Hôm nay,  

Ngày Con Ra Trường

21/05/201700:00:00(Xem: 11786)

Tác giả: Tin Thất Tôn
Bài số 5123-18-30803-vb8052117

Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn. Tác giả sinh năm 1959, cựu học sinh trung học Võ Tánh Nhatrang, vượt biên 1981 Pulau Bidong và hiện định cư tiểu bang GA, Hoa kỳ.

* * *

blank
Norman Thất Tôn.

Hôm nay là ngày vui của ba phải nói là một ngày vui nhất từ ngày bỏ nước ra đi. Thấy con xúng xính trong chiếc áo dài đen tốt nghiệp với ba gạch cánh gà trên tay áo, thêm cái mũ lọ nồi trên đầu, lòng ba nao nao làm sao ấy.

Hình ảnh của con đã đưa ba ngược dòng thơì gian hơn bốn thập niên trước đây ở quê nhà, ba cũng có một ước mơ như con là cố gắng học tập để trở thành một người hữu dụng cho đất nước sau này. Nhưng ước mơ của ba cùng hàng triệu thanh niên miền nam đã đi vào ngõ cụt. Sau ngày miền nam đổi chủ tháng Tư 1975, chính quyền cộng sản đã thực hiện chính sách trả thù vặt đưa hàng vạn nhân tài miền nam lên rừng cải tạo, một số bị tống ra chợ trời. Với chính sách trăm năm trồng người, con cái của những gia đình liên quan chế độ cũ bị trù dập, không được vào các trường đại học.

Ông nội con là một sĩ quan của quân đội miền nam đã bị đi tù cải tạo sau tháng Tư 1975. Với cái lý lịch nặng nề này, ba đã hoàn toàn bị gạt ra bên lề xã hội, thuộc diện con ghẻ của chế độ và cũng được chính quyền cộng sản ưu ái gắn lên ngực áo một ngôi sao David, như những người Do Thái đã được đánh dấu bởi bọn Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai. Kết quả là tổ quốc đã chảy máu não hàng vạn người đã tìm đường ra biển Đông, đi vào cõi chết để tìm cái sống cho đúng nghĩa con người mà trong đó NGƯỜI nhiều hơn CON, người dân miền nam thời đó thường nói “Cái cột đèn nếu có chân, nó cũng bỏ nước ra đi, đừng nói đến con người”.

1979, chính quyền cộng sản thi hành chính sách cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản. Gia đình nội con thuộc diện “tư sản, ngụy quân có nợ máu nhân dân”... Bà nội đã nối tiếp ông nội lên đường đi tù cải tạo, toàn bộ tài sản, nhà cửa, đều bị tịch thu. Thế là gia đình ta hoàn toàn được “giải phóng”. Màn hậu giải phóng, với thành phần như ba, sẽ là tập trung để lao động cưỡng bức ở những trại khổ sai hay vùng kinh tế mới xa thành phố. Mọi người chung quanh đã nhìn anh em ba một cách ái ngại, không dám liên hệ sợ lây lan cái bệnh “Ngụy.”

Để sống còn, từ Nhatrang theo tuyến đường xe lửa, ba đã tha phương cầu thực, lưu lạc vào tận miền nam Rạch giá-Kiên giang. Đó là những ngày không một mảnh giấy lận lưng, không hộ khẩu, sống như hồn ma vất vưởng, làm đủ mọi ngành nghề, kéo xe cây, đạp xe lôi, phụ hồ, vá xe đạp... Ăn uống thì bữa đói bữa no, một bữa cho hai ngày là chuyện thường tình, ngủ thì đâu cũng được, vĩa hè, góc phố rồi cũng xong. Để tránh sự chú ý của công an khu vực và chính quyền địa phương ba phải đổi chỗ liên tục, nay nơi này, mai nơi khác. Ngày đêmphải sống trong hồi hộp, lo âu không biết bị bắt khi nào.

Rồi vận may đã đến, tình cờ một người khách vá xe nhận ra ông nội con trong lúc trò truyện, vì cùng là chiến hửu trong quân đội miền nam, hiểu được những nổi đau cùng cực của gia đình và thân phận người thua cuộc, ông đã quyết định cho ba một cơ hội ra biển đông mà không lấy một đồng thù lao nào, ơn này ba xin khắc mãi trong lòng.

Cuộc hải trình mười ngày, ra đi từ Rạch giá với 52 thuyền nhân trên con thuyền gỗ mong manh bé nhỏ, ba lần hải tặc, hai lần trong vịnh Thái lan và một lần Mã lai, cướp bóc, đánh đập, hãm hiếp tơi tả. Khó mà có thể quên được hình ảnh đau thương của những người phụ nữ trên tàu bị bọn hải tặc hãm hiếp tập thể, dã man, tệ hơn loài cầm thú, chúng không chừa một ai, từ bé gái 12 tuổi ốm yếu đến người phụ nữ mang thai 5 tháng, toàn bộ đàn ông bị tập trung lại để chứng kiến hành động súc vật của bọn chúng đang giày xéo trên thân xác người thân của mình. Cho đến giờ, thỉnh thoảng ba vẫn còn chiêm bao những cơn ác mộng đó. Giá của Tự Do quả là quá đắt, máu và nước mắt đôi khi chưa đủ để đổi lấy nó. Cầu mong các thuyền nhân con tàu Kiên Giang 460 còn lại có được cuộc sống tốt đẹp và an lành nơi quê người sau cái biến cố bi thương này.

11 giờ trưa ngày 28/12/1981, ba đã quì xuống hôn lấy mảnh đất tự do Pulau Bidong Malaysia, kết thúc cuộc hành trình tìm tự do đầy đau thương và nước mắt. Cuộc đời thuyền nhân, kiếp lưu vong của ba bắt đầu từ đây. Đã hơn ba thập niên qua, ba mẹ nhiều lần bàn tính đưa hai con về thăm Việt Nam để biết nơi mà ba mẹ được sinh ra và lớn lên, nhưng với ký ức đau buồn trong chuyến vượt biển năm nào, việc về thăm Việt Nam vẩn là điều ước mơ chưa thực hiện được.

Ba còn nhớ, lên hai tuổi con đã đi nhà trẽ, vì ba mẹ phải đi làm mà nội ngoại lại ở tiểu bang xa. Vào những ngày đông giá lạnh, dù mẹ đã quấn con trong nhiều lớp chăn, nhìn mặt con tím lạnh mà lòng ba đau thắt ruột. Có những ngày ba phải ở lại làm thêm cho hết công việc và nhà trẻ lại không giử con ngoài giờ quy định, thế là ba phải đón con về sở làm, tạm giấu con trong phòng làm việc của ba để tránh sự dòm ngó của nhân viên. Con của ba rất ngoan đã ngủ ngon lành dưới gầm bàn làm việc của ba. Rồi những ngày trái gió trở trời, con không được khỏe, ba mẹ thay phiên ôm con trên vai thâu đêm để con được yên giấc.

Ngày con đi mẫu giáo, tay dắt con, lưng thì cõng em gái (kém con ba tuổi), đường thì lầy lội tuyết, di chuyển khó khăn, nhưng mẹ vẫn đưa con đến trường vì mất một ngày học của con là một điều khó chấp nhận được. Lớn lên chút nữa, ba phải ngồi với con hằng đêm với bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, theo thời gian tiến lên lũy thừa, căn số, rồi đạo hàm, tích phân, phương trình chuyển động con lắc vật lý ở cuối năm trung học.

blank
Norman Thất Tôn nhận học vị Tiến sĩ Dược Khoa.

Để chăm sóc chu đáo hai con, mẹ phải tìm việc ca đêm, ba thì đã có việc ca ngày, đây có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất mà gia đình mình đã đi qua. Dù cuộc sống đầy khó khăn, nhưng những thử thách, cam go đã tôi luyện, giúp ba thêm sáng suốt và nghị lực để lèo lái con tàu gia đình mình đến bến bờ hôm nay.

Năm 2009, con đã hoàn tất bậc trung học, hạng ba trên 391 học sinh mà đại đa số là học sinh Á châu đến từ Ấn, Hàn, Việt và Trung quốc. Cuộc ganh đua thật cam go vì hầu hết học sinh Á châu học hành rất chăm chỉ, họ đều là những đối thủ đáng nể. Con đã được học bổng toàn phần 4 năm của đại học UGA (University of Georgia).

Ngày tựu trường đưa con vào ký túc xá của UGA, đây là lần đầu tiên xa gia đình, trên đường về nhà, mẹ đã hỏi ba nhiều câu hỏi ngớ ngẩn. “không biết đêm nay lạ chỗ, con có ngủ được không? Những ngày tới, không biết con có thích nghi với môi trường mới hay không?” v.v... Thì ra cho dù con có bao nhiêu tuổi đi nữa, với mẹ, con vẩn bé nhỏ, luôn cần quan tâm và che chở.

Năm 2013, bốn năm nhanh chóng trôi qua, con đã hoàn tất văn bằng cử nhân sinh hóa ngành phân tử di truyền học và chương trình dự bị y dược. Sau khi bàn thảo với gia đình, con quyết định lấy kỳ thi PCAT (Pharmacy college admission test) và ghi danh theo học chương trình tiến sĩ dược khoa (Doctor of Pharmacy hay còn gọi là Pharm D.), ba rất tôn trọng ý kiến sau cùng của con, cũng như con luôn luôn lắng nghe ý kiến ba mẹ trong mọi vấn đề. Đây là nền tảng dân chủ mà ba luôn thực hiện bắt đầu từ đơn vị nhỏ là gia đình đến đơn vị lớn là xã hội, quốc gia sau này. Để thực hiện cuộc sộng tự lập, con vừa đi làm vừa đi học, cho dù gia đình vẫn trợ giúp con phần nào, nhiều đêm con chỉ ngủ có 3 tiếng, quả là có công mài sắt có ngày nên kim như cha ông ta đã từng nói.

Hôm nay 12 tháng Năm 2017, ở lứa tuổi 25, với bước đi vững chãi tự tin, ánh mắt đầy lạc quan, con bước lên sảnh đường của phân khoa dược để đón nhận văn bằng tiến sĩ dược khoa từ tay vị khoa trưởng.

Con ơi! Giây phút này thì không bút mực hay câu nói nào có thể diễn tả niềm vui của ba mẹ, những dòng nước mắt tuyệt vời, sung sướng, long lanh trên khuôn mặt mẹ đã thay cho lời nói. Cám ơn con đã tặng cho ba mẹ một phần thưởng vô giá, đây là vinh dự lớn lao của gia đình mình. Rồi đây em gái cũng nối tiếp bước chân con sẽ hoàn tất chương trình tiến sĩ dược khoa như con vào năm 2020 này, cũng như em đã hoàn tất cử nhân hóa học, ngành hóa tổng quát và chương trình dự bị y dược trong năm 2016 vừa qua. Những thành tựu mà các con cũng như thế hệ trẻ gốc Việt hải ngoại đạt được cũng là niềm tự hào chung cho cộng động người Việt nam tị nạn hải ngoại.

Ngày mai đây, con phải lên đường về miền trung tây Hoa Kỳ để vào chương trình nội trú bệnh viện 2 năm. Con đã thật sự trưởng thành về thể lực cũng như tinh thần, với đức tính khiêm tốn, kiên trì làm việc, tinh thần trách nhiệm cao và không ngừng học tập, trau giồi kiến thức. Ba tin chắc con sẽ có nhiều cơ hội cống hiến năng lực, trí tuệ cho quê hương đất nước Hoa Kỳ, nơi mà con đã được sinh ra và lớn lên. Ba mẹ luôn theo dõi bước chân và hỗ trợ con trong bất cứ một tình huống nào. Ba mẹ chúc mừng con, đất nước Hoa Kỳ cũng chúc mừng con. Để kết thúc những dòng tâm tình cho con, ba xin mượn một đoạn văn trong tác phẩm “Tâm hồn cao thượng” mà ba đã học được hơn năm thập niên qua ở quê nhà.

“Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt làm cừu địch và lấy văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”.

Norman Thất Tôn, con ơi, đó là đoạn văn ba giữ mãi trong lòng, và đã dùng nó làm kim chỉ nam cuộc đời. Mong rằng trong túi hành trang vào đời, con cũng sẽ không thiếu nó.

Ba tin chắc con sẽ không bao giờ là một tên lính hèn nhát, một điều chắc chắn hơn nữa là con sẽ không bao giờ và không bao giờ là một tị nạn thuyền nhân phải bỏ nước ra đi như ba mẹ đã từng trãi qua.

Từ miền đông nam Hoa Kỳ, mùa ra trường 2017.

Tín Thất Tôn

Ý kiến bạn đọc
25/05/201720:23:57
Khách
Việt Nam là Quốc Gia của người Việt Nam, trong đó có những người theo đạo Ky Tô giáo, và những người theo đạo Vô Thần gọi nôm na là chủ nghĩa Cộng Sản......
Nếu Gia đình Anh có tiền và con Bà con họ hàng thì cứ về thăm , hàng năm gần Tết các giáo xứ Tân Mai, Hố Nai..giáo dân về ăn Tết đông đến nỗi Chợ Tết bán hết sạch không có hàng để cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ của mấy chú "mỹ vàng"
Chúc cậu Noman Thất Tôn thành công trong công việc mới.
25/05/201702:27:14
Khách
Tôi thành thật cảm ơn chị Đông Trinh, bạn Lê Trần và bạn Nate đã đóng góp ý kiến qua bài viết của tôi, chúc quí vị có một ngày tốt lành.
Tín T Tôn
22/05/201717:08:29
Khách
Xin được chúc mừng và chia vui cùng tác giả và tân Tiến Sĩ Dược Khoa.

P.S: Đạt được văn bằng và đồng thời được nhận vào làm Dược Sĩ nội trú ở bệnh viện thì nhất định là không phải dễ.
22/05/201716:13:06
Khách
"ba mẹ nhiều lần bàn tính đưa hai con về thăm Việt Nam để biết nơi mà ba mẹ được sinh ra và lớn lên ". TTT

Bố bị Cộng sản cầm tù. Tài sản gia đình bị Cộng sản cướp đoạt. TTT bị tha phương cầu thực, bữa đói bữa no. Vậy mà vẫn còn muốn mò về đất giặc - nếu đã không bị ám ảnh bởi "ký ức đau buồn trong chuyến vượt biển năm nào" ?!

Hừm, thánh thật !!!
21/05/201719:58:24
Khách
Bài viết thật hay, thật cảm động, nói lên tình cha, nói lên tấm gương hiếu học của con cháu mình dù sống nơi xứ người nhưng đã làm rạng danh tổ tiên! Xin chúc mừng bạn!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến