Hôm nay,  

Xây Chùa Trên Đất Mỹ

14/12/201600:00:00(Xem: 15207)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4991-18-30691-vb4121316

Tác giả là cư dân Greenville, South Carolina, có ba cuốn sách Việt ngữ và Anh ngữ đã xuất bản. Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, Sao Nam Trần Ngọc Bình đã nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

blank
Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu trong Lễ đặt Viên đá đầu tiên.

Trước đây tôi có đọc bài thơ “Nhớ Chùa” của cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác. Ngài nói về giá trị tâm linh của mái chùa đối với dân tộc Việt Nam:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”

Đó cũng là mong ước của người Phật tử Việt tỵ nạn ở Thành Phố Greenville, Tiểu Bang South Carolina bao năm qua. Dù sống trong cảnh tha hương, ai ai cũng muốn có một mái chùa để “Che chở hồn dân tộc,” hay “Che chở hồn tị nạn” tuy rằng giờ đây họ được sống nơi xứ Mỹ, một cường quốc văn minh và tiến bộ nhất trên thế giới.

Dù Hoa Kỳ giàu mạnh nhưng về phương diện tâm linh thì người Phật tử tị nạn vẫn cảm thấy cô đơn và chỉ có một mái chùa mới có thể làm cho họ vẫn nhớ rằng họ và con cháu của họ vẫn còn là người Việt dù rằng họ đang mang quốc tịch Mỹ về phương diện luật pháp.

Dân tộc Việt Nam tự ngàn xưa vốn đã rất gần gũi với mái chùa. Sau những biến cố kinh hoàng vì bị mất nước, lưu lạc phương xa, bà con mình lại càng thiết tha muốn có một ngôi Tam Bảo không những để tu tập, mà còn để cầu nguyện, để trấn an lòng mình, cho quên đi những cơn ác mộng đã trải qua.

Năm 1991 đợt cựu tù nhân đầu tiên đến Mỹ định cư theo chương trình HO cũng khá đông tại Tiểu Bang South Carolina. Nhưng vì họ được chia ra rải rác nên số gia đình tù nhân đến định cư ỏ Thành Phố Greenville, SC không được bao nhiêu. Tuy vậy, tấm lòng mộ đạo vẫn giúp số Phật Tử ít ỏi ở đây tụ họp lại với nhau, mỗi khi có đại lễ Phật Giáo. Mới đầu, khi thì họp mặt ở nhà Phật Tử này khi thì ở nhà Phật Tử kia, mọi người thay phiên nhau “phục vụ” và ai nấy đều vui vẻ hạnh phúc.

Mãi cho đến năm 1997 Hội Phật Giáo Việt Nam South Carolina tại Thành Phố Greenville, SC mới được thành lập, cho tới nay với 5 vị Hội Trưởng đã mãn nhiệm.Vị Hội Trưởng đương nhiệm là anh H.

Hiến Pháp của nước Mỹ chỉ cho phép vị Tổng Thống đương nhiệm tái cử một lần. Các vị Tổng Thống Mỹ sau hai nhiệm kỳ được cho là không còn sáng kiến gì mới để đưa đất nước tiến lên, nên phải nhường chỗ cho các nhân tài khác.

Thể chế dân chủ này cũng đi vào nếp sống của người Mỹ gốc Việt cũng như các hội, đoàn của người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ, điển hình là Hội Phật Giáo Việt Nam tại Greenville, South Carolina. Không ai được ứng cử thêm sau khi đã ở vị trí Hội Trưởng 2 lần.

Nội quy của Hội cũng là một hình thức Hiến Pháp của nước Mỹ thu nhỏ lại trong phạm vi một Hội. Dù rằng các vị Hội Trưởng làm việc “vác ngà voi” không lương, không chút lợi lộc gì cũng chỉ tại vị được hai nhiệm kỳ mà thôi.

Như các cụ ta thường nói “Kiến tha lâu đầy tổ,” do đó Hội Phật Giáo Việt Nam tại Greenville sau bao năm tồn tại nhờ vào tấm lòng sắt son của các Phật Tử, kẻ góp công người góp của, đặc biệt nhờ vào sự đóng góp tài chánh không nhỏ của Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Giệp, nên cuối cùng việc tạo dựng một ngôi chùa đã được chuẩn bị, từ việc tạo mãi đến hoàn thiện.

Nói là “Chùa” nhưng thực ra đó chỉ là một ngôi nhà đã được sửa lại để làm nơi thờ phượng đức Phật và là chỗ để Phật Tử có nơi tụ họp và cầu nguyện trong những ngày lễ Phật Giáo.

“Chùa rách lòng lành,” tuy đơn sơ nhưng quả thật ngôi chùa đã làm ấm tâm hồn những người Việt, dù là người Phật Tử hay chỉ là người theo đạo thờ cúng ông bà, đều có thể đến viếng cảnh chùa khi họ mới chân ướt chân ráo định cư ở vùng này với biết bao vất vả lo toan về cuộc sống mới để cho tinh thần mình lắng đọng lại khi ngồi trước tượng đức Phật với nét mặt lộ rõ sự bình thản trước sự vô thường của cuộc đời.

Tuy nhiên Phật tử đến chùa, không ai chịu an phận mãi với ngôi “Chùa” biến cải từ ngôi nhà này. Trong tâm khảm, mọi người đều ước mong ngày nào đó sẽ có được một mái chùa thật sự để làm nơi hành lễ chư Phật cho tôn nghiêm hơn, trang trọng hơn.

Niềm mong mỏi ấy đã là động lực thúc đẩy mọi Phật tử cố gắng trong cuộc sống đời thường cũng như trong đời sống tâm linh để hy vọng. Cho nên mọi người đồng lòng hăng hái, chắt chiu dành dụm trong cuộc sống hàng ngày, cúng dường, đóng góp, vận động gây quỹ.

Và cuối cùng, cái ngày lịch sử, ngày mà tất cả mọi Phật Tử mong đợi bao nhiêu năm đã đến.

Đó là ngày 9 tháng 5 năm 2015 vào lúc 11 giờ sáng. Lễ đặt Viên đá đầu tiên xây dựng Trung Tâm Phật Giáo Phổ Quang tại 1107 Poplar Dr. Ext. Greer, SC 29651 dưới sự chủ trì của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu-Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới- đã diễn ra một cách trang trọng nhưng thân mật và ấm cúng, giữa những Phật Tử có lòng thành và các nhân sĩ trong cộng đồng Việt địa phương cùng các vị trong phái đoàn của Hòa Thượng Thượng Thủ đến từ Canada.

blank
Và ngôi chùa đầu tiên của Phật tử ở Greenville, South Carolina vừa hoàn tất với Lễ An Vị Phật.

Sau đây là Bảng Kỷ Niệm Lễ đặt Viên đá đầu Tiên bằng Anh Ngữ:

“Bricklaying Ceremony for the construction of Phổ Quang Buddhist Center located at 1107 Poplar Dr. Ext. Greer,SC 29651 USA at 11am,on May 9th2015.

Under the supervision of the most senior Venerable Thích Tâm Châu Supreme Patriarch of the World Vietnamese Buddhist Order.”

Xin tạm dịch “Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung Tâm Phật Giáo Phổ Quang tại 1107 Poplar Dr. Ext. Greer,SC 29651 USA lúc 11 giờ sáng vào ngày 5 tháng 9 năm 2015. Dưới sự chủ tọa của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới.”

Nhìn vị Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu tuổi hạc đã cao, áo tràng vàng gương mặt trang nghiêm mang cặp kính trắng đứng làm lễ đặt viên đá đầu tiên cho ngôi chùa, nhiều vị Phật Tử xúc động đến rơi nước mắt.

Quý Sư Thầy, Ni Cô, và hàng Phật Tử đứng xung quanh Ngài ai nấy đều hiện rõ sự hân hoan trên nét mặt, vì cuối cùng mọi người đã hoàn thành ước mơ to lớn này.

Thật đáng buồn, sau lễ khởi công xây chùa chẳng bao lâu, chỉ gần hai tháng, Ngài Hòa Thượng đã viên tịch vào ngày 7 tháng 7 năm Ất Mùi nhằm ngày 20 tháng 8 năm 2015. Ngài đã không kịp chứng kiến Lễ An Vị Phật tại ngôi chùa lịch sử của người Việt tỵ nạn tại Thành Phố Greer, Tiểu Bang South Carolina do chính tay Ngài đặt viên đá đầu tiên.

Công việc xây dựng được tiếp tục tiến hành cũng nhờ vào sự tận tâm, kiên trì không ngại khó khăn của anh Trần Hoàng Dũng -Phụ Tá cho Trưởng Ban Vận động Xây Dựng là Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Giệp- vì các thủ tục giấy tờ xây dựng thật nhiêu khê, phức tạp, theo như luật lệ về xây dựng của nước Mỹ.


Công việc xây dựng ngôi chùa với bao nhiêu trở ngại tưởng chừng như không thể nào giải quyết nổi được đăt lên vai anh Dũng, một Phật Tử thuần thành.

Rất may mắn trong việc xây dựng chùa anh được sự trợ giúp của “Công Ty Xây Dựng Le” mà chủ nhân là người Việt ta. Khi quĩ cạn tiền vì khách thập phươngchưa kịp cúng dường thì “Công Ty Le” tự bỏ tiền túi của mình trả lương cho công nhân rồi anh Dũng sẽ hoàn lại sau. Đây quả thật là tấm lòng vàng mà chỉ thể hiện nơi công ty xây dựng của người Việt ta mà thôi! Nếu không có công ty này thật khó mà tưởng tượng nổi anh Dũng sẽ đào đâu ra tiền để trả theo như tiến độ bắt buộc phải có khi xây dựng, nếu không City sẽ không cho tiếp tục.

Cứ thế dần dần như người Pháp có câu “Muốn là được,”sau khi hài lòng với các loại giấy tờ cần thiết theo thủ tục đòi hỏi do anh Dũng và anh Hoằng, Hội Trưởng đương nhiệm của Hội Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Greenville cung cấp, Thành Phố Greer đã chấp thuận và cấp giấy phép cho xây dựng Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Phổ Quang.

Chùa được xây dựng trên đỉnh đồi thoáng mát của một miếng đất rộng 6.3 acres. Cảnh trí thật đẹp và đầy vẻ thơ mộng như chốn bồng lai, dễ đưa tâm hồn người mộ đạo vào sự thanh tịnh cần có khi muốn tu học.

Đối với khách du lịch thì đây cũng là nơi nên đến để chiêm ngưỡng. Cảnh trí đường lên chùa thật êm đềm với nhiều cây xanh rợp bóng, hoa cỏ, chim chóc ríu rít trên cành.

Bầu không khí trên cao thật trong lành, mát mẻ phù hợp cho các vị muốn tìm sự tĩnh lặng sau một tuần làm việc vất vả để mưu sinh.

Tuy rằng Chùa Phổ Quang không có Suối Giải Oan như Chùa Hương ở Miền Bắc của Việt Nam nhưng nơi đây cũng có một con suối nhỏ hiền hòa và đẹp mỹ miều. Từ ngoài đi vào Chùa, nếu khách muốn thưởng thức cái mát rười rượi của những tàng cây thì hãy đậu xe bên ngoài rồi thong thả bước từng bước theo như lối Thiền Hành lên chùa.

Khách sẽ từng bước bước trên cây cầu nhỏ xinh xinh với hai hàng lan can màu đỏ trông rất bắt mắt nổi bật giũa những hàng cây xanh rợp bóng mát cao vút lên bầu trời xanh màu xanh trong vắt không một áng mây trắng, bên dưới cầu là giòng nước suối đang chảy với điệu nhạc tí tách êm đềm,nếu khách chú tâm, sẽ nghe thấy và cảm nhận được tiếng tí tách này như điệu nhạc du dương trầm bổng dưới chân cầu đang tấu khúc chào mừng du khách.

Quả là thơ mộng và cũng thoát tục vô cùng. Chỉ mình khách với tâm Phật và khách tự hỏi phải chăng đây là chốn niết bàn mà mình hằng mong đợi là đây.

Lúc này mọi sự lo lắng,ưu phiền đều biến mất,tâm tĩnh lặng, và khách sẽ cảm thấy mình có cảm giác lâng lâng.Mọi bụi bậm trần gian trong giây phút này sẽ tiêu tan hết.Cứ thế từng bước một chẳng mấy chốc khách sẽ thấy mái chùa hiện ra.

Chắc chắn là ngôi chùa sẽ là điểm đến của người Mỹ cũng như của khách du lịch khắp nơi trên thế giới một khi họ quyết định viếng các danh thắng của Tiểu Bang South Carolina.

Hội đồng Thành Phố Greer khi cho phép xây dựng ngôi Chùa chắc chắn là họ không quên ngoài tính cách tôn giáo Chùa còn mang tính cách văn hóa của một dân tộc nữa nên Chùa sẽ là điểm du lịch hái ra tiền cho Thành Phố Greer, SC! Vì dân Mỹ vốn thích du lịch và rất thực tế mà!

Tóm lại, sau hơn bốn mươi năm dừng chân sinh sống và lập nghiệp tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và đặc biệt là ở Hoa Kỳ, người Việt và con cái họ đã cố gắng một cách tuyệt vời đã gặt hái nhiều thành công to lớn, từ việc học hành đến chuyện tham gia vào dòng chính. Cộng vào sự thành công trong đời sống thường nhật người Việt đã rất thành công trong đời sống tâm linh khi cố gắng gìn giữ, bảo tồn phong tục tập quán và truyền bá văn hóa tín ngưỡng của quê hương.

Những ngôi chùa Việt Nam khang trang đẹp đẽ mọc lên khắp các tiểu bang trên đất Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt và niềm tin vô biên vào tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật trong suốt hơn 4000 ngàn năm lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước chống giặc Tàu xâm lược.

Vào ngày 30 tháng 10 năm 2016 vừa qua Lễ An Vị Phật tại Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Phổ Quang đã được long trọng cử hành với sự chủ tọa của Hòa Thượng Thích Thiện Quảng-Viện Chủ chùa Cực Lạc tại Thành Phố Charlotte North Carolina cùng với sự tham dự của nhiều phái đoàn như:

- Chư Tăng Ni gồm có:

1/ HT Thích Thiện Quảng - Viện Chủ Chùa Cực lạc - Charlotte / NC

2/ HT Thích Chân Phúc - Tu Viện Viên Quang - Clover / SC

3/ TT Thích Chân Thể - Trụ trì Chùa Liên Hoa - Brossad / Canada

4/ TT Thích Chân Bổ - Viện Chủ Tu viện Viên Quang - Trụ trì Chùa A Di đà - Toronto / Canada

5/ TT Thích Chân Tường - Trụ trì Chùa Pháp Hoa - Hiskory / NC

6/ đđ Thích Đạo Chơn - Trụ trì Chùa Quan Âm Ngàn Tượng - Greenboro / NC

7/ đđ Thích Quảng Minh - Chùa Quan Âm Ngàn Tượng

8/ đđ Thich Nhuận Hải - Trụ trì Thiền đường Viên Ngộ - GA

9/ đđ Thích Khánh Quang - Trụ trì Chùa Liên Hoa - Charlotte / NC

10/ đđ Thích Chân Hưng - Tu viện Viên Quang - Clover / SC

B/Chư Ni

1/ Sư Bà Thích Nữ Tâm Thường - Viện Chủ Chùa Từ Liên/ GA

2/ Ni Sư Thích Nữ Minh Nghiêm - Trị trì Chùa Phước Hải - Charlotte /NC

3/ Ni Sư Thích Nữ Linh Thuần - Trụ Trì Thiền Tự Huệ đăng - SC

4/ Ni Sư Thích Nữ Chân Nhiên - Chùa A Di đà - Toronto / Canada

5/ Ni Sư Thích Nữ Chân Cơ - Tu Viện Viên Quang - Clover / SC

6/ Sư Cô Thích Nữ Chân Sự - Tu Viện Viên Quang-Clover/SC

7/ Sư Cô Thích Nữ Chân Tài - Tu Viện Viên Quang-Clover/SC

8/ Sư Cô Thích Nữ Diệu Châu - Chùa Cực Lạc - Charlotte / NC

9/ Sư Cô Thích Nữ Diệu Thanh - Chùa Cực Lạc - Charllote / NC

10/ Ni Cô Thích Nữ Chân Nguyệt - Chùa A Di đà - Toronto /Canada

- Các phái đoàn Phật tử & đồng hương như:

1/ Virginia

2/ Georgia

3/ North Carolina

4/ Greenville - Spartanburg và phụ cận của South Carolina

5/ đại diện Cộng đồng người Việt Quốc gia Greenville,SC

6/ Thân hữu các tôn gíao bạn.

Ban Tổ Chức đã tiên liệu số người đến tham dự sẽ thật đông đảo nên anh Trí Phú và các bạn trong toán của anh đã tình nguyện lo việc hướng dẫn chỗ đậu xe thật chu đáo không để cho bất cứ sự trục trặc nào xẩy ra.

Trong dịp Lễ An Vị Phật này chánh điện của ngôi chùa mới tuy có lớn hơn nhưng vẫn trở nên nhó bé so với số lượng Phật Tử đến hành lễ!

Đặc biệt nhất, tại ngôi chùa “sinh sau đẻ muộn”- Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Phổ Quang ở Thành Phố Greer thuộc Bang South Carolina này, văn hóa-tín ngưỡng của người Mỹ gốc Việt cũng đã có mặt và nở rộ!

Thật là hãnh diện vô cùng!

Quý vị Phật Tử nào muốn hỏi thêm chi tiết xin liên lạc với quý đạo hữu:

Trí Thắng Trần Hoàng Dũng Phone (864)357-2653

Mong lắm thay!

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,728,206
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Đây là bài viết mới nói về sự khó khăn để hội nhập vào xã hội Mỹ của những người Việt lớn tuổi.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Bẩy 2016. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học.
Tôi là Hoàng Nga Bằng (bút danh Nga Bằng). Tôi là giáo viên Tiếng Nga, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm năm 1961. Tôi là học sinh trường Nữ Trung học Trưng Vương từ 1951 đến 1959. Bố tôi là công chức thời Pháp.
Tác giả lần đầu dự viết về nước Mỹ. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà quê ở Cù Lao Phố, Biên Hoà, là cựu nữ sinh Ngô Quyền và là sinh viên Luật dở dang vào năm 1975. Mong Bà sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống tại Virginia và là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon,
Với bài viết “Tháng Tư, Tro Tràn Bay Trắng Đầu”, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Nhạc sĩ Cung Tiến