radio, nhiều tạp chí, nhật báo, tuần báo và ở cả quân đội, cảnh sát, FBI và cơ quan không gian NASA nữa. Ai cũng thấy điều này hằng ngày. Nhưng nếu đưa tất cảvàogiờ giảngdạy văn hóa và lịch sử thì kết quảcòn hơn mong đợi. Có em ngồi thẫn thờ suy nghĩ. Có em rưng rưng cảm động. Có em hào hứngthích thú. Rồi các emsôi nổi trao đổi ý kiếnvà sau giờ học ôm lấy tôi với những lời cám ơn chân thành. Ôi! Trong đời dạy học tha hương, còn gì cao quý và xúc động hơn khi thấy học trò đã chạm được đến cội rễ dân tộccủa mình!
Thầy lại hỏi trò:
- Có thấy tự hào khi ông bà, bố mẹ, họ hàng mình là người Việt không?
- Có ạ.
- Vậy mấy em là Mỹ hay Việt?
- Dạ, Mỹ gốc Việt.
Thế đấy! Người trẻ Việt nơi xứ người cần nhận thức như thế để ngẩng cao đầu hãnh diện là gốc rễ Việt Nam và tràn đầy tự tin đi vào đời.
Có vị thiền sư đã nói: “Nếu anh đoạn diệt quá khứ của anh, anh chỉ là một đám mây bềnh bồng mà thôi.” Mây bềnh bồng thì gió sẽ cuốn bay và làm tan biến. Tan biến rồi biết tìm nơi đâu để hội tụ cội nguồn?
Mỹ Đức Phạm Nguyễn
- Từ khóa :
- Việt Nam
- ,
- California
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Riverside
Phan cũng xin cảm ơn độc giả Nguyễn Hưng đã bổ túc thêm những tư liệu mà ông đã đọc để mọi người hiểu được sâu sắc hơn về lịch sử giống nòi, và làm tăng thêm giá trị cho bài viết trong chừng mực giới hạn của trang báo.
Xin chân thành cảm ơn tất cả. Mong được gặp mọi người ở ngày hội hàng năm của chuyên mục “Viết về nước Mỹ”.
Với lòng trân trọng
Phan
Thế còn ở Việt nam dưới chế độ ngụy quyền Hà nội thì sao ?:
Trang mạng RFA- 21/10/2013: Trong thời gian gần đây, công luận trong và ngòai nước cảnh báo về việc hiện ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền VN cùng giới truyền thông nhà nước hầu như im lặng trước những biến cố lịch sử trọng đại, như không còn công khai kỷ niệm ngày Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh mà biến ngày đại thắng ấy thành ngày “trẩy hội Xuân” bình thường; thậm chí bia tưởng niệm công lao của Vua Quang Trung ở núi Dũng Quyết (Vinh, Nghệ An) cũng bị đục bỏ.
***7/11/2014- FB Bảo Giang ở Việt nam: Từ 3-2-1930 đến 20-7-1954, tại miền bắc Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, đã chẳng có sách vở nào được ghi chép, đã chẳng có người dân nào được phép nhắc nhở đến bản đồ địa lý mà cha ông ta để lại, cũng như chẳng ai được nhắc đến chuyệt phạt Tống, bình Ngô, triệt Hán, diệt Thanh của cha ông ta .
***27 tháng 9 2014- Giáo sư Tiến sĩ Phạm Cao Dương : Hai Bà Trưng không được nêu tên đích danh trong sách giáo khoa dành cho trẻ em .
Trên một trang mạng nọ, có một dư luận viên Cộng sản thuộc hạng “gộc “ viết rằng "Phật giáo thì do vua Hùng sáng lập, còn đạo công giáo thì do thực dân pháp sáng lập ".
Tui bèn dạy dỗ hắn bằng cách trích bài viết ngày 9 tháng 9 2013 đăng trên trang mạng BBC, " Được du nhập vào miền Bắc Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đã được những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ truyền bá rộng rãi trong chốn dân gian". Thêm nữa là bài viết "Đạo Phật Và Dòng Sử Việt" của hòa thượng Thích Đức Nhuận, "Phật Giáo truyền từ Ấn Độ qua Trung Hoa . Trước khi Trung Hoa cai trị Việt Nam, Phật Giáo đã sớm có mặt tại Việt Nam do sự truyền bá đạo Phật của các tăng sĩ từ Ấn Độ ".
Còn đạo Công Giáo từ Do Thái truyền qua Châu Âu. Trước khi Pháp cai trị Việt Nam, Công giáo đã sớm có mặt tại Việt nam do sự truyền đạo của các giáo sĩ Tây ban Nha giữa thế kỷ XVI.