Hôm nay,  

Ngày Giỗ

15/10/201600:00:00(Xem: 11693)

Tác giả: Nguyễn Thị Hương Minh
Bài số 4941-18-30641-vb7101516

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tác giả có Bố mất tại trại tù Vĩnh Phú và người chồng biệt tăm trong trại tù cải tạo của cộng sản. Cô cũng từng là nhà giáo tại trường trung học Vũng Tầu và đã phải bỏ dạy.

* * *

Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi tự mình chuẩn bị làm giỗ. Chẳng phải tôi may mắn hơn người khác trong gia đình không ai mất. Có muôn vàn lý do để tôi không cúng giỗ.

Tôi là con thứ trong gia đình lại là con gái, bà chị tôi mất khi còn bé. “Không là con trưởng, nhưng là con trưởng” câu viết nửa vời trong lá số tử vi của tôi, khi lớn lên tôi hiểu theo một cách có lợi....là trưởng nữ kế nghiệp như kiểu trong triều đình hoàng tộc, trở thành đứa con gái độc nhất trong gia đình sếp 4 thằng em trai. Nghĩa là tha hồ đòi hỏi, mọi người cứ thế mà chìu theo những điều vô lý, ngang bướng của tôi.

Chồng tôi là con thứ trong nhà nên tôi không có bất kỳ một lý do gì để dành quyền cúng giỗ các bậc trưởng thượng đã khuất. Ngày chồng tôi đi tù “cải tạo” tôi bụng mang dạ chửa về ở với mẹ và các em.

Thật ra thì khi chồng vắng nha, tôi đã về ở với gia đình chồng trong ngôi nhà ở gần chợ Bà Chiểu "Lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng." Nhưng rồi cuộc xung đột về “giai cấp” đã xảy ra. Gia đình chồng tôi như thùng thuốc nổ chỉ đợi châm ngòi, chính xác là tôi, là con “ngụy quyền”, vợ “ngụy quân” với bà chị ruột của chồng tôi đã bỏ nhà theo Việt Minh ngày còn trẻ, sau 30 tháng 4 năm 75 trở về với vị trí của “người chiến thắng.”

Đứng giữa trận chiến ngầm giữa người con gái ruột -sau hơn 30 năm mới gặp lại- luôn nói ra những lời không tưởng, và cô con dâu sẵn sàng thốt ra những lời mỉa mai kẻ đối diện, bố mẹ chồng tôi chỉ còn biết thở dài. Tôi chờ đợi chồng về với lời hứa hẹn mị dân -chỉ đi tập trung có 10 ngày, nhưng ngày về càng mù mờ, vời vợi xa nên đành nhắn cho cậu em lên xin phép cho tôi chở tôi về thăm mẹ vài hôm rồi ở hẳn nhà mình, tránh cho những cơn tức giận làm ảnh hưởng đến đứa con trong bụng. Thôi thì "Chợ phiên còn lỡ, giang san còn gì."

Con tôi ra đời không có cha hay người thân bên cạnh. Ngày tôi đau bụng sinh, mẹ tôi ốm liệt gường đã lâu, mấy cậu em trai chẳng biết gì; thế là bà mợ dâu đưa đi đập bầu. Kiến thức thực tế của tôi thì lờ mờ về việc sinh nở, chỉ biết lý thuyết theo sách vở trong các giờ sinh vât học. Mợ tôi tuy đã là mẹ của 2 đứa con nhưng đâu có bất kỳ kinh nghiệm nào với bệnh viện của chế độ mới, bà đưa tôi vào xong đứng ngoài cổng bệnh viện đợi, rồi bị đuổi thế là bà...về nhà đợi tin tôi. Cũng may ngày ấy trong các bệnh viện vẫn còn nhiều bác sĩ và y tá “ngụy” nên tôi tuy “chèo chống, vựơt cạn" một mình, hai mẹ con cũng qua đò.

Ý thức hệ xảy ra tuy không quá gay gắt trong gia đình tôi nhưng cũng làm khổ con tôi không ít. Thằng bé bắt đầu lên 6 tuổi đi học lớp 1 tuy bị bắt buộc đeo khăn quàng đỏ đã biết tháo ra, dấu vào cặp trước khi bước vào nhà nếu không muốn bị các cậu mắng. Bà ngoại dù nói không ra hơi vẫn cố bênh cháu là “đã biết gì đâu, nhà trường bắt thì phải theo thôi...” tôi cũng không có ý định làm dịu bớt nỗi nóng giận của các em tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết thở dài “Nuôi dạy con như thế nào... tương lai con sẽ ra sao...!”

Tôi ra trường xin về dạy ở Trung Học Vũng Tàu. Học sinh của tôi phần lớn là người sống và lớn lên tại đấy, nên không nhiều thì ít cũng dính dáng đến Mỹ-Ngụy. Tôi và vài người bạn từ Sài Gòn về dạy được phân cho ở chung trong ngôi biệt thự của một gia đình đã ra đi. Sáng sáng đi dọc qua hành lang trên lầu để đến lớp, thấy anh chàng bí thư đoàn trường ngồi đánh răng, rửa mặt tôi thú thật ước mơ với bạn mình là chỉ muốn đá cho ngã xuống lầu! Anh ta là người chuyên báo cáo việc chúng tôi nghe, hát “nhạc đồi trụy”, hơn thế nữa là tội ăn cắp...sách trong thư viện nhà trường, những sách Anh, Pháp, Việt đủ thể loại bị dồn vào một góc chuẩn bị đem đốt; chúng tôi tiếc tìm cách lấy cắp đem về nhà.

Niềm mơ ước thuở ấy của tôi được bạn tôi nhắc lại khi chúng tôi cũng ngồi ăn trưa. Từ sớm tôi chạy xe lên chùa Cao Đài mua các món chay về cúng. Tôi chỉ mời một cô bạn sống gần đã từng chia xẻ với nhau qua thời hàn vi -lý do bày cỗ cúng xong nhiều quá nên phải mời người ăn chay trường đến ăn giùm. Chúng tôi cùng nhắc lại thời khốn khó của những đứa mà cha, chồng "được đi cải tạo”.

Đó là những câu chuyện cười ra nước mắt. Một đứa học trò của tôi mếu máo thưa vì bị các bạn khác xô ngã. Tôi hỏi lý do và được câu trả lời thật ngắn gọn -Tại bố nó dạy toán dở! "Bố nó” đây là ông hiệu phó bộ đội phục viên từ miền bắc vào, và các em học sinh của tôi cũng thuộc những gia đình có cha, chú, anh đi tù cải tạo. Và “nó” là đứa bé lớn lên ở xã hội miền bắc nhưng rất thích và thèm thuồng được chạy theo chơi với lũ con “Ngụỵ”.

Trình độ hiểu biết về toán học của ông này cũng vài lần cho chúng tôi dở khóc dở cười. Trong một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, tương đương với tú tài toàn phần ngày xưa, ông ta được cử làm chủ tịch hội đồng giám thị, mở đề toán ra chưa đến 5 phút, một anh cũng dạy toán thốt lên “Chết rồi toán khó quá!” Chúng tôi ngạc nhiên đưa mắt hỏi, anh ra dấu cho chúng tôi nhìn -ông chủ tịch hội đồng đưa đề toán sát mặt và rặn ra từng chữ, từng ký hiệu toán học như người tập đọc vỡ lòng cho toàn thể các giám thi nghe trước khi đưa xuống phòng phát cho các thí sinh! Chúng tôi nghĩ mà thương cho cả một thế hệ trẻ tương lai. Thầy dạy toán mà đọc không nổi đề thi toán thì chắc là toán quá....khó! Chuyện các em học sinh không hiểu ông giảng gì chắc đúng. Nhóm thầy, cô giáo thời Mỹ-Ngụy còn sót lại vẫn nói với nhau, ông ta không hiểu sao giảng cho học sinh hiểu!

Phải nói học sinh của chúng tôi có cách riễu cợt chế độ thật phong phú. Thuở ấy bên cạnh những người có tiền mua ghe tàu vượt biển tìm tự do, một số dân không có tiền cũng tìm cách len lỏi đi theo, được gọi là “đi canh me”. Và bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” được học sinh định nghĩa “bác Hồ đi canh me” hay “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ” lập tức có tiếng học sinh nói thật to “Bác Hồ... số mấy..?” Ai đã từng ở Việt Nam lúc ấy đều nghe hoặc biết đến phong trào đánh số đề, mỗi một vật tượng trưng cho một con số, đêm nằm mơ thấy gì, sáng đi mua số đó... chưa mua số bác Hồ, cửa nhà, đất nước đã tan nát!

Sau khi “mất dạy” vì không chịu nổi cách o ép phải dạy học trò theo giáo án, nghĩa là bài giảng đựơc viết sẵn theo chỉ đạo, dù ca dao, tục ngữ thậm chí "nàng Kiều" của cụ Nguyễn Du cũng được "ánh sáng Marx-lenin" soi rọi, tôi đành phải bỏ dạy, về Sài Gòn kiếm việc khác nuôi con.

Bố tôi mất ở trại tù Vĩnh Phú, tôi ra thăm mộ thắp đựơc những nén hương cho ông và những người đồng đội cùng hoàn cảnh như ông. Vậy là tôi biết được ông đã mất.

Mẹ tôi mất ở nhà sau cơn bệnh kéo dài. Chính tay tôi thay quần áo tẩm niệm cho bà. Mẹ tôi đã rời xa chúng tôi. Sau này các em tôi đã tìm cách đưa bố tôi về, cho mộ bố mẹ tôi gần nhau. Ngày còn ở Việt Nam các em tôi cúng giỗ cho bố mẹ của tôi.

Gia đình tôi nhận giấy báo chồng tôi đựơc thả khỏi trại giam, nhưng chưa bao giờ thấy trở về nhà. Tôi nghe đồn chồng tôi bị bắn chết lúc trốn trại tù cải tạo. Tôi hỏi tin tức từ bạn bè cùng tù không ai xác nhận đúng hay sai. Tôi không thấy chính mắt, Không thể cho rằng chồng tôi đã chết. Con trai tôi biết mẹ mình hay xem phim Đại Hàn nên trêu tôi - chắc là bố trốn vào rừng băng qua biên giới Campuchia bị trúng đạn vào đầu (!?) nên quên, không chừng bây giờ là tỉ phú ở đó. Mẹ ráng chờ đi, có ngày bố tỉnh trí về tìm mẹ.

Thôi thì cứ cố tin theo lời của con tạo ra dramas cho chính cuộc đời. Vậy tôi không có lý do để giỗ cho người chưa thấy...xác!

Cậu em kế tôi là người cuối cùng trong gia đình rời Việt Nam. Nó bị một đợt cảm sốt quá cao khi mới sinh ra được vài tháng nên sức khoẻ không được tốt. Bà ngoại tôi lúc còn sinh tiền thường nói "Nó gánh tội cho chúng mày", "Nhà đông con phải có đứa này đứa nọ!" Chân lý của các ông bà cụ Việt Nam thật đáng nể!

Đối với tôi cậu em tôi có giá hơn tôi về mặt địa vị trong gia tộc là...thằng trưởng nam "Trưởng nam nào có gì đâu, một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam." Bây giờ em sống cùng với tôi, chẳng phải phong tục từ ngàn xưa là - góp vui, chia buồn. Các cụ dậy sao cứ theo vậy. Tôi chia ngày cúng giỗ bố mẹ cùng với em của mình là theo đúng phong tục. Cậu em trưởng nam của tôi bị bệnh không lo được, mặc kệ tôi là...thứ nữ cứ thế mà nhận....quyền trưởng nam mà chuẩn bị ngày giỗ cho bố mẹ. Cậu em khác từ Texas gọi phone nhắc đặt thêm 1 chén cơm cúng cho chồng tôi - xem như anh đã mất, cúng dư còn hơn thiếu! Chị đã từng ở Việt Nam mà quên hả, thà lầm còn hơn sót!

Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi tự chuẩn bị cho bữa giỗ!

Nguyễn Thị Hương Minh

Ý kiến bạn đọc
17/06/201704:17:42
Khách
BAN LA NGUOI CO NGHI LUC..CAM PHUC
02/11/201609:15:09
Khách
Sự mất mát thân phụ và phu quân của tác giả là một nỗi đau xót khó nguôi trong lòng tác giả. Tôi xin phép được chia buồn cùng tác giả. Cọng sản Việt nam đã làm cho bao gia đình chia lìa, tang tóc. Nỗi đau khổ luôn đè nặng trên dân tộc Việt nam từ khi có đảng cọng sản xuất hiện trên đất nước ta . Bọn họ cũng là người Việt nam nhưng rất tàn ác với đồng bào VN còn hơn thực dân Pháp đó.
26/10/201621:14:15
Khách
Cam on tac gia da chia se, chuc mung chi thoat duoc xa hoi CS Viet Nam, che do nay se khong ton tai lau dau, hy vong nhung nguoi con o lai co ngay duoc thay anh sang van minh cua nhan loai.
19/10/201602:09:56
Khách
Cảm ơn về lời chia xẻ!
18/10/201606:11:14
Khách
Xin chia buồn cùng tác giả về sự mất mát của thân phụ và phu quân cùng với những năm tháng phải sống dưới chế độ bạo ngược của quân xâm lược .

Chúc mừng tác giả đã vượt thoát được khỏi lũ Quỷ Đỏ Cộng sản .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,768,368
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản:
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biết từ tháng Tư 2011. Sau đây là bài viết mới.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Đây là bài viết mới nói về ngày đầu đi học của trẻ con ở Mỹ ngày nay và trẻ con ở VN ngày xưa thuở ông còn bé
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Hoàng Nga là tên thật. Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008 rồi sang Mỹ.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa. Định cư tại San Jose từ 2003.
Nhạc sĩ Cung Tiến