Hôm nay,  

Bão Matthew Và Chuyện Bên Lề

13/10/201601:18:00(Xem: 9927)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4938-18-30638-vb5101316

Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015, với nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.

* * *

Những ngày cuối hạ, vẫn còn cái nắng chói chang đổ lửa giữa trưa. Nhớ thời nhỏ ở quê nhà, có lần trong lớp học, khi vừa xong bài giảng, bà giáo dặn là các em nán ở lại lớp học để nghe thông báo của nhà trường:

- Miền Trung vừa bị bão lụt, các em của ít lòng nhiều, nhịn bớt tiền quà bánh để giúp đồng bào mình qua cơn khốn khổ...

Năm Thìn, 1964, nước từ sông Cửu Long dâng cao, tràn ngập cả ruộng vườn, nhà cửa, đường xá. Mỗi học sinh nhận được một phần quà, gồm những vật dụng cần thiết còn có một bịt gạo, do Liên Hiệp Quốc trợ giúp. Đây là lần đầu tiên tôi được ăn cơm được nấu bằng những hạt gạo trắng phau, mềm dẻo, thơm ngon; vì thường ngày tôi chỉ ăn cơm được nấu bằng gạo lúa xạ màu trắng hồng.

Tôi nghĩ, chỉ có nước mình nghèo khó vì chiến tranh, bão lụt, hạn hán,... mà thôi, nên được quốc tế giúp đỡ.

*

Không bao lâu sau khi chúng tôi định cư tại Mỹ, đang ở trong nhà bỗng cả nhà rung lắc thật mạnh, tôi và nhà tôi không biết chuyện gì xảy ra, như phản xạ tự nhiên chạy vào trong góc kẹt trốn. Lâm râm khấn nguyện ơn trên phù hộ, tìm hai đứa con, Quên nữa, chúng đang ở trường học! Sau đó còn tiếp tục rung lắc nhưng nhẹ hơn. Ông anh đi làm về cho biết là động đất vừa xảy ra ở Northridge, CA, địa chấn kế đo được 7.3, cách nơi tôi ở không hơn 20 dặm.

Hình ảnh động đất được chiếu lại trên truyền hình: nhà cửa tan hoang chỉ còn lại đống gạch vụn, xa lộ nhiều tầng gãy sập, xe cộ đang lưu thông lật nhào,... Những cái chết không được báo trước!

Tôi cũng biết thêm rằng thiên tai xảy ra ở mọi nơi trên quả đất nầy, không phải chỉ dành riêng cho quê hương tôi, Việt Nam. Cơ quan cứu trợ quốc tế sẽ giúp đỡ những nơi có thiên tai, nhân họa.

Bờ Tây Nam của nước Mỹ là tiểu bang California, nằm trên đường nứt San Andreas, nên thường xảy ra động đất. Bờ Đông Nam của nước Mỹ là tiểu bang Florida nằm trên đường bão đi qua, "El Ninõ", nhưng là hai tiểu bang dân cư đông đúc, phát triển (CA: đứng hàng thứ 1, Fl: đứng hàng thứ 3 về dân số trên toàn liên bang).

Florida là nơi nhiều cơn bão đi qua. Tính từ năm 1992, có bão Andrew. Năm 2005, có đến 3 trận bão: Katrina, Kita, Wilma. Đặc biệt bão Wilma, gió giật dữ dội, cổ thụ ngã đầy đường, xe cơ giới thu gom lại chất thành đống lớn như cái đồi, ở trong bãi đất trống, công viên. Phải mất cả tháng mới xay hết đống cây thành những mảnh nhỏ lại, để tái xử dụng bón cây.

Nhiều căn nhà bị tróc nóc, nhứt là những căn nhà mới xây sau nầy, thường có mái cao, hay nhiều tầng lầu cao. Điện bị "cúp", thời tiết nóng nực, chúng tôi phải ra chỗ làm có điện, có máy điều hòa, nằm dưới sàn qua đêm. Con bé 7 tuổi học lớp 2, trường đóng cửa nghỉ học, nhìn thấy mọi người bận rộn, khác thường, ngây thơ nói:

- Có bão vui quá, được nghỉ học, nằm dưới sàn nhà ngủ chung, như đi cắm trại!

Một người bạn, Triển Chiêu, một thời tù cộng sản với tôi khi ở Bắc Hòa, hiện định cư ở tiểu bang Minnesota lạnh lẽo, tuyết ơi là tuyết khi vào mùa đông. Tôi khuyên bạn nên về Miami, khí hậu ấm áp. Triển Chiêu không chịu xuôi nam, còn "dụ" tôi, lên bắc sống. Anh ta giải thích, theo các nhà khoa học: nào núi băng ở bắc cực, nam cực tan nhanh, những trận động đất kinh hoàng làm trục quay của địa cầu đã lệch đi hơn 1%, tuyết giá sẽ di chuyển về Trung; còn miền Nam sẽ giảm bão lụt.

Tiểu bang Minnesota là tiểu bang vạn hồ, có nhiều cá sống hoang dã, câu cá để dành ăn cả năm, hay làm mắm làm khô. Mùa đông lạnh, khỏi đi "shopping", tiết kiệm, mua vàng để dành, sẽ trở thành triệu phú.

Không biết lời của bạn Triển Chiêu đúng được bao nhiêu phần trăm, từ năm 2005 đến nay hơn 10 năm dài, Miami tương đối yên ắng, chỉ có bão nhiệt đới đi qua (Tropical Storm: vận tốc gió dưới 70 MPH).

Vào mùa bão bắt đầu tháng Sáu kéo dài đến cuối tháng Mười, từ chánh quyền đến cơ quan truyền thông luôn nhắc nhở dân chúng đề phòng.

Nhưng ngày đầu tháng Mười, 2016, đài khí tượng đưa tin, cơn bão Matthew lớn dần đang hoành hành ở khu vực Haiti với sức gió ở trung tâm bão lên đến 135 dặm mỗi giờ, đang di chuyển về hướng tây bắc, Miami.

Vào trưa ngày thứ hai, thống đốc tiểu bang Florida R. Scott tuyên bố tình trang khẩn cấp do bão Matthew. Cứ 5 phút thì các đài đưa tin cập nhật về bão. Sau lời tuyên bố của ngài thống đốc, tất cả chợ búa, cây xăng, Home Depot,... người ta xếp hàng dài để mua hàng. Đông vui như chợ mùa bão! Kết quả: Thực phẩm không còn, kệ hàng trống trơn; Nước uống mỗi người chỉ mua được hai bình; Cây xăng treo bảng hết xăng...

Đúng như dự đoán, từ Haiti bão Matthew đến đảo quốc Cuba, vào Florida, lướt nhẹ qua Miami, theo bờ biển lên hướng bắc qua GA, SC, NC,...

Tôi tin tưởng là trên có trời, dưới có đất, ở giữa có thánh thần. Thần bão sẽ chỉ đường cho bão Matthew, giảm cường độ gió mưa, giúp cho dân tình bớt khổ, vì dân đã chịu khổ quá nhiều rồi!

Theo đài thuỷ văn, bão Matthew đang yếu dần hướng về đông, chuẩn bị "U turn".

Ngày 10/10/2016: theo đánh giá của Fitch Rating, các hãng bảo hiểm sẽ phải bồi thường, 25-30 tỷ Mỹ kim cho bão Matthew.

Số người chết trên 900 người, riêng ở Mỹ là 36 người. Hàng triệu gia đình bị mất điện...

Y châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến