Hôm nay,  

Các “Bác Học”

18/01/201700:00:00(Xem: 11791)

Tác giả: Năng Khiếu
Bài số 5022-18-30722-vb4011817

Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2015. Bài mới của bà được viết nhân dịp Ngày Lễ Chạ của tháng Sáu 2016.

* * *

blank
Lớp học Computer.

“Học những điều mà trước kia mình chưa học, dù vào lúc nào đi nữa, chẳng có gì là xấu.

Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn, dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ đối với bạn, thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích. Không thể lấy lại được nữa”.

“Các bác đánh máy câu danh ngôn trên đây, rồi gửi đến địa chỉ Email của tôi,” ông thầy vừa nói, vừa chỉ lên màn hình trước mặt, như một tấm bảng lớn, chiếm hết nửa bức tường.

Vừa dứt lời, tiếng ồn ào nổi lên, kẻ kêu người gọi: “thầy ơi! Laptop của tôi không có internet? Thầy ơi! Ipad này đánh không ra chữ Việt Nam? Iphone của tôi khó bỏ dấu quá…” Thế là thầy đến chỗ này vừa bấm vừa giải thích. Đến chỗ kia vừa sửa vừa chỉ dẫn cho các bác.

Đó là quang cảnh của lớp Computer tôi đang theo học, hơn một năm nay. Vào mỗi sáng thứ ba hàng tuần, từ 9:00 AM đến 11:30 AM, tại hội trường nhật báo Người Việt, nằm trên đường Moran thành phố Westminster. Lớp học có khoảng 20 học viên, phần nhiều ở những vùng lân cận. Cũng có những người ở xa như San Bernardino hoặc Riverside, phải mất một, hai tiếng đồng hồ mới tới lớp được. Đa số là các cụ đã về hưu, có vài người còn đi làm part- time, thì cũng học trước quên sau.

Ông thầy trạc 50 tuổi, tính tình vui vẻ điềm đạm. Nếu không kiên nhẫn chắc không thể dạy những học trò với bộ óc đã lão hóa, và “chậm tiêu” như cái bao tử quá đát. Có cụ bị điếc phải đeo máy trợ thính, nên mặc kệ thầy yêu cầu giữ yên lặng để nghe giảng bài, bác cứ thoải mái nói chuyện riêng om xòm. Nhiều lúc thay vì hét lên hay cáu gắt, thì thầy lại cười méo xẹo rồi hạ giọng:

- Lớp này toàn các “bác học” (các bác đi học) nên mắt mờ tai lãng.

Tuy là lớp Computer nhưng thầy phải dạy thêm ESL vì có những từ chuyên môn. Ông hay đùa: “Ngày nào đi dạy tôi cũng phải uống năm viên thuốc cao máu mới chịu nổi. Vì vừa giảng xong, các bác quên hết lại hỏi tiếp”.

Ấy là các bác ở tuổi “Thất thập cổ lai hy” còn đỡ hơn bác “Bát thập nhãn nhĩ hư” mà vẫn chịu khó đi học đều. Có người chỉ mang theo một cái iphone 6s plus, tối tân như một cái computer thu nhỏ. Có người vai đeo, tay xách, nào laptop, nào ipad, iphone hoặc phone “cùi bắp”của con cháu “dạc ra” chạy chậm như rùa. Bày đầy một bàn, ông thầy gọi là đủ các “món đồ chơi”.

Đặc biệt quanh năm thầy chỉ dạy có một lớp. Không mãn khóa, không cấp Certificate. Ai muốn nhập học lúc nào cũng được. Thầy giao cho người đến trước hướng dẫn người vào sau. Có câu châm ngôn do thầy đặt: “* Học thì quên * Hỏi thì biết *Tập thì quen * Chỉ thì nhớ”. (Học thầy không tầy học bạn) là vậy.

blank
Getty Villa, nơi các “bác học” được chở tới “tham quan”.

Học viên mới vào thầy cho số ID riêng, để mỗi sáng vào lớp thầy cho “code” điểm danh (Attend class). Ai chưa có email thì thầy mở cho một địa chỉ email cá nhân (user name). Thầy hỏi nhỏ bác thích ăn món gì nhất, các bác liền “bật mí” thầy sẽ chọn giùm bác một password bí mật bằng tên các món ăn cho dễ nhớ. Rồi các bác lắng nghe thầy giải nghĩa về những chữ viết tắt của các địa chỉ websites thí dụ:

. Com = Company

. Org = Organization

. Net = Internet

. Edu = Education

. Gov = Government

Sau đó thầy hỏi các bác, những chữ này dùng cho trường hợp nào? Để tỏ ra mình thuộc bài, các bác đua nhau giơ tay trả lời:

“Gov. dùng cho Sở Xã Hội hoặc DMV… Org. dùng cho Chùa hay Nhà Thờ ( Cho một tổ chức riêng). Edu. dùng cho các trường học.. v..v…”

Các bác mở sách ghi ghi, chép chép. Thầy nhấn mạnh, về những điểm tiện lợi của việc dùng Yahoo mail và Gmail cho tất cả computer, laptop, ipad, iphone……

Rồi thầy dạy đánh máy, cách bỏ dấu vào chữ Việt. Dạy cách đổi kiểu chữ (Italic). Đổi cỡ chữ lớn, nhỏ (Change the font size).v..v…

Khi mọi người đã có địa chỉ email, thầy dạy cách sử dụng. Trước tiên đánh máy một câu danh ngôn, hoặc bài thơ ngắn, save xong…..Mở internet và tập gửi email cho thầy, hoặc bạn bên cạnh nhiều lần cho quen. Những ai có cell phone hay ipad, thầy kiên nhẫn tỉ mỉ chỉ từ cái nút volume+ volume- (Silent mode mute). Mở “home” sẽ nổi lên các Apps xanh đỏ, tím vàng, trên mặt ipad, iphone. Thầy giảng giải công dụng của các apps và cách sử dụng các nút trên máy. Phải gõ “cho đúng nút”, lạng quạng là trật lất. Sách có câu: “Không thầy đố mày làm nên” thật là đúng.

Nhờ có ông thầy kiên nhẫn mà các “bác học” mắt,mờ tai lãng dần dần hiểu nhiều điều thú vị.

- Facebook: Mạng xã hội riêng của mỗi người. Được ví như món ăn tinh thần, để người thân liên lạc, tâm sự và thăm hỏi nhau. Dù ở cách xa nửa vòng trái đất vẫn trao đổi hình ảnh được.

- Take picture: Thầy dậy từ on – off, đến cách cầm máy hoặc iphone cho đúng kiểu, để chụp hình và quay phim không bị rung. “Turn on the Grid” (mở lưới có ô vuông, để căn lúc chụp hình cho đẹp).

Mỗi tháng, thầy chọn một ngày thuận tiện, trời trong mây trắng, địa điểm gần, sáng đi chiều về. Chở các bác đi du lịch đến các thắng cảnh nổi tiếng, các museum, các lâu đài cổ kính, để các bác vừa tham quan vừa thực tập chụp hình, quay phim. Như Griffith Observatory nằm trên ngọn đồi cao, cảnh quang rất đẹp. Tar Pit Museum, là nơi lưu niệm hình tượng, những con thú qúy hiếm. Getty Villa, giúp các bác mở rộng tầm nhìn, về nghệ thuật và lối kiến trúc tuyệt vời của Villa…

- Chỉ dẫn cách Text Message…Ông thầy còn dặn dò: “Nếu sau này ở tuổi trăm năm, bác nào đi lạc, chỉ việc lấy phone chụp hình nơi đang đứng, “send”cho con cháu biết đường đến đón về”. Nghe xong các bác ngậm ngùi tự nhủ, sắp đến cái ngày “Trẻ khôn qua, già lú lại”. Ông thầy đúng là một thiên sứ đến để giúp các bác sửa soạn tinh thần trước.

- Map/GPS: Dậy cách mở bản đồ, rồi bấm GPS để hướng dẫn tìm đường khi lái xe.

- Dùng Face Time: Là cách vừa nói phone vừa thấy mặt. Viber hoặc Skype


- Dictionary: Cách mở tự điển. Cách mở Translate google.com: Dịch ra hàng trăm thứ tiếng, có cả cách phát âm rất rõ ràng.

- Notes: Như một cuốn sổ tay.

Voice: Nếu không muốn đánh máy, chỉ đưa miệng vào nói sẽ hiện ra chữ như ý muốn.

Voice memos: Thu lại tiếng nói, như máy thu thanh.v..v…

- You Tube: Dậy cách mở để xem phim, nghe nhạc. Cách dạy nấu ăn (cooking) có cả hình ảnh. Đủ các món “thượng vàng hạ cám” các bà nội trợ thích nhất.

Thú vị nhất là, cách quay Vidéo cả hình ảnh lẫn tiếng nói, những gì mình muốn cho cả thế giới biết, thầy dạy cách bỏ đoạn Vidéo đó lên You Tube rất dễ dàng.

Như các Bloggers ở Việt Nam đã lên tiếng tố cáo tội ác, và những vi phạm nhân quyền của Cộng Sản, trên You Tube. Nhờ có internet, mà thế giới liên lạc với nhau gần gũi như trong một ngôi làng.

Chính những hệ thống truyền thông, thông tin nhanh nhạy này. Việt Cộng không thể bưng bít những hành động mờ ám được nữa.

Thầy còn dạy cách sử dụng WiFi, để kết nối internet từ iphone qua laptop hoặc ipad, một cách nhanh gọn. Biết dùng được phương tiện này, bất cứ ở đâu, các bác không phải cô đơn. Trái lại, vừa giải trí vừa gặp lại nhiều bạn bè. Để tuổi hoàng hôn bớt đi những suy nghĩ về quá khứ bi thương nơi quê nhà. Hay tiếc nuối thời vàng son đã qua. Sẽ tránh bị trầm cảm, giảm stress, tăng thêm hương vị cho cuộc sống. Còn nhiều nhiều lắm không kể xiết. Càng học càng khám phá ra nhiều điều hay, điều lạ, vì có câu: “Sự học là mênh mông”.

*

Chẳng nói dấu gì, mấy năm nay, con cái lớn hết rồi. Mỗi dịp lễ các cháu không tặng hoa cho mẹ, trong ngày Mothers Day, hay áo len áo coat trong ngày Noel. Mà các cháu tặng mẹ, năm trước cái Laptop, năm sau ipad, hoặc iphone, vì thấy mẹ cứ lọc cọc gõ bàn phím (key board) hay rà rà con chuột (mouse) cũ rích. Được một thời gian thì con nó nói: “Bỏ đi mẹ ơi! Máy cũ chạy chậm, chờ lâu lắm”.

Nghe thì biết vậy. Tôi thấy còn tốt chán. Thời ngày xưa tôi làm việc trong văn phòng, phải đánh máy, bằng máy đánh chữ nặng chịch, mười ngón tay phải đập thật mạnh, mới đưa cần chữ, in lên giấy được. Thiếu điều muốn đau tim. Để ra được nhiều bản, phải lót giấy than dưới nhiều lớp giấy, giầy cộm. Hoặc phải gõ mạnh trên giấy Stencils, để đưa vào máy in. Vì công việc, có lúc đánh bản Công Hàm Ngoại Giao để tố cáo Việt Cộng vi phạm Hiệp Định Paris 27-01-1973 bằng ngoại ngữ, nên mắt không rời bản thảo, đâu có ngó vào máy, đánh theo method. Mà phải chính xác không được tẩy xóa, trên tờ giấy pelure fort loại đặc biệt. Nên bây giờ tôi đánh máy vẫn còn nhanh (Nghề của nàng). Tôi thấy thời bây giờ sung sướng quá, đánh máy trên bàn phím nhẹ nhàng, cứ như người ta chơi Piano, lướt tay trên phím đàn. Thấy mà mê.

Nhưng có điều, lúc thực hành trên computer tối tân, kỹ thuật tân tiến. Lúc chưa đi học, tôi thấy khó khăn, vô cùng. Như có lần cặm cụi, vừa suy nghĩ vừa gõ đươc hai ba trang, lại phải Save hoặc Save As, để đứng lên làm việc nhà. Đến lúc mở lại gõ tiếp, bấm lung tung “sai nút” màn hình trắng trơn. Hoặc gõ bài xong đọc lại, muốn đưa đoạn trên xuống đoạn dưới, và ngược lại, thì nhờ con giúp, các cháu nói: “Má phải high light cho xanh hết đoạn văn, rồi bấm Ctrl C. Đem mũi tên đến chỗ mình chọn, bấm Ctrl V...”. Lúc các cháu hướng dẫn, tay nó gõ nhanh quá tôi chạy theo không kịp. Có khi nó làm chầm chậm để tôi nhìn cho kỹ. Nhưng lúc tôi tự loay hoay làm, bản văn biến mất nguyên một đoạn dài. Tức muốn khóc! Viết lại thì không nhớ được. Nhờ con tìm giùm, lại phải chờ nó đi làm về.

Vì vậy đọc báo, tình cờ thấy trong cột “Sinh Hoạt Cộng Đồng” có lớp dạy Computer, Ipad và iphone, tôi liền gọi điện thoại và ghi danh ngay. Rồi rủ thêm mấy người bạn cùng đi học, vừa để trau dồi thêm kiến thức. Vừa để tập cho đầu óc hoạt động, không bị bệnh Alzeihmer.

Các con tôi thấy mẹ đi học, chúng mừng lắm, và ủng hộ hết mình, để mẹ hiểu biết hơn về internet, cho kịp với bước tiến xã hội mới, thoát khỏi mặc cảm sợ hãi những kỹ thuật quá tân tiến.

*

Nhớ lại những ngày mới đặt chân đến Mỹ, mải miết với công việc, kiếm tiền lo cho con cái, mong chúng học hành đến nơi đến chốn. Tưởng như thế là an phận. Chợt dòng ký ức của những ngày đau thương, khốn khổ trở về, trong những vần thơ, câu văn, hồi ký….đơn sơ mộc mạc. Tôi ghi lại và gửi đăng trên Đặc San của Hội Đồng Hương, theo kiểu “cây nhà lá vườn” của những văn chương nghiệp dư. Nhưng các anh trong Ban Biên Tập Đặc San khuyên tôi:

- Chị thử gửi bài vào Việt Báo trong mục “Viết về nước Mỹ”. Để tham dự cuộc thi.

Thế là tôi gửi bài đầu tiên “Vượt Biên Bằng Máy Bay” vào tháng 8 năm 2015. Bài viết được chọn đăng, tôi mừng quá, tự tin hơn. Tôi đam mê lướt tay trên bàn phím, gõ và gửi tiếp tục. Nhưng hồi đó tôi không rành sử dụng internet, lại có tới hai, ba địa chỉ Email nên cứ lộn xộn hoài. Làm cô Account Executive của Việt Báo nhận được bài, cô nói: “Em không biết trả lời chị bằng địa chỉ Email nào”. Sorry và cám ơn cô, vì ngày ấy “Bác học” còn lọng cọng quá. Nhờ vậy mà tôi ráng học hỏi thêm, tới nay đã khá hơn. Xin cám ơn Việt Báo.

Nước Mỹ luôn khuyến khích dân chúng đi học. Tạo cơ hội đồng đều cho moị người trong tầng lớp xã hội. Nếu vào Đại Học Chính Phủ có chương trình tài trợ (financial Aid) cho những người có lợi tức thấp. Có một điều khi còn ở Việt Nam tôi chưa bao giờ nghĩ tới, là ở Mỹ có những người từ 50, 60 rồi 70, 80 tuổi, tóc đã bạc trắng vẫn có thể cắp sách đến trường để đi học. Thật là một hạnh phúc, vì ngoài việc nâng cao kiến thức, nó còn quan trọng đối với tâm lý người lớn tuổi, vì không khí trong lớp học sẽ làm mình trẻ trung, và nhớ lại thời còn cắp sách đến trường.

Như bữa tiệc tất niên năm nay, lớp computer của các “Bác học” cũng có văn nghệ, có hợp ca, đơn ca, do các bác gái phụ trách, rất xôm tụ trên sân khấu. Còn các bác trai, tập quay phim chụp hình. người nào cũng sẵn sàng iphone, ipad trên tay bấm lia lịa, như những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Mà đã là học trò, thì trẻ hay già đều hưởng được cái thú vị của lứa tuổi mình đang học.

Năng Khiếu

Ý kiến bạn đọc
28/03/201717:44:08
Khách
Cám ơn anh Ân Ngọc đã bỏ thời giờ đọc bài. Rất trân quý những lời nhận xét của anh. Chúc anh luôn mạnh khỏe và vui vẻ.
01/02/201703:02:16
Khách
Bài viết khá linh động.Lớp học vi tính của tác giả là hình ảnh một xã hội học đường thu nhỏ.Nhưng là lớp học của những ông nội bà ngoại muốn tìm lại chút ít "dấu chân xưa".Vui nhộn,lạc quan hình như là cái "văn tính" của tác giả.Trải dài trong các truyện viết của tác giả đều toát lên tính lạc quan,yêu người,yêu đời đó.Điều này người đọc dễ nhận thấy trong cách dùng ngôn ngữ hình tượng,như "chậm tiêu như cái bao tử quá đát,bát thâp nhãn nhĩ hư (vế đối của "thất thập cổ lai hi"),trẻ khôn qua,già lú lại"...Đây có là biệt tài hình tượng hóa trong văn chương của tác giả.Đọc hết các truyện viết của tác giả sẽ nhận thấy điều này.Cám ơn tác giả.
31/01/201718:03:58
Khách
Đúng rồi ạ
23/01/201722:59:33
Khách
tên Thầy là Ken (Kenneth Khánh Đỗ) phải không ạ ?
21/01/201716:25:49
Khách
Với "đam mê lướt tay trên bàn phím, gõ..." nên mong sẽ được đọc thêm các bài của tác giả trong tương lai.
19/01/201721:54:43
Khách
Cảm ơn bà rất nhiều. Bài viết là một tấm chân tình; trung thực và rất đổi mộc mạc, đáng yêu lắm lắm!
Chỉ xin vô phép hỏi đùa : Không rõ các bác học. .. trò có tinh nghịch như học trò thường thấy :tinh nghịch để đời như đã được xếp hạng sau nhất quỷ nhì ma không?
Nếu được có lẽ mong bà cho giải trí bằng một bài về đề tài đó.
Ắt hẳn sẽ thú vị không kém bài này đâu.
Trân trọng.
18/01/201715:37:50
Khách
Cảm ơn Cô, một bài viết rất thú vị ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến