Hôm nay,  

Một Đêm Ở Phú Quốc

17/11/201600:00:00(Xem: 21995)

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 4970-18-30670-vb5111716

Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009.

Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Cho đến cuối năm 2016, từ Mỹ về thăm quê cũ, tôi mới có cơ hội đặc biệt đặt chân lên đảo Phú quốc, một phần của đất nước mà suốt 72 năm qua chỉ thấy trên bản đồ và sách địa lý. Người cho cơ hội hiếm có này lại là con nuôi tôi, Cao xuân Minh, bác sĩ điều hành một bệnh viện đa khoa có uy tín ở Saigon.

Minh thường email nhắc tôi sao lâu quá không về Phanrang thăm “Bà”(mẹ tôi), tuổi đã cao. Khi biết tin tôi trở về, Minh sốt sắng hẹn ra Tân sơn Nhất đón tôi và đưa lên máy bay về Phanrang cùng ngày, khỏi cần đi xe đò hay xe lửa mất công.

Mọi chuyện xảy ra như Minh đã hứa. Ở TSN, Minh kéo vali đưa tôi ra đường ngồi vào taxi. Nhưng taxi gì mà đỏ chói bóng loáng thế kia?... Thì ra Minh tậu xe hơi mới 35 ngàn đô trả off, lại mướn cả tài xế trả lương tháng, đón đưa hai con đi học và làm dịch vụ linh tinh cho bệnh viện. Đêm đó Minh kêu tài xế chở 2 chú cháu ra phi trường mua vé về Camranh, rồi bao taxi vô Phanrang, thả tôi xuống trước nhà đúng 12 giờ khuya.

Ba tuần sau, khi tôi vào lại Saigon trở về Mỹ, Minh không cho tôi ở hotel sợ tốn tiền, mà giữ lại ở căn hộ nhỏ quận 10 với gia đình Minh mấy hôm, rồi qua I-phone, gọi đặt 2 vé máy bay đi Phú Quốc chơi cho biết. Minh khoe có hùn với ông thầy cũ đầu tư 2 lô đất trên hòn đảo này, đang chuẩn bị xây resort, hotel, và tiết lộ dự định muốn mở chi nhánh clinic tư ở đó. Minh nói:

- Ngoài đó bây giờ tư nhân, đại gia VN, và ngoại quốc đổ tiền vô đầu tư kinh doanh quá trời chú ơi. Đường xá mở mang từ Nam chí Bắc nên đất đai mặt tiền lên giá vùn vụt; tiệm buôn, quán ăn, khách sạn, nhà cửa mọc ra như nấm. Rừng nguyên sinh nhà nước chưa có dự án gì, nên vẫn giữ tới 80% diện tích đảo, không cho khai thác.

Thế là 7 giờ sáng ngày 30 tháng 9, tài xế chở hai chú cháu ra phi trường đi Phú quốc. Chuyến bay chỉ có nửa tiếng, phi trường sáng sủa hiện ra trong nắng vàng tươi sáng, không khí biển mát mẻ hít thở đầy hai buồng phổi khoan khoái. Bên trong phi trường xây cất hiện đại, rộng rãi khang trang.

Minh đã tới lui Phú quốc nhiều lần, quen biết nhiều đại gia, nên gọi một cái là có tài xế quen của công ty lái xe tới đón đi ăn sáng. Anh này là thổ địa ở đây nên đưa tới một quán ăn có món điểm tâm nổi tiếng là “bún quẹt”.

blank
Bãi biển Phú Quốc.

Ăn xong, Minh ra lệnh chở đi tham quan phong cảnh, cho tôi có khái niệm địa lý và kinh tế về hòn đảo ở cùng tột phía Nam đất nước, mà xưa nay chỉ thấy qua bản đồ. Tôi để ý quan sát thấy đường xá tráng nhựa lên đèo xuống dốc bên cạnh các rừng thưa cây xanh, phong cảnh như ở Dalat, có chỗ đường mới xây, lác đác nhà cửa cái cao, cái thấp, cái đẹp cái xấu, có chỗ đường cũ thì dày đặc nhà lầu hai bên, buôn bán làm ăn tấp nập, lúc nào cũng thấy bờ biển, hay ngửi thấy gió biển ngoài khơi thổi vào. Minh trao đổi với tài xế một lúc rồi nói:

- Con đưa chú đi coi hãng nuôi ngọc trai trước.

Xe ngừng, có cổng gác, nhân viên phát cho mỗi du khách một cái thẻ vào xem các nữ công nhân trình bày cách nuôi hàu và lấy ngọc ra sao. Có nhiều bàn dàn ra dưới bóng cây, trước building lớn của công ty. Mỗi bàn có một cô đứng bên một rổ hàu, cầm con dao nhỏ cạy khoét thịt ra, để lộ viên ngọc tròn bằng trái “chùm lé” màu trắng sáng mờ mờ, cắt nghĩa loại hàu này nuôi đuợc 2 năm.

Coi thêm một bàn nữa rồi chúng tôi đi vào trong, xem những sản phẩm nữ trang làm bằng ngọc trai bày bán trong các tủ sang trọng đèn thắp sáng choang, với một đội ngũ các cô gái xinh đẹp mặc đồng phục áo dài xanh nước biển mời chào khách hàng. Đa số khách chỉ coi cho biết, chứ ít thấy ai mua.

Rời công ty nuôi hàu bán ngọc, Minh nói tài xế chở đi coi di tích nhà tù Phú quốc, nơi ngày xưa “Mỹ ngụy” giam nhốt tra tấn tù binh Việt cộng. Ở đây có trụ đá lớn ghi khắc di tích “tội ác Mỹ ngụy” và một tour guide dẫn lác đác mười mấy người khách vào khu vực nhà tù rào kiên cố ba lớp kẽm gai concertina với 4 chòi gác cao ở 4 phía.

Tôi nghe có tiếng Bắc kỳ cãi nhau trong đám du khách, nên giữ ý không mở miệng phê bình, chỉ chú ý láo liên đưa mắt quan sát. Tôi thấy có lính VNCH gác trên chòi và một hai lính khác cầm súng trường đứng giữa đám kẽm gai, coi kỹ lại thì ra là hình nộm. Có mấy “chuồng cọp” bằng kẽm gai cao một thước, bày rải rác giữa trời nắng cho khách xem, trong nhốt mấy tù nhân ở trần ngồi, nằm lồm cồm bằng hình nộm y như thật. Lại có một hai đường hầm rộng như hầm xe lửa, đưa du khách vào coi các màn lính quân cảnh tra tấn, quất roi vào các tù nhân VC ở trần, gầy ốm kham khổ như thiếu ăn. Có chỗ lại thấy mấy hình nộm tù nhân nằm dài như đang bò trườn trong các đường luồn đào lén lút dưới đất, chui trốn khỏi hầm giam.

Tôi sực nhớ tới nhà tù lớn của Mỹ giam các tội phạm nguy hiểm ở vùng Vịnh, ngoài khơi biển San Francisco, tự hỏi đảo này cũng bốn phía có đại dương vây quanh, làm sao mà bơi vào đất liền sống sót được, dù có trốn khỏi nhà giam. Minh, chưa hề biết gì về chiến tranh Nam Bắc, cũng thắc mắc hỏi nhỏ tôi các cảnh này có thật hay là ngụy tạo, vì các dây kẽm gai và các ngôi nhà giam vách gạch, mái tôn vẫn còn mới tinh.

Rời khu nhà tù, chúng tôi ghé coi hãng nuớc mắm Phú quốc với thương hiệu nổi tiếng được tiêu thụ toàn quốc, có cả xuất khẩu qua Mỹ. Mùi mắm hôi hôi, các thùng mắm to cao quá đầu người la liệt đầy kho, có mấy người khách hỏi mua mắm nhĩ đặc biệt, cách order để hãng gửi ra nước ngoài cho họ. Lúc này, cá chết Vũng Áng tai tiếng đồn ầm ra cả thế giới đều biết nên ai cũng sợ ăn trúng mắm độc, do đó mà lèo tèo có vài bà khách, chúng tôi cũng ở có vài phút rồi quay lưng trở về chỗ đậu xe. Minh bảo tài xế chở đi coi chùa Trúc Lâm ở bờ biển mạn Nam Phú quốc.

Thanh thế thày Thanh Từ lớn lắm sao mà sao kỳ này về nước, chỗ nào tôi cũng thấy có chùa Trúc lâm của đệ tử thày xây cất, mà chùa nào cũng hoành tráng, vĩ đại. Ngày xưa chỉ có ở Dalạt, ngoài Bắc, bây giờ Núi Đá chồng ở biển Ninh chữ, Phanrang cũng có, Phú quốc cũng có.

Đúng là môt địa điểm quá đẹp để xây chùa, từ bờ biển đi dần lên đồi cao, có cây bồ đề và tượng Phật lớn bằng ngọc bích ở giữa sân gạch rộng, đi lên thêm mấy chục bậc thang rộng là tới sân chùa trước chánh điện, ở đây nhìn xuống bao la cả một vùng trời biển mênh mông khiến tâm hồn yên tĩnh tịch lặng, không còn nghĩ tới việc đời nữa. Phía sau chùa có 18 tượng A la hán đúc bằng xi măng đứng trên các bệ cao, bao vây như canh giữ chùa. Có hai ngôi tháp lớn hai bên chùa, hai tượng hộ pháp và 2 nhà mát cho khách ngồi nghỉ ngắm cảnh, nghe kinh.

Chùa bắc loa phóng thanh ra ngòai oang oang tiếng giảng kinh Kim cang giọng thày Thanh Từ giữa trời đất mênh mông cao rộng, điều mà tôi thán phục và chưa hề thấy ở các chùa khác. Kinh Kim Cang thì tôi cũng thường tụng. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngũ uẩn giai không, đừng có chấp vào cảm giác, hay trần cảnh mà sanh vọng tâm, tạo nghiệp, khiến phải luân hồi sinh tử.

Băng CD kinh Kim Cang do thày Thanh Từ giảng, tôi đã nhiều năm nay copy phân phát cho bạn bè người thân, và nghe đến thuộc lòng từng chữ từng câu... Khung cảnh êm đềm và tiếng kinh trầm bổng làm chúng tôi ba người nán lại chùa hơi lâu, trước khi tới thăm mười mẫu đất của Minh đầu tư bên cạnh rừng nguyên sinh có suối chảy róc rách.

Đất Minh có 2 nơi gần nhau, một chỗ hùn chung với ông thày và một chỗ Minh mua riêng. Có một nhà nhỏ lợp mái tôn trên miếng đất lớn, có người ở giữ, tưới cây. Tôi theo chân Minh đi quanh hai khu đất, tai nghe Minh kể chuyện, mắt nhìn cây cỏ xanh tươi trù phú bao phủ đất đỏ phì nhiêu, giống như đất đồn điền cao su ở Xuân Lộc của bác Năm ngày còn trẻ tôi tới thăm.

Quanh chỗ hai chú cháu đi, có trồng những cây ăn trái non như xoài mít, avocat, mận, và cả dừa. Có cây mới trồng hơn một năm mà đã cao 3 thước vì đất quá mầu mỡ. Minh giải thích trồng dừa và cây ăn trái để tăng giá trị đất đai, cây dừa con bán cho các chủ đất, các nơi nghỉ dưỡng, tư nhân... trái cây thì để sau này cung cấp bán cho dân trên đảo.

Đất đai cây cối xanh tươi mơn mởn, thấy mà mê, nếu tôi còn trẻ và có cơ hội như Minh, chắc tôi cũng không khỏi chọn đây làm nơi đầu tư, rừng vàng biển bạc, đất rừng thì bao la để chăn nuôi trồng trọt xây cất, thành phố du lịch phát triển, khí hậu gió biển, cá mắm hải sản phong phú. Một hòn đảo có nhiều tiềm năng tự túc về kinh tế như Đài loan, Colombo hay Madagascar.

Rời khu đất trù phú, Minh nói tài xế đưa tới tiệm ăn của chú Nhơn, một ông bạn thân của Minh, ăn trưa. Chú này mắc việc ở Saigon nên bà vợ niềm nở nấu nướng tiếp đãi trọng hậu, có ba người mà bưng lên đủ thứ món, lẩu, cá chiên, cá kho, tôm nướng, gỏi mít non... ráng ăn mà không hết.

Ăn no xong, Minh cho chạy xe lên cực bắc của Phú quốc trên con đường nhựa độc đạo giữa rừng nguyên sinh và các đồi núi quanh co. Tài xế vừa lái vừa cắt nghĩa:

- Chú biết không, trước 75 dân cư ở đây ít lắm, không ai muốn ra đây ở. Sau 75 nhà nước khuyến khích dân ra đảo khai thác đất rừng, khai tới đâu họ cấp sổ đỏ chứng nhận sở hữu chủ tới đó. Dân ngoài Bắc vô đây lập nghiệp nhiều lắm, ban đầu khai đất làm chủ, rồi bán lại, thấy có lời, tuyển mộ thêm thợ ra đảo khai thác, bán lấy lời cất nhà lầu, nhà nghỉ, tiệm buôn cho thuê. Sau khi kinh tế đổi mới, họ xây đường nhựa, mở phi trường. Các công ty ngoại quốc ào ào tới đây mua đất mở hotels, dịch vụ, spa, địa ốc...thấy vậy, họ không bán đất nữa, mà cho ngoại quốc hay nhà giàu Saigon thuê dài hạn 10 năm, 20 năm mở resorts, hotels, nhà hàng, câu lạc bộ, tiệm bán xe gắn máy, xe hơi, bán máy móc, vật liệu xây cất... Sau 1995 thì chính phủ cấm không cho khai nữa, không cấp sổ đỏ cho tư nhân nữa, giữ rừng nguyên sinh nguyên vẹn để đó chờ thời... nên giá nhà đất nhảy vọt lên trời.

blank
Trong hãng nuôi ngọc trai.

Minh chỉ nhà cửa và các mảnh đất trống hai bên một đuờng lớn tấp nập xe, nói:

- Chú biết không, đất mặt tiền ở đây bây giờ 35 triệu một mét vuông họ chưa muốn bán đó.

Tôi thấy sao chạy hoài cả tiếng mà vẫn thấy rừng cây hai bên vẫn xanh tươi bất tận, đoán chắc Phú quốc dài mấy trăm cây số, bằng từ Nhatrang ra tới Huế, Minh cười:

- Ngó vậy đó, mà chỉ có 60 km từ Nam lên Bắc thôi chú à. Tại chưa khai khẩn hết nên thấy nó dài vậy. Nay mai mà xa lộ ngoằn nghoèo, nhà cửa chi chít thì sẽ thấy hòn đảo nhỏ lại.

Lúc đó tới một bãi biển có lố nhố hai chục người tắm và chơi banh trên cát, gần đó có cái quán ăn xập xệ và một cái đồn hải quân có lính gác. Tài xế ngừng lại cho chúng tôi xuống ngắm biển “Bắc Phú quốc”. Minh chỉ một hòn đảo xa xa, nói đó là đảo của Cambuchia, cách mỏm Bắc Phú quốc này hơn 1 cây số. Dân Miên có lần lái ghe tới đây chiếm đất ở, làm rẫy cất nhà, vì dân Việt quá ít, lại bên quốc gia đang đánh nhau với cộng sản, không ai quan tâm tới. Sau 75, “mấy ổng” lật đật cho tàu Hải quân tới đuổi dân Miên về và đặt súng cối, bố trí phòng thủ ở đây.

Tôi chụp mấy “pô” hình và Minh bảo tài xế trở về thành phố, tới hotel và resort của anh bạn thân để mướn phòng ngủ đêm nay. Minh chỉ ngôi biệt thự ở cổng vào, kể:

- Khu đất này là của ông chủ ngôi nhà này đó chú. Ổng xây nhà ở trên nửa lô, còn nửa kia cho bạn con thuê 20 năm, xây hotel và resort, nhà ăn, hồ bơi sát bờ biển. Khó mà tìm được một địa điểm lý tuởng như vầy đó chú.

Tôi thấy có hai nguời khách Tàu đã đăng ký, đang ngồi ghế ở office chờ có phòng trống, nên khi Minh hỏi mướn phòng, cô thư ký lắc đầu lia lịa:

- Em chịu thua rồi anh, giờ này không còn cái nào trống cả. Anh đi hỏi thử chỗ khác coi.

Minh nằn nì:

- Tôi là bạn của anh Hòa, cô không nhận ra sao? Lần nào ra đây tôi cũng nghỉ lại đây. Cô gọi ảnh thử, nói có Minh ra.

Cô này vẫn lạnh lùng lắc đầu, mặc dù có vẻ dư biết Minh là bạn ông chủ mình. Minh đành ngồi xuống ghế chờ, còn tôi để ý ngắm cách trang hoàng office, “design” hồ bơi xa xa gần bờ biển, phòng ăn lớn gần đó, lối đi quanh co giữa các khóm tre thân vàng và bụi chuối xanh mướt điển hình phong cách Á châu, thầm phục cái “gout” kiến trúc của người chủ nhân vắng mặt.

Bỗng hai người Tàu đứng dậy, xách vali lên nói đi chỗ khác thuê hotel. Ngay lúc ấy, tôi thấy cô thư ký nheo một mắt, gật đầu nhìn Minh. Minh chờ họ đi khuất mới tới gần quày, cười, và cô này vui vẻ đưa chìa khóa phòng cho Minh. Té ra, “nhất thân nhì thế”, resort này có uy tín, làm ăn phát đạt quá nên không cần khách lạ, lúc nào cũng giữ lại một hai phòng cho khách quen.

Lúc đó khoảng 4 giờ chiều, Minh mở khóa cái phòng qua đêm cách office có 2 căn, có 2 giường đôi rộng, phòng tắm, 2 ghế 2 bên cái bàn nhỏ đựng bình tách cà phê, mấy chai nước lọc, và một tủ lạnh. Trang hoàng trong phòng rất mỹ thuật, đơn giản mà thanh lịch. Tôi tắm rửa nghỉ ngơi một lát thì Minh có điện thoại reo, cho biết ông bạn đại gia, partner làm ăn đầu tư của Minh, mời 2 chú cháu tới nhà hàng ăn tối.

Nhà hàng quả thật sang trọng, có một đám trai gái hầu bàn mặc đồng phục lăng xăng phục vụ. Minh giới thiệu chú Ngọc, đại gia có con gái sống ở Mỹ, một anh bạn tôi đã gặp hôm ăn tiệc ở Saigon với thày Minh, và 2 người nữa Phú quốc.

Khi từ giã về, Minh đưa tôi tới khu chợ đêm gần đó coi cho biết. Thoạt trông, giống như chợ đêm ở Bangkok năm xưa tôi đi “tour”một lần, nhưng chợ này ít cửa hàng và khách thập phương hơn, bán tôm cá sống trong các bồn nước thủy tinh, các tiệm ăn nhậu, các quày bán đồ lưu niệm...

Tối về resort, Minh rủ tôi xuống hồ bơi tắm. Nước xanh veo. Công nhận nước ấm và mượt mà mềm mại, khác hẳn hồ bơi ở Mỹ vừa lạnh vừa thoang thoảng mùi sát trùng. Có mấy khách Mỹ vừa trai vừa gái ra tắm, ngồi tụ lại một chỗ, tôi bèn tới bắt chuyện, mới hay đây là dân Tây đi du lịch, bèn xổ tiếng Pháp ra chơi. Họ hiểu được cả tiếng Anh, nên sau đó tôi dùng tiếng Anh kể chuyện tại sao từ VN qua Mỹ và bây giờ tới đây... khiến họ ngẩn người ra nghe.

Chỗ lạ nên tôi không ngủ ngon giấc, nhưng sáng ra Minh đưa vào nhà ăn buffet rộng mênh mông, có cả hai chục món ăn nóng hổi tha hồ chọn gắp vào đĩa, không phải trả tiền, công nhận quá ngon. Tôi gặp đuợc anh chủ nhân resort bạn Minh ở office lúc hai đứa check out. Tôi cười bắt tay chào anh, khen ngợi cách anh trang trí, landscaping, phòng ốc đầy đủ tiện nghi. Minh trả một triệu rưỡi tiền phòng, đưa tôi ra xe, tài xế chở ra phi trường lúc 8 giờ sáng về lại Saigon.

Hôm sau, tôi rời Sài gòn, lên máy bay về Mỹ.

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
22/11/201616:40:15
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
20/11/201608:13:04
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
19/11/201621:47:25
Khách
Quảng cáo cho nhà giàu VN và du lịch đảo PQ, không có gì về nước Mỳ. 😴
18/11/201617:24:52
Khách
Thiếu gì các tác giả VVNM (được tòa soạn khuyến khích viết về phong cảnh hải ngoại) đã viết về những chuyến đi tour Âu châu 3 tuần, đi Mễ coi dồn điền công dân Mỹ đầu tư,vịnh Carribean , Á châu...
Công dân MỸ đi du lịch...cũng là 1 sinh hoạt trong nhiều sinh hoạt của nước Mỹ. ..có gì mà ngạc nhiên.?
Tại mấy ông cổ hủ này (chỉ chấp vào hình tướng chữ nghĩa ) chưa đọc nhiều bài VVNM nói về hải ngoại trong nhiều năm qua nên "kinh ngạc" đó thôi.
18/11/201616:12:34
Khách
Tiếng quốc ngữ cũng do người Âu châu (linh mục Pháp) chế ra chứ phải ông cha người Việt ta làm ra sao? Tiếng Việt nói, hay viết, trước 75 cũng đa phần bắt chước tiềng Tàu, gốc chữ Hán mà ra. Ở Mỹ hợp chủng quốc thì phải biết nhiều thứ tiếng (Mễ,Việt, Anh) mới sống thoải mái vui vẻ, hòa đồng với nhiều sắc dân khác, có nhiều bạn bè, và dễ có cơ hội thăng tiến hơn là chỉ biết mỗi một tiếng mẹ đẻ. Trong nhà, ông bà nội ngoại khogn hiểu English thì cháu chắt khogn thèm tới gần.Ngoài xã hội,dốt tiếng Anh thì chỉ quanh quẩn với mấy nguời babysitters, làm nails, cắt cỏ, công nhân khiêng vác... Không có nghị viên,dân biểu VN nào giỏi tiếng Mỹ đại diện cho mình trong guồng máy chánh quyền,có phải là thiệt thòi không? Thế hệ già thì thủ cựu, cố chấp như vậy nên chỉ ngồi nhà ăn tiền già, hưởng medi-medi, thế hệ thứ 2 thứ 3 có học,tiếp xúc thày bạn trí thức MỸ, cái nhìn rộng rãi, đi làm tiếp xúc với dòng chính, thì cởi mở phóng khoáng hơn, thành công hơn. Đó là tiến hóa tất nhiên của xã hội.
18/11/201602:38:17
Khách
Nếu tác giả đừng chêm tiếng Anh vào thì bài viết sẽ hay hơn. Đang đọc tiếng Việt mà vấp phải vài từ tiếng Anh thì thấy khó chịu quá. Khó chịu chứ không phải bức xúc. 😛
18/11/201602:00:48
Khách
Đồng ý với Tiến. Đọc muốn buồn nôn.
18/11/201601:09:37
Khách
Mỹ là hợp chủng quốc, nhiều sắc dân có quê hương cũ và mới. Ở Mỹ, nhiều người làm ăn dư giả, có tiền đi du lich các nuớc khỏi xin vísa. Công dân Mỹ đi chơi về khôgn đuợc kể chuyện mắt thấy tai nghe "overseas" sao?Thiếu gì Việt kiều Mỹ đi du lịch thế giới, kể cả VN, về Mỹ kể nhiều chuyện lạ khuây khỏa người già gần đất xa trời sống buồn nản ở đây. Độc giả cũng lắm kẻ khó tinh dữ a..Viết chữ Mỹ thì chê tác giả mất gốc, viết chữ Việt ngộ nghĩnh thiên hạ quen dùng trong nuớc sau 75 thì chê "vọng nội". Ở "Hợp chủng quốc" thì phải xài nhiều thứ tiếng mới đúng chứ? LOL...:)
18/11/201601:04:10
Khách
chẳng liên quan gì đến nước Mỹ
18/11/201600:17:12
Khách
Lạc đề ! Đây là trang viết về nước Mỹ chớ không phải về Côn sơn nhá nhà giáo hưu trí .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Bước qua thêm một mùa Lễ Mẹ, mời đọc bài viết mới nhất của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.
Tác giả là cư dân San Jose, đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008 và ba năm sau, với bài "Thế Hệ Gạch Nối", nhận thêm giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ.
Ngày Lễ Mẹ đang tới. Mời đọc bài viết của Dong Trinh. Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Chủ nhật cuối tuần này là Mothers Day, mời đọc bài viết mới của Năng Khiếu: chuyện về bà ngoại, đồng thời là chuyện về bà mẹ. Tác giả họ Trần, trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.
Tháng Năm, Chủ Nhật 14 sắp tới là Mothers Day. Mời đóc bài Phan viết nhân ngày Lễ Mẹ.Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Tác Giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang cư trú ở Orange County.
Iris Đinh là tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư,
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông"
Nhạc sĩ Cung Tiến