Hôm nay,  

Đi Bầu Trong Phòng Ngủ

11/10/201601:16:00(Xem: 11053)

Chiều chủ nhật, Tùng lái xe chở Thúy đến dự buổi tranh luận trên truyền hình giữa ông tỷ phú Donald và bà cựu ngoại trưởng Hillary ở nhà bố mẹ nàng. Hai ứng cử viên mạt sát nhau về tính thô lỗ và hành động gian dối... “Kẻ tám lạng người nửa cân”, xấu nhiều hơn tốt làm chàng phân vân rồi trở nên hững hờ chẳng biết sẽ chọn ông hay bà làm Tổng thống thứ 45 của xứ này.

Trên màn hình, lời qua tiếng lại sôi nổi bao nhiêu thì căn phòng khách rộng 10 thước vuông cũng hỗn loạn bấy nhiêu! Năng nổ và hứng khởi có chiều quá khích là hai người đàn bà hiện diện ở đây: Thúy và mẹ nàng. Họ bất chấp những vi phạm tầy trời bị phanh phui, vẫn quyết liệt ủng hộ bà Hillary trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Nhiều phần bởi phe ta là phái nữ, đồng lòng tiến nhanh đến cuộc cách mạng nam nữ bình quyền mà thế giới Âu-Mỹ đang rộng đường dư luận.

Ông Trump giữ vẻ “macho” mặt sưng mày sỉa từ lúc vào cuộc đấu võ mồm. Đến khi bị chất vấn về câu nói thô lỗ dính liền với hành động sờ soạng bỉ ổi mang tính khinh rẻ phụ nữ thì ông đóng vai phục thiện bằng giọng nói Elvis Presley vừa ấm vừa cool”. Nếu để ý, nhìn bộ mặt “bossy”, cái mỏ chu chu của ông ta cũng thấy hao hao giống nam ca sỹ tài danh ấy thật! Đến đây như chụp được cơ hội bằng vàng, mẹ Thúy lên án sỉ vả người đàn ông lỗ mãng sắp được dân bầu làm Tổng thống một cách cay nghiệt. Bà đốc thúc mọi người hiện diện trong căn phòng này phải đồng thuận bỏ phiếu cho Hillary... Theo bà, đây là nước cờ cuối cùng, cả nhà “bề hội đồng” chiếu tướng ông tỷ phú để xã hội Mỹ không bị loạn về đạo đức, kinh tế... và nhất là tay ăn chơi đàng điếm này mà làm Tổng tư lệnh quân đội thì thể nào cũng có lúc xảy ra thế chiến nguyên tử. Ông bố vợ và Tùng ngán ngẩm, miệng ngậm hột thị, lúng búng im thin thít, chẳng còn biết đối đáp phải trái thế nào cho vừa lòng vợ.

Tùng và Thúy lớn lên tại tiểu bang Cali, quen nhau ở Đại học rồi vừa cưới hỏi mùa xuân năm nay. Cả hai cùng có địa vị trong xã hội nên bận rộn chưa nghĩ đến việc sinh con đẻ cái. Cuộc đời họ hiện nay là khoảng thời gian đẹp nhất từ lúc trưởng thành. Tùng ngậm ngùi nghĩ đến gia cảnh của ông bố vợ... Lập nghiệp ở đất nước tân tiến này từ dạo bỏ nước ra đi, thân phận đàn ông đã mất ít nhiều bề thế bởi vai trò người phụ nữ đi bên cạnh đời mình qua cái phong trào nam nữ bình quyền. Tập quán xưa không dễ một sớm một chiều thay đổi nên ông thúc thủ mỗi khi bà dùng nữ quyền lấn át... Ông theo lập trường Cộng Hòa nhưng sẽ không bầu cho Trump. Nếu nghe lời vợ bắt buộc bầu cho Hillary thì sẽ chẳng còn ý nghĩa Dân chủ nào cả nên ông ầm ừ cho có lệ, cố tránh sự tranh luận gay gắt có thể xảy ra với bà. Mai này, nếu bị chất vấn thì ông liệu đường nói dối cũng chẳng sao!


“Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối”... Vừa bước ra khỏi nhà bố mẹ Thúy, trời chưa 8 giờ đã sụp tối! Tháng 10 là đầu thu nên buổi chiều Cali thường lạnh lẽo, Tùng hít một hơi dài cho đầu óc tỉnh táo nhưng sự căng thẳng ngột ngạt ở buổi tranh luận vẫn theo chân chàng về đến tận nhà.

Mới thay quần áo xong, vợ chồng chàng nằm vật ra giường tiếp tục cuộc đấu khẩu... Thúy vẫn thắc mắc về quyết định của chồng nên lên tiếng:

- Cuối cùng thì anh sẽ bầu cho ai?

- Anh chẳng bầu cho ai cả! Hai người đại diện cho hai đảng lớn ở Mỹ năm nay không ai có đủ tư cách để làm Tổng thống.

- Giữa hai người, bà Hillary vẫn đáng giá hơn ông Trump. Người đàn bà ấy lo chuyện quốc sự từ hơn 30 năm nay còn ông Trump lo hốt bạc đầy túi cho riêng mình... Anh không thấy à?

- Nếu làm lãnh tụ thì phải có tài và đức. Hai người này mỗi người một tài mà đức hạnh mù mờ nên anh giữ lập trường của anh: “skip” bầu bán...

- Vậy anh nhất quyết không ủng hộ em và mẹ bầu cho bà Hillary à? Bà ấy làm Tổng thống thì phụ nữ mới nở mày nở mặt với thế gian này được.

- Không! Tại sao bắt anh theo con đường mẹ và em đã chọn? Anh còn trẻ, không già và nhu nhược như bố... Dân chủ là biết tôn trọng ý kiến của nhau, không thể bị chỉ huy và áp đặt. Sorry... Love you but cant follow you.

Thúy vừa nghe Tùng nói xong câu kết, nàng vùng vằng quay mặt vào tường để mặc Tùng trầm ngâm suy nghĩ... Đêm thanh vắng, tứ bề yên lặng; Thúy giận lẫy, nằm chung giường mà hai đứa ở hai phương trời cách biệt. Không chịu nổi cảnh “hoang vu” bao quanh, Tùng đành quay sang vuốt ve bờ vai và chiếc lưng Thúy làm lành. Bàn tay chàng đi đến đâu, nàng đều ngoe nguẩy chống đối nhưng nhẫn nại, tay Tùng vẫn mân mê da thịt, xoa bóp những đường cong và miệng năn nỉ, nói lời yêu đương tỏ tình để đánh lạc chuyện bầu cử tranh luận vừa qua...

Cuối cùng, hình ảnh hai chiếc bóng lẻ loi nhập vào làm một trên chiếc gường ngủ ấm cúng... Vợ chồng yêu đương thắm thiết như đêm tân hôn. Bao lời trách móc thay thế bằng tiếng thở nghẹn ngào hạnh phúc. Vì không thể cưỡng lại tình yêu đam mê của chồng, Thúy biết đêm nay nàng có nhiều triển vọng thụ thai và Tùng hài lòng, xem như chàng đã đi bầu theo ý vợ trong phòng ngủ.

- Anh đã đi bầu, cho em có bầu... Vị Tổng thống thứ 55 nam hay nữ của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hóa ra “skip” bầu bán mà thành bầu bí!

09/10/2016

Ý kiến bạn đọc
02/06/201913:53:26
Khách
Trước khi bầu, vợ tôi theo Trump vì ông già vợ tôi Cộng Hoà. Sau khi đắc cử Trump cắt tiền an sinh xã hội, vợ tôi chống Trump. Bây giờ vợ tôi chịu Trump vì ông đánh Tàu cộng.
Bài viết rất sống động và lôi cuốn.
11/10/201621:46:03
Khách
I hate Donald Trump. But he might get my vote.
Trump would make America Great Again.
Lock up Crooked HELL-ary
HILLARY for Prosecutrion, not President
11/10/201614:57:59
Khách
Tếu quá nha.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến