Hôm nay,  

Houston, Nhà Giầu Mà Áo Cũ

19/12/201600:00:00(Xem: 15881)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4995-18-30695-vb2121916

Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.

* * *

blank
Bảng tên đường tại một ngã tư ở Houston.

Ánh nắng vàng len qua khung cửa, báo hiệu một ngày mới; tiếng động cơ trên xa lộ vang vang lấn áp cả tiếng chim ríu rít gọi nhau trên cành, theo thói quen tôi bước xuống giường, loay hoay tìm đôi giày để ra khỏi nhà hăm nóng cơ thể. Chợt nhớ ra, đây là Houston, tôi từ Miami bay qua đây ngày hôm qua. Giờ nầy còn sớm, vì Florida cách Texas một múi giờ.

Bỗng nhiên, nghe tiếng của đứa con gái:

- Ba thức dậy rồi à! Bộ đêm qua chỗ lạ ngủ không được hả ba?

- Ở đây, lạnh hơn một chút. Mẹ con chắc mệt quá, nên điệu "Rock and Roll" hơi lớn, ba đã quen rồi không có ngủ không được.

Sau đó đứa con mở cửa sau ra ngoài, vì nghe tiếng con chó sủa "gâu gâu".

Tôi rão bước, dọc theo "side work", ngắm Houston lúc bình minh dưới sương mù dầy đặc, che dấu nhiều bí ẩn dành cho người mới đến lần đầu tiên.

Gần đây lúc kinh tế Mỹ suy trầm, nhiều nơi bị thất nghiệp lên đến hai con số. Texas là một trong những tiểu bang người ta đến nhiều nhất, nhờ những mõ dầu to lớn được tìm thấy, khai thác; nên cần thêm kỹ sư, công nhân và kéo theo nhiều dịch vụ. Houston, "gạo trắng nước trong" là nơi đến của cộng đồng người Việt Nam, đứa con gái cũng lẵng lặng tìm việc làm ở đây.

Tôi diện "bộ cánh" mới toanh, giống như chú rễ lần đầu ra mắt... theo đứa con thẳng tiến về khu "Bellairs". Xe đảo một vòng khu chợ HK, rồi ghé vào tiệm ăn Việt Nam. Tiệm ăn rất đông khách, ngồi cạnh bàn tôi là một cặp vợ chồng trẻ, có một cháu trai dễ thương, thấy mê luôn. Tôi bắt chuyện làm quen, hỏi chuyện lung tung. Đứa con ngồi bên khều nhẹ, lấy tay đưa lên miệng ra dấu:

- Ba à, mọi người đều nhìn ba kìa!

Tôi cụt hứng, đưa mắt nhìn quanh, đúng là mọi người đang nhìn tôi, chắc là nhìn "bộ cánh" mới toanh của tôi.

Rời tiệm ăn Việt Nam, chúng tôi đi vòng qua khu thương mại rộng lớn, hành lang thênh thang, những biển quảng cáo toàn tiếng Việt Nam. Người dân rất bình dị thẳng thắn, giống như phong cách của những chàng "cowboys", hiệp nghĩa trong phim Viễn Tây mà tôi yêu thích. Tiếng ca nhạc êm dịu từ dàn loa phóng đại dẫn tôi vào tiệm bán dĩa băng nhạc Phương My. Đi qua mấy dãydĩa nhạc là kệ sách nằm khiêm nhường.

Đây rồi, những cuốn sách về tuổi học trò của Duyên Anh, vẫn còn tái bản. Và kìa, sách “Khi đồng minh tháo chạy” của ông Nguyễn Tiến Hưng.

Kia là những cuốn sách Viết Về Nước Mỹ, tuyển tập 1/2000, 2/2001, 3/2002,... còn tuyển tập 16/2015, 17/2016 sao không thấy? Chắc là đã bán hết rồi, công ty Việt Báo dạo nầy lời to.

Tôi đến hỏi người bán sách về hai cuốn sách mới, họ nói là chưa có. Tôi quả quyết là đã có rồi! Họ nói để họ đặt hàng, chừng hai tuần nữa sẽ có. Chủ tiệm còn nói thêm, những năm đầu, sách “Viết Về Nước Mỹ” bán rất chạy, những những năm sau này, ngày càng bán chậm hơn. Chắc là do "internet"!

Bỗng nhiên, có giọng nói khàn khàn nhừa nhựa đặc biệt, giống như của một người bạn cùng quê thời trung học. Tôi đến gần xem sao, dù sương pha mái đầu tôi vẫn nhận ra nó. Lạ chưa, ở xứ lạ quê người, gặp lại bạn cũ nó chỉ chào xã giao, rồi tiếp tục lựa dĩa nhạc!

Chắc là tôi thay đổi quá nhiều nên nó nhìn không ra. Tôi tiến sát lại:


- Xin lỗi huynh, có phải là Miểng, quê ở Tân Châu?

Ông ta ngạc nhiên nhìn tôi...

Chuyện xưa: Những năm 1980, ở quê tôi cái gì cũng "đổi mới", từ cái ăn, đến cái mặc. Khó tìm một quán cà phê ngon, có người quen chỉ tôi, quán Tạ Sang nổi tiếng ngày xưa vẫn còn mở cửa. Tôi đến nơi, chỉ có cánh cửa nhỏ khép hờ, như "quán chui", giống như nhiều thứ "chui" khác để sống còn. Từ trong quán có tiếng khàn khàn nhừa nhựa đặc biệt, không thể lầm lẫn với người khác của Miễng, một bạn chung trường thời trung học. Miểng học ban A (ban vạn vật, lý hóa), bị nghỉ học giữa chừng đi lính KQ.

Anh ta kể là sinh viên Văn Khoa, sắp lấy bằng cử nhân thi Miền Nam sụp đổ, rồi lên tàu Trường Xuân ra đảo, không thích nên trở lại VN,... Đang dạy Anh văn, bị cho nghỉ. Họ không biết trọng dụng nhân tài...

Tôi chỉ ừ à cho qua chuyện. Vào thời buổi đó những người có bằng cấp cao hay những sĩ quan đi "cải tạo" về, người ta không mặn mà kết thân vì sợ liên lụy. Ông thầy tôi giáo sư đại học Văng, rất lo sợ khi có ai nói về mình.

Tôi định cư ở Mỹ, đang ở Florida, một hôm có người bạn từ Kentucky gọi hỏi tôi, có biết một người vừa qua Mỹ theo diện HO sau cùng, KQ, từng là sinh viên Văn Khoa, cùng quê với tôi. Mùa hè nầy, khi lên đó thăm con, nhớ đến thăm họ. Lạy trời cho ông HO vừa mới qua không phải là M., vì tôi luôn luôn yêu sự thật, sẽ nói hết, thì "miểng văng" người trúng trước là tôi!

Ngày xưa, khi ai nói nhiều hơn cái gì mình đang có thì gọi là phóng đại, còn nói ít hơn hay bằng cái mình có gọi là khiêm nhường, được mọi người trân quí. Sau nầy người ta ít dùng chữ phóng đại, mà thay thế bằng chữ "nổ", chắc cho gọn, "miểng văng" nhanh như trái nổ.

Trở lại chuyện trong tiệm Phương My. Người khách ngạc nhiên nhìn tôi:

- Sao ông biết tôi quê ở Tân Châu? Tôi tên là Viên, anh của Miểng, em tôi hiện còn ở Việt Nam.

- Xin lỗi huynh, tôi nhận lầm người.

Viên cho biết qua Mỹ theo diện HO đợt cuối, ở Trung Tây, mới dời về Houston. Cũng như tôi, Viên bị tiếng ca nhạc từ loa phóng đại dẫn lối vào, tìm lại hương vị xa xưa.

Mỗi khi có dịp đi xa tôi thường diện "bộ cánh" mới toanh, chăm chút từ đầu đến chân; người xưa thường nói "xem mặt mà bắt hình dong...", đều thành công. Lần đầu đến viếng Houston, thấy người dân không chú trọng nhiều dáng vẻ bên ngoài như ở Miami, Florida hay ở khu Little Saigon, Califonia, nhưng bên trong chiếc áo cũ là những người giàu có, tiền vàng rủng rỉnh, vì hãng, xưởng trả lương cao hơn nơi khác và nhà đất giá rẻ.

Vài lời nhận xét về Houston, Texas qua 3 ngày "cưỡi ngựa ngắm hoa", chắc chắn là có nhiều sai sót, xin lắng nghe những cao kiến của đồng hương Houston cùng quí sư huynh đệ.

Hơn hai giờ, lướt mây trời
Từ xa nghe tiếng "ba ơi con nè"!
Nãy giờ mẹ vẫn, êm re
Trái cây, trong túi kè kè, bên hông
Lên xe, hướng chợ Hồng Kông
Lee's Sandwiches, ấm lòng đồng hương
Ồn ào, tiếng Việt thân thương
Con Hồng, cháu Lạc tha hương xứ người
Tuổi trẻ, liếng thoắng nói cười
Tuổi già, yên ắng tìm người năm xưa
Bên ngoài, lấm tấm giọt mưa
Bên trong, đầm ấm dạ thưa, dùng gì?
Cơm nhà, phở chợ thiếu chi
Mẹ sao, ba vậy món gì cũng xong
Houston, gạo trắng nước trong
"Sài Gòn Street"*, bon bon về nhà
"Perry Homes", cách chợ không xa
An cư, lạc nghiệp Việt Nam ta thuộc lòng.

Ba ngày ngắn ngủi. Rời Houston, phi cơ cất cánh về hướng Đông. Về đến Miami, lòng vẫn nhơ.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến