Hôm nay,  

Xuân Vẫn Chưa Về

26/01/201700:00:00(Xem: 10040)
Tác giả: Phong Trần (TPN)
Bài số 5028-18-30728-vb5012617

Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.

***

Một sáng sớm mùa đông ở tiểu bang lạnh, trời mù mù trong tuyết, đùng đục trong sương.  Những hoa tuyết to, lớn như bông bưởi rơi mau và nhanh chóng hòa vào cánh đồng tuyết ngập kín những bãi cỏ, bít kín các lối đi, phủ trắng cả vạn vật.  

Đứng thẫn thờ bên khung cửa sổ, nhìn ra bên ngoài mênh mông vắng lặng, cái màu tuyết trắng của mùa đông mang nỗi buồn muôn thưở ấy khiến lòng tôi chợt cảm thấy thấy bâng khuâng, thời gian như đọng lại khi xuân vẫn chưa sang mà Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 đã cận kề!

Nhìn cảnh tuyết, ngậm ngùi với năm Thân sắp qua chờ năm mới Đinh Dậu đang tới, không thể không nhớ quê hương. Và hai câu sấm ký nổi danh của cụ Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm lại hiện về:

Mã đề Dương cước anh hùng tận

Thân Dậu niên lai kiến thái bình.

Đã biết bao lần Thân Dậu rồi, mà sao đất nước và người dân Việt Nam vẫn khốn khổ.

*
Nếu chúng ta lấy năm 1975 làm mốc thời gian thì lịch sử Việt Nam cận đại  tính từ đó đến nay cũng đã bốn lần Thân qua Dậu đến.  Trong bối cảnh ấy biết bao nhiêu biến cố tiếp nối, đau thương diễn ra trên quê hương.   

Tân Dậu năm 1981, Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục phát động cái gọi là “kế họach năm năm lần thứ ba.”  Trong cơn men say chiến thắng vẫn còn đó họ coi trời bằng vun, coi mạng người như rác.  Xem nước Mỹ như một kẻ chiến bại, chẳng ra gì nên sau khi lùa xong toàn bộ quân dân cán chính của chính thể Việt Nam Cộng Hòa vô trại cải tạo như “lùa cá vô rọ” vào năm 1975 rồi thì ngày ngày họ cứ ra rả chửi đế quốc Mỹ xâm lược một cách thậm tệ.

Thời kỳ này, họ đã dùng sinh mạng, của cải của người dân Việt để bảo vệ cái chế độ Hunsen do họ dựng lên ở Kampuchia mà vì bất đắc dĩ họ phải tiêu diệt Pol Pot và Ieng Sari; một đám thuộc hạ, đàn em thân tín khác của Trung Quốc vì không thể để bọn này tồn tại, thọc hông được! Việc đưa quân Việt Nam sang đánh chiếm Kampuchia, lật đổ Pol Pot khiến Trung Quốc nổi giận vì thằng em “vuốt mặt chẳng nể mũi” là nguyên nhân để năm 1979 Trung Quốc xua quân dạy cho đứa em hỗn láo một bài học.  Hậu quả là biết bao nhiêu sinh linh của hai bên đã ngã xuống trong cuộc chiến mà điều trớ trêu là bên nào cũng dành chiến thắng về phần mình.  

Trước tình hình ấy nền kinh tế Việt Nam lại càng thêm kiệt quệ bởi sự nóng vội, giáo điều sai lầm trong chủ trương cải tạo và quản lý kinh tế của chính quyền Hà Nội khi đưa nhân dân miền Nam vào làm ăn tập thể khiến người dân lành chỉ còn biết tìm được bỏ trốn.  Họ lao mình ra biển bất chấp phong ba bão tố, hải tặc đói khát để tìm đường sống.  Ước tính trong thời gian này số lượng “thuyền nhân” vượt biển đã tăng cao, số người bỏ mạng trên biển không ai biết được là bao.  Các trại tị nạn ở những nước Đông Nam Á tràn ngập thuyền nhân.  

Thảm trạng này đã trở thành một cuộc khủng hoảng  khiến thế giới tự do phải khẩn cấp mở rộng vòng tay đón nhận dân tị nạn vì lương tri con người!

Rồi bắt nguồn từ sự mở cửa (glasnost) và cải tổ (perestroika) của Tổng Bí Thư Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, tại Đại Hội Lần Thứ 27 Đảng Cộng Sản Liên Sô tháng 2 năm 1986, Ông Gorbachyov tuyên bố Liên Sô từ bỏ “Học Thuyết Brezhnev” để cho các quốc gia Đông Âu tự quyền quyết định chính sách nội bộ của mình đã dẫn đến cuộc cách mạng màu khiến cho chủ nghĩa cộng sản ở khu vực này sụp đổ hoàn toàn trừ Romania.

Trước diễn biến bất ngờ và đầy phức tạp tại nước cộng sản mẹ và các nước anh em ấy, trong kỳ Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần Thứ VI, Hà Nội cũng buộc lòng phải thay đổi nhưng  kiên quyết “đổi mới chớ không đổi màu”, tiếp tục củng cố thể chế cộng sản để cai trị đất nước.

Hoảng sợ trước sự sụp đổ của cộng sản Đông Âu, Cộng sản VN thêm một lần phải quì gối trước Trung Quốc qua Hội Nghị Thành Đô với những ký kết bí mật mà giờ đây ai cũng biết là để “dâng đất” mà Trung Quốc đã chiếm trong cuộc xâm lược năm 1979. Đây cũng là lúc các thành phần binh sĩ, sĩ quan, viên chức hành chánh của chế độ Việt Nam Cộng Hoà có đủ ba năm “cải tạo” trở lên được định cư ở Mỹ theo yêu cầu của Hoa Kỳ và cũng nhằm để chấm dứt cao trào “thuyền nhân vượt biển bằng thuyền buồm.”

Năm Quý Dậu 1993, trong khi hàng loạt các gia đình của những thành phần này tới Hoa Kỳ tái định cư thì ở các trại tị nạn Đông Nam Á như Mã Lai, Phi Luật Tân… lại nổ ra các cuộc biểu tình chống thanh lọc bất công, chống cưỡng bức hồi hương  của những người đến sau ngày đóng cửa trại tị nạn.  Thời gian này tôi đang ở trại tị nạn nên đã là một chứng nhân trước vô vàn các câu chuyện không kém phần thê thảm đã xảy ra ở nơi đây. Năm 1995, Hoa Kỳ chính thức tái lập bang giao với chế độ Hà Nội.   

Bước qua thiên niên kỷ mới, sự kiện lớn lao có ý nghĩa lịch sử không chỉ của Hoa Kỳ mà còn cho cả thế giới nữa đó là việc khủng bố tấn công đánh sập Trung Tâm Thương Mại Thế giới  (The World Trade Center) của Mỹ vào ngày 11/09/2001.   Biến cố này đã làm phong trào khủng bố lan rộng khắp nơi sau sự trả đũa của Hoa Kỳ.  

Tiếp theo sự bùng nổ của mạng lưới internet toàn cầu,  nghành truyền thông điện tử đã tiến một bước dài, với sự ra đời của các “trang mạng xã hội, tyiêu biểu là Facebook” vào ngày 4/2/2004.   Có thể kể đây như là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực thông tin của nghành tin học trong thời đại “high tech” và đã nhanh chóng lan truyền rộng rãi sang mọi lĩnh vực khác từ chính trị đến nghệ thuật.  

Bước sang năm Ất Dậu 2005, những hoạt động đòi hỏi nhân quyền như tự do ngôn luận, tự do hội họp, biểu tình bất bạo động một cách hợp pháp chống Trung Quốc cướp đất cướp biển của người dân nổ ra khắp đất nước và sự đàn áp bắt bớ của chính quyền cộng sản được quốc tế biết đến nhiều hơn qua mạng xã hội trên.  Các tổ chức dân sự giúp đỡ dân chúng hiểu biết thêm về dân quyền bắt đầu xuất hiện. Thông qua những trang mạng Facebook, Twitter, My Space, thế giới đã chứng kiến cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia năm 2011 rồi đưa đến “Mùa Xuân Ả Rập,” và bên cạnh đó nguời ta cũng thấy được tình trang khủng bố lan nhanh và dữ dội hơn ở khắp Châu Âu đến cả Hoa Kỳ cùng với bạo lực của súng đạn do nạn phân biệt màu da, kỳ thị tôn giáo, trổi dậy.

Năm nay, Đinh Dậu 2017, nhân loại lại được chứng kiến một biến cố thần kỳ khác ở Hoa Kỳ là việc Tân Tổng Thống Donald Trump đã biết khai thác, tận dụng mạng Twitter mà chiến thắng trước Bà Hillary Clinton, một đối thủ nặng ký, mạnh mẽ trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 8/11/2016 vừa qua.  

Việc Ông Donald Trump vô toà Bạch Ốc, lên cầm quyền nước Mỹ đang được quốc tế nín thở theo dõi sau khi ông nhậm chức vào Thứ Sáu, 20/11/ này, bởi tính cách bất nhất, khó đoán của ông.  Tại Châu Á, chuyện Biển Đông và an ninh khu vực cũng đang được Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và thế giới đặc biệt quan tâm trong sách lược và chiến lược tương lai của chính quyền ông.

Riêng ở Việt Nam, tình hình ấy sẽ ảnh hưởng lớn đến vận mạng chính trị của đất nước và đời sống của người dân khi mà sự hiểu biết và nhận thức của lớp trẻ trong nước đã tiến bộ nhờ các mạng xã hội.  Bên cạnh đó những tổ chức xã hội dân sự cũng đã lớn mạnh, đã hướng dẫn giáo dục người dân dám nói, dám đứng lên đòi quyền sống, quyền được biết, được im lặng, quyền phụ nữ… vì tất cả những cái đó đều là căn bản của quyền con người!

Sự trưởng thành, không còn sợ hãi của quần chúng càng làm cho chính quyền cộng sản lo ngại chế độ sẽ sụp đổ nên ra sức trấn áp tàn bạo hơn.  Từ ngày 12/01 đến ngày 15/01 vừa qua, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại sang Trung Quốc để triều cống và nhận lệnh mới của quan thầy.  Bất cứ việc ký kết nào của Chính Quyền Việt Nam với Trung Quốc hiện nay cũng chỉ là sự “tự nguyện hiến dâng” tài nguyên của quốc gia cho ngoại bang để đổi lấy việc trợ giúp duy trì quyền lực của Đảng Cộng Sản ngõ hầu tiếp tục cai trị đất nước mà thôi.  

Trước tình trạng hưng vong ấy của dân tộc thì nếu mấy ai còn nặng lòng với quê hương, làm sao có thể vui sướng, và an nhiên tự tại mà thưởng thức cái huyền diệu của vũ trụ như  Mãn Giác thiền sư đã từng:
“Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai”
khi mà mùa xuân dân chủ và tự do, thái bình của dân tộc Việt thật sự vẫn chưa tới!  Vận mạng của đất nước trong tương lai chưa biết sẽ trôi về đâu trong năm Đinh Dậu này.

Thôi thì trước thềm năm mới xin cầu chúc cho đất nước và dân tộc Việt Nam vạn điều may mắn trong tự do, an lành trong dân chủ  và hạnh phúc trong nhân quyền!

Hoa Kỳ, ngày 18 tháng 01 năm 2017, nhằm ngày 21 tháng Chạp năm Bính Thân
Phong Trần

Ý kiến bạn đọc
20/02/201713:09:42
Khách
Cám ơn sự đóng góp của ông Nhân. Sẽ có gắng thực hiện ý kiến này vào một dịp nào thuận tiện.
TP
11/02/201713:49:03
Khách
Chào Triều Phong,
Tôi thấy đề tài bài này rất thú vị, tiếc là tác giả cô đọng tất cả những sự kiện xảy ra ở VN lúc đó lại nhiều quá nên trở thành thiếu sót các biến cố quan trọng khác. Người sống cùng thời đọc thì hiểu tuy nhiên những người trẻ khó có thể hiểu được. Bài này cũng có thể viết ở dạng biên khảo để được đầy đủ và phong phú hơn. Cám ơn
30/01/201713:08:05
Khách
Việt Nam cận đại có rất nhiều biến cố xãy ra nhưng tác giả đã cô đọng lại vài sự kiện chính trong suốt dọc chiều dài lịch sử hơn bốn mươi năm để người đọc có thể hiểu được khái quát một cách dễ dàng. Xin cám ơn và hoàn toàn đồng ý với tác giả trước khổ đau hiện nay của đất nước. Hy vọng Đinh Dậu năm nay dân Việt sẽ thực sự "kiến thái bình!"
MV
29/01/201705:19:00
Khách
Cám ơn anh/chị kimdung đã cùng chia xẻ nỗi niềm xót xa trước hiện tình của đất nước. Nhân dịp Xuân Đinh Dậu 2017, kính chúc anh/chi thân tâm an lạc, vạn sự kiết tường.
Phong Trần (TPN)
26/01/201721:56:14
Khách
Cảm ơn tác giả về một bài viết sâu sắc về các mùa Xuân Thân, Dậu vừa qua. Xin cùng chung lời cầu nguyện cho VN mau sớm thoát thảm họa cộng sản vô nhân tính , tàn độc !
Chúc ông và gia quyến một năm mới an khang, hạnh phúc!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,449,825
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến