Hôm nay,  

Đi Tìm Nơi Chuyên Làm Răng Giả

17/01/201700:00:00(Xem: 14368)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 5021-18-30721-vb3011617

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản.

* * *

Một hôm ra chợ tôi gặp anh V. anh cho biết đã làm xong hai hàm răng giả.

Chỗ làm răng giả này giá nới lắm. Anh nức nở khen làm tôi cũng muốn có răng hư để đến làm cho biết.

Cùng chia xẻ niềm vui với anh tôi hỏi:

“Có hàm răng giả khi ăn đồ ăn cứng như cua biển, ghẹ có ảnh hưởng gì không?”

Anh trả lời:

“Còn tùy giá tiền. Có bốn loại giá mà giá của loại răng giả một phần partial dentures thấp nhất là 325 đô.

Loại hàm răng giả một phần “partial dentures” này dành cho người có hàm răng thật mà chỉ hư vài cái mà thôi hoặc là người đã có hàm răng giả một phần partial dentures nay hàm răng giả một phần partial dentures bị hư cần làm lại.

Còn nếu phải nhổ hết răng để làm nguyên hàm răng giả thì nhổ cái răng thường 50 đô một cái còn cái răng hàm 70 đô.”

Nghe anh nói xong tôi thấy lạnh cẳng vì nếu nhổ hết cả haI hàm răng để làm hai hàm răng giả thì khách hàng phải chi ra một số tiền lối từ 3 đến 4 ngàn đô như chơi!

Tôi còn nhớ lúc nhỏ có cái răng nào lung lay tôi chỉ cho ông già tôi coi.

Tỉnh bơ như con sáo sậu cụ bảo tôi há miệng ra cho cụ coi và chỉ cho cụ cái răng nào đứng không vững sau đó cụ bảo tôi ngậm miệng lại và cụ dùng ngón trỏ ấn vào cái răng lung lay, ngưng lại, rồi lại ấn vào và sau cùng là ấn một cái thật mạnh là cái răng đang lung lay giã từ hàm răng một cách nhẹ nhàng không một lời từ biệt mà chỉ có chút xíu máu vương ra mà thôi.

Lúc đó trong con mắt của một đứa bé 6, 7 tuổi như tôi thì cha tôi thật là “thiên thần.”

Cái gì ông cụ cũng biết kể cả nhổ răng không đau cho tôi mà không tốn một đồng xu teng nào cho cái ông nha sĩ lạ hoắc nào đó.

Sau này tôi mới biết ông cụ ấn vào cái răng lung lay như thế để xem cái răng đã đủ “chín”chưa rồi mới đẩy tới luôn cho nó rụng thật nhẹ nhàng mà chỉ làm chẩy một tí máu mà thôi!

Hơn nữa đây là răng sữa nên cụ “biết địch biết ta”do đó cụ hạ đo ván anh chàng nào là chắc ăn anh chàng đó.

Mỗi lần xong tôi lại lượm cái răng chạy ra ngoài sân rồi dùng hết sức liệng lên mái nhà và la lên:

“Hú chuột! Tao trả răng cũ cho mày.Mày trả răng mới cho tao!”

Hú lên câu này tôi đã làm theo như sự mê tín được truyền miệng nhau của bọn trẻ tụi tôi lúc đó!

Để cái răng mới chuột trả sẽ mau mọc ra mà có răng để nhai cơm!

Đúng là con nít chẳng biết gì nhưng nghĩ lại lại thấy cái kỷ niệm đẹp này cũng vui vui, đáng nhớ biết bao và dễ thương biết mấy!

Tuổi nào có niềm vui tuổi đó!

Lúc con trai tôi được lối 8,9 tuổi thì cháu may mắn hơn tôi nhiều mỗi lần cháu cần nhổ răng tôi lại chở cháu tới Bịnh Viện Trưng Vương ở Đường Thoại Ngọc Hầu xế Trường Đua Phú Thọ do Bà Thiệu đỡ đầu nên không phải trả tiền.

Lần đầu tiên trong đời bé mới gặp vị nha sĩ áo choàng trắng tinh cùng cô y tá áo khoác cũng một màu trắng toát và một lô dụng cụ mạ kền sáng loang loáng cháu không hiểu gì hết nên cháu sợ quá la lên một câu vô nghĩa:

“Con không dám thế nữa?”

Tôi vội trấn an và dỗ cháu:

“Con đừng sợ, bác sĩ nhổ răng chữa cho con hết nhức răng mà!”

Đến lần thứ hai cháu tỏ vẻ rất thích vì biết ông bác sĩ này nhổ cái răng cho mình xong thì hết đau nên khi đến nơi cháu rất tự nhiên, ung dung, thoải mái ngồi lên ghế và chờ cho bác sĩ bắt đầu phần vụ của mình.

Sau cái ngày chết tiệt 30/04/75 bà chị tôi vì ở gần nhà tôi nên bà vào vai “nha sĩ bất đắc dĩ”một cách ngon lành.

Khi được bà xã tôi nhờ nhổ răng cho mấy cháu bả lấy ngón tay làm như ông nội của mấy cháu đã làm cho tôi để nhổ mấy cái răng dễ cho mấy cháu còn cái răng hàm thì bà xã tôi phải dắt cháu ra phòng răng của ông nha sĩ gần nhà để ổng nhổ nhưng phải trả tiền vì đâu còn Y Viện Trưng Vương do Bà Thiệu bảo trợ nữa!

Một thời huy hoàng có bác sĩ nha khoa chăm sóc răng cho cháu đã âm thầm trôi qua!

Khi tôi qua Mỹ tôi mới được anh S., bạn cùng S.Đ 9 với tôi cho biết, khi được bà vợ làm giấy bảo lãnh đi Mỹ anh đã vào bệnh viện St. Paul ở Saigon để nhổ hết răng của hai hàm răng thật để làm hai hàm răng giả.

S. cho biết bà xã S. bảo làm như thế vì ở Mỹ này đi nha sĩ đắt tiền lắm nên phải lo trước là vừa.

Thế nhưng đồ giả đâu bằng đồ thiệt được nên S. cứ than với tôi là dùng hàm răng giả để nhai đồ ăn chẳng khác gì nhai quai guốc.

Nghe S. tâm sự não lòng như thế tôi chẳng biết làm sao để an ủi S.

Còn anh V. một anh bạn cùng hãng với tôi thì lại than:

“Tôi làm hai răng giả từ hồi còn ở VN nhưng làm xong tôi mới thấy tiếc vì bây giờ khi ăn tôi cứ phải tháo ra và dùng nướu để nhai mới thấy ngon!”

Nhớ lại lúc còn tù ở Trại Tù Học Gia Trung tôi có cái răng hàm bị sâu cần phải nhổ vì bị nhức quá.

Khi bước vào Trạm Xá anh y tá phụ tá của viên cán bộ y tá C.A nhắc khéo:

“Có gói mì gói nào ngoại giao “cụ thể” không?”

Tôi hiểu liền là anh bạn tù làm “y tá phụ tá” cho viên cán bômuốn giúp tôi nhưng phải có gì hối lộ cho viên y tá C.A mới xong.

Hai từ “cụ thể” đây là tiếng V.C dùng nghĩa là “hối lộ” hay “đút lót” đã thành thói quen trong cái xã hội C.S rùi!

Có lẽ nhờ có gói mì ăn liền lót đường nên tôi được viên “cán bộ y tế công an” cho phép tiến hành việc nhổ răng, đặc biệt còn “ưu ái” cho chích tí thuiốc tê trước khi nhổ!

Nếu so với cái giá 70 đô để nhổ một cái răng hàm thì tiền trả công nhổ một cái răng hàm trong nhà tù là một gói mì ăn liền thì đây là cái giá bèo nhất trên thế giới cho đến nay mà tôi biết!

Nghe anh V. nói phải tháo răng giả ra trước khi ăn, tôi nghĩ chắc chắn là một ngày nào đó tôi sẽ phải xử dụng cái thông tin mà anh V. cho mà không biết lúc nào.

Tôi còn nhớ có lần bà xã của tôi bị hư mấy cái răng nơi ông bác sĩ răng mà bả vẫn thường tới thăm để clean răng một năm 2 lần ông ta dùng một cục mềm mềm như cục bột rồi bảo bả há miệng ra đưa cục bột này mà ấn vào chỗ trống của mấy cái răng đã bị cho đi chơi chỗ khác để lấy ni cho thật đúng để làm cái hàm răng giả một phần partial dentures.

Mãi sau này tôi mới biết ông nha sĩ này chỉ kiêm đại cái vai trò của ông nha sĩ chuyên môn làm răng giả nên cách lấy ni của chỗ cần làm răng giả của ông không được chuẩn nên một trong hai hàm răng giả một phần partial dentures của bả bị hư không xài được nên phải bỏ đi.

Đến khi cái cọng bằng thép của cái hàm răng giả một phần partial dentures còn lại của bả bị lung lay bả cho tôi hay nên tôi mới hỏi anh V.địa chỉ của nơi làm hàm răng giả để tôi đưa bả đến thay cái hàm răng giả một phần cũ bằng cái hàm răng giả mới new partial dentures.

Bả còn nói bả không mang cái hàm răng giả nên chỗ cái má bị hơi lõm một chút.

Tôi an ủi bả:

“Em lo gì làm hàm răng giả mới chỗ hơi lõm đó hết liền.”

Rồi tôi nói giỡn:

“Hình như em thuộc hơi nhiều cái câu Cái răng cái tóc là góc con người thì phải.”

Rồi tôi chêm thêm:

“Bà nào chẳng thích làm đẹp!”

“Cái anh này,” bả đánh trống lảng.

Lại vẫn chuyện răng khi đi làm răng hay khi đi khám bịnh khách hàng nên hỏi giá tiền trước.

Cái “túi khôn này” tôi đọc đâu đó trên internet và tôi thấy hữu ích vô cùng khỏi mất tiền oan.

Khi cái răng cửa của tôi có một lỗ thủng cần phải lấy gân máu và trám lại tôi đến phòng mạch của cô nha sĩ mà tôi vẫn đến để clean răng.

Sau khi khám răng cô hygienist (nhân viên phụ việc của nha sĩ) đưa cho tôi một bảng giá “trên trời” nhìn thấy là bủn rủn chân tay liền.

Tôi bèn trở lại ông nha sĩ cũ khám coi xem sao thì cô hygienist nơi này cho tôi một giá chỉ bằng một nửa giá của phòng mạch của cô nha sĩ nọ.

Hú hồn!

Khi tôi vào Google tìm địa chỉ của phòng mạch làm răng tôi mới phát giác ra là mắt tôi có lẽ bị cườm hay còn gọi là đục thủy tinh thể nữa(cataract) vì khi tới ngã tư lúc có đèn đỏ tôi không nhìn thấy tên của cái đường trên cái bảng chỉ đường.

Năm ngoái khi đi khám mắt thì ông bác sĩ mắt phán một câu xanh rờn làm tôi khoái chí tử:

“Mắt của ông mới chỉ bị mắc bịnh đục thủy tinh thể (cataract) có chút xíu. Cầu cả 10 năm nữa ông mới phải giải phẫu để lột mắt!”

Ngon chưa!

Thế nhưng chỉ một năm sau khi lái xe tới ngã tư tôi không nhìn thấy tên của con đường trên cái bảng chỉ đường!

Hóa ra cái anh chàng cataract đã đến tác oai tác quái vào hai con mắt của tôi nhanh hơn ông bác sĩ mắt đã phán mà tôi không biết!

Tôi phải nhờ hai anh H.V và Đ.H lần lượt đi cùng với tôi để tìm đường.

Greenville SC là miền cao nguyên nên đồi núi chập chùng đường xá quanh co uốn khúc chứ không thẳng băng giống hình bàn cờ như ở Miền Nam California.

Khi vào phòng khám cô y tá phụ trách hòa nước với một loại bột sau đó cô để cục bột vào cái khay bằng sắt có dạng giống như cái hốt rác mà ta vẫn dùng để hốt rác trong nhà nhưng nhỏ, thật nhỏ vừa đủ để cho vào miệng của khách hàng là bà xã của tôi rồi bảo bả ngậm miệng lại để lấy ni.

Cô y tá làm như thế lối 3 lần nhưng hình như không đạt nên vừa lúc đó ông bác sĩ đi qua trước phòng khám.

Cổ liền lên tiếng gọi,ông bác sĩ vào liền.Lần này thay vì phải làm cục bột bằng cách quấy bột với nước trong một cái ly có mức lường nước như 3 lần trước,ông bác sĩ bảo cô nắn hai cục sáp ong bề dài như một cái chả giò nhỏ.

Lần lượt ông để từng cục một vào hàm răng trên và bảo bà xã của tôi cắn chặt cho cái răng cuối cùng của hàm trên chạm với cái răng cuối cùng của hàm dưới và muốn đạt yêu cầu thì cái hàm trên phải so le với hàm dưới.

Lần thứ nhất ông bác sĩ lấy cục sáp ong ra nhìn tới nhìn lui ổng chưa vừa ý nhưng đến lần thứ hai ổng vừa nói vừa bảo bà xã của tôi di chuyển cái hàm trên cho so le với cái hàm dưới rồi ngậm miệng lại cho cái răng trong cùng của hàm trên chạm vào cái răng cũng trong cùng của hàm dưới.Lần này thì đạt yêu cầu!

Khi lấy ra ông ta coi đi coi lại và tỏ vẻ hài lòng. Mỗi lần cần nói gì với bà xã của tôi ổng đều qua người trung gian là tôi.

Khi xong việc ông quay qua hỏi tôi:

“Ông qua đây bao lâu rồi?”

“Mới được 26 năm thôi!” tôi đáp.

Tò mò ông “nhấn ga hỏi” hỏi thêm:

“26 năm ở South Carolina?”

“Không, 5 năm ở Westminter, CA”

“Trước đó chắc ông có qua Mỹ?”

Ngạc nhiên tôi hỏi lại:

“Sao ông biết?”

“Tôi nghe cách ông phát âm tôi biết liền” ông bác sĩ trả lời.

“Vâng. Tôi qua Mỹ năm 1970,” tôi đáp rồi tiếp:

“Để theo học khóa Giảng Viên Anh Ngữ ở Lackland, TX rồi trở về Việt Nam dạy Anh Ngữ cho các quân nhân người Việt sang Mỹ tu nghiệp về các ngành chuyên môn.”

Thấy tôi cùng “phe ta” nên ổng bác sĩ người Mỹ mới trút bầu tâm sự:

“Ba tôi qua Việt Nam năm 1962 chuyên ngành Truyền Tin lối 2 năm sau đó mới trở về Mỹ lúc đó chiến tranh chưa bộc phát mạnh,”nói xong ổng bắt tay từ giã tôi và chúc tôi may mắn.

Lúc này cô y tá phụ trách đã làm xong nhiệm vụ.

Cổ nói với bà xã tôi:

“Chiều nay lối 2 giờ bà trở lại đây lấy hàm răng giả nhé! Ông bà ra ngoài trả tiền.”

Công việc thật nhanh chóng nếu để bác sĩ nơi chúng tôi vẫn clean răng lấy ni thì thường phải mất lối 10 ngày mới lấy được hàm răng giả một phần partial dentures mà còn phải qua trung gian.

Hễ cứ có trung gian là có phết, phẩy rồi nên không có cái giá 325 đô so với khi đến thẳng ông bác sĩ răng với chuyên ngành làm răng giả.

Chúng tôi tới phòng mạch lúc 2 giờ thì đến lúc 3 giờ cô y tá khác kêu bà xã tôi vào để thử hàm răng giả xem có vừa không.

Bả kêu lên hơi đau nên cô này bèn dùng một cái que mỏng bằng plastic giống như cái que mà bác sĩ khi khám họng dùng để ấn cái lưỡi khách hàng xuống. Cái que này rất mỏng sau khi đo được độ dày của chỗ gây ra đau bằng cái que này cô y tá bèn qua phòng đối diện rồi rũa cái chỗ lồi ra của hàm răng giả một phần.

Sau đó cổ lại thử một lần nữa và lần này thì đạt yêu cầu.

Trước khi chúng tôi rời phòng mạch cổ còn dặn chúng tôi có 60 ngày để chỉnh lại nếu thấy đau hay trở ngại.

Khi chưa có hàm răng giả mới tôi cứ sợ là cọng kẽm có thể sút ra và kẹt trong cổ họng của bả như khi ta ăn cá mà chẳng may bị hóc, lúc đó kêu Trời không thấu vì Ổng lại ở trên cao thì làm sao đây. Nhưng sau khi có hàm răng giả, tôi tghấy mọi chuyện đều tốt.

Nhân đây xin cám ơn Nha Sĩ Matthew H. Ray và toàn thể nhân viên Phòng Nha Khoa Làm Răng Giả.

Tôi cũng xin cám ơn anh V.V. đã mách cho tôi địa chỉ nơi làm răng giả cũng như hai bạn H.N và H.V đã giúp tôi tìm đường để tới nơi.

Sau đây là địa chỉ Phòng Mạch Làm Răng Giả để quý bạn ở cùng Thành Phố với tôi hay lân cận có thể cần mà chưa biết:

Affordable Dentures & Implants
3903 Augusta Road
Greenville, SC 29605
Phone (864)299-6700

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
11/02/201723:00:14
Khách
Chào Tâm Trần
Bác sĩkhám bịnh cho nhanh chưa tới 3 phút là chuyện thường có thế vì ngươi bịnh không có triệu chứng gì là nặng chăng. Làm GÌ MÀ CÓ TIÊU CHUẨN PHẢI KHÁM BAO NHIÊU PHÚT miễn là khi về nhà bịnh nhân khỏe là được rồi.Trân trọng
11/02/201719:03:50
Khách
Ông? Cô? Tâm Trần mến
Khám bịnh mà được 3 phút mà còn than van nỗi gì nữa! Có ông đóng vai phi hành gia chỉ khám có 1 phút thì sao? Mà nếu có 1 phút thì phải mừng chứ vì ổng thấy bịnh nhận không có bịnh mà! Thăm Ông? Cô? khỏe.Trân trọng
09/02/201703:54:25
Khách
Kính xin quý-vị góp-ý về việc Bác-sĩ khám bệnh khõang bao nhiêu phút cho một bệnh nhân , vì cá-nhân tôi cũng như nhiều người khác mà tôi đã có dịp gặp-gỡ nói chuyện về việc Bác-sĩ khám bệnh cho nhanh cho chóng chưa tới 3 phút , rồi đứng dậy đi ra cửa và không chào ( ở ngay quận Cam ) . bệnh nhân muốn tỏ bày cũng không kịp hỏi !!! . Kinh
24/01/201717:31:15
Khách
Cám ơn ông Sao Nam. Cũng xin chúc ông và gia quyến, trong năm mới, được vạn sự như ý.
23/01/201714:26:52
Khách
Chào Ông Lê Hùng
Xin cám ơn Ông về những lời góp ý thật chân thành và cảm động.Tôi và các bạn của tôi mà điển hình là anh V.V đã phải ở Grenville, SC lối 21 năm thì mới biết được Ông Nha Sĩ chuyên làm răng giả này.Có lẽ nhờ con gái của anh V.V làm trong ngành y tế nên mới tìm ra Ông này.Hy vọng các bạn đọc người Việt ta tren khắp nươc Mỹ sẽ kiếm ra được những nơi làm răng giả.Xin chào ông.Chúc Ông và bửu quyến sức khỏe nhân năm mới.Trân trọng
21/01/201717:24:53
Khách
Theo kinh nghiệm của tôi, dò hỏi trong đám những người quen biết để tìm ra được một người nha sĩ giỏi là điều rất nên làm vì nhờ đó có thể giúp tránh hay bớt được cho ta những đau đớn không những trong lúc họ kéo chiếc răng ra mà còn cả lúc họ tiêm thuốc tê nữa. Ngoài ra, cũng còn tránh được những rủi ro khác, tỷ như bị nhiễm trùng, răng giả bị hư gẫy, v......

Một người bạn của tôi có dạo đến một ông nha sĩ gốc Tàu để nhổ răng. Không rõ ông nha sĩ này làm ăn ra sao mà báo hại sau đó bạn tôi bị nhiễm trùng, phải uống thuốc trụ sinh khiến cả ngày lúc nào cũng buồn ngủ, đến nỗi lái xe đâm vào cột đèn.

Một người bạn khác đến một ông nha sĩ gốc Việt làm cấy ghép răng. Nửa chừng sau khi loay hoay một lúc, ông nha sĩ này bó tay, phải chuyển bạn tôi đến một người nha sĩ khác. Té ra là ông người Việt này lẽ ra chỉ được hành nghề làm nha sĩ tổng quát nhưng lại bon chen làm luôn cả việc cấy ghép răng.

Trong các trại tù cộng sản, có những người tù " cải tạo" bị nhổ răng mà không có được liều thuốc tê. Hay cả bị cưa chân mà không được đánh thuốc mê. Tội ác Cộng sản !
21/01/201700:15:28
Khách
Chào Ông Nam Lê
Xin cám ơn Ông.Thăm Ông và bảo quyến mạnh.Trân trọng
20/01/201722:08:52
Khách
Xin chào ông Bình,
Xin cám ơn phần trả lời chân thành của ông. Cũng xin ông đừng quá bận tâm về chuyện nhầm lẫn tên đường, vì trong đời không có ai mà không có lúc nhầm lẫn. Tôi xin thú thật lý do tôi nhớ rõ là vì trước khi gia đình tôi rời Việt Nam, nhà tôi ở gần ngã tư đó.
Xin chúc ông và gia đình một năm mới bình an và nhiều sức khỏe.
Trân trọng.
19/01/201700:57:41
Khách
Chào Ông Nam Lê
Tôi nhớ lầm có lẽ tại lâu quá hay tại già lão chăng. Xin lỗi Ông về sự lầm lẫn này.Mong được có ý kiến của độc giả như Ông!
Thật là một điều quý giá và may mắn khi Ông đã dành thì giờ để góp ý.Một lần nữa xin thành thật cám ơn Ông.Thăm Ông và gia đình mạnh.Trân trọng
18/01/201705:18:36
Khách
Cám ơn một bài viết hay của tác giả.
Cũng xin đuợc phép góp ý một chút:
Bệnh viện Trưng Vương, xế Trường Đua Phú Thọ, là ở ngã tư Nguyễn văn Thoại (chứ không phải Thoại Ngọc Hầu) và Tô Hiến Thành. Góc ngã tư này cũng có trường kỹ thuật Phú Thọ (sau năm 1975 đổi tên là Đại học Bách Khoa).
Một lần nữa, xin chân thành cám ơn và chúc tác giả nhiều sức khỏe.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,321,068
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.