Hôm nay,  

Tình Xuân

06/04/201700:00:00(Xem: 14687)

Tác giả: Phan
Bài số 5090-18-30790-vb5040617

Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Một đêm mưa dĩ vãng, tôi mệt mỏi rời khỏi quán nhậu tới giờ đóng cửa. Tiếng giày cao gót trên hành lang tối không đủ gây chú ý cho tôi, nhưng nhờ ánh đèn từ bãi đậu xe hắt vào vũng tối đã giúp tôi nhìn ra em đang cầm chiếc dù đứng đợi tôi.

Nửa đêm khác ngoài cửa sổ, tiếng gió mưa làm gẫy cành, nhánh cây bên hè, em kéo chăn đắp lại cho tôi thật đầm ấm trong bóng đêm như mẹ tôi vẫn làm thế khi tôi còn nhỏ.

Sáng nọ tôi thức dậy, trên bàn bếp có ly cà phê đầu ngày còn ấm, mẩu giấy ghi chú của em: Chúc anh ngày tốt lành. Trang viết sáng sớm nay tôi đọc: “khi yêu, người ta dũng cảm đến không ngờ, nhờ thế mà vượt qua được tất cả…” Chắc em viết đêm qua, vì vừa mới đăng lên trang nhà của chúng tôi trước khi em rời đi…

Những chuyện em kể luôn cuốn hút tôi như thuở bé đọc “dế mèn phiêu lưu ký”. Đầu óc tôi hết mụ muội với cơm áo gạo tiền, mà bay thẳng vào những giấc mơ đã nhạt phai năm tháng. … Đêm qua có chú vẹt đã sống cùng cô gái nhiều năm. Tuổi thọ của chú không bằng người nên chú tạ thế trong gió mưa đêm qua. Lời cuối cùng vẹt nói với cô gái,“Cô hãy sống tốt đẹp như chính cô nhé! Cô là mối bận tâm duy nhất trong cuộc đời tôi. Xin cô hãy sống cho thật hạnh phúc khi tôi không thể bận tâm hơn nữa về cô được.”

Tôi rất hạnh phúc khi hồi tưởng lại bức tranh ở garage sale, bán chỉ có 25 xu. Tôi mua không trả giá, nên người bán tặng không cho tôi luôn. Vì ngoài hai chúng tôi, lớp lớp người ghé qua buổi bán garage sale có ai để mắt tới bức tranh cô bé ngồi học đàn với con mèo con chăm chú lắng nghe đâu?

Rất tiếc khách mua garage sale không ai mù màu sắc cả, nhưng lại chẳng ai đọc ra ngôn ngữ của hội hoạ tha thiết như tình yêu vậy! Con mèo con làm sao hiểu được âm nhạc, nhưng nó thấu nỗi cô đơn của cô bé nên nán lại những trò vui của mèo con. Sự bầu bạn vô điều kiện mới là sự quan tâm thực sự của tình cảm, là không để cho những người hiểu nhau phải một mình bao giờ, nhất là những lúc nỗi cô đơn trong lòng tự trào ra mắt môi... Nhờ vậy, tôi có cô bạn luôn xuất hiện đúng lúc tôi cô đơn nhất như đêm mưa bước ra khỏi quán nhậu một mình.

Cô lại thường kể cho tôi nghe những chuyện vui đến chảy nước mắt, quên hết hiện tại, để cùng nhau ta bà về cõi ngụ ngôn, cổ tích thật xa đời thường, và thường xa đời người. Tôi thích chuyện “Cô bé trọc đầu” nhất. “Hồi em còn nhỏ. Mẹ em bị ung thư nên tóc rụng hết. Cứ mỗi khi mẹ em khoẻ được là cầm cây lược, và chải tóc cho em. Em không biết làm cách nào để cho mẹ em đừng khóc… Cuối cùng là em tự cạo đầu em đến trọc lóc như mẹ…”

Thế là tôi đi lấy cái máy ảnh nhà nghề của tôi ra ngay, chụp ngay một bức chân dung thật gợi cảm của cô bạn. Tôi nhào vô phòng làm việc, mở máy, mở đèn… tôi dùng vi tính chỉnh hình cô thành bé đầu trọc vì không thể hình dung ra gương mặt bạn tôi không có tóc sẽ ra sao? Tiếng cô ấy sau lưng tôi…, đưa nhau vào cổ tích: “Em đi học bị bạn bè chọc quê, nhưng em không quê, không khóc vì em tin là mình làm đúng thì sao phải khóc, phải quê!

Chiều hôm đó ba em đón ở trường. Em chui vô xe của ba, em tưởng em lộn xe người khác vì ba em cũng đã trọc đầu, nụ cười rạng rỡ nhất mà em thấy ba em cười. Và lời ba thì ở lại trong em mãi mãi… Ba ủng hộ con. Ba biết hôm nay con đi học thể nào cũng bị bạn chọc quê phải không? Nhưng con gái của ba không quê, không khóc, đúng không? Trưa nay ba không ăn trưa mà dùng giờ ăn trưa để đi cạo đầu. Ba quyết định ủng hộ con vì con còn nhỏ mà đã biết sống tử tế với người mình thương yêu. Cảm ơn con dạy ba…”

Tôi biết ơn người đang đứng sau lưng tôi, ơn hai bàn tay đang giữ lấy tim tôi. Khi cả thế giới bỏ rơi tôi thì cô lại nhặt lấy tình cảm cùn mòn đến khô máu trong tôi. Tôi hiểu ra đời này không cần phải nghe đạo lý của ai hơn đạo lý có sẵn trong mỗi tâm hồn là không cân nhắc thiệt hơn, đúng hay sai do lòng người quyết định vì tự nhiên không có sai hay đúng. Trật tự của vũ trụ này là sai hay đúng tùy thời đại nên thời đại thay đổi còn trật tự của vũ trụ vẫn vậy. Không cần ai phải nói với tôi: làm như thế là đúng hay sai, có lợi hay hại… Tôi cảm nhận niềm hạnh phúc trong cái ôm nhẹ nhàng từ đằng sau như lời thì thầm của mùa xuân với nắng mới, “em sẽ có mặt, cả dám đánh nhau với cô đơn để bảo vệ anh. Vì em biết anh sợ kẻ thù đó nhất.”

Tôi như con cóc rớt xuống giếng, đồng loại của tôi chỉ toàn cóc tò mò, tọc mạch, vài cóc tử tế hơn thì đến giếng chia buồn với tôi, cóc lạ lại muốn nghe lời trăn trối của tôi sớm khi tôi chưa đói khát đến mất lý trí. Chỉ cóc tiên kiên trì đợi tôi trên thành giếng vì không bỏ anh một mình nên tôi đã nghĩ ra được cách bám từng viên gạch giếng mà lên. Tôi hiểu ra đời này thật nhiều người thích tôi vì dễ gởi sang tôi những tâm sự muộn phiền của họ. Nhưng khi tôi đối mặt với tử sinh, người xua đuổi ý thức cùng đường, tuyệt vọng dưới giếng sâu của tôi chỉ đơn giản là kiên trì ngồi đợi tôi trên thành giếng với niềm tin, hy vọng, và lòng chân thành đặt hết vào tôi.

Đó là cô bé vẫn đợi người phu đẩy xe ba bánh đi thâu gom rác mỗi sáng trong con hẻm nhỏ ở Sài gòn. Cô tặng bà cái bánh, trái chuối, hay miếng mứt trong phần ăn sáng của mình mỗi ngày trước khi đi học. Người đàn bà nghèo khổ kia đã quên khổ thân, hèn mọn nghề nghiệp để biết cười mỗi sáng như mặt trời mọc khi thấy cô bé đợi mình.

Thì ra bản chất cuộc sống là vắt kiệt sức lực mọi người, vùi dập tiếng cười để nước mắt tuôn rơi, nhưng trong con hẻm nhỏ có tình yêu lớn của cô bé nhỏ đã lặng lẽ chờ đợi người kéo xe rác mỗi sáng để tặng bà chút quà thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, làm cho mệt mỏi của người kéo xe rác tan biến, quên đi tự ti mặc cảm đeo bám phút giây để nở nụ cười rạng rỡ như mặt trời mọc mỗi sáng trong con hẻm đời thường luôn thiếu vắng sẻ chia…

Cảm ơn em đã cho tôi biết trên thế giới này có rất nhiều điều tốt đẹp, rất nhiều người yêu quý nhau lặng lẽ đến không ngờ. Nên đừng bao giờ thất vọng. Cuộc sống luôn ấm áp với hy vọng bất tận cho dù cuộc đời không ngừng cáo biệt, chia tay, thì hạnh phúc tôi đi là niềm tin bất tận trong em chờ đợi…

Cảm ơn em đã nói với tôi không một lời nào nên tôi dễ hiểu hơn nghe thuyết pháp: Con người càng sống lâu, tâm khó sinh tình mà lại dễ sinh sự, so đo được mất, nên không còn để ý tới xung quanh. Hãy qúy trọng người bên cạnh mình vì họ cũng không mong muốn điều gì hơn là được đối xử tốt với mình, ở bên cạnh nhau giây lát trong đời phù du thì có gì đáng tiếc. Đó là lương thiện. Có gì phải suýt xoa khi thấy nhau té ngã, một cánh tay vươn ra, một miếng bông gòn giả nhân giả nghĩa… sự quan tâm đích thực là mặt mày không biến sắc khi thấy nhau té ngã thì mới vực được nhau đứng lên. Vì thực tế không ai có nhiều thứ, nên khi người khác cần đến, càng ít người dám đưa tất cả những thứ ta có cho nhau…

Tôi nhìn bức vẽ đứa bé gái nghèo khổ ở vùng Trung đông, sau lưng nó là bối cảnh chiến tranh với những cột khói hình nấm đang vươn lên trời cao. Con bé chân trần, ngồi ở lề đường một mình. Nó chỉ có mỗi khăn choàng, thì lại quấn cho con mèo mà nó đang ôm trong lòng.

Bức tranh trong mắt tôi là người có cả gia tài, danh tiếng, sự nghiệp mà nhiều người ham muốn. Còn điều tôi muốn là được sống với người vẽ bức tranh ấy. Bởi bức vẽ cho tôi - hàm chứa đủ đầy ngôn ngữ của tình yêu là những thứ nhặt nhạnh được trong hành trình làm người chỉ là người làm của tình yêu. Đứa bé rách rưới kia mới là người giàu có nhất…

Phan

Ý kiến bạn đọc
11/04/201703:48:06
Khách
Bài viết của PHAN luôn làm trái tim tôi phải thốn thức và suy gẫm từng câu từng chữ. Cám ơn tác giả với những bài viết từ tiếng lòng của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,095,722
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến