Hôm nay,  

Nghề Nuôi Ong ở VN và Mỹ

03/11/201600:00:00(Xem: 14050)

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4956-18-30656-vb5110316

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.

* * *

Lâu rồi tôi không viết về chuyện đồng quê, cái này cái nọ, con này con kia.

Tháng trước tôi có về thăm nhà ở Kinh 5, Rạch Giá, nhân khi mẹ tôi được 101 tuổi, thì đứa cháu kêu tôi ra chỉ cho coi một tổ ong mật lớn lắm đóng trên cây vú sữa.

Trước khi kể về nghề nuôi ong ở xứ Mỹ, tôi xin kể về ong bên VN trước đã.

Khi tôi còn rất nhỏ, đã nghe mẹ tôi kể về mấy tổ ong mà ba tôi nuôi.

Hồi đó nhà còn ở đồn điền cao su Michelin-Dầu Tiếng, ba tôi đục 1 cây cao su cắt ngắn chừng gần 1 thước thành 2 nửa bọng úp vào nhau, có khe để có chỗ cho ong chui ra chui vô. Ông ra vườn cao su, tìm những bọng cây mà chim mổ kiến đã khoét từ trước, có ong chui vào đó làm tổ, bắt con ong chúa cột vào sợi tóc rồi dụ khị đàn ong bay theo về tổ mới.

Cứ mấy tháng, nhất là vào mùa cao su có bông thì ba tôi mở nắp và cắt tàng mật, bỏ vô vải mùng mà vắt lấy mật, bã nó thì nấu lấy sáp làm đèn cầy.

Lợi tức chẳng có là bao, nhưng vui.

Khi gia đình tôi chuyển về miền Tây sinh sống, có nghe người dân ở rừng U Minh làm nghề ăn ong, nghề gác kèo.

Ăn ong là đi lấy mật của tổ ong đóng tự nhiên trong rừng, còn gác kèo là dùng 1 cây thường làm bằng thân cau chẻ đôi, đặt trong rừng tràm. Phải có kinh nghiệm lấy hướng gió, hướng mặt trời, chỗ đặt thích hợp, độ dốc của cây kèo... thì ong mới tới đó mà làm tổ, chứ không phải cứ gác đại thân cây cau lên cây tràm mà được.

Nghề gác kèo từ thời Pháp thuộc đến nay cũng có luật riêng của nó, rằng không ai ăn cắp tổ ong của người khác, nếu bắt được sẽ bị buộc tội nặng.

Mật ong rừng U Minh được cho là tốt vì lấy từ hoa tràm, nhưng về sau này người ta ma giáo lắm, pha chế tùm lum, có người còn bán cả mật còn trong tàng ong treo trên cây bên lề đường dọc theo khu rừng, người mua tưởng thật, đâu biết kẻ gian đã để 1 thau nước đường gần tổ, để ong xuống ăn rồi đem về tổ. Mật thì ít mà nước đường thì nhiều.

blank
Một tổ ong trên cây.

Người ta có cách thử để biết mật ong thật hay không:

- Dùng giấy quyến (vấn thuốc rê), nhỏ 1 giọt mật lên đó, nếu thấy nước loang trên giấy là biết mật đã bị pha nước đường.

- Nhúng 1 que diêm vào mật rồi quẹt lửa, nếu diêm không cháy thì biết là mật dỏm.

Khi cắt tảng mật cũng phải có kỹ thuật cắt làm sao, phải để lại bao nhiêu phần trăm mật, nếu không thì đừng mong gì có lần thu hoạch kế tiếp, vì ong sẽ bỏ đi mất.

Trước đây ở Kinh 5 quê tôi không thấy ong mật, chỉ thỉnh thoảng thấy tổ ong vò vẽ đóng trên hàng tràm hay mấy bụi tre, còn ngoài ruộng lúa có loài ong muỗi, cả 2 loại này không hề có mật.

Bỗng dưng mấy năm gần đây ong mật về làm tổ khá nhiều trong vườn cây sau vườn, nó thích nhất là cây mít và cây vú sữa.

Thằng cháu tôi kể:

- Hôm trước anh Trình từ Kinh 7 qua chơi, anh đứng dưới gốc mít nói điện thoại, không biết do mùi gì lạ từ anh bốc ra hay tại anh ngứa tay chọc phá nó, mà cả đàn ong túa ra chích anh tơi bời. Anh vừa la làng vừa chạy vô nhà mà trốn, thế mà đàn ong vẫn dí vào tuốt trong nhà, trong khi hôm ấy nhà đang sấy lúa, có đông công nhân vác lúa mà nó không chích một ai. Buổi tối hôm đó chú Lý dùng dầu diesel trong cái chai, hơ lên để phá tổ. Đàn ong lao vào lửa chết hết, nhưng mật đành phải bỏ đi dù vắt ra được mấy lít, vì nó hôi mùi dầu, cả con ong đem ngâm rượu cũng không uống được vì hôi lắm.

Tôi hỏi:

- Vì sao lại phải phá tổ ong?

- Tại vì ba cháu tính cắt cây mít ấy đi, dùng gỗ mà tiện 2 cái độc bình. Cây mít này già cỗi trái không nhiều, mà mít bây giờ bán chẳng ai mua, cháu cứ đá cả quả xuống ao cho cá tai tượng, cá vồ ăn mà thôi.

Người ta thường lấy mật hoặc phá tổ ong vào ban đêm thì an toàn hơn. Nếu đốt lửa thì ong tự mình lao vào, nghe 1 tiếng xịt nho nhỏ, sau đó là tiếng xèo, ong bị cháy cánh và chết hết. Ong không phải là loài mê ánh sáng như con thiêu thân, nhưng chúng nhào vô chữa lửa, xịt hết nước trong người ra để cứu tổ.


Con người ta có học được tính anh dũng này của ong? Hay là vẫn hèn nhát hoặc thờ ơ với vận mệnh đất nước của mình?

Hiện giờ, ở Kinh 5 đã có một nhóm thanh niên hành nghề lấy mật, chia với chủ vườn 5/5 số mật lấy được.

Không phải ai cũng có thể lấy mật, mà cần có thang và dụng cụ chuyên môn vì ong thường đóng tổ trên những cành cây khá cao và cheo leo. Người bắt ong chuyên nghiệp phải có găng tay, quần áo bảo hộ như của thợ sơn, và nón trùm đầu có lưới để tránh bị ong chích. Họ phải có kinh nghiệm cắt tàng mật, vì như trên đã nói, cắt không khéo đàn ong sẽ bỏ đi nơi khác.

Bây giờ tôi xin kể về ong ở xứ Mỹ:

Nếu không có loài ong truyền phấn nhụy thì con người chỉ có thể tồn tại được khoảng ba bốn năm. Vì sao vậy?

Hoa quả sẽ không thụ phấn, almond, táo, lê, dâu, cỏ alphapha để nuôi bò sẽ không còn nữa.

Thực vậy, tới 90% thực phẩm hiện nay là nhờ có loài ong thụ phấn.

Người Mỹ nuôi ong kiểu a -ma -tơ nhiều lắm. Họ có thể mua tổ và đàn ong từ các nhà nuôi ong giống. Nuôi chơi cho vui chứ đâu bán mật được cho ai, cùng lắm là dùng làm quà tặng cho bạn bè.

Mật chỉ là 2% lợi tức của người nuôi ong, lợi tức chính của họ là tiền từ các nông gia phải trả khi yêu cầu họ đem đàn ong đến nông trại của mình lúc cây đang ra hoa.

Tôi làm nghề xây nhà, thấy ong mật thường làm tổ trong các hộp xi-măng đồng hồ nước ở ven đường. Nó cũng hay làm tổ nơi những mái nhà có khe hở.

Nhớ cách đây mấy năm, nơi căn nhà con chú Hà ở Lake Forest có tổ ong quá lớn, phải mướn công ty chuyên bắt ong, dùng vòi hút hết cả đàn, mật thu được đến mấy chục lít.

Chính phủ cũng không khuyến khích người dân xịt thuốc giết đàn ong, mà nên mướn công ty di dời đàn ong đến chỗ gần vườn cam hay các nông trại xa thành phố.

Đi trên Freeway chắc qúy vị cũng đã thấy một khu có nhiều chuồng ong nhiều màu, đa số là màu trắng xếp chồng lên nhau chừng 8 cái, nằm trên 1 pallet để xe xúc có thể di chuyển dễ dàng.

Hội phi lợi nhuận Kira sẵn sàng cho người muốn ra nghề nuôi ong mượn 10 ngàn không phân lời, để ngày càng phát triển nghề nuôi ong, hầu nền nông nghiệp có thêm nhiều nông sản.

blank
Thùng nuôi ong bên xa lộ.

Hiện nay công ty lớn nhất là Adee Honey Farm có tới 80 ngàn thùng ong.

Có những trại chuyên gây ong giống và đàn ong để bán cho khách hàng, chứ nếu để tự nhiên thì 1 đàn ong chỉ có 1 con ong chúa (có thể sinh sản ra trứng), nếu có thêm 1 ong chúa nữa thì đàn có thể bị tách bầy ra và bay đi nơi khác.

Nói đến đây, tôi nhớ tới tranh luận về sữa ong chúa mà ta thường nghe quảng cáo trên đài Radio hay TV Việt ngữ.

Sữa ong chúa không phải là mật do ong chúa làm ra, vì trong 1 đàn ong chỉ có 1 con ong chúa thì lấy đâu ra mật sữa nhiều thế?

Sự thực đây là thực phẩm mà ong đã làm ra đặc biệt cho ong chúa, để cô nàng có thể sản xuất ra nhiều ong con.

Người ta đã dùng ống xi lanh mà hút chất sữa này, hễ thấy vơi là ong đàn sẽ tạo ra thêm sữa mới mà nuôi ong chúa.

Có 1 công ty bên Đài Loan xuất xưởng hàng tấn loại sữa này ra thế giới. Thật giả thì có trời mới biết.

Mật ong ở đâu thì có thể làm giả, chứ ở Mỹ thì mình không sợ, vì nó chỉ là phụ phẩm của nghề nuôi ong, miễn là khi mua cần coi kỹ có đề là Product of USA hay không, chứ còn sản xuất từ nơi khác nhất là từ China thì...tèng.

Tại Mỹ những công ty có trên 50 ngàn thùng ong, có thể sản xuất chừng 500 ngàn tới cả triệu pound mật một năm. Chẳng có nước nào trên thế giới làm được như vậy.

Đúng là miền "Đất hứa chảy sữa và mật ong".

Điều sau cùng tôi muốn nói là đừng khi nào dùng mật ong rơ trên lưỡi trẻ em, khi lưỡi nó bị đẹn trắng như bậc cha mẹ ở VN thường làm, vì rất nguy hiểm cho trẻ.

Mật ong là chất bổ dưỡng, nhưng đôi khi ong cũng mang về tổ mầm mống bệnh từ các loài phấn hoa.

Tôi có người bạn, khi đưa con vào nhà thương mới khám phá ra rằng con mình bị bệnh nặng cũng vì đã thoa mật ong lên lưỡi. Tốn phí cả trăm ngàn tiền nhà thương.

Thật là một kinh nghiệm để đời.

Kỳ tới: Ong Tây, Ong Ta

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
03/11/201612:59:05
Khách
Xin góp ý "Chim Gõ Kiến" chú không phải là "Chim Mổ Kiến" Trân Trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến