Hôm nay,  

Chincoteague, Xứ Ngựa Hoang

05/12/201600:00:00(Xem: 11456)

Tác giả: Song Lam
Bài số 4984-18-30684-vb2120516

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài viết mới của Song Lam.

* * *

I.

Vừa qua khỏi địa phận Maryland, trời bỗng dưng đổ một trận mưa lớn. Mưa sầm sập như cơn giận của trời. Và sấm chớp lóe sáng vang động cả vùng. Trời tối sầm. Cái quạt nước vô hiệu. Người vợ nói với chồng: “Thôi, tắp vô đi anh. Chờ mưa tạnh, con nhỏ H.V. đang sợ kìa!”

Chiếc xe Maxima 6 máy dừng lại bên đường. Hai bên lề đường là ruộng bắp đang hồi thu hoạch, ngửa mặt uống mưa. Và dọc theo highway 113 tăm tấp hàng từ vi (myrtle tree) đỏ thắm. Đặc biệt, loài hoa này chỉ có ở Virginia, ở vùng khác không có.

Gia đình trung niên này từ New Jersey đến Chincoteague vừa là vacation vừa có “công vụ”. Hai vợ chồng khoảng 40/45 tuổi với đứa con lên 10 tuổi. Nghe đâu anh này làm construction và người vợ là cô giáo dạy toán ở highschool. Vùng New Jersey này người Việt Nam sống rải rác, ít quan hệ với nhau, thản hoặc gặp nhau trong chợ, trong nhà hang, chỉ chào nhau lấy lệ.

Chúng tôi chỉ về sống ở đây vài năm, trước đó là “lưu diễn” khắp mấy vùng trờiĐông Bắc như New York, Pennsylvania, và cả Massachusetts.

Chúng tôi đã “ngựa phi đường xa” qua gần hết những tiểu bang “đóng băng” của miềnĐông Bắc Hoa Kỳ này trong 25 năm nay, bỗng chợt nhận ra mình sao có thể chịu được cáo lạnh khủng khiếp ở nơi này. Và họ là gia đình người hàng xóm.

Mưa ngớt hột.

Từ highway 113 quẹo trái đường Chincoteague, với 18 miles chạy vừa phải, chúng ta sẽ đến Chincoteague Island là cái đảo còn hoang sơ của tiểu bang Virginia. Và dĩ nhiên, mọi người phải qua cây cầu dài 3 miles, nghĩa là phải hơn 7 cây số. Cây cầu này bắc qua eo biển nối Chincoteague với thành phố Pocomoke; hai bên là nước bạc và đầm lầy. Nước trong xanh. Chúng ta có thể nhìn thấy rong tảo phía dưới. Xa xa là những đụn cỏ và lau sậy trồi lên giữa trời nước mênh mông. Đường đi chỗ này cũng giống như đường đi Key West (Florida) khi du khách rời Miami, đi theo con đường “độc đạo” với cây cầu bắc qua biển lớn. Hai bên cây cầu này không có rào cản, chỉ cần lạc tay lái, cả người và xe nhào xuống biển êm ru! Nguy hiểm thì “vô chừng” nhưng cảnh đẹp thì “vô tả”. Bài nhạc “Bên em là biển rộng” thật đúng khi bạn đến bạn đến Key West; có điều lời nhạc là “Biển một bên và em một bên” sẽ không còn đúng nữa; biển ở đây cả 2 bên vì cây cầu bắc ngang qua biển mà…

Bé Nu bỗng lên tiếng hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, con chim gì kia kìa, nhiều quá!

- Đó là con cò trắng đó con!

- Con cò? Con chưa thấy bao giờ, mẹ ơi!

Phải, con cò trắng này cũng giống như con cò trắng ở Việt Nam. Bé Nu sinh ra ở Mỹ, làm sao biết được và thấy được? Con cò trắng tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam cần cù lao nhọc bao đời:

“Con cò lặng lội bờ song
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non!”

Biểu tượng của ốc đảo này là hình ảnh hoa từ vi, hình ảnh con cò và hình ảnh pony, ngựa hoang. Nếu ở Key West, bên vệ đường, du khách sẽ thấy tắc kè xanh nằm lổn nhổn trên thảm cỏ xanh lẫn lộn với hoa dại, thì ở đây, hình ảnh vô số còn cò trắng đứng thư nhàn trên dòng nước trong xanh và chim bồ câu bay trắng trời!

Qua khỏi cầu, quẹo hướng tay mặt là khu phố chính của đảo, đường Main, thuộc Virginia. Con đường này rất dài, hẹp, hai bên là khu buôn bán business. Chim bồ câu tụ tập ở đây rất nhiều. Khi chúng ta ngồi nghĩ ở những ghế đá dọc 2 bên phố này, chim bồ câu hang đàn sà xuống kiếm ăn, thân thiện với chúng ta, có thể lẩn quẩn bên chân người bằng những bước nhảy thật dễ thương. Đặc biệt ở đày đường xe chạy hẹp, chỉ có 2 lane lên xuống, nhưng sidewalk lại rộng lát gạch hoa rất sạch. Đặc biệt, trước cửa mỗi tiệm đều có bồn hoa. Hoa nhiều quá, hoa từ vi từng chùm đan nhau lớn bằng vành nón lá, lại nhiều màu hộng đậm, hồng lợt, đỏ… rực rỡ một vùng trời. Người dân bản xứ chỉ sống về nghề biển. Dọc hai bên eo biển, hàng hà sa số tàu đánh cá lớn nhỏ và lác đác những chiếc thuyền câu. Hình như ở đây rất ít người Việt Nam sinh sống.

Lần đầu tiên, gia đình người trung niên này đến Chincoteague theo di chúc của người mẹ quá cố để tìm gặp một người. Hải Lăng, tên người đàn ông và vợ tên Vân.

Buổi chiều xuống thật nhanh, dù lúc đó là mùa hè 2015. Tháng 8 ở đây năm này cũng có hội chợ đua ngựa và mọi người đổ xô ra đường xem ngựa bơi. Dọc hai bên đường ngày hôm đó, chật ních người và ngựa. Gia đình người Việt Nam này rảo mắt nhìn xem có đồng hương hay không, nhưng vô hiệu. Ở đây đa số dân bản xứ là người Mỹ, thản hoặc, họ gặp những người từ Âu Châu. Đa số là người già, sống lặng lẽ.

Có một điều thú vị, H.Đ. tìm thấy một bảng hiệu Saigon Village Restaurant. Bé Nu mừng húm vì được ăn gỏi cuốn. Cả gia đình ăn tối ở đây trước khi về khách sạn Comfort Suites đã book ở online. Còn gì vui bằng gặp được đồng hương ở một nơi khỉ ho cò gáy này?

Qua câu chuyện, H.Đ. biết được đời sống dân tình ở đây. Dịch vụ du lịch của đảo này chỉ có từ 10 năm nay, nên tính chất hoang sơ hãy còn, dù những hotels lớn nhỏ ở đây cũng mọc lên như nấm dọc đường Main này, trông ra eo biển. Đẹp nhưng buồn vì thành phố 9, 10 giờ đêm trở nên yên ắng, ít người qua lại…

Một điểm đặc sắc mang tính nhân bản ở đây là người ta rất lịch sự: bạn muốn qua đường bên kia ư? Chỉ cần đứng giữa giao lộ, xe 2 chiều sẽ ngừng lại hết, chờ bạn qua, bạn không cần hối hả hay chờ đến đèn đỏ. Bạn có thể đậu xe ở sidewalk để shopping hay ăn uống, miễn là đúng nơi qui định. Có điều, thuế ở đây đắt lắm: bạn phải trả 10.3% cho dịch vụ hotel hay restaurant. Thuế tại chỗ cho Island là 5% và 5.3% thuộc tiểu bang Virginia…

Saigon Village Restaurant mở cửa 7 ngày và chỉ hoạt động từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, nghĩa là tháng 12 đến tháng 3 đóng cửa. Ở miền Đông Bắc này, ít tai đi nghỉ hè mùa Đông, nên Chincoteague Island tê liệt 4 tháng đó cũng không có gì là lạ.

Phía trên, người viết có nói về hội ngựa bơi. Đó là một sự kiện đặc biệt ở nơi này có từ hàng trăm năm nay. Trong tháng 8, ở đây, police có 2 ngày hội. Ngày thứ nhất là Fair Ngựa, triển lãm về ngựa non để bán và những quầy hàng bán đồ vật dụng, tranh ảnh, quần áo về ngựa. Đó là những pony gift shop mà bạn sẽ hoa mắt với đồ đạc nuôi ngựa và cởi ngựa. Đồ đạc bán ở đây rất đắt vì phải trả thuế cao. Ngày thứ hai là ngày trả ngựa già về đảo khác. Hàng trăm kỵ mã đưa ngựa về bến sông, ngựa sẽ tự mình bơi qua sông về đảo bên kia. Tự nhiên, người viết nhớ tới bài “Vết thù trên lưng ngựa hoang” của Ngọc Chánh khi chúng tôi còn là những thanh niên mới lớn, vì ở đây cũng là ngựa hoang sinh sôi nảy nở từ hàng trăm năm trước.


“Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời
Đồng cỏ nào xanh ngát chân trời
… Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình
Thảm cỏ tình yêu dưới chân mình…”

Phải, gia đình Hải Lăng tới “xứ ngựa hoang” nầy để tìm kiếm một tình yêu.

II.

1. Tôi là Nguyễn Hải Sơn, sinh năm 1945, tuổi con Gà, năm đói kém chết người ở Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. Tôi sinh trường ở Huế, vào lính từ 20 tuổi, đã từng là huấn luyện viên trung tâm Đồng Đế Nha Trang. Tôi cũng có người yêu là nữ sinh trường nữ trung học Nha Trang, sau đó nàng học nữ điều dưỡng. Cũng cần phải nói thêm là nàng không là người đẹp nhất khu phố, nhưng có đôi mắt đẹp não nùng, đôi mắt biết nói. Tôi gặp đôi mắt đó trong lần dạo phố, và đôi lần trên bờ biển Nha Trang, dọc theo đường Trần Phú. Và chúng tôi đã thành một cặp y như mọi người.

Năm 1971, vì quá chán với khung cảnh của Trung Tâm Huấn Luyện Đồng Đế, tôi xin cấp trên về lại tiểu đoàn X ở vùng I. Dĩ nhiên là nàng khóc hết nước mắt. Người lính TQLC như chúng tôi luôn say mộng hải hồ. Chúng tôi tạ từ nhau, bên nhau suốt đêm trăng ở bờ biển Nha Trang. Lãng mạn lắm, thơ mộng lắm, nhưng cũng không thiếu những đớn đau, và những dòng nước mắt. Dĩ nhiên là tôi hẹn sẽ về lại Nha Trang thăm nàng sau khi trình diện đơn vị mới.

Nhưng chiến tranh càng ngàng càng khốc liệt, đẩy chúng tôi về 2 phía rời xa. Trong trận Khe Sanh, đơn vị chúng tôi tổn thất nhiều. Phía bên kia cũng thế. Tôi bị thương, nằm lại Quảng Trị mất 2 năm. Cùng lúc đó, tôi biết nàng đã lấy chồng, theo chồng vào Saigon.

Lịch sử cuốn trôi tôi theo vận nước: tù tội và trở thành kẻ lưu vong. Tôi đến Chincoteague này từ 2006, thành một kẻ lừng khừng, uống rượu say xỉn cuối ngay. Vợ con hả? Làm gì có! Có chăng là vợ ngày, vợ bữa với những người đàn bà bất cần đời như tôi. Ở đây buồn quá mà. Sau một ngày đi biển, trong ánh lửa bập bùng, chúng tôi nướng cá, uống rượu và ngủ vài cho đến sáng hôm sau. Sáng ra, ngó nhau, cười khẩy và… đường ai nấy bước!

Đúng như cái tên của tôi, cả đời chỉ sống nơi rừng núi và biển cả. Nhà văn Ernest Hemmingway có tác phẩm nổi tiếng The Old Man and the Sea - Ngư Ông và biển cả. Tôi đó. Tôi đó mà… Không ai khác!

2. Tôi cùng họ với anh ấy, kém anh ta bốn tuổi, tên là Hà Vi. Hà Vi là dòng sông nhỏ, anh ấy nói vậy. Và “dòng sông tôi” bị tắc nghẽn từ lúc tạm biệt anh tại bờ biển Nha Trang. Tôi không được tin anh nữa sau vài cánh thư, khi trận chiến 1972 bùng nổ khắp 4 vùng chiến thuật. Vì sự thúc ép của gia đình, tôi phải lấy ông C làm chồng, người đàn ông ế muộn giàu có ở Nha Trang và theo ông ấy vào Saigon. Ông này hơn tôi 21 tuổi, thầu khoán nổi tiếng ở Nha Trang. Tôi cũng nói rỏ hoàn cảnh cá nhân mình khi về với ông, kể cả cái việc “khang khác” trong cơ thể mình. Ông là người từng trải, rộng lượng và chấp nhận.

Năm 1975, gia đình tôi bị cải tạo tư sản, trở thành khánh kiệt như bao người. Lúc đó, Hải Lăng 4 tuổi theo người cậu đi vượt biên. Tôi cũng nhắm mắt phú cho trời đất đứa con trai nhỏ, nắm ruột của mình. Sau đó, tôi có đứa con gái với Ông C tên Hà Mi, năm nay (2015) 34 tuổi.

Hải Lăng bảo lảnh chúng tôi năm 1996, định cư ở San Diego, California, đến nay gần 20 năm.

Hàng năm ở California, TQLC thường tổ chức đại hội để kỷ niệm binh chưng; những người lính còn sống sót gặp nhau để hồi tưởng những ngày tháng cũ. Cậu em trai tôi cũng thuộc binh chủng này nên biết phong thanh về ông Sơn. Năm ngoái, cậu cho tôi biết là anh Sơn còn sống sót, đang ở Chincoteague, Virginia. Tôi như được hồi sinh. Tôi có nói với Chiến, em trai tôi về Hải Lăng, chính là con trai của anh Sơn. Tôi sẽ để lại cho H.đ. kỷ vật của mình!

Tôi đã già, nguyện vọng cuối đời là cha con họ được gặp nhau. Cuộc đời tôi như là giấc mộng buồn… nhưng tôi dặn chiến chưa cho hai cha con họ vội biết, sợ H.đ. bị “sốc” vì mẹ đã giấu diếm nó quá lâu. Dù ông C đã mất sau 3 năm định cư ở Hoa Kỳ, nó vẫn tưởng ông C là cha ruột và một lòng kính yêu ông.

Tôi thật sự có lỗi với các con, có lỗi với chính mình. Ông C thật tốt, cả đời không nhắc gì đến Hải Sơn. Tôi cũng vậy. Tôi cũng đã giấu anh ấy trong tận cùng trái tim của mình. Im sorry, my love!

III.

Buổi sáng hôm ấy, trong căn nhà nhỏ của Hải Sơn, khách ngồi chật cứng phòng khách sơ sài. Căn nhà nhỏ hướng ra eo biển lấp lánh sao nắng và chật ních thuyền câu còn ngủ muộn. Con nhỏ H.V. nhìn hết người này tới người kia, như dọ hỏi sao ba má nó và ông chủ nhà ai cũng khóc hết vậy?

Cậu Chiến vừa đặt gói giấy lên bàn, vừa nói với Hải Sơn: “Đây là quà tặng từ chị Hà Vi gởi anh. Chị ấy muốn gặp anh một lần và không cho tôi báo trước cho anh và Hải Lăng. Nhưng có lẽ vì sự xúc động đến cơn đau tim nặng thời cuối, chị ra đi đột ngột. Thật xin lỗi anh!”

Giọng ông Chiến nhỏ dân. Cả nhà im ắng, ai cũng kính trọng giây phút thiêng liêng này.

Gói quà được mở. Bộ Trellis cũ mèm có tên Hải Sơn trên mép túi và bộ quần áo dái trắng mỏng manh. Bức ảnh của người đàn bà trung niên rạng rỡ nụ cười sau mặt kính. Bàn tay Hải Sơn run run cầm tấm ảnh: “Rốt cuộc, Hà Vi cũng về với hải đảo Chincoteague này.” Giọng ông già lạc đi trong cổ họng.

Hải Lăng nghẹn ngào: “ Trời ơi, mẹ con giữ kỷ vật này từ gần 50 năm nay sao?”

Mọi người không nói gì nữa. Bé H.V. lấm lét nhìn mẹ, nhìn bố và 2 ông già lần đầu tiên nó gặp.

Có tiếng sóng từ ngoài khơi vỗ vào mạn thuyền. Sóng lăn tăn lóe nắng. Hoa từ vi vẫn rực rỡ một góc phố.

Có tiếng của Hải Sơn, chậm rải sau giây phút xúc động: “Ba cám ơn vợ chồng con, cám ơn cậu Chiến đến đây thăm ba. Về việc về với các con ở New Jersey, cho ba từ chối. Ba là ngựa hoang không thể về phố thị, hơn nửa ba quen cái tự do ở miền hoang đảo rồi. Cậu Chiến ở Virginia, chỉ cần 1 tiếng lái xe, và các con 5 tiếng đồng hồ… sẽ đến với ba được, cần gì phải đổi thay, có phải không?”

Ngừng một chút, ông nói tiếp: “Giờ đây, ba còn có mẹ con bên mình dù chỉ là “cái bóng” vì cái hình đã đi. Ba có các con là tài sản cuối đời, là thân tình trói chặt trái tim này sẽ còn nhịp đập rộn rả. À, còn đứa cháu nội H.V. nửa chi?”

Hải Lăng quay qua con gái: “Con qua ngồi với ông nội đi con!”

Con nhỏ ngoan ngoãn qua ngồi vào lòng Hải Sơn. Mọi người thấy giọt nước mắt dấp dính trên đôi mắt ông già.

Phút chia tay nào cũng bộn rịn, và hẹn gặp lại. Ông Hải Sơn bắt tay từng người, hôn trên mái tóc bom bê của cháu nội.

Với Hải Lăng, vừa ôm vai con trai vừa gượng cười, nụ cười méo xệch như nói với chính mình:

“Ngựa hoang về tới bến sông rồi!
Cởi mở lòng ra với cõi đời.”

Tháng 11/2016

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
07/12/201604:39:41
Khách
Cô Bảy xe lam viết bài hay quá. Tôi chưa tới Chincoteague nhưng khi đọc bài của cô Bảy cũng tưởng tượng ra cảnh vật ở đó. Cô Bảy cũng đi tới Key West , FLorida rồi à. Bài viết ấn tượng lắm!. Hoan hô Cô Bảy.
07/12/201603:05:26
Khách
Tên của các nhân vật trong câu chuyện Hà Vy- người mẹ của Hải Lăng đã mất vì bệnh tim. Ông Hải Sơn chồng trước. Ông C. chồng sau. Hà My con gái của người mẹ với ông C. HV là đứa cháu goi bằng bà nội...bị tác giả làm cho lủng củng với cách xếp đặt theo chương, mỗi chương có địa điểm không gian thời gian khác nhau làm người đọc hơi bị rối...Tuy nhiên không phủ nhận một cái kết đẹp, đậm đà tình người, cái băn khoăn giữa tình và nghĩa của những thân phận bèo dạt mây trôi của thời chiến tranh ly loạn.
Nhân vật Hải Sơn cựu quân nhân TQLC, có được niềm vui an ủi lúc chiều tà khi biết người tình cũ vẫn còn thương nhớ đến mình. Rồi đây trái tim lang bạt nguội lạnh của ông đã được sưởi ấm..
.
Nhân vật ông C. với hai người con đã trưởng thành cũng được an ủi để làm một nghĩa cử đẹp với người vợ đã quá vãng. Giống như Hà Vy đã nói, ông có một tấm lòng độ lượng...

Chúc tác giả nhiều sức khoẻ và an mạnh. Đón đợi bài viết thêm của chị !
06/12/201614:42:35
Khách
Câu chuyện thật đau lòng mà cũng thật cảm động.Cám ơn chị nhé! Chị đã viết một câu chuyện làm xúc động trái tim người đọc.Mến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến