Hôm nay,  

Lá Dừa Mùa Chay

10/03/201700:00:00(Xem: 14663)

Tác giả: Nguyễn Trung Tây
Bài số 5065-18-30765-vb6031017

Lễ Phục Sinh 2017 là ngày Thứ Năm, 24-11 chính thức là ngày 16 Tháng Tư, nhưng Mùa Mục Sinh đang bắt đầu. Mời đọc bài của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago. Sau nhiều năm phục vụ tại vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là Tagaytay, Philippinnes.

* * *

blank
Chiều. (Ảnh Nguyễn Trung Tây)

Em đau, một mình em chịu. Em khóc, một mình em hay. Nếu em nhắm mắt lại chết đi, vẫn chỉ một mình mình đi. Sáng sáng em thấy cảnh đời vẫn nhộn nhịp tấp nập bên khung cửa. Mặt trời vẫn rộn ràng, chim vẫn hót líu lo, xe bus vẫn dừng lại ngay trước cửa trạm. Tự nhiên em thấy tiếc cho một quãng thời gian.

...

Mùa hè Cali, xoài Mễ bán khắp nơi. Ăn xoài xong, tôi ơ hờ quẳng bỏ hột xoài. Bẵng đi một tháng, tôi nhìn thấy hột xoài vẫn nằm lẻ loi ngoài sân vườn. Nhìn hột xoài mốc meo, tôi không còn nhận ra hình dạng trái xoài vang to tròn thơm ngát ngày nào. Xót xa cho phận xoài, tôi cúi xuống đào lỗ làm đám tang chôn hột xoài. Rồi quên đi...

Thứ Ba trước ngày thứ Tư Lễ Tro, cha Giám Đốc chủng viện hỏi tôi còn giữ lại những lá dừa Lễ Lá năm ngoái hay không? Cha nhờ tôi đốt lá dừa lấy tro cho ngày Lễ Tro. Tôi đi vô phòng, cầm những lá dừa năm ngoái mang ra sân vườn. Nhìn những cánh lá khô quắt cong queo trên tay, tôi thấy lại lá dừa xanh năm ngoái. Hôm đó tôi mặc áo đỏ Lễ Lá vẩy nước phép lên những cành lá dừa xanh màu lá mạ. Màu xanh năm ngoái tươi vui giờ này đổi sang màu lá úa. Sợi lá dầy cứng năm xưa giờ này gầy ốm khẳng khiu. Nhìn đến là thương cho một kiếp thảo sinh. Tự nhiên tôi mơ ước nếu lá dừa đừng biến đổi màu sắc và hình thể. Tự dưng tôi thương tiếc cho đời lá ngắn ngủi. Bỗng nhiên tôi ngần ngại không muốn nổi lửa đốt lá dừa cháy ra tro.

Cách đây mấy tháng vào lúc nửa đêm bạn tôi gọi điện thoại báo tin thân phụ vừa qua đời. Bác trai tôi vẫn thường xuyên ghé vào thăm hỏi. Bác sinh ra tại phố Hàng Đào Hà Nội, di cư vào Ông Tạ Sài Gòn, sinh viên Sĩ Quan Đà Lạt, bay sang California tu nghiệp hai năm, tham dự hội chợ quốc tế Osaka tại Nhật rồi ở lại tu nghiệp thêm một năm, sau năm 75 quay lại về Bắc cải tạo Hoàng Liên Sơn mười năm, tái định cư tại San Jose năm 90. Có lần tôi nói,

— Bác sinh ra bọc vải điều, lại có sao Thiên Mã. Cho nên bác đi từ Bắc vào Nam, bốn vùng chiến thuật dấu giầy ghi đậm. Mỹ bác cũng biết. Nhật bác cũng rành. Giờ lại Thung Lũng Hoa Vàng. Nhất bác.

Bác gật đầu, nụ cười hiền hòa,

— Ừ, bác thấy mình đi cũng nhiều thật. Mà lần nào cũng đi xa.

Nghĩ ngợi khoảng một giây, bác lại nói,

— Không biết lần này thì sao?

Tôi nhận ra ánh mắt bác đăm chiêu,

— Nghĩ đi nghĩ lại, thấy mình đúng là tro bụi…

Bác như đang nói với chính mình,

— Hành trình một đời người cũng đã xong. Hành lý cũng đã gọn gàng!

Tự nhiên bác buông lời gọn, âm vui tươi,

— Lần này thì lại đi…

Tôi nhìn bác, hồn hiểu liền chữ đi của bác.

*

Tháng trước tôi ghé vào bệnh viện thăm chồng cô em họ. Nhìn người nằm trên giường bệnh, tôi không nhận ra được khuôn mặt quen thuộc. Những sợi tóc đen dầy cứng giờ đã rụng hết, trơ lại bên trên vầng trán cao khoảng trống mênh mông. Màu da tuổi ba mươi giờ này không còn hồng hào nhưng bủng beo tai tái bởi căn bệnh hiểm nghèo. Dọc theo hai bên cánh tay bệnh nhân cắm sâu những ống chích, một bên dây máu đỏ và thuốc truyền vào, một bên dây nước biển. Tôi ngồi xuống bên giường bệnh muốn lắng nghe nhiều hơn. Nhưng bởi thuốc và bệnh, người bệnh cũng kiệt sức không nói nhiều. Tôi cầm quyển kinh, lúng túng chọn bài Phúc Âm. Cuối cùng, tôi chọn Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an (Matt 5:5).

Tôi thấy hai hàng nước mắt chảy xuống hai gò má xanh xao của người bệnh. Tự nhiên tôi cũng muốn khóc theo.

*

Cụ, nhà gần nhà dòng. Sáng Chúa Nhật thánh lễ xong, tôi mang Mình Thánh Chúa đến tư gia cho cụ. Đầu giường nơi cụ nằm có tấm hình cụ ông và cụ bà thời còn trẻ. Trong hình, cụ quấn khăn nhung đen, cần cổ cao thon tròn đều kiềng vàng, má lúm đồng tiền để lộ hàm răng trắng đều, đôi mắt mở lớn long lanh, nhìn đẹp quá. Thấy tôi chăm chú nhìn bức hình, cụ nói,

— Cái hình thời mới di cư vào Nam đấy mà. Khi đó tôi sinh được cháu đầu lòng mới non một tháng. Đấy, cái đứa bé đang ẵm trên tay là nó đấy.

Nói chuyện một hồi với cụ, tôi mới biết “cháu đầu lòng mới non một tháng” giờ cũng đã có cháu nội,

— Đây hình mấy đứa chắt nội… Thằng nào giờ cũng lớn tướng cả rồi.

Nhìn hình cụ ngày xưa, tôi không cầm được, bật miệng khen,

— Cụ ơi! Cụ đẹp quá…

Cụ cười móm mém hai hàm răng,

— Cha cứ nói, thì cũng một thời hoa khôi trong xóm giáo nhà ta. Nhưng thôi, cũng chỉ là thế gian…

Tôi nhìn cụ, lặng người. Vâng, thôi, cũng chỉ là thế gian, phận người cũng như phận lá, nhân sinh cũng như thảo sinh, tất cả cũng chỉ là bụi tro rồi sẽ quay về bụi tro...

*

Tôi thôi tiếc xót cho một đời lá dừa, nhưng quyết định nổi lửa đốt lá. Ngọn lửa bừng bừng đốt cháy đổi màu lá úa sang màu nâu, rồi là xám tro, rồi đen tuyền, màu của đất lành dưỡng nuôi.

Thân phụ bạn tôi nhắm mắt lại. Theo lời yêu cầu của người chết, bạn tôi thiêu xác thân phụ. Sau nghi thức làm phép linh cửu tại nghĩa trang, nhân viên nhà quàn chuyển áo quan xuống lò đốt. Tôi đứng cạnh bạn chứng kiến ngọn lửa lem lẻm đốt cháy linh cửu. Gỗ quan cháy để lộ ra xác người bên trong cong oằn dưới ngọn lửa tưởng như người chết sống dậy dãy dụa đớn đau. Bạn tôi không cầm được nước mắt, ngã gục vào vai tôi khóc nức nở. Chúng tôi quyết định bỏ về. Hôm sau quay lại chỉ để nhận được hũ tro.

Tôi hốt tro đen của lá dừa vô chén. Mang vô nhà nguyện, tôi đặt chén tro giữa cung thánh, chuẩn bị cho nghi thức Lễ Tro ngày mai. Nhìn tro lá dừa, tôi nghĩ tới hũ tro thân phụ người bạn và hũ tro tương lai thật gần của chồng cô em họ.

Ngày hôm qua, gia đình nước mắt ngắn dài bàn chuyện hậu sự cho người thân ba mươi tuổi. Mọi người quyết định hỏa táng xác người thân. Tôi ngồi bên giường bệnh, tiếp tục đọc Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp (Matt 5:4)…

Người bệnh hôm nay rất tỉnh,

— Xin cha cầu nguyện cho em…

Tôi lúng túng chọn lựa chữ nghĩa,

— Anh sẽ làm lễ… cầu bình an cho chú…

Tôi ngần ngại,

— Cho anh hỏi một câu có được không?

Người bệnh thều thào hơi thở,

— Cha cứ hỏi…

Tôi nói nho nhỏ, nhưng rõ từng âm,

— Anh cầu nguyện cho chú, nhưng chú có cầu nguyện cho mình hay không?

Người bệnh nói liền,

— Có chứ. Em cầu nguyện với Chúa nếu cho em làm lại, em sẽ sống khác…

Tôi hỏi,

— Khác như thế nào?

Người bệnh đôi mắt long lanh,

— Em sẽ thiết tha với cuộc sống nhiều hơn. Cha ơi, ba mươi năm trôi qua nhanh quá!

Ba mươi năm qua trôi nhanh thật. Tuổi ba mươi, có mấy người nghĩ hành trình trần thế sẽ chấm dứt, hành lý phải gọn gàng cho một chuyến đi xa.

*

Chiều ngày thứ Tư lễ Tro, tôi lại ghé vào nhà cụ, mang theo Mình Thánh Chúa để cụ rước lương thực thiêng liêng. Cụ nhìn tôi cười trơ hai lợi răng,

— Vất vả cha quá!

Tôi hóm hỉnh nói,

— Vậy là bác “nợ” cháu một lời kinh rồi nhé.

Cụ nói ngay,

— Việc gì cứ phải một lời kinh. Tôi là tôi đọc cho cha ba tràng chuỗi mỗi ngày đấy.

Tôi lấy tro của lá dừa, xức dấu thánh giá lên đầu cụ,

— Hãy nhớ mình là bụi tro…

Cụ rước lễ xong, tôi ngồi xuống nói chuyện. Chuyện qua chuyện lại một hồi, hai cụ cháu hết chuyện. Cụ lấy sách trong đầu, lật từng trang sách thời tây càn ngoài Bắc kể cho tôi nghe,

— Mỗi lần tây càn tổng bên cạnh, thầy u vội vàng đẩy tôi vào sâu trong hầm dưới sàn cung thánh nhà thờ họ giáo. Sống dưới chân Chúa có lần tới cả tuần lễ. Làm thân con gái thời loạn, thật khổ…

Tôi hỏi cụ,

— Tám mươi năm rồi, từ Bắc vô Nam, từ Nam qua Úc, bác có lời hay ý đẹp nào muốn truyền lại cho con cháu hay không?

Cụ mắng yêu tôi,

— Cha đến là khéo nói...

Nhìn thấy tôi ánh mắt thiết tha và thật thà, cụ chép miệng,

— Nhưng thôi, cha hỏi thì nói. Tám mươi năm rồi, tôi vẫn không có điều gì hối tiếc. Của thế gian thì thôi giả lại cho thế gian. Linh hồn của Chúa thì thôi giả lại cho Chúa. Cha thấy, mới tháng trước con cháu mừng sinh nhật linh đình lắm, hành trình tám mươi năm rồi, hành lý giờ đã gói ghém cẩn thận đâu ra đấy. Giá ngày mai Chúa có cất đi, tôi vẫn sẵn sàng. Còn cha, hành lý của cha đã bọc gói tới đâu rồi?

Tôi cúi đầu chào cụ. Bước ra ngoài xe, tôi tự hỏi nếu ngày hôm nay Chúa gọi tôi về, hành lý tu sĩ tôi đã sẵn sàng hay chưa?


*

Nhà dòng Ngôi Lời có phong tục xướng tên cha, hoặc thầy, hoặc nữ tu thuộc đại gia đình Ngôi Lời vào ngày lễ giỗ.

— Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho linh hồn Cha Kevin, Thầy Sáu John, Sơ Mary…

Có những người tôi biết mặt, biết rõ.

Cha Kevin lớn tuổi, tính tình vui vẻ, bao dung. Gặp ai cũng cười mở miệng hỏi thăm. Nói chuyện với cha Kevin thì cười không dứt, bởi ngài có biệt tài kể chuyện tiếu lâm. Thế đấy! Buổi chiều vẫn thấy cha ngồi ăn cơm tối. Buổi tối trôi qua. Sáng không thấy cha đi lễ. Gọi điện thoại ngài không trả lời, ngoài lời nhắn văng vẳng từ trong máy. Mở cửa bước vào phòng chỉ để thấy cha Kevin nhắm mắt ngủ yên trên giường, chấm dứt hành trình bẩy mươi hai năm. Một người yêu đời, yêu người, luôn luôn rộng rãi với nhân gian qua nụ cười ân sủng, tôi tin cha Kevin hành lý ngài đã sẵn sàng.

Thầy Sáu John trẻ măng, đụng xe, mang vào bệnh viện, hai tuần sau nhắm mắt từ trần. Từ khi đụng xe cho tới khi mất đi, thầy Sáu John không bao giờ tỉnh lại. Cái tang của thầy Sáu John là một cái sốc dữ dội cho mọi người. Mọi người tham dự tang lễ hoặc sụt sùi hoặc nức nở thương tiếc cho một đời tu sĩ quá ngắn. Chỉ còn mấy tháng nữa thôi, thầy Sáu sẽ bước lên cung thánh. Nhưng chỉ bởi lơ đãng, một mạng người bị bôi xóa để lại bao nhiêu thương tiếc cho người còn sống. Hành trình hai mươi tám năm của thầy Sáu chấm dứt khi xe lật tung, quay mấy vòng trước khi đâm đầu vào lề đường xa lộ.

Tôi không biết hành lý thầy Sáu John đã sẵn sàng hay chưa. Nhưng lần ghé thăm thầy trong phòng Cấp Cứu, tôi không thấy trên khuôn mặt nét đau đớn. Thầy nằm đó trên giường bệnh, đôi mắt nhắm lại như người đang ngủ mơ, một giấc mơ về cõi trời nơi đó thầy Sáu với hành lý gọn gàng đang bước tới.

Sơ Mary của tuổi năm mươi thì đặc biệt hơn. Có lần sơ kể tôi nghe,

— Lần đó thật là vớ vẩn, chẳng đâu vào với đâu. Hôm đó thứ Tư ăn chay. Buổi tối, đang dậy Giáo lý Lớp Tân tòng, tự nhiên toát mồ hôi, người lạnh toát, lao đao xiêu vẹo trên đôi bàn chân. Nhìn xuống lớp học, miệng muốn kêu cứu nhưng thở không ra… Thế là ngã té bất tỉnh… Mở mắt ra, thấy mình nằm trong phòng Cấp Cứu. Tưởng bị tim? Hóa ra tại người thiếu nước...

Sơ nói nho nhỏ vào tai tôi,

— Cũng tại hôm đó thứ Tư ăn Chay, Sơ lại không ăn không uống chi nguyên cả ngày. Hèn chi quỵ ngã! Lúc đang nằm trên băng ca xe cấp cứu, Sơ lại lẩn thẩn nghĩ ngợi nếu còn được sống để trở về với cõi trần gian, mình sẽ sống khác, sống thiết tha với mọi người và với mình nhiều hơn…

Vẫn lại cụm từ sống thiết tha mà tôi đã nghe từ miệng chồng cô em…

Yêu người Phi Châu, Sơ Mary xin đổi sang Sudan làm việc với người thổ dân. Trong một lần mắc kẹt giữa hai lằn đạn. Sơ nằm xuống kết thúc hành trình năm mươi năm. Nhà dòng đốt xác Sơ ra tro rải từ trên núi xuống đồng bằng theo lời yêu cầu của người nữ tu Dòng Chúa Thánh Linh. Tôi nhớ hôm tiễn Sơ tại phi trường bay sang Sudan, tôi thấy Sơ chỉ xách theo một vali hành lý. Sơ Mary lúc nào cũng vậy, hành lý nữ tu gọn gàng và sẵn sàng. Nhớ tới Sơ Mary, tôi hay đọc câu kinh,

— Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương (Matt 5:7).

Có lần chị tôi gọi điện thoại tới. Bà ấy than thở đứa con gái hư hỏng mất nết! Tôi buột miệng hỏi,

— Nó hư làm sao?

Chị tôi nói ngay,

— Thì tôi bảo nó học bác sĩ, nó cãi lại mẹ bỏ đi học ngành khác. Mà tưởng học ngành chi béo bổ, hóa ra nó đâm đầu vào ngành báo chí. Mà cậu biết rồi, con bé học giỏi nhất trường, năm nào cũng mang về bằng khen hạng nhất toàn trường. Con với cái, rõ là khổ!

*

Tiền điện thoại viễn liên không rẻ, nhưng tôi cứ phải tiếp tục nghe điệp khúc “học bác sĩ”, “cãi lại mẹ”, “học báo chí”, “ơi là khổ” hơn cả tiếng đồng hồ. Tự nhiên tôi cũng thấy thật tình là khổ cho bà chị và cho mình,

— Chị ơi, con chị nó có hành lý của riêng nó. Còn chị, chị đã chuẩn bị hành lý cho mình hay chưa?

Điện thoại viễn liên, nhưng tôi vẫn nhìn thấy những nét hằn trên khuôn mặt của chị tôi,

— Hành lý? Cậu nói hành lý nào?

Như phép lạ, người bệnh ba mươi tuổi hồi sinh. Sau một lần giải phẫu theo triết lý còn nước còn tát, cơn bệnh hiểm nghèo bị đẩy lui. Nhận được tin mừng, tôi ghé vào bệnh viện. Người vợ đứng ngay bên giường bệnh nghẹn ngào nói,

— Cô em ruột của anh ấy đang đi hành hương đất thánh. Ngày nào cũng gọi điện thoại về. Em nhờ cô ấy cầu nguyện cho. Cô ấy còn ghé vào cả chỗ Bức Tường Than Khóc nữa. Bệnh của nhà em chỉ có Chúa chữa. Thật đúng là phép lạ!

Tôi ngồi xuống bên cạnh giường người vừa nhận được phép lạ. Tôi lại giở cuốn kinh, đọc lại lời Tám Mối Phúc Thật,

— Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an (Matt 5:5).

Đọc kinh xong, thấy người hồi phục mắt nhắm lại như thiu thiu ngủ, tôi yên lặng đứng dậy, tính đi về. Nhưng người bệnh đã mở mắt ra, thần sắc rạng rỡ nhìn tôi nhoẻn miệng cười,

— Cám ơn cha đã cầu nguyện cho em…

Tôi nhắc nhở người bệnh,

— Cám ơn Chúa thì đúng nhất… Nhưng cũng đừng có quên, chính chú cũng đã cầu nguyện cho mình.

Người bệnh khuôn mặt trầm tư,

— Cha nói đúng, hồi xưa em mở miệng ra là nhờ vả người khác cầu nguyện. Riêng mình thì chẳng bao giờ chịu mở miệng cầu nguyện với Chúa.

Tôi hỏi,

— Anh nhớ có lần chú nói nếu Chúa cho cơ hội làm lại…

Người bệnh gật đầu,

— Em nhớ chứ, em đã cầu nguyện với Chúa nếu cho con sống lại, con sẽ sống khác, sống thiết tha với đời và với mình hơn…

Tôi ngạc nhiên, hỏi lại,

— Anh không hiểu sống thiết tha là sống như thế nào?

Người hồi phục nhìn lên trần nhà rồi nhìn qua khung cửa,

— Hồi trước em chỉ nghĩ tới tiền. Em muốn có thật nhiều tiền để vợ con hạnh phúc, thiên hạ phải nể phục, bởi em tin tưởng vào triết lý, “Miệng kẻ sang có gang có thép!”. Nhưng hai tháng vừa rồi nằm trên giường bệnh, ngày nào em cũng chỉ thấy bóng em một mình đổ dài trên vách tường. Em đau, một mình em chịu. Em khóc, một mình em hay. Nếu em nhắm mắt lại chết đi, vẫn chỉ một mình mình đi. Sáng sáng em thấy cảnh đời vẫn nhộn nhịp tấp nập bên khung cửa. Mặt trời vẫn rộn ràng, chim vẫn hót líu lo, xe bus vẫn dừng lại ngay trước cửa trạm. Tự nhiên em thấy tiếc cho một quãng thời gian ba mươi năm dài em sống không thiết tha với cuộc đời và với mình.

Người hồi phục kết luận,

— Giờ sống lại, em cũng sẽ làm lại hành lý cuộc đời.

Tôi nhận ra đôi mắt người hồi phục long lanh.

*

Trời mùa hè tiếp tục thiêu đốt cư dân tiểu bang Cali. Chiều hôm nay, bầu khí oi nồng ẩm thấp gọi mời tôi rời bỏ văn phòng bước ra sân vườn.

Nhìn xuống, tôi khám phá ra lần đốt lá dừa lấy tro, mình đã làm rớt một cành lá dừa xuống đất. 40 ngày mùa Chay vừa qua, lá dừa bị bỏ quên vẫn nằm im lìm trên sân vườn, vẫn khô quắn cong queo. Tôi cúi xuống nhặt lên cành lá. Thật bất ngờ, tôi nhìn thấy cây xoài xanh non bé tí ti nhú cao được hơn một gang tay. Gió hè oi nồng thổi nhẹ rung rinh ba chiếc lá non mà tưởng như cây xoài bé con đang giơ tay vẫy chào.

Nhìn cây xoài bé tí, tôi không nhận ra hình dạng của hột xoài mốc đen ngày nào. Nhìn cây xoài xanh non, tôi nhận ra trái xoài ngày nào đã đi hết hành trình thảo mộc. Bây giờ cây xoài con mới mở ra ba cánh lá lại đang chập chững những bước đi mới cho một cuộc hành trình mới.

Tôi nhìn lá dừa còn sót lại. Lá dừa đã đi hết hành trình thảo mộc. Giờ này lá dừa cũng đã sẵn sàng hành lý để được hóa thân. Tôi lại nổi lửa đốt lá dừa ra bụi tro. Lần này tôi không mang tro vô nhà nguyện nữa, nhưng rắc chung quanh gốc cây xoài con làm chất màu nuôi dưỡng cây non…

Tôi vô nhà nguyện. Quỳ dưới cung thánh, tôi ngẩng lên nhìn Chúa chết lặng lẽ trên cây thập giá. Qua mái vòm trên cung thánh, nắng hè hoàng hôn tiếp tục xiên xiên chiếu sáng một khoảng thân xác loang lổ máu đỏ của Chúa. Chúa trên cây thập giá đã đi hết hành trình ba mươi ba năm. Hành lý Ngài lúc nào mà chẳng gọn gàng, cho nên có tới ba lần Chúa đã tiên đoán trước về cuộc tử nạn của mình. Hôm nay thứ Sáu Tuần Thánh. Chiều nay xác Ngài được tháo xuống, chôn sâu trong mộ. Lung linh trong tia nắng chiều tàn của ngày tử nạn trên đồi Golgotha, tôi nhận ra hình ảnh Phục Sinh của ngôi mộ trống…

Ơn trời tuôn đổ tôi hiểu, bởi Đức Giêsu đã chết đi, chôn trong mộ, hạt giống đức tin mới bắt đầu nứt vỏ nẩy ra một mầm sống mới... Tự nhiên tôi lại nhớ tới trái xoài Mễ ngọt ngào, hột xoài mốc meo, và cây xoài xanh non ba lá trong sân vườn chủng viện.

Ơn trời đổ xuống, tôi cảm nghiệm nhiều hơn về khái niệm và ý nghĩa của Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.

Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
23/04/201721:56:46
Khách
Bài viết hay quá! Lẽ nhân sinh vô thường .
15/03/201704:18:18
Khách
Nguyện cầu mùa lễ Phục Sinh năm sau sẽ không gặp…dị nhân.
14/03/201722:09:55
Khách
Andy: Thượng Đế sinh ra ông Adam & bà Eva cách đây khá lâu. Vào thời điểm này kiến thức của ngài chắc có giới hạn nên hiện tại có phần lẫm cẫm, vô lý và hoang đường.
Hoa Sen: nên đọc thêm những tác phẩm của Charlie Nguyễn, từng là 1 con chiên gốc ở Bùi Chu, nói về sự thật của TCG, sachhiem.net/CHARLIE/CNdir.php, để nghiên cứu thêm 1 góc nhìn.
Cám ơn các ý kiến đọc giả.
14/03/201703:24:03
Khách
Andy
Mời đọc để hiểu rộng , gõ vào google :
< Mười câu hỏi với cựu đại đức Phật giáo Thích Huệ Nhật >
<Vì khao khát tìm chân lý cựu đại đức Phật giáo gặp Chúa >
< Cựu đại đức Phật giáo làm chứng về Chúa >
13/03/201704:32:49
Khách
>>Thượng Đế tạo ra chúng ta có những cuộc sống, những hoàn cảnh khác biệt để cùng đi cùng một con đường từ tro bụi thành bụi tro với mục đích gì? Người sinh ra mất trí, điên điên, khùng khùng thì làm sao biết được cuối cùng sẽ trở về với cát bụi để sửa soạn hành lý?


Not the Almighty God, but his subordinate (within the God creation domain), in my knowdege was
responsible for this. That is the reason why Lord Jesus the Christ had to say "it is very difficult
for the rich to enter the Kingdom of God, like the camel has to go thru the eye of the needle" and
very difficult for the poor also because they have to work their butts off to feed their mouths. And
very difficult for the intellects because they have tons of garbage in their minds, how can they
become innocent as a child (Holy Bible: you can not enter the Kingdom of God is you are not a child
again-- In Hiệp Khách Hành novel , Kim Dung mentioned about the uneducated guy who was able to learn the
top martial art while the rest did not which included the bosses of Thưởng Thiện Phạt Ác ).
As an human being, you feel very lonely in your journal (in the beginning you have the doctors, the nurses,
your parents, ...) and at the end then nobody only the karma waiting for you, and that is scary.
The religious doctrine by any religions (Christian, Buddism, Taoism, Hinduism, Muslim, or whatever) are
very difficult for the mass. In theory, you can not communicate with the Almighty Power, only thru the Bridge
(router, gateway, or whatever). Latin word is the pontiff. Most of the prayers were handled by
lower level Gods with limited power, and that is the problem that not mention in the doctrine.
May be it was mentioned "the letters killed but the spirit gave life". So, who to blame. Lucifer--
the Darkness (rememeber that he has wisdom, power and NO compassion).
When I was young many years ago (less wisdom) I had a chance to meet Lucifer, when I and another buddy
left the air port and on the taxi, Lucifer stopped the taxi on the highway, the poor taxi driver got
panicked because the car stopped for no reason at some speed. My buddy had more power than me, so we
made the taxi ran again and no more problem. Guru Nanak in Sikhism doctrine had a saying "when a son of
God alone is a son of God, when two sons of God together, is the assembly of Gods". We did not dare to
explain to the driver "Sir, nothing wrong with your electrical system, your combustion engine is fine, ...
just someone wanted to show off."
11/03/201717:00:28
Khách
Bài viết giản dị , dễ hiểu và thấm thía… Giúp cho những tâm hồn chai đá , lầm lạc hiểu ra , ngộ ra và tìm về tôn giáo đích thực ,là cứu cánh cho đời sau khi biết chuẩn bị hành trang .
Kính chúc Cha một mùa Lễ Phục Sinh tràn đầy ơn thiêng.
11/03/201714:19:10
Khách
Chúng ta, mọi người, từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Như vậy hành trang của sự đi từ cát bụi tới cát bụi sẽ gồm những gì để mình sửa soạn? Hũ đựng tro cốt chăng? Không đâu vì cái hũ không đáng để chúng ta dành cả một kiếp người để lo toan. Phải chăng nó không là cái gì cả. Chỉ là vô thường hay hư vô ?
Nhìn chung quanh ta thấy Thượng Đế tạo dựng mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi cuộc sống. Có người sinh ra trong nhung lụa, cả đời chưa biết đói một bữa. Có người từ lúc bé tới chết chưa có một ngày no. Người nằm trong bụng mẹ đã đau yếu, bệnh tật. Người thì thông minh học một biết mười. Người lại mù loà, điếc câm. Vậy thì muốn hỏi Thượng Đế tạo ra chúng ta có những cuộc sống, những hoàn cảnh khác biệt để cùng đi cùng một con đường từ tro bụi thành bụi tro với mục đích gì? Người sinh ra mất trí, điên điên, khùng khùng thì làm sao biết được cuối cùng sẽ trở về với cát bụi để sửa soạn hành lý?
Có phải Đấng Chí Tôn muốn chúng ta đều thấy được mọi hoàn cảnh, mọi tình huống để giúp đỡ, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ? Hành trang của một số kẻ cơ hội là tước đoạt sự thiếu sót của người khác kiếm lợi. Hành trang của người tu hành là lòng bác ái, vị tha.
Xin cám ơn cha đã chọn hành lý yêu thương tha nhân.
11/03/201702:03:55
Khách
>>Lễ Lá

Lord Jesus the Christ had 12 monks and thousands of lay disciples who attended the Lễ Lá more than 2000 years ago

>>Nghĩ đi nghĩ lại, thấy mình đúng là tro bụi…
>>phận người cũng như phận lá, nhân sinh cũng như thảo sinh, tất cả cũng chỉ là bụi tro rồi sẽ quay về bụi tro...
>>Hãy nhớ mình là bụi tro…
>>— Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương (Matt 5:7).

Be positive, God created you in His image, you are nothing but the pontiff -- the bridge between the Almighty
Power and the God creation domain (3 realms in Buddism term). You are the immortal, the Light, that is
the reason why Saint Paul had to say " I died daily" or "Learning to die while still alive". Your body
may gone one day but The Almighty will give you the sign for many days or years in advance. In the book
"the wheel of life by John Blofield" Hoa Sen Trên Tuyết, bản dịch của Nguyên Phong about the
1st Master of John Blofield who was a Tibet Ripoche who knew in advace of his departure for 3 years.
You came to this world, you only have 2 choices: 1)Be the Almighty's tool then you have
a chance to get promotion (your position in the Universe will be very high if you do what God wants you
to do --Your will and God will is one or I and My Father is ONE)
2) You are from God, that means your eyes, your ear look like God, but you nose seems like God's neighbor (but
God does not have neighbor), if you teamed up with Lucifer then you are in bad luck, you work like
a slave for the bad boss. Lucifer was from God, has wisdom and power,
but NO compassion. If you have no compassion to animals, plants, ... then you and God are very far. When you came
to God creation domain (3 realms in Buddism term) then you have chance to meet Lucifer -- Hello, darkness my old friend,
I came to meet with you again (The sound of silence - Beatles). Lucifer's job is to make the sons of God
get stronger and stronger, battle hardened between the Light and Darkness, the positive force and the
negative (But God's cleansing still in effect). In theory, life is dangerous and it ends deadly, with
money or a lot of money, you can buy anything. But one thing you can not buy, that is time. When you get
the sign, that is your journey in the physical realm is nearly ended. If you want to extend your life on Earth
you must have have a lot of merits from God by doing God will (big job only in my knowledge, I used to
knew one person did it,very noble job, but no idea for how long, smart move, nothing to lose). Your brain
has a habit of only doing for shorterm benefits (you works long hours for bonus, stock options,..., that is
one of the reason God can not communicate with you, God had to send an human body who came to talk
to you in face to face, usually very noble jobs.


>> Nếu em nhắm mắt lại chết đi, vẫn chỉ một mình mình đi.

Even you are the Light. At the end of the your journal, the Almighty God will come, because the guardian
angels and all the angels in the universe do not have enough power to bring you to your place. They may
come to greet you, that was the case of Lord Xá-lợi-phất (một trong Thập đại đệ tử của Phật Thích-ca) at the
time of his departure which included Đế Thích Thiên.
10/03/201722:50:01
Khách
BÀI VIẾT HAY QUÁ,CÁM ƠN TÁC GIẢ TRUNG TÂY MÙA CHAY 2017,XIN TIẾP TỤC
10/03/201719:38:29
Khách
Thưa Cha, lời Cha viết thật thấm thía.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,060,921
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến