Hôm nay,  

Nhà Giàu

13/10/201601:13:00(Xem: 13097)

Tác giả: Doãn Khánh
Bài số 4939-18-30639-vb5101316

Tác giả là cư dân Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biết từ tháng Tư 2011. Sau đây là bài viết mới.

* * *

Tôi có người em rể viết bài hát vần U cho con gái đầu lòng học đọc. Tôi còn nhớ hai câu trong đó:

“Nhà giàu lái xe vù vù
Nhà nghèo kí cóp từng xu.”

Từ ngày định cư ở Mỹ, tôi vẫn thường ngẫm nghĩ đến hình ảnh nhà giàu, nhà nghèo này. Ngày tôi vất vả lấy được bằng lái xe, rồi mua được chiếc xe cũ, tôi cười tủm tỉm, tự thấy mình vừa “lái xe vù vù”, vừa “kí cóp từng xu”. Thế mới là Mỹ!

Một buổi tối mùa đông, trời vừa mưa vừa gió, tôi lái xe đi học. Khi đi còn chút ánh sáng le lói, khi về trời tối mịt. Thầy dạy xong rồi, tôi nhấp nhổm, nghĩ tới đoạn lái xe về. Vậy mà các bạn còn níu thầy lại, hỏi thêm điều này điều nọ. Câu chuyện dường như không dứt được vì thầy hứng khởi trước sự ham học của các trò, đang thao thao bất tuyệt. Cuối cùng tôi dứt khoát đứng dậy: “Thưa thầy, con xin phép về trước.” Thầy cho phép, các bạn ngạc nhiên “ủa, sao về sớm vậy?”. Khi tôi vội vã bước ra khỏi lớp, còn nghe chị bạn nói với theo “Lái xe cẩn thận nghe!”.

Vừa bước ra ngoài, tôi khựng lại vì bị gió tát vào mặt và không khí lạnh thấu xương. Tôi bật mở dù, rảo bước ra xe, nhưng gió mạnh quá, làm bẻ quặt dù. Loay hoay mãi mới tới được xe, mở cửa xe và ngồi phịch vào xe. Tôi mở máy, cho máy chạy một phút, vặn nút để sưởi kính trước, kính sau. Nhớ lại cách đó chỉ một tháng tôi không biết làm động tác này khi trời mưa nên đã gần như bịt mắt lái xe! Giờ thì khôn hơn …

Tôi bắt đầu di chuyển xe, thường ngày vận tốc cho phép ở quãng này là 45, hôm nay, theo bài bản trời mưa, tôi chỉ đi 40. Tôi ôn lại đường đi, quẹo phải ở ngã tư đầu tiên, đi một đoạn rồi quẹo phải vào đường Magnolia, từ đó lấy lane trái thẳng hoài tới chỗ quen thuộc gần nhà. Trời vẫn mưa gió, tôi quẹo phải, chạy một lúc rồi giật nẩy mình. Không biết mình đã quẹo phải lần hai chưa? Mình đang ở đường nào đây? May quá đèn vừa đỏ, tôi dừng lại và liếc nhìn lên bảng tên đường. Chết rồi, mình vừa tới ngã tư Magnolia, lẽ ra phải quẹo phải nhưng mình lại đang nằm ở lane trái. Làm sao đây? Tôi nhìn vào kính chiếu hậu thấy đàng sau không có xe. Lùi xuống một chút, chuyển sang lane kế bên phải, nhưng vẫn chưa quẹo phải được. Phải lùi tiếp, tìm cách sang lane tiếp! Kịp không? Không kịp. Nhưng lỡ lùi rồi, sao đây? Vừa lúc ấy tôi cảm nhận xe tôi đụng phải một cái gì đó, hình như nghe tiếng “RẦM”! Tôi hoảng hồn dừng xe lại. Thôi thì đâu ở yên đó, chút nữa cứ đi thẳng, tới đường kế quẹo trái rồi U-turn cũng được. Nhưng vừa lúc đó tôi nghe tiếng bóp còi inh ỏi, giận dữ.

Tôi bối rối tận cùng. Có lẽ xe sau bực mình vì tôi đang đậu “chàng hãng” giữa hai lanes. Tai vẫn nghe tiếng còi mắng mỏ, mắt tôi van lơn nhìn lên đèn, thầm nài nỉ: “làm ơn xanh đi, xanh liền đi”. Rồi đèn cũng xanh, tôi cố gắng bình tĩnh chạy vào trong lane. Tới ngã tư kế, tôi quẹo trái như đã dự tính. Vừa queo xong, đang lấy lại tốc độ thì bỗng dưng có một chiếc xe chạy vù vù qua mặt tôi từ bên phải, rồi sang lane và đứng lại lù lù trước xe tôi. Tôi cố nhìn về phía trước, thấy không có đèn đỏ, cũng không có tai nạn. Tại sao cái xe kia lại ngừng ngang xương? Thôi thì mình sang lane chạy tiếp vậy. Vừa lúc ấy, cửa xe dằng trước bật mở. Một người con gái từ xe bước ra, hùng hổ tiến về phía xe tôi. Cô ấy nói gì tôi không nghe. Cô ấy ra hiệu cho tôi xuống kính xe, tôi bấm nút. Một loạt âm thanh giận dữ tràn ngập tai tôi:


- Cô có biết là cô đụng xe tôi rồi bỏ chạy không? Tại sao nghe tôi bấm còi mà không ngừng? Tôi chạy theo cô nãy giờ, bây giờ mới bắt được. Tôi sẽ kêu cảnh sát bắt cô vì tội hit and run. Cô lái xe ngay sang bên lề cho tôi nói chuyện v…v…”

Tôi như bị trời giáng. Đầu óc tối đen, tôi chỉ biết luýnh quýnh xin lỗi:

- Tôi không hề biết đã đụng xe cô, cứ tưởng đụng phải con lươn.

Khi cả hai xe đã đậu sang chỗ đậu khẩn cấp bên lề phải thì người con gái tiếp tục bài ca “hit and run” và đòi tôi đưa giấy tờ xe và bảo hiểm. Tôi vừa lấy giấy tờ vừa ngẫm nghĩ sao cô này hay thiệt, trời tối mịt mà vẫn nhận ra tôi là người Việt giống cô ấy. Tôi đưa giấy tờ, nhắc lại lời xin lỗi và giải thích rằng tôi mới lấy bằng lái và không có kinh nghiệm. Tôi cũng cam đoan sẽ đền tiền nếu xe bị hư hao.

Thấy tôi không có ý chạy tội, hoặc gây gổ lại, người con gái có phần dịu giọng. Cô cầm giấy tờ, nói:

- Cô vào xe cháu ngồi cho đỡ lạnh.

Trời đã ngớt mưa. Một thanh niên trên một chiếc xe khác – có lẽ người nhà của cô gái- cũng đậu xe theo và lặng lẽ lên xe cùng chúng tôi. Trong xe, cô xem xét kỹ lưỡng và ghi xuống tên và địa chỉ của tôi. Cô hỏi thêm số điện thoại rồi nói:

- May mà cháu cuối cùng bắt được cô; cháu đã tính kêu cảnh sát rồi. Cô nói sao kỳ vậy, đụng xe người khác mà không biết hả? … Giấy bảo hiểm của cô sao không thấy số đâu hết vậy?

Cô đưa tờ giấy cho người thanh niên coi. Anh này coi rồi nói nhỏ điều gì đó. Người con gái nói:

- Thôi được. Xe cô hiệu Toyota, phải không? Đời nào?

- Đời 94.

Tội nghiệp “cụ” xe của tôi, già rồi mà không được yên thân! Tôi buột miệng hỏi:

- Xe của em hiệu gì?

- Mercedes. Đời 2010.

Thì ra thế. Tên Mercedes và số 2010 được dằn từng tiếng và bắn ra như hai viên đạn chết người. Người đã xưng “cháu” với tôi, nhưng khi bắn hai phát đạn này ra thì giọng vẫn lạnh lùng và ngạo mạn. Tôi im lặng suy gẫm. Đạn bắn trúng tôi nhưng không thể gây thương tích nặng được vì xưa nay, từ Việt Nam qua Mỹ, tôi chưa bao giờ bị mấy chiếc xe đời mới hớp hồn.

Cô gái cũng im lặng chờ đợi phản ứng của tôi. Không thấy tôi nói gì, cô nói tiếp:

- Bây giờ mình ra coi cái xe của cháu.

Ba người lại ra khỏi xe, cùng đứng ngắm nghía đầu, càng, bảng số của chiếc Mercedes đời 2010. Dưới ánh đèn đường, tôi thấy không có gì bất thường. Cô gái vẫn không yên tâm:

- Đèn mờ quá, có vết trầy cũng không thấy được. Nhà cháu cách đây không xa, cô lái tới đó để mình coi lại, được không?

Tôi đột nhiên ngán đến tận cổ tai nạn này nên nài nỉ:

- Tôi mệt lắm rồi. Trời mưa gió, lại khuya khoắt, tôi cảm thấy bất an lắm. Em cứ để tôi về. Có số điện thoại của tôi, em có thể gọi nếu sáng mai em thấy xe bị sao đó.

Người con gái cười nhẹ, giọng thông cảm:

- Cô bất an hả.? Tội nghiệp. Thôi cô về đi, có gì ngày mai cháu gọi.

Tôi thở phào, lên xe đi tiếp. Một chốc sau, tôi mới nhận ra là mình quên quay ngược đầu xe và đang đi ngược hướng nhà!

Về đến nhà, thì anh bạn thân thiết của tôi đang ngồi đợi, sốt ruột vì tôi về trễ. Tôi kể cho anh nghe mọi chuyện. Anh lấy đèn pin ra soi cái đuôi xe của tôi. Không có vết trầy nào hết. Anh nói:

- Toyota 1994 mà không trầy thì Mercedes 2010 ắt vô sự.

Suốt buổi sáng hôm sau, chúng tôi cùng hồi hộp đợi điện thoại. Cuối buổi vẫn không có điện thoại. Anh nói sau tiếng “hừ”:

- Đúng là nhà giàu đứt tay…

Doãn Khánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,396,218
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến