Hôm nay,  

Tản Mạn Chuyện Tấm Thiệp

08/01/201700:00:00(Xem: 12519)
Tác giả: Angie Lộc
Bài số 5014-18-30714-vb8010817

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà quê ở Cù Lao Phố, Biên Hoà, là cựu nữ sinh Ngô Quyền và là sinh viên Luật dở dang vào năm 1975. Mong Bà sẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Lẽ tự nhiên trong đời thường là con người ta cho và nhận. Trong cuộc sống, ít nhất một lần trong đời chúng ta nhận thiệp hoặc gửi thiệp đến một ai đó. Truyền thống gửi thiệp đã có từ thời cổ đại khi con người đã nghĩ ra cách gửi lời chúc cho nhau. Thông thường, tấm thiệp mang tính cách thông tin hoặc chuyển tải tình cảm.

Ở Mỹ, có khoảng 6,5 tỷ thiệp đủ loại được mua mỗi năm với tổng chi phí hơn 7 tỷ Mỹ Kim. Thị trường thiệp tăng trưởng và mở rộng dưới mọi hình thức, sẵn sàng cung ứng mọi nhu cầu cho người gửi để họ thể hiện tình cảm, một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp gửi thiệp cho khách hàng của họ trong dịp cuối năm, thường là với một thông điệp chung cám ơn khách hàng đã cho họ cơ hội phục vụ và cũng như lời nhắc nhở khách duy trì thương vụ của họ.

Tuy tiêu tốn vào các nghi lễ đời thường cần phải có, người Mỹ lại thực tế. Tính thực tế có khi tiết kiệm phần nào khoản chi tiêu vào những tấm thiệp. Một người nghỉ ốm trong sở làm chẳng hạn, có thể chỉ nhận một tấm thiệp từ tất cả mọi người. Một tấm thiệp gói ghém vài mươi chữ ký cùng dăm lời nhắc nhở, chúc lành ngắn gọn; trang trọng hơn nữa thì một bó hoa được kèm theo. Một người nhận loại thiệp như trên đã nói “Hẳn nhiên là tôi xúc động khi nhận một tấm thiệp như thế. Thường thì tôi lật qua lật lại nó để ngắm nghía, rồi đọc những lời chúc, điểm tên của những ai còn nhớ đến tôi (cũng có thể họ không quan tâm đến tôi nhưng một khi thiệp chuyền đến tay thì họ phải viết hoặc ký tên thôi). Cảm xúc lắng đọng trong tôi vài phút, đôi khi vài giờ, vài ngày, hoặc lâu hơn nữa. Sau cùng, tôi có thể xem lại tấm thiệp một, hai lần nữa trước khi bỏ nó vô thùng rác tái sinh.”

Tính thực tế của người Mỹ trong giao tế chúc tụng cũng tiết kiệm nhiều thời gian cho người viết thiệp. Người ta có thể chọn cách gửi các tấm thiệp mang cùng một thông điệp đến nhiều người nhận. Thông điệp được đánh máy bằng vi tính dưới hình thức một bài tóm lược những sự kiện đáng nhớ trong năm xảy ra cho bản thân hay gia đình họ để chia sẻ với bạn bè thân hữu, rồi kết thúc bằng những lời chúc tốt đẹp. Bài viết được in ra giấy đẹp, trang trí với hoa văn mùa lễ, kiểu cách như tấm thiệp truyền thống, bỏ vào phong bì, rồi gửi đến những người nhận. Bằng cách này, người gửi cập nhật thông tin cho người nhận và đồng thời chia sẻ những ước vọng cho một năm mới sắp đến.

Ngoài kiểu thiệp truyền thống với lời chúc, người ta còn kết hợp cả âm nhạc vào thiệp. Phong trào gửi thiệp nhạc nở rộ khoảng đầu thập niên 80. Học trò Việt Nam thời đó nếu có bạn bè hay người thân từ nước ngoài gửi về một thiệp nhạc chúc mừng Sinh Nhật hay Năm Mới là một sự thích thú. Ngoài phần bìa thiệp nhạc trang trí theo chủ đề, phần trong thiệp khi mở ra thì các bài hát phổ biến như “Happy Birthday” hoặc “We Wish You a Merry Chrismas” vang lên rộn rã. Nhưng niềm thích thú cho tấm thiệp nhạc không kéo dài bao lâu vì một trong các lý do: qui trình ép dán thiệp nhạc không đúng qui cách nên đến một lúc nào đó cho dù đóng thiệp lại thì tiếng nhạc vẫn léo nhéo dai dẳng đến muốn bịt tai. Chưa kể, thiệp nhạc hết pin hoặc pin yếu, âm thanh rè rè hoặc khàn khụa phát ra, lúc đó phiền!

Con số người sử dụng internet tăng nhanh thúc đẩy thiệp chúc mừng điện tử ra đời cuối thập niên 90. Thống kê chỉ ra rằng thiệp điện tử được sử dụng nhiều trong dịp sinh nhật, Giáng Sinh và Năm Mới. Chỉ cần nhấp chuột theo đường dẫn là trong tích tắc một tấm thiệp điện tử hiện ra nhấp nháy hình ảnh, tiếng nhạc, lời chúc đến người nhận. Nhưng đâu phải ai cũng bắt kịp kỹ thuật thông tin hiện đại để có thể tiếp cận những tấm thiệp điện tử. Vả lại, trong một khoảng thời gian nào đó thôi, độ 30 ngày chẳng hạn, thiệp điện tử sẽ tự động xóa. Ký ức người nhận thiệp liệu còn lưu lại gì không?


Phần nội dung tấm thiệp cũng quan trọng không kém phần hình thức. Đa số các tấm thiệp in sẵn lời chúc. Nếu may mắn thì có thể tìm được một tấm thiệp về phần hình thức lẫn nội dung thể hiện ý người muốn gửi đến người nhận. Một người bạn có thói quen hay cắn bút suy nghĩ thật lâu để tìm một câu ưng ý khi viết thiệp đến một ai đó. Một hôm, anh chia sẻ khám phá của mình với bạn bè “Đừng phí thì giờ mệt trí suy nghĩ phải viết gì vào thiệp nữa, chỉ cần google lời chúc.” Nghe cũng hay! Thời buổi rô-bô nghĩ giúp cho con người, đưa ra lời chúc máy móc thì được rồi, nhưng chưa chắc chuyển tải chính xác xúc cảm của người viết dành cho người nhận.

Tôi biết một người Mỹ năm nào cũng đến hẹn lại lên, dành cả ngày “Thứ Sáu Đen” sau Lễ Tạ Ơn để viết thiệp chuẩn bị cho dịp lễ cuối năm. Trong khi vợ và con gái anh rời nhà từ rất sớm, chen chúc trong những trung tâm mua sắm để tranh thủ mua hàng giảm giá thì anh ở nhà với nhiều hộp thiệp mà anh mua dự trữ từ năm trước, đồng hành cùng cây bút, quyển sổ địa chỉ và tập tem dầy cộm. Anh nhâm nhi chút rượu cho ấm bụng trong khi viết những tấm thiệp.

Tôi khâm phục với thói quen viết và gửi thiệp của anh bạn Mỹ. Tuổi của anh chỉ ngoài bốn mươi. Những người vào độ tuổi anh hoặc trẻ hơn thường dùng phương tiện khác để truyền đạt thông điệp cho nhanh, gọn, và ít tốn kém hơn so với thì giờ, bưu phí, và tiền mua thiệp anh bỏ ra. Hơn 150 tấm thiệp sẽ được viết trong ngày này và gửi đi trước cuối năm. Tôi tin chắc nếu anh còn bền bỉ với thói quen trên, số tấm thiệp hằng năm sẽ còn tăng lên theo vòng giao thiệp ngày càng mở rộng của anh. Anh nói:

- Đây là thú tiêu khiển của tôi. Viết thiệp và gửi đi là dịp để tôi nghĩ và nhớ đến những người thân, quen như một sự nhắc nhở về sự kết nối giữa tôi và người nhận thiệp.

- Anh háo hức viết thiệp vậy có mong nhận hồi âm?

- Thiệt tình, khi tôi gửi thiệp đi thì cũng mong đón nhận trở lại. Nhưng trong thời đại này, người ta có thể hồi âm cho tôi bằng một cuộc gọi điện thoại, một tin nhắn hay một điện thư là tôi cũng vui rồi.

Tôi quen một bác người Việt tuy lớn tuổi và định cư ở Mỹ đã lâu, nhưng vẫn giữ thói quen gửi thiệp chúc Tết đến bà con và gia đình sui gia ở Việt Nam. Những năm đầu định cư trên đất Mỹ khi thiệp Tết còn hiếm hoi, bác dùng thiệp Giáng Sinh, kết hợp chúc cả tết tây lẫn tết ta. Những năm sau này, một số chợ Việt có bày bán thiệp Tết từ Việt Nam đem sang, bác dùng hoàn toàn thiệp Tết truyền thống. Mỗi khi con cháu có dịp về Việt Nam thì quà đem sang Mỹ biếu để bà vui là những tấm thiệp Tết. Bà ưng loại thiệp được trang trí với những hình ảnh đặc trưng cho Tết như ông đồ già ngồi viết câu đối, con cháu mừng tuổi ông bà, đốt pháo, múa lân, mâm ngũ quả đón giao thừa, độc bình chưng cành đào hay cành mai, v.v. Nhưng dứt khoát, trên tấm thiệp không được có chữ “HAPPY NEW YEAR” như đa số thiệp Tết hiện nay. Sự lý giải của bà là “Sợ người ta nói mình mất gốc” và “làm giảm đi dân tộc tính trong tấm thiệp”. Thời buổi mà người ta gọi là “hội nhập” hay “toàn cầu hóa” thì cách chêm vài chữ tiếng Anh là một lối thương mại nhằm đáp ứng thị hiếu người mua. Con cháu chiều bà, cố tìm những tấm thiệp Tết theo đúng yêu cầu nhưng không dễ. Bà sui gia nhận thiệp bà bác gởi, chờ đến ngày đầu năm mới để gọi điện thoại sang Mỹ chúc Tết, nói “Bà đã ngoài 80 tuổi mà vẫn giữ được nét chữ chân phương trên thiệp Tết và còn giữ phong tục Tết là viết thiệp, tôi phục lắm.” Bà bác nghe nói, rơm rớm nước mắt cảm động.

Đón năm mới âm lịch, người Việt gửi đi tấm thiệp xuân dù dưới hình thức nào đi nữa, bằng bưu điện hay qua internet, luôn mang thông điệp tốt đẹp đến người nhận. Tôi xin được gởi lời chúc đến các độc giả Việt Báo: “Xin chúc một năm mới an khang và thịnh vượng”.

Angie Lộc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến