Hôm nay,  

Giao Mùa

01/01/201700:00:00(Xem: 54543)
Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 5008-18-30708-vb8010117

Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.

* * *

Trời xám xịt, cái xám quen thuộc của mùa Đông, được rất nhiều bóng đèn màu trang điểm, nên cũng đỡ ảm đạm, và cho người ta cảm giác được sưởi ấm. Mùa Đông của Bắc Mỹ luôn được bao phủ với màu trắng tinh khôi của tuyết (lúc đang rơi), và bầu trời xám đục. Không hiểu ở Nam bán cầu, các nước Úc và Tân Tây Lan làm sao để chịu đựng mùa Đông vào tháng 6 giữa năm, không có ánh đèn màu mừng Chúa Giáng sinh và những dây kim tuyến lấp lánh xua bớt cái buốt giá của mùa Đông?

Từ 20 tháng 12, đường vắng dần, thiên hạ bận khăn gói về quê, kéo valise ra phi trường bay về nhà mừng Giáng sinh và count down đón năm mới, cùng với Ryan Seacrest, được trực tiếp truyền hình khắp thế giới từ quảng trường Times Square ở New York vào lúc giao thừa Tây. Năm cũ lui vào yên nghỉ muôn đời, thuộc về dĩ vãng ngày càng dày cộm, để lại trọng trách ghi lại những biến cố của loài người cho năm mới.

Càng gần đến Giáng sinh, đường càng vắng, lái xe đi làm những ngày đó là cả một hạnh phúc, đường thênh thang, không kẹt xe, không phải căng mắt canh chừng cảnh sát mỗi khi sắp nhấn ga chạy nhanh hơn hơn tốc độ tối đa để khỏi trễ giờ làm.

Vào thời điểm này, mọi sinh hoạt của nước Mỹ chậm hơn. Chỉ có các shopping mall, và phi trường là có cảnh chen chúc, kẹt xe. Các xa lộ không có exit vào phi trường vắng hơn ngày thường nhiều.

Có một lần Linh cũng bon chen đi chơi xa bằng máy bay vào dịp cuối năm dương lịch. Và đã ân hận về chuyện "chơi dại bon chen" đó ! Ngủ ngồi giữa phi trương quốc tế O'Hare ở Chicago cùng cả trăm hành khách vì bão tuyết kéo về bao phủ cả nước Mỹ, máy bay không bay được, ai ở đâu ở đó, chờ bão đi qua. Phi trường rất tiện nghi,dễ chịu dù nhiệt độ bên ngoài 20 độ F.(-6 độ C), Linh nhận ra mình đã "chơi dại" khi đi chơi vào mùa lễ đầu mùa đông.

Về thăm nhà, thăm cha mẹ, gia đình thì phải về, dù có phải ăn bánh mì và khoai tây chiên chấm sauce cà chua, ngủ ngồi ở phi trường cũng phải về. Nhưng đi chơi vào cuối năm thì xin được theo lời dạy của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao".

Máy bay ở Mỹ vốn đúng giờ, nhưng mùa đông thì có khi bị trễ từ vài tiếng đến nửa ngày vì những cơn bão tuyết trắng xóa đất trời. Khi "mẹ thiên nhiên" lên tiếng thì loài người đành phải chào thua, khuất phục.

Các màn ảnh báo hiệu giờ khởi hành, giờ đến không di chuyển như thường lệ, vì không có máy bay đến, và cũng chẳng có máy bay đi. Thay vào đó, các chữ delay, cancel màu đỏ nổi lên trên màn ảnh nền trắng chữ xanh, và giờ đến giờ đi là khoảng trống vô định. Hành khách nằm ngồi la liệt ở các hàng ghế và cả dưới đất. Các em bé nằm ngủ ngon lành trong lòng cha mẹ, "May mà vẫn có.. wifi, Iphone, Ipad nên đời còn dễ thương", những giờ phút chờ đợi nhẹ nhàng hơn. Bầu trời bên ngoài nhìn từ cửa kính của phi trường vẫn xám đục, hơn một nửa nước Mỹ có White Christmas.

Chỉ có các tiệm bán đồ ăn, đồ uống trong phi trường là "ngư ông đắc lợi". cửa hàng nào cũng đông nghẹt thực khách. Ai cũng cần phải ăn để sống, để có sức mà bon chen tiếp khi bão tuyết ngừng. Vả chăng, khi không biết làm gì để giết thì giờ, đọc Internet trên Iphone hoài cũng mỏi mắt, vô tiệm ăn nhìn các cây Noel, nhìn màu đỏ của củ dền, màu xanh của salad, màu cam của cà rốt, màu vàng của ớt chuông.... thấy vui mắt hơn nhiều.

Các tiệm ăn trong phi trường vào dịp cuối năm thường cho chiếu lại phim "Home Alone" với cảnh như bị ma đuổi trong phi trường, của một đại gia đình từ gate này qua cổng khác để khỏi trễ máy bay, hình như để nhắc nhở hành khách là may quá, mình chưa đến nỗi bỏ quên con, hay bỏ quên... ai đó ở nhà.

Phi trường có vẻ tĩnh mịch hiếm có, các loa phóng thanh đồng loạt im lặng vì không có tin gì để thông báo. Bão tuyết vẫn còn hoành hành, chưa có "tin vui giữa giờ tuyệt vọng" nên nhân viên phi trường đành "im lặng là vàng".

Tracy, cô bạn mới quen ở phi trường của Linh, đi từ Colorado bay về New York để cùng count down với anh chàng Ryan Seacrest vào giao thừa dương lịch thì không ân hận chút nào vì:

- Tôi về New York, và sẽ gặp rất nhiều bạn thời Trung học ở đó, chúng tôi hẹn nhau và sẽ lưu lại ở NY một tuần để thực hiện một điều quan trọng trong bucket list: count down ở Time Square New York vào giờ phút giao thừa năm cũ bước qua năm mới.

Cô gái trẻ có lẽ vừa bước vào tuổi hai mươi, sẽ đủ sức chịu lạnh (vì Cô sinh ra và lớn lên ở Colorado) và đủ kiên nhẫn đứng giữa trời đêm lạnh giá của miền Đông Bắc để nhìn quả cầu thủy tinh đường kính 12 feet (3.65m) nặng đến 11,875lbs (5840 kg) bắt đầu được thả rơi từ một cột cờ cao 43 mét vào lúc 11 giờ 59 phút khuya ngày 31 tháng 12 và sẽ chạm đất vào lúc nửa đêm giao thừa Tây, đón chào năm mới.

Nghe qua có vẻ "chuyện không có gì mà làm ầm ỉ" nhưng đó là một cách đón giao thừa của người Mỹ theo truyền thống từ ngày 31 tháng 12 năm 1907 đến nay. Một truyền thống hơn 100 năm của người Mỹ, được trực tiếp truyền hình khắp thế giới vào lúc "nửa đêm giờ Tý canh ba" giờ miền Đông.

Đó là sáng kiến của ông Adolph Ochs, chủ nhiệm tờ New York Times của Mỹ. Lúc đó, dọn về tòa soạn mới ở Time Square, đường số 7 ở NY, để thu hút sự chú ý của cư dân địa phương, tìm thêm độc giả mới cho tờ New York Times, ông Adolpj Ochs nhờ một chuyên viên thiết kế các mô hình chính ờ Manhattan, NY thời đó (ông Artkraft Strauss) thiết kế quả cầu thủy tinh để thả trước của tòa soạn sau khi một loạt pháo bông được đốt vào những phút cuối cùng của năm 1907, tiễn năm cũ, đón chào năm mới 1908.

Thời đó, Artkraft Strauss đã làm trái cầu tròn bằng gỗ và sắt, có những bóng đèn vàng ẩn bên trong, chiếu sáng qua các kẻ hở của quả cầu.

Giao thừa năm 1907-1908 với quả cẩu tròn như trái đất, chạm đất đúng vào thời khắc giao thừa là một hình ảnh đẹp, lôi cuốn sự chú ý của dân địa phương. Những ngườ có thẩm quyền ở New York quyết định duy trì truyền thống đó hàng năm như là một cách đón chào năm mới vui vẻ, làm người ta xích lại gần nhau hơn.

Truyền thống đó được lập lại hàng năm từ năm 1907, chỉ ngưng một lần vào giao thừa năm 1942 bước qua 1943, vỉ thế chiến thứ hai, cả thế giới tắt hết đèn vào ban đêm.

Từ giao thừa năm 1996 qua 1997, người ta bắt đầu mời một người nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội, cùng đương kim Thị trưởng New York, điều khiển một nút bấm để thả quả cầu xuống. Khách mời của giao thừa 2016-2017 là ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (trụ sở ở New York) Ban Ki-moon.

Bên cạnh đó rất nhiều ca sĩ nổi tiếng được mời đến hát những bài hát đưa tiễn năm cũ, đón năm mới với tin yêu, và hy vọng.

Rất nhiều anh "chàng tuổi trẻ" và "nàng tuổi hai mươi" quấn mình trong coat tay dài, mũ len đội đầu, găng tay dày, sắp hàng từ trưa ngày 31 tháng 12, qua một hàng rào an ninh chặt chẽ, vào khu vực cho người tham dự theo tiêu chuẩn "first come, first serve", nghĩa là ai đến trước thì có chỗ đứng tốt with good viewing. Họ nhịn đói, nhịn khát cả chục tiếng đồng hồ để được nghe nhạc sống miễn phí, và được... hôn nhau vào thời khắc giao thừa trong rừng confetti đủ màu được phun bằng máy khắp nơi trong Time Square.

Khán giả theo dõi count down qua màn ảnh trực tiếp truyền hình sẽ thấy một tấn confetti bay phất phới trong không gian trắng xám của mùa đông đưa tiễn năm cũ, chào đón năm mới.

Sự kiện truyền thống này thu hút gần hai triệu người tham dự ngay tại Time Square, và hàng triệu người trên thế giới qua màn ảnh vô tuyến truyền hình. Dĩ nhiên, các công ty nhảy vô quảng cáo trên TV, và phát miễn phí mũ, nón, kính, kèn bằng giấy khá đẹp chào mừng năm mới có logo của công ty mình cho các thanh niên thiếu nữ tham dự để hy vọng ống kính TV thu hình họ, công ty mình cũng sẽ đập vào mắt cả trăm triệu khán giả đang coi trực tiếp truyền hình.

Từ sau khi Dick Clark, ngưởi dẫn chương trình cho count down hàng năm, qua đời năm 2012, chương trình đếm ngược từ 10 đến zero lúc giao thừa được điều khiển bởi xướng ngôn viên Ryan Seacrest, và tài tử Jenny MacCarthy. Hai nhân vật này trẻ trung hơn, kéo theo nhiều anh chàng, cô nàng như cô Tracy khăn gói từ Colorado qua đến để dự một truyền thống đặc biệt của Mỹ, và để được hôn bởi một ai đó, nhiều khi không thân nhau lắm cũng mi nhau vỉ không ai nỡ mắng mỏ, nguyền rủa người khác vào đầu năm. (Hình như đây cũng lả một điểm Đông Tây gặp nhau?)

Người Mỹ đi ngủ vào lúc nửa đêm về sáng, sau truyền thống count down, nhìn quả cầu thủy tinh rơi xuống ở New York, Đông Bắc, qua màn ảnh truyền hình để tiếp tục thức dậy vào lúc 8 giờ sáng ngày đầu năm 1 tháng 1 cùng California ở miền Tây Nam nước Mỹ đón chào năm mới bằng Rose Parade (diễn hành hoa hồng) với những xe hoa phủ bằng hoa tươi ở Pasadena.

Ở dọc hai bên đường có diễn hành hoa hồng, người tham dự không quấn mình trong mũ áo mùa Đông như count down ở New York vì California gần Thái Bình Dương, ấm hơn NY nhiều. Cũng như count down đón giao thừa, tham dự diễn hành đầu năm cũng miễn phí, "first come, first serve" rất bình đẳng, không phân biệt màu da, nguồn gốc, tuổi tác, địa vị xã hội. Trong số khán giả của diễn hành hoa hồng, có rất nhiều em bé, như ngày đầu năm mới, trẻ trung, đầy hy vọng.

Có một ánh sáng nào từ quả cầu thủy tinh ở New York gởi về soi sáng cho Việt Nam? Có một cành hồng nào thả trên biển tưởng nhớ những người đã mãi mãi nằm giữa đại dương?

Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối năm 2016

Ý kiến bạn đọc
04/01/201702:07:59
Khách
Đọc phần kết luận của tác giả làm tôi nhớ lại thuở nhỏ khi còn ở trong nước, ngồi xem đài truyền hình của quân đội Mỹ trình chiếu cuộc thi tuyển Hoa Hậu Thế Giới vui thật là vui, khán giả vỗ tay, ca hát nhộn nhịp, mà thấy xót xa cho đất nước mình chìm đắm trong bom đạn, máu đổ thịt rơi,...
02/01/201720:40:20
Khách
Chỉ là những ý nghĩ rời rạc, bất chợt, không có mắc xích liên hệ nào với nhau để làm cho bài viết êm đềm thuận buồm xuôi gió với một thông điệp có ý nghĩa đem đến cho mọi người....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,079,993
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.