Hôm nay,  

Mua Xe, Sửa Xe, Với Người Mình

16/01/201700:00:00(Xem: 14949)

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 5020-18-30720-vb2011617

Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, thêm một bài mới viết.

* * *

Nhớ ngày đầu tiên, lúc Sáu tui mới qua Mỹ, được gia đình và bà con đón từ phi trường Johnwayne về thành phố Westminster, đi ngang qua khu Bôn Sa, thấy hàng hàng lớp lớp bảng hiệu xanh đỏ, chớp sáng đầy chữ Việt, Sáu tui cảm động quá muốn khóc luôn. Bao nhiêu là dịch vụ, cơ sở, cái gì cũng có, thế là tha hồ sống như ở Saigon nhé. Cứ việc vào tiệm người mình để mua hàng, sửa xe, ăn nhậu đã đời. Ai dè, môt vài năm sau, mới biết rằng “thấy vậy mà không phải vậy!”

Đại đa số người mình thì vẫn còn duy trì tình đồng hương, vẫn nhiệt tình đóng góp tiền cho Thương Phế Binh, cho đồng bào nạn nhân bão lụt, nhưng với một số người mình làm thương mại ở xứ Mỹ này, không phải ai cũng có tình đồng hương...

Này nhé! Có ai trong quý vị đi sửa xe ở chỗ “người mình” nhiều lần mà không gặp vài lần tức cái... mình! Thay hộp số với giá chỉ rẻ hơn “điu lơ” có chút thôi mà phải trở lại cả chục lần, vì mấy ổng thay đồ “lô” cho rẻ tiền, mặc dù có thỏa thuận dùng đồ “điu lơ” đàng hoàng! Đến khi mệt mỏi quá thì thôi “thí cô hồn”, đem đại vào “điu lơ” cho nó xong! Gọi ông thợ đòi lại tiền, thì nghe thách thức “có giỏi thì cứ thưa gửi đi, đây chịu hết!”

Một anh chủ tiệm sửa xe chặt đẹp một ông khách $1.500.00 là sẽ thay cái máy xe Honda bằng một cái máy đã dùng rồi nhưng được “rì fớ bít” lại tương đương như mới, nhưng rồi cũng lắp lại một cái máy dỏm khác, chạy không được, sửa cả tháng trời rồi cũng phải “tâu” về nhà, nằm một đống! Gọi đến tiệm hoài, anh chủ kia trốn biệt, khách đành phải thưa ra tòa. Ông tòa phạt phải hoàn trả lại tiền khách hàng, cộng thêm tiền phạt về tội lừa đảo, nhưng rồi anh kia trốn biệt, không chịu trả. Khách hàng phải nhờ cảnh sát đến tận nhà đòi tiền, thì cô vợ trả lời: “Ông ấy đi sang tiểu bang khác rồi” mặc dù vẫn còn lù lù ở Oét Minh Tơ, thế là khách hàng mất toi cái xe.

Hồi Sáu tui còn lờ quờ, mang cái xe Toyota cù lũ sỉ đến một tiệm mà vẫn quảng cáo dữ dội trên đài phát thanh, nhờ tìm một chỗ hư làm xe chạy cà giựt. Ông Chủ xem xe một hồi rồi phán hơn 500 tì. Vì tin tưởng ông này nói nhiều trên đài, nên đồng ý để xe lại. Mấy ngày sau, đến tiệm, thấy cái xe vẫn còn nằm đấy, và một ông thợ vẫn loay hoay vọc nát cái máy ra tìm bệnh! Nhìn cái xe banh cà na ra mà dân Hát Ô đang đi làm Pạc-tai, đau lòng khôn xiết. Trở đi trở lại mấy lần, mất cả tuần lễ không có xe đi làm, phải đi bằng xe bít, rồi lội bộ ná thở, cuối cùng cũng lấy được xe về, nhưng rồi chiếc xe biến thành xe bị bệnh “run”, vừa chạy vừa kêu hừ hừ, đành phải bán tống bán tháo được vài trăm bạc. Sáu tui mua xe khác, nhưng xui xẻo, chạy chưa tới một năm, bị chẩy nhớt. Tui mang xe lại một ông chủ có tên tiệm rất kêu ở ngay Thủ Đô Tị nạn ta. Ổng cho đội xe lên, và chỉ “liếc” sơ vài cái, phán luôn: “Tiền sửa và pạc là 350 đô!”. Sáu tui hoảng quá, rút xe về, không sửa, thế là ổng “chạc” 45 đô về tiền “ét ti mết” tức là tiền “liếc qua chiếc xe”. Không có chọn lựa nào, tui đành phải nộp cho ổng 45 đô mà đứt cả ruột. Đến khi mang xe đi chỗ khác, ông kia còn vẽ bạo hơn, viết ra giấy dài lòng thòng đủ chuyện, tổng kết lại là hơn... một ngàn đô! Tui bèn lâm râm cầu nguyện Trời cho gặp người lương thiện, và lời cầu nguyện chân thành của thằng nghèo như Sáu tui được Trời đáp ứng, gặp ông thợ tốt, chỉ mất có 85 đô! Từ 85 đô, đến 300, đến 1000, đúng là “đồng hương” không bằng “đồng lương” thiệt!

Sáu tui còn có nhiều người bạn cũng dân Hát Ô, bỏ xe để làm máy xong, nếu nhớt vẫn chẩy ra đen thui chỗ pác-king của mình, có trở lại để cho sửa lại thì lập tức cái mặt ông chủ chầm bầm làm như khách hàng là con nợ vậy! Chưa kể cái tài “vẽ” của mấy ông thợ thì tài hoa lắm, vẽ loạn cả lên, khách hoa cả mắt, ríu ríu đưa tiền xong, về nhà, hỏi thăm người này người nọ, mới thấy mình ngu! Cho nên, người có kinh nghiệm sửa xe ở chỗ người mình thì phải hỏi trước: “Có chạc tiền ét-ti-mết (tiền công liếc vào chiếc xe) không? Nếu tui không có mang đủ tiền, tui có được mang xe về mà không phải trả tiền công ét-ti-mết không?” Phải chuẩn bị sẵn vài câu hỏi về tiền công, tiền đồ, bảo đảm.. rồi ráng nhớ và rồi kiếm cớ là không đủ tiền, để đi sang tiệm khác, khảo giá thêm. Nghe ngóng tay nào nói chuyện có lý thì mới để xe lại. Ngoài ra, nếu giỏi tiếng Anh tiếng U thì vào “điulơ”, mà ở đây, cũng phải trả giá như điên, “cò kè bớt một thêm hai..” sau đó mới sửa.

Còn mua xe mới thì sao?

Úi chà, cái vụ này lớn chuyện nhe, có lần nghe một ông “seo-lơ-men” quảng cáo trên đài “lấy vợ lầm không tức bằng mua xe lầm!”, thấy đúng lắm! Mấy ổng “seo-lơ-men” người mình, hễ thấy đồng hương bước vào là vồ lấy, như là thấy anh em ruột thịt lâu ngày không gặp vậy. Rồi đến lúc làm giấy tờ, mới biết chỉ là “khúc ruột xa ngàn dặm” mà thôi. Đầu tiên, nghe cậu “seo-lơ-men” quảng cáo trên đài, là “quý vị cứ gọi số này, chắc chắn sẽ được “đít cao” tối thiểu hai ngàn đô, thấp hơn giá các nơi khác cả ngàn đô...” Đến khi gọi điện cho cậu xưng là Phờ Lít Mê Nê Dơ đó, hỏi: “anh có thể bứt được giá của “điu lơ” ABC kia vài trăm không?” Cậu trả lời tỉnh bơ: “Thôi, anh cứ lại chỗ đó đi! Giá đó được đấy, ở đây “điu lơ” xịn, không có giá đó!”

Hồi Sáu tui dành dụm được tí tiền, tính đi mua cái xe mới, gặp ngay thằng em của một người bạn thân, tay này dựa hơi quen biết, nói lải nhải mãi, tui ớn quá, phải bỏ về nhà, tưởng xong chuyện. Ai dè, hắn lái xe chạy theo tui về nhà, ngồi lì ra tới hơn 12 giờ đêm, nói rã hơi, tui mệt quá, chịu hổng nổi, muốn tống đi cho rồi, bèn ký đại. Sáng ra mới biết mình hố to. Mỗi tháng cao hơn chỗ khác 25 tì, vị chi 60 tháng lỗ 1,800 đô! Chưa kể lúc vào ký giấy, tui đọc lại, thấy bị cộng “sai” thêm 10 tì nữa, cằn nhằn, thì tên làm giấy đề nghị: “thôi, cháu lỡ đánh máy rồi, bây giờ cháu đền cho cái alarm nhé!” Tui bực quá, nhưng thấy mặt cái thằng em người bạn đứng ở ngoài nhăn nhó giống như người đau bụng đẻ, tui đành ký cho xong. Tính ra, thì lại lỗ thêm cú nữa. Cái alarm ở ngoài có hơn 100 tít thôi, còn 10 tì x 60 tháng= 600 tít! Tổng cộng lại thì tui lỗ: 1800 + 600 – 100 = 2,300 đô!

Nghe nói nhiều cậu gian tham, còn lợi dụng người Việt mình thật thà lại không biết tiếng Anh, nên tính thêm một số tiền này nọ, tiền soạn hồ sơ, linh tinh không có trong thủ tục, mất thêm vài trăm! Ai không đọc kỹ giấy tờ là tức mình đến cả chục năm sau.

Tính toán lãi suất cũng dễ bị lừa! Quảng cáo thì nói là 0%, nhưng khi mua thì lại phải lấy “lôn” của hãng mà lại không được chọn mầu, nếu chọn mầu thì phải 4 hay 5%. Giá cả của “điu lơ” cũng khác nhau trầm trọng. Lạng quạng là lỗ to! Sáu tui học kinh nghiệm mua xe nhiều lần rồi nên mới vỡ lẽ ra rằng: muốn mua một xe vừa rẻ, vừa tốt, thì phải biết là “đi với ma, phải mặc áo giấy!” Hồi đó, nghe cái “điu lơ” ở gần nhà bán hạ giá một chiếc xe “Camry” rẻ hơn thường lệ gần $2,000.00, Sáu tui chạy tới thật sớm. Mới có hơn 7 giờ đã có mặt tại “điu lơ”. Một cậu Việt Nam chạy ra, mời chào. Tui mới đưa cho cậu xem tờ báo có quảng cáo là hôm đó đặc biệt “xeo” 2 cái xe với giá đó. Cậu ta vừa nhìn thấy tờ báo, đã nói ngay: “Ô, cái xe này bán rồi!” Sáu tui đột nhiên nổi cơn, văng tục liền và quát to bằng tiếng Anh: “F. du! Bán rồi hả! Mới vừa mở cửa mà đã bán hết 2 cái xe rồi sao? Giấy tờ bán xe đâu? Đưa tui coi! Không chứng minh được là đã bán rồi, thì tui kêu cảnh sát báo là cậu lừa gạt khách hàng!” Nghe thấy tui to tiếng, tay Manager ở bên trong, hãi quá, chạy vội ra: “Xo rì nhe! Cậu này mới làm, không rõ việc. Xe còn ở bên trong kia. Mời vô! Mời vô!” Thế là một tay Seolơ men khác đi ra và đưa tui vào chỗ tuốt bên trong kẹt, thấy cái xe nằm chình ình đấy! Và tui mua được cái xe rẻ gần 2,000 đô. Nếu hôm đó, Sáu tui không biết ….chửi văng mạng thì đã không được xe tốt và rẻ.

Đúng là đi mua xe với người mình mà lạng quạng thì lầm to. Và mua lầm xe thì đau không thua khi hát bài: “Anh đã lầm đưa em sang đây!”

Chu Tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
15/06/202116:47:57
Khách
tadalafil side effects <a href="https://elitadalafill.com/">buy cialis usa</a> tadalafil cvs
30/03/202112:06:08
Khách
alprostadil penile suppository https://alprostadildrugs.com/ bremelanotide vs alprostadil
29/03/202114:27:36
Khách
tadalafil dosage https://elitadalafill.com/ tadalafil gel
26/01/201718:58:43
Khách
Đừng lệ thuộc vào business là đời hết khổ. Đừng ham gặp bác sĩ, nha sĩ,... Hãy là bác sĩ cho chính mình, kẹt lắm rồi hãy đi gặp, trước khi đi gặp, nhớ lên internet tìm hiểu bác sĩ, nha sĩ các nước lân cận như Costa Rica, Canada... để dọ giá. Kết hợp du lịch chữa bệnh. Chú tôi không bao giờ tốn tiền sửa xe, sửa nhà... vì ông ấy biết sửa chửa. Đối với tôi, xe là cục nợ đời. Không còn sợ ai chê cười vì không xe..Không còn rầu rĩ, lệ thuộc...
25/01/201702:51:12
Khách
Có một số ít văn phòng Bác-sỉ nhận bệnh nhân thật nhiều ngồi chật phòng đợi dài cổ ra !!! gần 10 giờ ông Bác-sỉ mới tà tà xách cặp đi vào ??? vì vậy khám cho nhanh chưa tới 3 phút rồi đứng dậy đi ra cửa và không chào , vã lại cũng sắp đến giờ ăn trưa !!! không biết luật Cali khi Bác.sĩ khám bệnh thì tối đa là mấy phút ? - Kinh xin Quý-vị góp-ý .
24/01/201702:08:44
Khách
@Jimmy, can you please dump your foolish comments somewhere else instead of here man? Get real, will you?
20/01/201715:01:13
Khách
Người Mỹ ghét nhứt là 2 hạng người, mà họ cho là lừa đảo, làm ăn không tin cậy được,
đó là bọm mua bán xe và bọn sửa xe, và kẻ được đứng hàng thứ ba là những kẻ mua
bán nhà ! Họ lừ gạt, nhiều nhứt là phụ nữ, vì giới nầy thường không hiểu vế máy móc,
giá cả. Có một bà lên mạng kể, cái xe của bà có một cái đèn đứt bóng, bà mang đến
tiệm, ông thợ máy xem ra rồi bảo, điện có "vấn đề" và tiền công là $295 ! Hãi quá, bà
mang xe đến một nơi khác, thì nơi nầy bà chỉ phải trả có $5 !
19/01/201720:31:08
Khách
Nên nhớ câu: Cái gì mình khong biết là mình sẽ bị lừa đảo, tốn tiền. xứ này, đừng rớ vô bác sĩ, nha sĩ, luật sư và thợ sửa xe. Đừng ham rớ vô mấy chỗ business. Tính tôi ẩu tả, mau lẹ cộng thêm sự không biết sửa xe, ( tôi là phụ nữ, mặc dù nếu muốn học cũng được, nhưng biết bao giờ xong vì chú tôi bận rộn, vả lại làm sao sắm cho nổi đồ nghề, chỗ chứa..chưa kể tính không thích ba cái bảo trì, chú tôi nói làm sao mày vặn, siết cho chặt..nên tôi giờ đây đi xe bus mà tâm hồn vui hết biết, không còn lệ thuộc vào business . Vài người nói: mình phải là bác sĩ cho chính mình. cứ đọc internet ăn gì để khỏe, để trị bịnh ung..Sáng sóm tôi nấu nước nóng bằng ấm điện, mất 3 phút, chế vào oatmeal, đậy nắp, rồi ăn. Chỉ ăn cá kho, cải xanh luộc, trái cây xay, đậu luộc, bulgur, giảm cân, không bịnh.
19/01/201701:20:27
Khách
Chuyện xãy ra ở Quận-cam mà ngừơi " Dân " bị thiệt thòi , ăn-hiếp rất nhiều ... như sửa nhà thì kéo dài thời gian , vẽ này vẽ nọ đễ lấy tiền thêm ... Bác-sĩ khám bệnh khõang 2 phút mấy chưa tới 3 phút ...chưa kịp hỏi thì đã đứng dậy đi mất ... chuyện này là sự thật và tôi cũng hỏi rất nhiều người cũng đồng-ý như vậy .
18/01/201705:01:33
Khách
Tôi rất tán thành ý kiến của bạn đọc " Người Buôn Mộng " Trước khi mua xe nên khảo giá trên mạng , so sánh giá của từng dealer , váo Kelly Blue Book hay Edmunds , truecar.com tìm hiểu về kiểu xe , đời xe và số miles . Đã chọn và ưng ý chiếc xe mình muốn mua cũng nên vào carfax.com tìm hiểu lai lịch chiếc xe trước khi trả tiền . In ra giấy tất cả các thông tin cần thiết và tuyệt đối không để cho những người bán xe áp đảo tinh thần hay tạo sức ép tâm lý . Nếu mua xe cũ nên đi với một người thợ sửa xe rành máy móc đi cùng với mình trong khi trả giá . Thông tin về xe cũ và xe mới đầy trên internet , quyết không để đồng hương ép giá hay qua mặt vì cho là mình không biết những mánh khóe bán hàng của họ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,696,247
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà là Y Sĩ và là Giáo Sư Tiến Sĩ của Đại Học Texas Woman's University Houston Texas / TWU. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Đinh Dậu 2017.
Hội chợ Tết Sinh Viên tại San Jose năm Đinh Dậu tại San Jose tưng bừng khai trương vào dịp Rằm Tháng Giêng. Đặc biệt, năm nay một số tác giả trong nhóm bạn Việt Bút đã góp phần đưa sách Viết Về Nước Mỹ
Tác giả tham gia VVNM gần đây và được giải danh dự năm 2016. Ông là một nhà giáo, một sĩ quan QLVNCH, một chuyên viên về hưu, đang sinh sống tại Orange County.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Hôm nay, 14 tháng Hai, Velentine 2017, mời đọc một chuyện tình thời chiến của tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Ngày 14 tháng Hai sẽ là Velentine 2017. Mời đọc một truyện ngắn về người tình Việt kiều của Bồ Tùng Ma, trích từ báo xuân Việt Báo 2017. Tác giả tên thật là Nguyễn Tân.
Ngày 14 tháng Hai sẽ là Velentine 2017. Mời đọc bài viết mới và lời chúc “Happy Valentine” của Lệ Hoa Wilson. Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa,
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc
Tác giả Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, giải Việt Bút Trùng Quang 2015; Từ 2016, là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Đinh Dậu,
Nhạc sĩ Cung Tiến