Hôm nay,  

Bị Ông Trùm Gạt?

13/11/201600:00:00(Xem: 12914)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4965-18-30665-vb7110816

Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ô ng tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.

* * *

Chúng tôi quen biết bà A. Dick từ lâu, bà gốc người Đức. Bà có mái tóc vàng óng ả, hớt gọn lên cao, theo thời trang "dợn sóng ba đào", của thời ca sĩ lừng danh Elvis Presley; thỉnh thoảng bà lấy cái lượt để sẵn trong túi xách, lướt một đường sửa lại mái tóc về đúng vị trí của nó. Năm 2014, giải Túc Cầu Thế Giới tại Ba Tây, đội tuyển Mỹ do huấn luyện viên trưởng Klinsmann dẫn dắt vào vòng 16, gặp đội tuyển Đức thua với tỷ số nhẹ nhàng. Tôi có hỏi cảm tưởng, ba nói:

- Klinman là một huấn luyện viên mà "lăng xăng", như là cầu thủ.

Đến hẹn lại lên, Thứ Ba 8 tháng 11 là ngày bầu chọn Tổng Thống thứ 45 của nước Mỹ.

Bên đảng Dân Chủ chọn bà Hillary Clinton, một cựu đệ nhất phu nhân, cựu thượng nghị sĩ, cựu ngoại trưởng. Năm 2008, từng tranh đua để dành sự đề cử của đảng Dân Chủ cùng với ông Barak Obama, bà có thừa kinh nghiệm chính trường từ quốc nội, Mỹ cũng như quốc tế.

Bên đảng Cộng Hòa, chọn ông Trùm (Donald Trump), một tỷ phú địa ốc N.Y., một người chưa từng giữ một chức vụ công quyền.

Với ba lần tranh luận giữa bà Hillary và ông Trùm, theo những cuộc thăm dò của các cơ quan truyên thông CNN, CBS,... Cả FOX (luôn ủng hộ Cộng Hòa) ông Trùm đều thua điểm.

Những chuyện đời tư của hai ứng cử viên của hai ứng cử viên đều được chăm sóc "kỹ lưỡng". Có băng ghi hình, ghi âm, cả nhân chứng chứng minh ông Trùm nói năng có tính cách khinh thường phụ nữ, được khai thác "tận tình"! Những người có vai vế trong đảng Cộng Hòa không mặn mà với ông. Có người còn đề nghị rút lại sự đề cử, đại diện đảng Cộng Hòa của ông thay người khác xứng đáng hơn lên thay! Ai đây? Thời gian?

Mặc cho ai nói ra nói vào, ông Trùm vẫn "chu chu" cái miệng, múa may đi khắp nơi kiên trì thuyết phục cử tri ủng hộ, bỏ phiếu cho ông. Cái mái tóc vàng óng ả, chảy "dợn sóng ba đào" của ông vẫn tươm tất cho đến ngày bầu cử!

Trước ngày bầu cử, tôi có gặp lại bà A. Dick, chúng tôi bàn về chuyện bầu cử nóng bỏng:

- Bà nghĩ ai là Tổng Thống thứ 45 của Mỹ? Bà ngần ngừ trả lời hàng hai:

- Ông Trùm phát biểu "lung tung"! Nếu nói ít thì tốt hơn.

Tôi thầm nghĩ, bà A. Dick và ông Trùm có nhiều điểm tương đồng, cùng chủng tộc Đức, có mái tóc vàng "dợn sóng ba đào"... chưa lần nào thấy bà lên tiếng ủng hộ ông Trùm?

Có phải là con người ta, không muốn ai hơn mình! Trong cộng đồng Việt Nam ta, không ai chịu thua ai, khi xa thì nhớ, khi họp lại thì "ông nói gà bà nói vịt". Mỗi người một ý, luôn luôn kình chống nhau, nếu chịu nhường nhịn, đoàn kết lại thì tốt biết chừng nào!

Tôi bèn đóng vai anh hùng, "thấy người lâm nạn ra tay giúp dùm". Tôi nói với bà là qua báo chí, truyền thông thì ông Trùm đang lâm nguy, có nguy cơ thất cử đến 70%-80% phiếu cử tri đoàn, thì đảng Dân Chủ sẽ "hừng hừng khí thế", là thảm họa cho mọi người! Do đó mình nên dồn phiếu cho ông Trùm, để ông thua với một tỷ lệ nhẹ nhàng như 60/40. Tôi cũng nói thêm là tôi nói với bạn bè của tôi bầu cho ông Trùm. Bà nói được rồi, bà sẽ bầu cho ông Trùm.

Chiều thứ ba, sau khi ăn cơm tối xong, tôi vô phòng nằm nghỉ, không mở truyền hình, internet! Nằm thư giãn, vì biết chắc chắn là Tổng Thống kế tiếp là một phụ nữ.

Bỗng nhiên:

"Sổ số mau lên, sổ số mau lên

Chỉ mười đồng thôi, giúp đồng bào ta

Nên cửa nên nhà, giàu sang mấy hồi..."

Từ cái điện thoại mà đứa con vừa "gài vào" bản nhạc sổ số ngày xưa của Trần văn Trạch.

Bên kia đầu dây là tiếng nói của người bạn từ NY:

- Có mở truyền hình hay internet xem kết quả bầu cử không? Ông Trùm đang dẫn điểm trước đó. Tôi trả lời:

- Hôm nay ông lại đùa giỡn với tôi nữa rồi!

- Thiệt mà.

Ngày thứ tư, truyền thông đưa những hình ảnh ủng hộ viên bà Hillary khóc nức nở... vì bà thất cử. Bà đã gọi điện thoại chức mừng ông Trùm thắng cử.

Nước Mỹ là một quốc gia pháp trị, mọi người phải tôn trọng hiến pháp và luật pháp. Cứ 4 năm đến hẹn, nước Mỹ lại bầu cử Tổng Thống mới thay cho Tổng Thống vừa hết nhiệm kỳ. Có cái buồn của người thất cử, của những ủng hộ viên; cái vui của người đắc cử, là ngày hội của mọi người từ trong phòng phiếu đến bên ngoài. Khi làm xong nghĩa vụ của một công dân, bỏ phiếu, sẽ được gắn chữ "You voted" trên ngực, thiệt vui, chưa chắc nơi nào có được.

Mỗi kỳ bầu cử là dịp để các cơ quan truyền thông đưa tin, phỏng vấn thăm dò thật là dồn dập, hào hứng! Những tin tức nầy tương đối chính xác, nhưng năm nay kết quả thăm dò đều sai, do đâu? Có phải chúng tôi bị ông Trùm gạt! Hay là người dân Mỹ chưa sẵn sàng một nữ Tổng Thống? Xin hãy chờ xem!. /.

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
23/09/202023:41:18
Khách
bạn lầm rồi ông Trump đâu có gạt bạn chỉ có điều bạn chưa hiểu rõ chính trị Mỹ mà thôi. Bây giờ đã bốn năm rồi tình hình chính trị khác đi rất nhiều vì dưới thời điều hành của ông Trump thì hầu như người dân Mỹ gốc Việt đã học hỏi được chính trị Mỹ rất nhiều tôi hy vọng là bạn đã hiểu là ông Trump không gạt bạn mà mở mắt cho bạn thấy được cái xấu xa tệ hại của bọn truyền thông đáng lẽ chúng ta phải thấy nó từ lúc chúng ta mất nước năm 1975.
28/10/201900:13:17
Khách
tui không ở Mỹ nhưng là hàng xớm láng giềng với kế bên , tui cũng chẵng mặn mà gì có 1 bà tổng thống ...... ông Trump dù ba hoa mồm mép nhưng ruột đễ ngoài da , gần 4 năm làm tổng thống ít nhất ông cũng dằn mặt bọn Trung cộng sau bao năm bị chúng coi thường dưới thời các ông thống dân chủ chẳng dám làm vì sợ đụng chạm
15/11/201612:16:34
Khách
Bài viết dí dỏm hay thiệt!.May ra thì ông Trùm sẽ tỉnh ngộ để mọi người trên thế giới còn được nhờ.
15/11/201606:53:39
Khách
Sắp tới đây, các dư luận viên cộng sản trên các trang mạng sẽ hò reo khi thấy tên trùm đế quốc Nga sô Putin vui vẻ bắt tay Trump và Trump hớn hở ôm quàng lấy vai Putin- Putin và Trump đã khen ngợi lẫn nhau trong thời gian gần đây.

Nhưng chúng sẽ méo mặt khi thấy Trump ra lệnh còng tay xích chân 160000 người Việt di dân bất hợp pháp trục xuất ra khỏi nước Mỹ- mà trong số này có lẽ không ít là con cháu các quan chức Cộng sản Hà nội .
13/11/201622:16:26
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến