Hôm nay,  

Hai Nữ Lưu của Lacey

05/01/201700:00:00(Xem: 11138)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 5011-18-30711-vb5010517

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới của ông.

* * *

Xin được viết về hai nữ lưu thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng là biểu tượng cho niềm hảnh diện của cộng đồng người Việt tại vùng Lacey và Olympia của tôi. Đó là chị Dung, đã quá cố năm 2014 và cháu Xuân, con gái độc nhứt của anh chị Đồng, cháu lên xe hoa tháng Chín năm 2016.

Tôi biết chị Dung đã lâu khi chị còn là cô giáo dạy vũ dân tộc cho Trường Việt Ngữ Olympia từ lúc trường mới thành lập. Chị nhỏ người, linh hoạt, đầy nhiệt tâm trong phục vụ và lúc nào cũng khiêm nhường và hoà nhã với mọi người. Từ phụ huynh, thầy cô trong trường cho đến các em, ai cũng đều kính mến chị. Mà không kính mến chị thế nào được đối với một người dành tất cả tâm huyết ra để phục vụ cho việc duy trì văn hóa cho trẻ em Việt trong vùng. Nhờ chị mà Trường có được một đoàn múa dân tộc để đi trình diễn và giới thiệu văn hoá Việt đến các lễ hội văn hoá các sắc tộc ở tận Tacoma và Seattle.

Chị và chồng là công chức chính phủ và có hai con trai đều thành đạt. Ngoài giờ làm việc, chị dồn tất cả công sức và thời gian cho Trường Việt Ngữ. Nhiệt tâm phục vụ của chị lên cao đến mức bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào có thời gian chị đều hình dung ra trong trí mình những điệu vũ mới để dạy cho các em. Lớp học ở Trường chỉ mở vào tối thứ Sáu mỗi tuần còn tập vũ thì vô chừng và có thể tập ở nhà riêng.

Tôi chưa bao giờ nghe hay thấy chị nói đến chuyện shopping hay đi shopping. Ngoài thì giờ dành cho dạy vũ, Chúa Nhật chị dành để đi nhà thờ. Chị ăn mặc giản dị, không son phấn và luôn tích cực đóng góp cho nhà Trường và cho giáo sự.

Tôi còn nhớ có một năm, tôi đi dự Ngày Lể Hội Văn Hóa Sắc Tộc tại Trung Tâm Văn Hóa Olympia và được xem màn vũ dân tộc Việt do chị hướng dẫn cho các em. Nhìn các em trong y phục cổ truyền, uyển uyển dịu dàng trong vũ khúc Nón Lá Bài Thơ rất duyên dáng và thật dễ thương tôi mới cảm phục sự dầy công hướng dẫn, tập dượt và tài sáng tác của chị cho màn vũ ngoại hạng này. Màn vũ này được tờ báo địa phương đăng với lời khen đầy khích lệ. Nhìn nét mặt rạng rỡ và sự vui mừng của các em khi xem bài báo, chúng tôi ai cũng thấy hãnh diện lây.

Tôi ít có dịp gặp chị, chỉ thỉnh thoảng gọi phone để thăm hỏi chị:

- Chị Dung hả? Em Thành đây. Chị có khỏe không?

- Thành hả? Nghe em gọi chị mừng lắm. Em và vợ em ra sao? Thiệt là bận rộn quá, hai chị em mình ít có dịp gặp nhau quá... Sao? Vợ em ra sao? Có đi làm ở đâu không, em?

Không đợi tôi trả lời chị tiếp:

- Cuối tuần nhớ chở vợ em đi chơi cho cổ đỡ buồn nhe em...

Lúc nào chị cũng thật tình quan tâm đến hai tôi, mà chẳng những đối với hai tôi mà còn đối với tất cả mọi người.

Có thời gian chị bị bịnh nặng phải chịu qua nhiều lần hoá trị và nghỉ phép ở nhà trị bịnh. Dù vậy khi khỏe trong người chị vẫn đến Trường để sinh hoạt với các em. Thời gian đó tôi nghe nói là chị gầy yếu và xanh xao lắm. Ai cũng khuyên là chị nên ở nhà dưỡng bịnh nhưng chị nói là ờ nhà buồn và nhớ các em lắm chịu không được. Khi nghe tin mẹ ở Việt Nam lâm trọng bịnh, chị xin phép về để chăm sóc cho mẹ mình. Vì bịnh tình của chị chưa được hoàn toàn hối phục rồi lại phải sớm khuya chăm sóc cho mẹ mình chị đã qua đời trước mẹ.

Cộng đồng Lacey và Olympia có tổ chức một buổi truy niệm chị ở phòng họp của thư viện Lacey với sự tham dự kỷ lục của bà con ở mọi lớp tuổi, mọi giai tầng trong cộng đồng. Trong những lượt người phát biểu có người đã khóc nức nở khi nhắc đến con người đáng kính mến và công lao to tát của chị trong sự nghiệp đóng góp lớn lao cho việc giáo dục Việt ngữ và văn hoá dân tộc cho con em trong cộng đồng.

Có ai đó đã nói rằng có người “chết” hồi hai mươi bảy tuổi nhưng đến hơn bảy mươi mới chôn! Còn như chị đây thì dù chị mất đi ở tuổi trên sáu mươi nhưng hình ảnh thân kính của chị luôn chôn sâu không phai trong lòng của mọi người ở cộng đồng Lacey và Olympia này.

Từ ngày chị qua đời đến giờ, lúc nào tôi cũng nuôi một ước mơ là kêu gọi được sự đóng góp của phụ huynh các em Trường Việt Ngữ và cộng đồng này để có được một bức tượng bán thân của chị đặt ở lối vào chímh của Trường để tượng nhớ đến một nhà sư phạm cả đời hy sinh với tất cả thành tâm cho việc duy trì tiếng Việt và văn hoá Việt ở xứ người. Mỗi năm đến ngày chị qua đời, rất mong Ban Giám Hiệu nhà Trường đọc lại tiểu sử, thành tích và nói lời tri ơn chị để các em các cháu không quên một cô giáo gương mẫu đã qua đời.

Sau chị Dung, cộng đồng người Việt ở Lacey chúng tôi còn có cháu Xuân rất được quí mến.

Tôi quen anh chị Đồng đã lâu, anh là sĩ quan Công Binh đã góp phần vào công trình xây Nghĩa Dũng Đài, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa của ta khi xưa. Anh qua Mỹ theo diện H.O. với vợ, chị Liên, và đứa con gái duy nhứt là cháu Xuân. Cháu Xuân học giỏi ngay từ khi còn ở Việt Nam. Qua tới Mỹ, nhờ sự cần kiệm hy sinh của hai anh chị mà sau khi học hết trung học, cháu chuyển lên theo học Đại học Washington và cách đây vài năm ra trường với bằng dược sĩ và đã có việc làm. Cho đến ngày dự đám cưới tôi chưa hề gặp mặt cháu. Chỉ một lần gọi phone cho anh thì nghe tiếng cháu trả lời khi cháu về thăm nhà vào cuối tuần. Hồi đầu năm nay, tôi được thiếp mời do anh mang tới mời hai vợ chồng tôi đi dự đám cưới của cháu vào tháng Chín. Chồng tương lai của cháu là sinh viên về ngành kỹthuật vi tính, bạn học của cháu, người Mỹ gốc Nhật.

Trước đó cháu đã đứng tên mua một căn nhà mới xây để anh chị ở sau nhiều năm anh chị ở khu nhà trợ cấp bởi chánh phủ dành cho người có lợi tức thấp. Tôi có dịp đến thăm căn nhà mới tinh anh chị đang ở trong một khu khang trang do cháu đứng tên mua. Anh rất mừng cho tôi biết là năm rồi cháu đã trả hết tiền mượn học. Anh tâm sự:

- “Con bé”, tên gọi ở nhà của cháu, nó nói với hai vợ chồng tôi là bố mẹ khổ cực nuôi con bây giờ con muốn bố mẹ hưởng tuổi già trong tiện nghi để khỏi thua kém người ta.

Thật sự mà nói, khi quan sát chung quanh nơi cộng đồng mình sống, tôi chưa biết đứa con nào lại đối xử với cha mẹ cách hiếu thảo và đầy ý thức về bổn phận như vậy. Đây là thể hiện một hình ảnh tiêu biểu của một nữ lưu trẻ tuổi, vừa có học vấn lại vừa có ý thức đáng khen về mặt hiếu thảo và đạo đức.

Thường thì cha mẹ đứng ra lo đám cưới cho con mình, nhứt là khi đó là đứa con một của mình nhưng đây là một ngoại lệ xảy ra mà tôi nghĩ là “có một không hai”. Đám cưới này do Xuân và chồng tương lai cùng sự hỗ trợ của bạn học đứng ra lo từ đầu đến cuối. Anh chị cho biết là:

- Hai đứa tôi chỉ lên Seattle trước ngày cưới để làm quen với nghi thức ngày cưới, còn hai đứa nó và bạn bè lo hết.

Rất tiếc là vì trở ngại lưu thông trên đường đi dự nên hai người bà con và hai vợ chồng tôi tới trễ không chứng kiến đựơc phần nghi lễ mở đầu. Dù vậy phải nhận đây là một đám cưới được chú rể và cô dâu cùng bạn bè mình tổ chức rất thành công. Không khí buổi tiệc thật là tươi vui và trẻ trung, không cứng nhắc, đầy nghi thức ta vẫn thấy thông thường ở những đám cưới khác, thêm vào đó là phần phục vụ ẩm thực chu đáo. Tôi đọc được trên khuôn mặt của anh chị Đồng niềm hãnh diện lớn lao đối với con gái của mình. Mà anh chị không hảnh diện sao được khi con gái vừa thành tài, vừa có người chồng xứng đáng và hơn nữa là cháu đã báo hiếu công ơn bố mẹ mình ngoài sự mong đợi của song thân.

Chị Dung và cháu Xuân, hai nữ lưu của hai thế hệ đã lưu lại cảm tình kính phục và mến thương trong lòng mọi người ở cộng đồng này. Ước mong trong tương lai, cộng đồng chúng ta sẽ còn nhiều nữ lưu nữa để nhiệt thành trong phục vụ và nêu gương hiếu thảo cho những thế hệ người Việt trong tương lai. Tôi tin chắc rằng điều đó sẽ xảy ra ở nhiều cộng đồng khác của người Việt chúng ta.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến