Hôm nay,  

Ấn Tượng Việt Nam

15/03/201700:00:00(Xem: 12896)

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 5070-18-30770-vb4031517

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.

* * *

Tháng qua nhạc mẫu của tôi qua đời nên gia đình chúng tôi phải về Huế lo đám tang cho cụ.

Không biết từ đời thuở nào, người Việt khi sắm quan tài đều muốn gỗ thiệt tốt, càng dày càng hay, có khi dày cả tấc.

Ở vùng quê nhiều người tuy còn khoẻ mạnh, nhưng đã rinh nguyên 1 cỗ áo quan sơn son thếp vàng về để chình ình trong nhà, làm trẻ con đi ngang qua lúc nào cũng mắt la mày lét rồi vụt chạy. Chúng nó còn kháo nhau rằng đêm khuya nghe có tiếng gõ lộp cộp trong đó.

Phần đông nhà khá giả đều mua 4 tấm ván gõ, gụ, huỳnh đàn, thao lao...bẹt giem thì cũng phải gỗ dầu, về bào láng làm bộ ván để trong nhà. Nó thay thế cái bàn ăn cơm của gia đình, cái giường ngủ của bọn nhóc, mấy bà cũng thường vừa ăn trầu vừa tiếp khách ở bộ ván này, đến khi qua đời thì con cháu khỏi phải đi mua hòm, vừa mắc mà có khi gặp trúng gỗ xấu nữa.

Người vừa nằm xuống thì thợ mộc, thợ bào đã làm ồn ã với tiếng cưa, tiếng búa, tiếng đục cả ngày mới xong.

Sau 1975 gỗ bỗng hiếm hoi như vàng, đến nỗi người ta còn phải xài cả gỗ gòn, hay ghép những tấm ván nhỏ để có thể làm 1 cái hòm cho người chết.

Ở bên Mỹ khá lâu, tôi cũng chưa biết hòm làm bằng chất liệu gì, tuy đẹp nhưng nhẹ tênh, 4 hay 6 người cầm tay nhấc lên coi nhẹ hều.

Giá cả thì trên trời dưới đất không biết đâu mà lần, nhưng người ta cứ nghĩ "nghĩa tử là nghĩa tận" chi chi đó, người thân hay cha mẹ mình chết có một lần, so đo làm gì nên cứ ngửa cổ cho chúng chém.

Khi Mạ tôi bệnh nặng, mấy đứa cháu ở Huế đã đi đặt sẵn một cái hòm, gỗ loại gì, kiểu dáng ra sao, bao nhiêu tiền.

Chúng thường đáo qua coi họ lấy máy khoan khắc hoa văn ra sao, nên tương đối được tin tưởng rằng trại hòm làm ăn đàng hoàng.

Mạ tôi vừa nhắm mắt một ngày là hòm đã đưa tới và liệm xác liền.

Tôi thấy nắp là nửa thân cây gỗ, họ đục như kiểu làm thuyền độc mộc, còn đáy và thành cũng rất dày, toàn thể ánh lên màu vàng không biết có phải là gỗ vàng tâm hay là bị quét lên 1 lớp màu gì đó.

Ở phía ngoài sơn vẹc-ni bóng ngời, hoa văn cũng đẹp. Nhà hiếu cũng hài lòng về việc này.

Huế mưa rả rích, mưa sùi bong bóng trong cái lạnh sau Tết.

Mưa đã hơn một tuần làm đất choét nhoè, bỗng lúc di quan thì ngớt mưa và khi từ nhà thờ lên nghĩa trang thì trời bỗng tạnh ráo. Thật là mừng.

Tuy vậy đường từ xe tang vào huyệt người ta xây mộ không theo hàng lối nào, đã thế còn "qui lăng" nghĩa là làm tường rào, cái cao cái thấp, nên đô tuỳ rất vất vả.

Gần 20 người khiêng đòn đôi, bước qua con suối có những hòn đá to bằng trái banh, rồi băng dốc tiến lên đồi.

Tôi đứng nhìn rồi tự nhủ, giá mà tôi về sớm hơn thì không cho mua hòm nặng nề như vậy.

Đám tang xong xuôi, sau 3 ngày tạ mả thì tôi về Rạch Giá trước, để thăm má tôi vẫn còn sinh sống trong ruộng vườn cách quốc lộ chừng vài cây số.

Đứa cháu có xe 7 chỗ đón tôi từ phi trường TSN chạy luôn về Rạch Giá.

Tôi vẫn còn ám ảnh với chiếc quan tài quá nặng nên nói chuyện này với nó.

Nó cười:

- Bác ơi, gỗ qúi ở VN bây giờ đâu còn bao nhiêu. Chính phủ không cho cắt, mà có nhập lậu từ Miến, Miên, Lào... gì thì cũng chỉ quan chức với đại gia xài, chứ đâu đến lượt mình.

Dĩ nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ khi Kiểm Lâm được hối lộ, gỗ qúi cũng lọt về tới nhà máy cưa.

Chúng ta đều biết rằng, gỗ càng qúi thì càng nặng, nếu xẻ gỗ qúi thật mỏng rồi ép gỗ tạp, mạt cưa bên trong thì nhẹ hều, lộ tẩy liền.

Họ ma mãnh đổ bê tông xi măng vào trong, phía ngoài trông đúng là gỗ có vân có vi y như thật, vì nó là gỗ thật.

Thế nên muốn nặng bao nhiêu có bấy nhiêu, người không ở trong nghề gỗ chẳng thế nào biết mình mua nhầm của giả.


Thật ra, hòm này còn bền chắc hơn bằng gỗ rất nhiều.

Ân tình giả, hàng hoá dỏm,

bằng cấp mua, đạo đức giả, bây giờ mới nghe tới cái vụ hòm giả này.

Chúng tôi về tới Kinh 5 lúc 3g sáng.

Đời sống nơi đây trước nay vẫn êm ả với tiếng chó sủa đêm trăng, với tiếng gà gáy lúc bình minh.

Tôi ở chơi với má tôi và các cháu 10 ngày.

Trở về Mỹ có người hỏi tôi rằng chuyến đi VN kỳ rồi có gì gây ấn tương sâu sắc nhất, tôi nói: Ăn trái cây, nhất. Ăn cá đồng, nhì.

Trái cây như vú sữa, mãng cầu, nhãn lồng, dừa xiêm có sẵn ở vườn nhà hoặc chòm xóm. Yên tâm mà ăn. Nhưng mục cá đồng có vài điều “ấn tượng”.

Trước nhất là cách bắt cá “hiện đại”. Có lẽ nhiều người đã từng nghe đến "Xuyệt điện".

Người ta dùng một bình ắc qui nhỏ đeo trên lưng, đổi dòng điện thế nào mà khi nhúng 2 cực xuống nước thì "cá nổi" như loài cá trắng, "cá chìm" như loài cá lóc cá trê, ngay cả đến cá chạch, lịch, lươn... chui dưới bùn cũng phải nhảy dựng, hoặc lao lên mặt nước, để rồi người đi xuyệt điện dùng vợt mà xúc, cá lớn nhỏ gì cũng khó thoát.

Dùng điện rà theo mương rạch, sông ngòi như vầy là tận diệt cá tôm nên đã bị cấm từ lâu, thế nhưng nó vẫn còn tồn tại là vì có bắt cũng phải thả họ ra vì họ nghèo quá, không thả thì vợ con họ chết đói.

Gương mặt họ cháy nắng loang lổ, hiền lành cam chịu đến tội nghiệp, nhưng đừng tưởng thế mà lầm.

Cá con nho nhỏ như đầu đũa, ở Huế kêu là cá cấn cá mại, còn trong Nam gọi là cá hủn hỉn. Nếu mình mua mớ cá con họ vừa bắt được để kho khô ăn cháo trắng thì vừa giúp người nghèo, vừa ăn cá "đồng nội" vừa được ngon miệng, họ liền hỏi có muốn mua vài ba con cá lóc bằng cổ tay mà họ vừa bắt được hay không?

Còn đợi gì nữa mà nói không, vì thịt cá nuôi ăn bở rệu, khi kho nấu lại tanh rình, hôi mùi đồ ăn bằng cá biển chết xình băm ra cho cá ăn cá.

Lúc thả vô trong chậu, thì thấy cá lóc này lờ đờ, chẳng buồn bơi, chứ nếu là cá lóc đồng nó sẽ phóng ra ngoài cái rột liền.

Y chang mình bị chúng gạt rồi, vì khi ăn không ra cái mùi mẽ gì. Thì ra, họ đã mua mấy con "cá lóc nuôi" thủ sẵn trong giỏ, để qua mặt người mua.

Cá nuôi giá chừng 50 ngàn VNĐ thì cá lóc đồng tới 100 ngàn đồng. Lời gấp đôi.

Chuyện “ấn tượng” nhất là Nhuộm cá.

Anh chị tôi sau vài ngày thì cũng từ Huế bay vô SG.

Nghe nói ngày mai vợ chồng chị Chi từ Saigon về Rạch giá chơi, thằng Năm, đứa cháu kêu tôi bằng bác hỏi:

- Bác Chi thích ăn gì vậy bác?

Tôi nói:

- Chắc bả thích cá trê vàng chiên ăn với nước mắm gừng.

Nó lấy xe, đề máy chạy đi ra hướng đầu kênh.

- Nếu là cá tai tượng hay cá vồ thì ao nhà còn nhiều lắm, con nào cũng nặng cả kí, nhưng cá trê thì cháu phải đi mua.

Lâu nay cô Chiều nhà kế bên thường qua giúp đỡ mẹ tôi ngày vài tiếng, thấy Năm San đi chợ về liền mang cái thùng ra đựng cá. Nhìn mấy con cá, cô hỏi:

- Giá bao nhiêu?

Thằng Năm đáp:

- Cá trê trắng 25 ngàn, còn trê vàng như thế này 100 ngàn 1 kílô, mắc gấp 4 lần.

- Mắc quá nhỉ.

Cô Chiều lấy tay chọc chọc mấy con cá rồi nói:

- Trê vàng mà ốm quá, cứ như là trê trắng ấy.

Đến trưa, cô bắt cá ra làm thì kêu toáng lên:

- Năm ơi, lại bị gạt rồi, ra đây mà coi.

Cả nhà chạy ra xem chuyện gì mà cô la như bị quạ mổ vậy.

Đứng sõng lưng, tay còn cầm con dao, cô chỉ vào chậu cá:

- Đấy, trê vàng bây giờ đã thành trê trắng, còn nước thì vàng khè. Không biết họ nhuộm bằng thứ gì. Nếu là củ nghệ thì còn đỡ, chứ bằng màu vẹc-ni sơn bàn ghế, ăn vào chắc tiêu luôn.

Bây giờ vì lợi nhuận, chẳng cần gì phải là Trung Quốc hay thương lái ở đâu xa, chính bà con bán cá ở ngoài chợ cũng không chùn tay đầu độc đồng bào mình.

Vì lợi ích 10 năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người. Mới có 40 năm mà những con người chân quê, hiền lành chất phác nay đã biến ra như vậy.

Hỡi ơi.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
03/08/202115:52:16
Khách
<a href=https://cialiswwshop.com/>buy cialis 20mg</a>
18/06/202116:17:43
Khách
<a href=http://ponlinecialisk.com>buy cialis online forum
01/06/202119:43:13
Khách
<a href=https://vslasixv.com/>order lasix online next day delivery
18/03/201722:10:36
Khách
GÓP Ý CỦA BẠN NGUYỄN HƯNG RẦT CHÍNH XÁC
15/03/201717:39:28
Khách
Trung tướng CS Trần Độ: Lãnh đạo lừa dối, Đảng lừa dối, cán bộ lừa dối, làm ăn giả dối, giáo dục giả dối, đến gia đình cũng lừa dối nhau.

Trần quốc Thuận - phó chủ nhiệm quốc hội: Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống… Nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất mất đạo đức, nhưng đó lại là đạo đức của cách mạng .

Nhà văn Nguyên Ngọc : Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,094,891
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến