Hôm nay,  

Cờ Bạc Là Bác Thằng Bần

16/11/201600:00:00(Xem: 16059)

Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 4969-18-30669-vb4111616

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Các cụ xưa có nói:

“Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết sa chân vào cùm.”

Thật vậy, những người đam mê cờ bạc đều tan cửa nát nhà, không có ai làm giầu bằng nghề cờ bạc cả!

Hồi xưa các cụ ta ngoài Bắc thường chơi tổ tôm tài bàn để giải trí trong lúc nhàn rỗi nhưng không có tính sát phạt. Tôi còn nhỏ phải ngồi chia bài cho các cụ mòn cả đít nhiều khi các cụ over-night luôn làm thằng nhỏ cũng tới bến. Thế rồi do cái job bất đắc dĩ đó mà tôi làm quen hình thù các con bài.

Trong mỗi con bài đều có hình thù khác nhau, như con tứ vạn với hình cái xe thì có câu thơ tương ứng: Chồng cu-li vợ cũng cu-li, đẻ ra thằng bé tức thì kéo xe!

Hay anh cửu vạn hình người đàn ông vác đá cũng có câu thơ tương ứng với hình tượng đó: Dang tay đội đá vá trời, Để cho thiên hạ biết người tài nhân.

Còn anh ngũ vạn có hình dạng mái đình thì cũng có câu thơ mang vóc dáng cái chùa: Dừng chân trước cửa sân đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Câu thơ nói lên tâm tình của người trai đối với bạn tình mượn ngoại cảnh nói lên nỗi lòng của mình tình yêu bao la bát ngát không thể đếm được.

Chơi lô tô cũng vậy, có những vần thơ nói lên con số người nghe cũng khoái lỗ tai làm người không tham dự cũng thích nghe:

“Anh rủ em đi buôn chè,

Đồng không quãng vắng anh đè em ra.”

Cờ ra con mấy con mấy gì ra là con ba ba (là số 33) mà con ba ba [họ nhà rùa] mà nằm chồng lên nhau chẳng khác gì đè lên nhau.

Tôi hồi nhỏ chia bài cho các cụ cũng tiêm nhiễm nỗi đam mê đỏ đen đúng gần mực thì đen nhưng sau nầy tôi thích chơi xì tố là môn đấu trí cao thấp như đánh cờ tướng mà cờ tướng anh nào cao thì thường thắng nên hồi xưa ở Việt-Nam đã có câu thơ: "Thức khuya mới biết đêm dài, Có gặp Úy Dục mới biết tài thấp cao". Chắc họ cũng ê càng nhiều trận họ mới phong cho mình danh hiệu ấy.

Đánh xì phé cũng có cao thấp như đánh cờ tướng. Cờ bạc cũng hên xui lúc đỏ lúc đen nhưng đánh cao biết lợi dụng tình hình sẽ đem lợi cho mình nhiều hơn. Đánh phé cao phải hội đủ nhiều yếu tố: Phải biết tâm lý của đối thủ đánh chắc hay đánh óp khi biết tâm lý của người ấy rồi tùy từng ván bài mình đi hay bỏ. Còn mình đừng để người ta biết tẩy của mình bằng cách tẩy gì cũng đi, tẩy nhỏ cũng đi nếu thấy sáng chứ không đợi tẩy to hay kít mới đi [tôi nói điều này cho mấy người biết đánh xì tẩy].

Khi tham dự một ván bài mình phải định tẩy các đối thủ người này tẩy gì người kia tẩy gì nếu không chắc chắn mình đem tiền ra hỏi tố thêm một chút xem họ có phản ứng gì không có người theo có người bỏ sẽ xác định họ tẩy gì. Thứ hai, mình phải bỏ trùm tẩy thí dụ đánh láng một trăm mình phải bỏ trên ba trăm để lúc nào cũng trên tẩy họ gặp được ván nào phải ăn rụi [đánh phải impitoyable - không thương tiếc]. Thứ ba phải biết cách đi tiền "mơ nê" [mener] dẫn cho con mồi vào tròng chứ mình ăn trùm đánh cái rầm thì họ chạy mất coi như mất ăn. Cây thứ tư coi mặt bài người ta xem họ mua suốt hay đồng hoa thấy con bài họ mua suốt sáng thì mình tapis họ sợ cụt vốn không dám mua, còn mình mua suốt hay đồng hoa cũng phải tính nhầm còn bao nhiêu con, tính xác suất cái nào lợi hơn thì mới mua. Khi gặp mấy người "điên" phải coi chừng họ đánh tầm bậy sẽ ăn ngược mình. Nói chung, mỗi ván bài mỗi khác phải tùy cơ ứng biến.

Ở bên Mỹ này đâu có lúc nào cũng có sòng xì phé cho mình tham dự nên tôi thường lên sòng bài Hawaian Gardens chỉ 20 phút lái xe là đến nơi nên đã thu hút một số người Việt đến đó tham dự anh nào đến đó cũng te tua đưa đến tình trạng gia đình tan nát. Biết vậy mà tôi cũng không dứt bỏ nỗi đam mê của mình. Một hôm đang ngồi chơi có người đập vào vai tôi nói "ông thày". Nhìn lại là người Thái-Lan hồi xưa làm chung trong hãng máy bay với tôi, không nói được tiếng Việt chỉ biết được hai tiếng "ông thày" vì xưa tôi dạy nó chạy máy tiện trong hãng. Nó hỏi tôi: win or loose? Tôi trả lời: Always loose! Nó nói đi theo tôi, tôi chỉ cho xem cái này.

Nó dẫn tôi ra trước sòng bài và chỉ: ông thấy cái miệng cọp to tổ bố ở trên nóc không? Mọi người bước vào miệng cọp thì nó nuốt hết nên ai cũng thua hết, họ đã mời những nhà phong thủy cao tay ấn từ Thái-Lan sang ếm bùa để làm lợi cho chủ mà những người này đã nói lại cho tôi biết nên tôi khuyên ông đừng bao giờ đi casino nữa. Không tin ông đi Las Vegas coi, các sòng bài đều bố trí phong-thủy để hốt tiền thiên hạ. Cái thì con rồng há miệng, cái thì hình ảnh ánh lửa bập bùng ở trên nóc, đút đầu vào đám cháy chỉ có tan xác !

Nó chỉ tôi bàn thờ ngay cạnh cửa ra vào, thờ các ông Thần Thái-Lan khói hương nghi ngút mấy người Á-châu xì xụp đứng lạy xin cho con được may mắn đặt đâu trúng đó không biết có kết quả gì không nhưng chắc chắn là chủ nó lập bàn thờ là để thờ các vị Thần là có lợi cho họ chứ đâu làm lợi cho con bạc. Chủ sòng có bao giờ thắt cổ tự tử đâu chỉ có các con bạc đam mê hết tiền đi đến bước đường cùng thôi!

Từ đó tôi không bao giờ lên sòng bài nữa. Những người đam mê đen đỏ khó dứt bỏ lắm, phải có ý chí và quyết tâm cao mới giã từ vũ khí được. Tôi thắp một nén hương đứng trước bàn thờ ông già tôi khấn: Từ rầy ba thấy con lên sòng bài ba vặn cổ cho con chết đi! Phải thề độc như vậy nên tôi dứt khoát không lên sòng bài nữa cũng khoảng 15 năm rồi.

Đánh xì phé cũng có cái thú của nó, chả thế mà nhà ông bác tôi tuần nào cũng đánh một hai lần vợ chồng con cái đánh với nhau đánh nhỏ thôi nhưng ăn thua thiệt tình không có chạy cho nhau. Một hôm có ván bài như vầy làm cả nhà cười ngất: Ông bác thì mặt suốt, bà bác có đôi đầm mặt ở ngoài có con đầm chết coi như 3 đầm mặt mà ông bác giả suốt đánh tapis đưa hết tiền ra nếu dưới có con đầm [con Queen] là suốt. Bác gái bình tĩnh lấy con nặn coi con tẩy của mình không ngờ dưới là con đầm như vậy là 4 con đầm rồi làm sao bác trai có suốt được nữa nhưng bà bác vẫn tỉnh bơ ra điều suy nghĩ có bắt hay không, ông bác được thể ngồi rung đùi. Bà bác cứ từ từ khoai sẽ nhừ bà bác bỏ tiền vô rồi nói: Cu của ông [con Queen] có một con tôi nắm chặt đây rồi ông hết đường nhúc nhích nhé còn đâu mà dẫy dụa. Bác gái xòe con Q ra làm cả nhà cười bò lăn bò càng.

Nhớ lại thuở xưa khi còn tại chức, một hôm có cái Simca xịch ngay trước cửa cơ quan, một thanh niên xách cặp Samsonnite đi xuống gặp lính xin vào gặp tôi. Gặp mặt anh ta tự giới thiệu em là trung úy Đá, trình diện Đại-úy. Mà em là trung úy giả nhưng có Sự-vụ-lệnh của Bộ Tổng-Tham-Mưu cấp. Tôi hỏi dám giỡn mặt hả mầy?

- Em biết Đại úy không bắt em đâu.

- Cậu muốn gì nơi tôi?

Em có ngón cờ bạc lận, môn nào em chơi cũng được. Nhờ Đại úy đưa em vào Tư-dinh của Tướng Toàn, em đánh em không ăn nhưng làm cho đại úy ăn về chia đôi.

Tôi sì-nẹc: Cút đi tao không làm cái nghề đó.

Hắn tiu nghỉu đứng dậy: chào đại úy.

Tôi hất hàm: Ngồi lại đó.

Hắn sợ sệt ngồi xuống tưởng bị bắt nhốt. Tôi hỏi làm nghề này có bao giờ bị tổ trác không?

- Chưa bao giờ chỉ có một lần ở Quy Nhơn tụi nó biết em đánh lận mà không làm sao bắt được, bèn đè em ra lột sạch. Chỉ một lần đó thôi. Em đánh dọc theo từ các tỉnh miền Nam ra miền Trung môn nào em cũng super hết nên có nhiều đất thi thố. Em chỉ khuyên đại-úy một điều là đừng ham mê đỏ đen nữa đánh lớn thua lớn đánh nhỏ thua nhỏ càng đánh lớn càng bị bịp nhiều nếu không bỏ được thì đánh nhỏ giải trí thôi vui chơi với bạn bè, càng đánh lớn càng bị bịp nhiều chúng nó xiệc lắm muốn con nào ra con nấy. Có vui chơi với bạn bè đừng đánh thâu đêm hại sức khỏe lắm.

Một thằng con nít mà nó khuyên mình như vậy cũng có cái lý của nó.

Ở Mỹ này họ bày ra nhiều trò chơi lắm để lấy tiền của mình nào cá football, cá ngựa, cá đá banh, cá bóng rổ, nghĩa là môn thể thao nào cũng cá được cả không những ở Mỹ này họ còn thò tay sang các nước Âu Châu để điều khiển những trận banh quốc-tế họ đưa ra điểm chấp có khi chấp 1điểm hoặc nửa điểm bắt bên nào cũng vào rọ của họ cả! Triệu người chơi triệu người thua mà không nghĩ đã bị set-up.

Tôi có anh cháu bán trời không có văn tự nó thường chơi cá độ football, một lần vỡ nợ phải quit job không dám đi làm sợ chủ nợ chận đánh. Người vợ phải bỏ tiền ra để trả nợ để cho chồng đi làm lại. Thời gian sau lại đổ nợ nữa, cô vợ chịu không thấu ra tòa li-dị. Bây giờ anh ta sống như kẻ homeless mọi người xa lánh. Xin lại sở cũ họ không nhận nữa, coi như đời tàn!

Nếu ai có tính đam mê cờ bạc thì xin thức tỉnh. Không ăn được đâu, càng gỡ càng thua thêm đưa đến gia đình tan nát, đúng như các cụ xưa đã nói: Cờ bạc là bác thằng bần.

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
16/11/201611:48:04
Khách
Lose là Thua, là Mất,nguợc lại với Win là thắng.
Còn Loose là lỏng lẻo,không chặt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến